Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy bài tập thí nghiệm trong chương Oxi - Lưu huỳnh

docx 33 trang thulinhhd34 4850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy bài tập thí nghiệm trong chương Oxi - Lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giang_day_bai_tap_thi_nghi.docx
  • docBia (1).doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy bài tập thí nghiệm trong chương Oxi - Lưu huỳnh

  1. Sáng kiến kinh nghiệm GDTX Yên Lạc đã thu hút được một số lượng học sinh tương đối lớn với 6 lớp khối 10, 4 lớp khối 11 và 4 lớp khối 12, đội ngũ giáo viên của trung tâm tương đối ổn định (13 giáo viên biên chế, hai giáo viên cơ hữu và 11 giáo viên hợp đồng). Với tinh thần “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và luôn ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dù khó khăn đến đâu, cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”, trong những năm vừa qua, trung tâm luôn triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như tăng cường cơ sở vật chất; đổi mới phương pháp dạy học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên; đẩy mạnh công tác dạy nghề gắn với việc làm và đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào.Song song với nhiệm vụ dạy học văn hóa, trung tâm còn có thêm một nhiệm vụ nữa cũng hết sức quan trọng là hướng nghiệp và dạy nghề. Sau nhiều năm phấn đấu, những nỗ lực vượt khó vươn lên của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Trung tâm GDNN- GDTX đã được ghi nhận. Trung tâm đã được Sở Giáo dục - đào tạo tặng đơn vị tiên tiến xuất sắc nhiều năm liền, được UBND tỉnh tặng Bằng khen, Bộ Giáo dục tặng danh hiệu Đơn vị Lá cờ đầu khối GDTX, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và mới đây nhất, trong năm học 2013-2014, đơn vị vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng Ba. Những thành tích mà Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc đã đạt được không chỉ là niềm tự hào mà đó còn là nguồn động lực to lớn để thầy và trò của trung tâm cố gắng, nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn nữa, xứng đáng là địa chỉ giáo dục tin cậy của tỉnh nhà. 2.2. Thực trạng dạy và học môn Hóa học ở trung tâm. 2.2.1. Về học sinh Hóa học là môn học khá mới và là một môn học khó, trừu tượng, nhiều hiện tượng phức tạp nên phần lớn các em có tâm lí sợ học bộ môn. Bên cạnh đó theo chương trình đổi mới sách giáo khoa Hóa học như hiện nay phần lớn các tiết dạy Hóa học đều có thí nghiệm học sinh rất thích làm thí nghiệm nhưng kĩ năng thực hành và xử lí kết quả thí nghiệm của các còn rất lúng túng, thậm chí có thể bị nguy hiểm do hóa chất và dụng cụ bị vỡ. Từ lí thuyết áp dụng vào thực tế còn Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 15
  2. Sáng kiến kinh nghiệm chưa tự tin, chưa thành thạo. Do đầu vào thấp, cho nên khả năng vận dụng kiến thức để lý giải các tượng liên quan đến hóa học đối với học sinh còn khó khăn. 2.2.2. Về giáo viên Một số giáo viên thì ngại dạy môn Hóa học vì nó có nhiều thí nghiệm mà giáo viên nghiên cứu chưa kĩ các phương pháp dạy thí nghiệm Hóa học nên vẫn còn lúng túng trong cách tổ chức hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Một số giáo viên khác lại ngại không cho học sinh thực hành thí nghiệm mà chỉ giáo viên làm cho học sinh quan sát vì kĩ năng làm của các em quá chậm ảnh hưởng đến thời lượng 45 phút của tiết học. Ở một số thí nghiệm giáo viên làm không thành công từ đó làm học sinh hoang mang tiếp thu kiến thức một cách bị thụ động ép buộc 2.2.3. Về cơ sở vật chất Một số thiết bị và hóa chất thí nghiệm qua một thời gian sử dụng đã bị hỏng không còn đáp ứng được yêu cầu của bộ môn nên có một số thí nghiệm giáo viên chỉ thông báo kết quả, học sinh không được trực tiếp làm thí nghiệm. Nhà trường đã có phòng học bộ môn, máy chiếu, wifi rất thuận lời cho việc tổ chức các tiết học có thực hành, thí nghiệm Trước những tình hình đó, tôi cố gắng phát huy những thuận lợi của nhà trường, đồng thời khắc phục khó khăn, tìm mọi biện pháp để các thí nghiệm Hóa học được thành công 2.3.4. Giải pháp định hướng việc giảng dạy môn Hóa học tại Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày sau khi đã học bài giảng. Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hóa học vào đời sống thực tiễn. Để nâng cao kiến thức hóa học thực tế, giáo viên có thể phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh như đưa các em đi tham quan các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp Qua đó, các em sẽ có cơ hội Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 16
  3. Sáng kiến kinh nghiệm tham khảo, bổ sung các kiến thức còn trống và tìm hiểu xác thực hơn tác động của hóa học đến đời sống của chúng ta. Liên hệ thực tế qua các phản ứng hóa học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh. Liên hệ thực tế sau khi đã kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó ? 3. Quy trình nghiên cứu 3.1. Nguyên tắc xây dựng Trên cơ sở phân loại bài tập hoá học thực nghiệm và phân hoá theo năng lực học tập của học sinh, chúng ta có thể xây dựng hệ thống các bài bài tập hoá học thực nghiệm với mức độ khác nhau. 3.1.1. Mức độ 1: Cần hướng học sinh nêu ra được các tính chất, các hiện tượng, cách giải thích những nguyên nhân đơn giản nhất, trình bày lại các kiến thức cơ bản dựa vào trí nhớ. 3.1.2. Mức độ 2: Học sinh biết vận dụng kiến thức vào những điều kiện và hoàn cảnh mới. Để giải quyết vấn đề này học sinh cần có sự phân tích, so sánh để nêu ra một số yêu cầu cơ bản đối với một số lớn các chất, các hiện tượng. 3.1.3. Mức độ 3: Là mức độ cao nhất, mức độ này yêu cầu không chỉ phân tích, so sánh mà phải khái quát hoá các số liệu thu được, sử dụng chúng trong điều kiện phức tạp hơn 3.2. Xây dựng bài tập hoá học thực nghiệm theo hướng phân hoá nêu vấn đề cho chương: Ôxi - Lưu huỳnh. 3.2.1. Mức độ 1 Ví dụ 1: Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và tính chất của oxi: Hình vẽ dưới đây là cách lắp đặt dụng cụ thí nghiệm, điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.Hãy giải thích cách lắp đặt đó. Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 17
  4. Sáng kiến kinh nghiệm KMnO 4 bông Hướng dẫn: - ống nghiệm hơi trúc xuống,để hơi nước trong quá trình đun nóng KMnO4 không rơi xuống đáy ống nghiệm làm vỡ ống nghiệm. - Trước khi đậy nút cần cho vào ống nghiệm một ít bông để hạn chế bụi thuốc tím bay sang ống dẫn khí khi phản ứng xảy ra. - Dùng đèn cồn hơ lướt nhẹ dọc ống nghiệm, sau đó đun tập trung ngọn lửa vào chỗ có thuốc tím vì tránh quá trình thuỷ tinh co giãn đột ngột làm vỡ ống nghiệm. Ví dụ 2: Hãy sắp xếp theo thứ tự hợp lý các thao tác khi làm thí nghiệm natri cháy trong khí ôxi. 1. Đốt cháy natri trên ngọn lửa đèn cồn. 2. Cho 1 lượng natri bằng hạt ngô vào muỗng lấy hoá chất. 3. Mở nắp lọ đựng ôxi. 4. Đưa nhanh muỗng có Na đang cháy vào lọ đựng khí oxi có sẵn một lớp cát 5. Khi cháy xong đậy nắp lọ lại. 6. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng và xác định vai trò của chất tham gia phản ứng. A. 1,2,3,4,5,6 B. 2,1,3,4,6,5 C. 2,1,3,4,5,6 D. 3,1,2,4,5,6 Đáp án đúng: C Ví dụ 3: Để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm , chúng ta tiến hành như sau: A. Cho lưu huỳnh cháy trong không khí. Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 18
  5. Sáng kiến kinh nghiệm B. Đốt cháy hoàn toàn khí H2S trong không khí. C. Cho dung dịch Na2SO3 + dung dịch H2SO4 D. Nhiệt phân muối sunfit Đáp án đúng: C Ví dụ 4: Nghiên cứu tính chất của SO2 Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ: bình cầu chứa khí SO 2 có cắm ống dẫn khí vào các cốc đựng nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Khi mở khoá K hiện tượng quan sát được là: SO2 A. Nước không màu phun vào trong bình cầu B. Nước có màu hồng phun mạnh vào bình cầu C. Nước có màu xanh phun mạnh vào bình cầu K D. Không có hiện tượng gì xảy ra H2O Hướng dẫn: Khí SO2 là khí tan nhiều trong nước, tạo thành dung dịch H 2SO3 làm quỳ tím chuyển màu hồng, nên nướccó màu hồng phun mạnh vào bình cầu. Đáp án đúng là B Ví dụ 5: Hình vẽ nào mô tả đúng cách bố trí dụng cụ thí nghiệm điều chế oxi trong phòng thí nghiệm Ví dụ 6: Cho thí nghiệm được mô tả như hình vẽ Phát biểu nào sai ? A. Khí Y là O2. B. X là hỗn hợp KClO3 và MnO2. C. X là KMnO4. D. X là CaCO3. Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 19
  6. Sáng kiến kinh nghiệm 3.2.2. Mức độ 2 Ví dụ 1: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: Cách 1: Khi điều chế oxi trong phòng thí nghiệm có thể thu khí oxi bằng 2 cách sau: Cách nào thu được oxi tinh khiết hơn, giải thích? 1 2 Hướng dẫn: Dựa vào tính chất vật lí và hoá học của khí oxi là: - Nặng hơn không khí, không tác dụng với không khí - Tan ít trong nước. Từ đó học sinh dễ dàng suy ra: + Phương pháp 1: oxi thu được có thể có lẫn các khí có trong không khí ( phương pháp đẩy không khí) + Phương pháp 2: thu được oxi tinh khiết ( phương pháp đẩy nước) Cách 2: Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào mô tả cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm, hãy giải thích? 1 2 Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 20 3
  7. Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn: - Phương pháp 1,3: ống nghiệm tư thế đặt nằm ngang, nên hơi nước sinh ra trong quá trình điều chế ngưng tụ có thể làm vỡ ống nghiệm - Phương pháp 2:Là cách lắp đặt đúng để điều chế khí oxi và thu được oxi tinh khiết hơn Từ cách 1 và 2 trên có thể xây dựng bài tập trắc nghiệm sau: Cách 3: Trong các hình vẽ sau, hình vẽ mô tả đúng nhất cách thu khí O 2 tinh khiết là: A. chỉ có 1 B. chỉ có 2 C. Chỉ có 3 D. chỉ có 1.2 Đáp án đúng: B Ví dụ 2: Giải thích tại sao: Khi tiến hành các phản ứng hoá học giữa chất rắn và chất khí, kèm theo đun nóng thì bình đựng khí phải có một ít nước hoặc một ít cát, ví dụ khi thực hiện phản ứng giữa natri với oxi, natri với clo, sắt với oxi, sắt với clo .v.v Hướng dẫn: Vì khi đốt nóng hoặc đun nóng chảy (kim loại kiềm) sau đó cho vào bình đựng khí, các phản ứng toả nhiệt, sản phẩm sinh ra rơi xuống bình có thể làm vỡ bình. Ví dụ 3: Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ: bình cầu chứa khí SO 2 có cắm ống dẫn khí vào các cốc đựng dung dịch brôm. Khi mở khoá K hiện tượng quan sát được là: SO2 A. Không có hiện tượng gì xảy ra B. Nước phun mạnh vào bình cầu C. Dung dịch brôm phun mạnh vào bình K D. Chất lỏng không màu phun mạnh vào bình H2O Hướng dẫn: SO2 tác dụng được với dung dịch brôm theo phương trình sau: SO2 + Br2 + 2H2O → 2 HBr + H2SO4 Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 21
  8. Sáng kiến kinh nghiệm Đáp án đúng là D Ví dụ 4: Cho các hoá chất: Cu, H 2SO4 đặc nóng. Các dụng cụ thí nghiệm: bình cầu có nhánh, phễu, giá thí nghiệm, bình tam giác, bông tẩm dung dịch NaOH đặc. Hãy vẽ sơ đồ thí nghiệm điều chế khí SO2 Hướng dẫn: H2SO4 đ Cu bông tẩm NaOH đ Khí SO2 Ví dụ 5: Trong phòng thí nghiệm khí oxi có thể được điều chế bằng cách nhiệt phân muối KClO3 có MnO2 làm xúc tác và có thể được thu bằng cách đẩy nước hay đẩy không khí. KClO 3 KClO + 3 + MnO2 MnO2 KClO 1 2 KClO3- 3 + + MnO2 MnO2 3 4 Trong các hình vẽ cho ở trên, hình vẽ mô tả điều chế và thu khí oxi đúng cách là: A. 1 và 2B. 2 và 3 C. 1 và 3D. 3 và 4 Ví dụ 6: Sơ đồ sau mô tả cách điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm. Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. HCl, CaSO3, NH3. B. H2SO4, Na2CO3, KOH. C. H2SO4, Na2SO3, NaOH. D. Na2SO3, NaOH, HCl Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 22
  9. Sáng kiến kinh nghiệm Dung dịch X  Bông tẩm Chất Y dd Z Lưới amiăng SO2 3.2.3. Mức độ 3 Ví dụ 1: Dụng cụ vẽ bên cạnh có thể dùng để điều chế chất khí nào trong số các khí sau trong phòng thí nghiệm: Cl2, O2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4. Giải thích. Lập bảng để xác định chất A, B, C tương ứng Hướng dẫn: Khí C là khí có đặc điểm: Nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí C Cl2 SO2 CO2 O2 B Dd HCl dd HCl ddH2SO4đ,n Dd HCl H2O2 A KMnO4 Sun fit S, Cu Cacbonat MnO2 Ví dụ 2: ( Bài tập tổng hợp: điều chế – làm sạch – lắp đặt dụng cụ thí nghiệm) Trong phòng thí nghiệm để điều chế và thu một số khí tinh khiết, người ta lắp bộ dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ đó Phễu 1 chứa chất lỏng hoặc dung dịch Bình cầu 2 Chứa chất rắn hoặc dung dịch Bình tam giác 3 chứa chất lỏng hoặc dung dịch Bình tam giác 4 chứa chất rắn hoặc dung dịch Bình tam giác 5 thu khí. Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 23
  10. Sáng kiến kinh nghiệm 1 2 bông 5 3 4 a. Hãy cho biết dụng cụ trên điều chế và thu khí nào trong số các khí sau đây: H2, O2, Cl2, HCl, H2S, SO2, CO2, CO, CH4, C2H4, C2H2. b. Hãy đề nghị cách khắc phục ( lắp đặt lại dụng cụ) để có thể điều chế và thu được những khí còn lại. Hướng dẫn: a. Để điều chế khí nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí: O 2, Cl2, HCl, H2S, SO2, CO2. b. Để thu được khí nhẹ hơn không khí ( lắp lại dụng cụ thí nghiệm), thì úp ngược bình số 5: H2, CO, C2H4, CH4, C2H2. Ví dụ 3: Hãy giải thích cách làm sau: Sau khi điều chế oxi xong, người ta phải tháo ống dẫn khí ra khỏi ống nghiệm rồi mới tắt đèn cồn ( phương pháp đẩy nước). Hướng dẫn : Nếu lấy đèn cồn (tắt đèn cồn) thì áp suất trong bình giảm nên nước từ ngoài phun vào bình làm vỡ ống nghiệm Ví dụ 4: :Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ: bình cầu chứa khí A có cắm ống dẫn khí vào các cốc đựng chất lỏng B. Khi mở khoá K dung dịch B phun vào bình cầu. Hãy xác định khí A là khí nào trong các khí sau : H 2, N2, HCl, CO2, SO2, H2S, Cl2,C2H4, C2H2. Khi chất lỏng B là: a. H2O b. Dung dịch NaOH c. Dung dịch nước brôm Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 24
  11. Sáng kiến kinh nghiệm A K B Hướng dẫn: Chất lỏng B phun vào bình cầu khi khoá K mở nên khí A trong bình cầu phải dễ hoà tan trong B hoặc tác dụng với B tạo ra chất lỏng nên áp suất trong bình cầu giảm mạnh so với áp suất khí quyển làm cho nước phun mạnh vào bình cầu chứa khí A. Vậy: a. HCl b. HCl, CO2, SO2, H2S, Cl2 Ví dụ 5: Sơ đồ sau mô tả cách điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm Dung dịch X  Bông tẩm Chất Y dd Z Lưới amiăng SO2 Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. HCl, CaSO3, NH3. B. H2SO4, Na2CO3, KOH. C. H2SO4, Na2SO3, NaOH. D. Na2SO3, NaOH, HCl Ví dụ 6: Hãy lựa chọn hoá chất và các dụng cụ cần thiết để điều chế khí SO2 tinh khiết. Vẽ sơ đồ thí nghiệm điều chế khí SO2 tinh khiết đó. Hướng dẫn: - Hoá chất: Cu với H 2SO4 đặc, hoặc dung dịch Na 2SO3 với dung dịch H 2SO4, CuSO4 khan, bông tẩm NaOH đặc - Dụng cụ: Bình cầu có nhánh, giá thí nghiệm, 2 bình tam giác, ống dẫn khí, đèn cồn. Sơ đồ: Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 25
  12. Sáng kiến kinh nghiệm H2SO4 hoặc H2SO4 đ bông tẩm NaOH Cu hoặc Na2SO3 Khí SO2 CuSO4 khan 3.3. Kết quả - Trong thời gian áp dụng sáng kiến (từ 11/2/2019 đến 31/03/2019) tôi đã xây dựng được một số bài tập hóa học thực nghiệm theo dạng phân hoá và đưa vào sử dụng loại bài tập này ở chương trình lớp 10THPT khối GDTX. - Học sinh thấy hứng thú học tập hơn, thái độ ứng xử của học sinh với môn hóa học tôi có chuyển biến rõ rệt so với những năm trước đó. - Giúp học sinh nắm chắc lí thuyết, phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm. - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT - Kết quả: Bảng 1: Sĩ số lớp thực nghiệm và đối chứng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp Sĩ số Nam Nữ Lớp Sĩ số Nam Nữ 10A 1 35 15 20 10A 3 36 24 12 10A5 33 20 13 10A4 34 23 11 Bảng 2: Kết quả đánh giá bài thực hành chương oxi – lưu huỳnh của các lớp Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 26
  13. Sáng kiến kinh nghiệm Tần Sốhọc Điểm x i Lớp số ni sinhkt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp 10A 1 35 0 0 0 2 10 8 5 5 3 2 TN 10A5 33 0 0 1 2 14 9 4 2 1 0 Lớp 10A3 36 0 1 3 8 14 8 2 0 0 0 Đc 10A4 34 0 2 5 7 11 6 2 1 0 0 VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT (NẾU CÓ): KHÔNG IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Sáng kiến được áp dụng trong điều kiện nhà trường cần đảm bảo yếu tố về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học như phòng học bộ môn, máy chiếu, máy tính để tổ chức các tiết dạy thực hành. Để tiết học thành công thì người giáo viên cần phải nghiên cứu trước bài học nắm vững được mục tiêu bài học. Cần xây dựng trước các hoạt động sẽ tiến hành trên lớp,chuẩn bị tốt các phương tiện phục vụ cho dạy học, lường trước các tình huống có thể xảy ra. Đối với các tiết có thí nghiệm cần phải trực tiếp làm thử trước đảm bảo cho thí nghiệm thành công. Trong các tiết dạy có sử dụng đồ dùng thí nghiệm người giáo viên cần phải tổ chức cho học sinh các hoạt động nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh, kích thích các em đề ra phương án và cách tiến hành thí nghiệm khác . Trong sử dụng đồ dùng thí nghiệm cần coi trọng việc rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh, kĩ năng tập đề xuất các phương án thí nghiệm. Đặc biệt là các phương án đề xuất thí nghiệm khi sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột. Nâng cao kỉ luật và vệ sinh trong phòng thì nghiệm. Qua tìm hiểu tình hình thực tế ở các tiết có làm thí nghiệm cho thấy học sinh rất ham thích làm thí nghiệm, Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 27
  14. Sáng kiến kinh nghiệm cũng chính vì sự ham thích đó mà có một số em hay tò mò sử dụng các dụng cụ thí nghiệm để làm những công việc khác ngoài mục đích yêu cầu của bài thí nghiệm, làm bắn hoá chất ra ngoài hoặc làm đổ vỡ dụng cụ gây nguy hiểm. Trong việc tổ chức sử dụng đồ dùng thí nghiệm cần phải kết hợp hài hòa việc học tập cá nhân với việc học tập hợp tác nhóm theo phương châm “Học thày không tày học bạn”. Qua thí nghệm cần phải định hướng cho học sinh, khuyến khích học sinh tự tìm tòi khám phá và vận dụng vào thực tiễn khuyến khích khả năng tự chế tạo đồ dùng phục vụ học tập X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO SÁNG KIẾN Sau khi áp dụng một số phương pháp mở rộng kiến thức thực tế trong bài giảng hóa học vào các tiết dạy, tôi thấy đã đạt được kết quả khả quan : - Lớp học sinh động, sôi nổi, giúp nâng cao hứng thú học tập của các em. - Chất lượng bài giảng được nâng lên rõ rệt : học sinh dễ tiếp thu và nhớ bài lâu hơn. - Giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập . - Phát triển năng lực chú ý, óc tò mò khoa học. XI. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐÃ ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT nhân áp dụng sáng kiến 1 Lê Ánh Đào Trung tâm GDNN- Bộ môn Hóa học GDTX Yên Lạc Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 28
  15. Sáng kiến kinh nghiệm Yên Lạc, ngày tháng năm 2019. Yên Lạc, ngày 02 tháng 4 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị/ Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Lê Ánh Đào Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 29
  16. Sáng kiến kinh nghiệm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thí nghiệm hóa học vui-Vũ Điệu Quyến Rũ.Tác giả Hồ Cúc- Nhà xuất bản trẻ. 2. Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 10. Nhà xuất bản ĐHQG. 3. Phương pháp dạy học hóa học. Nhà xuất bản giáo dục. 4. Một số tài liệu tham khảo khác trên Internet. 5. Rèn luyện kỹ năng giải Hóa học 10. Nhà xuất bản TH thành phố Hồ Chí Minh 6. Học tốt môn Hóa lớp 10. Nhà xuất bản dân trí. 7. Phân loại và phương pháp giải nhanh bài tập Hóa 10. Nhà xuất bản ĐHQG 8. 500 Bài Tập Cơ Bản Và Nâng Cao Hóa Học Lớp 10. Nhà xuất bản Đồng Nai 9. Luyện Kĩ Năng Giải Nhanh Hóa Học Lớp 10. Nhà xuất bản ĐHQG 10. Tư Duy Sáng Tạo Trong Giải Nhanh Hóa Học Lớp 10. Nhà xuất bản TH thành phố Hồ Chí Minh Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 30
  17. Sáng kiến kinh nghiệm DANH MỤC NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 HS Học sinh 2 GV Giáo viên 3 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục TT GDNG- GDTX thường xuyên. 4 GDTX Giáo dục thường xuyên 5 THPT Trung học phổ thông Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 31
  18. Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC I. LỜI GIỚI THIỆU 1 II. TÊN SÁNG KIẾN 2 III. TÁC GIẢ SÁNGKIẾN 2 IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN 2 V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 2 VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG 3 VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 3 1. Cơ sở lí luận 3 1.1. Thí nghiệm hóa học 3 1.2. Thí nghiệm thực hành Hóa học 3 1.3. Những yêu cầu sư phạm đối với thí nghiệm thực hành 5 1.4. Phương pháp sử dụng thí nghiệm thưc hành khi ôn tập 7 1.5. Nguyên tắc thực hiện 8 1.6. Các hình thức tổ chức thí nghiệm thực hành 8 1.7. Một số kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh 9 1.8. Chuẩn bị tốt dụng cụ thí nghiệm thực hành, về số lượng, chất lượng 10 1.9. Trình tự tổ chức một thí nghiệm thực hành 12 2. Thực trạng dạy và học môn Hóa học ở Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc ( huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc ) 14 2.1. Giới thiệu về Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 15 2.2. Thực trạng dạy và học môn Hóa học ở trung tâm 15 2.3. Giải pháp định hướng việc giảng dạy môn Hóa học tại Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 16 3. Quy trình nghiên cứu 17 3.1. Nguyên tắc xây dựng 17 3.2. Xây dựng bài tập hoá học thực nghiệm theo hướng phân hoá nêu vấn đề cho chương: Ôxi - Lưu huỳnh 17 Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 32
  19. Sáng kiến kinh nghiệm 3.3. Kết quả 26 VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT (NẾU CÓ) 27 IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 27 X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO SÁNG KIẾN 28 XI. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐÃ ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU 28 Tác giả: Lê Ánh Đào – Trung tâm GDNN- GDTX Yên Lạc 33