Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn Nhảy xa cho học sinh nữ Lớp 9

pdf 18 trang binhlieuqn2 4845
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn Nhảy xa cho học sinh nữ Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_tap_luyen_nham_nang_cao_th.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn Nhảy xa cho học sinh nữ Lớp 9

  1. 2. Thực trạng về thành tích môn nhảy xa của học sinh nữ lớp 9 ở trường THCS Yên Sở năm học 2017 - 2018. Lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở các em rất hiếu động học tập và làm việc theo ý thích. Các em ham chơi hơn học. Bởi vậy các phương pháp truyền thụ cho các em phải phù hợp với lứa tuổi các em. Qua nhiều năm nay nền giáo dục đã nghiên cứu thực nghiệm và áp dụng thực tế sao cho việc giảng dạy phù hợp với lứa tuổi học sinh. Hiện nay phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”. “Học mà chơi – Chơi mà học” làm cho giờ học thêm sinh động. Phát triển sự hứng thú trong học tập của học sinh. Các em học sinh Trung học cơ sở thường hiếu động dễ hưng phấn, khó tập trung chú ý lâu, hay hướng tới các hoạt động cụ thể, kết quả trực tiếp hoặc nhanh thấy kết quả. Chính vì vậy mà các em thường không chú ý và không lĩnh hội được những kiến thức khó và trừu tượng. Trên thực tiễn trong những năm qua, chương trình rèn luyện thân thể các em học sinh có chiều hướng đi xuống đây là khuyết điểm trong công tác tổ chức các hoạt động trong tiết học. Giáo viên chủ yếu chú trọng vào lượng vận động, thời gian học trên lớp căng thẳng dẫn đến tình trạng các em nhàm chán và lười vận động. Cũng có một số trường hợp của các em nữ do sự phát triển về sinh lý ở tuổi dậy thì cho nên các em hay e ấp, nhút nhát, sợ nắng, sợ ảnh hưởng tới cơ thể và da, tóc của mình nên rất ngại ra nắng, ngại vận động mà chủ yếu nếu vận động chỉ là đối phó, hầu như các em không mạnh dạn. Thống kê kết quả kiểm tra rèn luyện thân thể môn nhảy xa năm học 2016 – 2017 như sau: (Bảng 1) Tổng số học sinh nữ toàn khối 9 là 90 em. Thành tích Nội dung kỹ thuật Điểm Đạt Tổng số Tỷ lệ % 2,8 m 9 – 10 Đúng kỹ thuật cả bốn giai đoạn 18 20 Trở lên Đạt Đúng chạy đà, giậm nhảy, trên 2,5m 7 – 8 không, kỹ thuật tiếp đất có sai 35 38.8 đến 2,8m Đạt sót Kỹ thuật trên không cơ bản 2,2m 5 – 6 đúng có sai sót nhiều trong các 22 24.4 đến 2,5m Đạt giai đoạn còn lại Dưới Không hình thành được kỹ 3 – 4 15 16.6 2,2m thuật trên không Chưa đạt 6/18
  2. * Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nêu trên - Là do các em học sinh nữ mới bước vào giai đoạn phát triển sinh lý và còn mang tính sở thích. - Lượng vận động trong mỗi tiết học không đồng đều. - Nơi tập luyện ngoài trời, không có hố cát. - Các em nữ đa phần sợ nắng, sợ làm đen da, cháy tóc III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. Từ thực trạng nêu trên, kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, của đồng nghiệp trong những năm học tập và công tác tại trường, để đưa chất lượng giảng dạy và học tập môn thể dục nói chung và nội dung nhảy xa nói riêng tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp tập luyện để giúp học sinh học tập nội dung nhảy xa đạt kết quả cao hơn. Trong năm qua tôi luôn tìm tòi và tìm ra các phương pháp tổ chức hoạt động học tập sao cho phù hợp với thực trạng của trường đó là tìm ra sự gắn kết giữa giáo viên với ban cán sự lớp, và tìm ra được đội ngũ cán sự lớp xuất sắc đó là những thủ lĩnh của lớp để từ đó từng bước giao nhiệm vụ cho các em tự quản lý, tự nhận xét. Để giải quyết đề tài trên bản thân tôi đi sâu vào các biện pháp chính là: 1. Quan sát và trò chuyện cùng học sinh. Quan sát học sinh tập luyện nội dung nhảy xa, trò chuyện cùng với học sinh. Từ đó thấu hiểu tâm lý và sự quan tâm của các em về nội dung nhảy xa trước và sau khi thực nghiệm. Để quan sát sự phát triển thể lực của học sinh, tôi đã quan sát các buổi tập nhảy xa của học sinh. Sử dụng phương pháp này tôi có cơ sở để tìm ra được các bài tập và phương pháp hiệu quả nhất và cũng nhằm để xử lý, đánh giá kết quả thực hiện sau khi quan sát. Sau khi quan sát, tôi bắt đầu thuyết phục các em qua lớp trưởng của mỗi lớp và sự thuyết phục của người lớp trưởng trước bạn bè trong quá trình tổ chức trò chơi được thể hiện qua lời nói, hành động, cử chỉ mà chính lớp trưởng sẽ là tấm gương cho các bạn noi theo. Sự thuyết phục của lớp trưởng hay tổ trưởng được thể hiện qua cách giao tiếp, sự đoàn kết giữa các em trong cùng một tập thể. Khi giáo viên hướng dẫn cho các lớp trưởng sử dụng phương pháp thuyết phục bằng lời nói trong tập luyện cần chú ý tới các yêu cầu sau: - Trong khi tổ chức tập luyện cởi mở, hấp dẫn, chân thành, lời nói phải to, rõ ràng, ngắn gọn sinh động và xúc tích. 7/18
  3. - Động viên các bạn biết lắng nghe vào phát biểu ý kiến, Tin tưởng vào bản thân mình. Nhưng người giáo viên không chỉ có thể áp dụng các phương pháp đã nêu trên mà không chú ý đến khen thưởng và khiển trách vì đây là một yếu tố không thiếu được trong khi thuyết phục học sinh trong các tiết học hay khi tổ tập luyện thì khen thưởng và khiển trách là một hoạt động giáo dục cơ bản đối với các em. Ta có thể sử dụng nhiều cách khen thưởng khác nhau như là khen thưởng bằng lời nói, vật chất Tuy nhiên, giáo viên cũng không nên xem khiển trách và kỷ luật là hàng đầu như đuổi ra khỏi chỗ hay là bắt phạt mà ở đây khiển trách là ta nên nhắc nhở khéo léo, tế nhị nên giữ thể diện cho các em trước bạn bè. Bên cạnh đó, cần phải khen thưởng kịp thời sẽ tạo ra hiệu quả tốt trong giáo dục từ đó sẽ kích thích đựơc các em nhiệt tình trong khi tham gia. Khen thưởng và khiển trách cần khách quan, công bằng chỉ cần chúng ta sai một chút hoặc thiên vị một đối tượng nào đó sẽ dẫn tới việc phản giáo dục và dễ mất lòng tin ở các em. 2. Thực hành và phân tích kỹ thuật. Trong quá trình giảng dạy cho học sinh để đạt được kết quả cao, trước khi tập luyện phải xây dựng khái niệm: Thế nào là nhảy xa? Nhảy xa xuất phát từ đâu? Nhảy xa có tác dụng gì cho sức khoẻ? Giới thiệu tóm tắt về sự hình thành môn nhảy xa, lợi ích, tác dụng các kiểu nhảy xa, thành tích các kì hội khỏe phù đổng cấp quận và cấp thành phố. Sau đó mới tiến hành giảng giải phân tích, làm mẫu động tác đẹp, chính xác; cho học sinh xem tranh ảnh; ôn một số động tác bổ trợ và phát triển thể lực thông qua các trò chơi như: - Nhảy ô tiếp sức, - Bật xa tiếp sức, - Nhảy cừu, - Lò cò tiếp sức, - Trò chơi khéo vướng chân, - Nhảy vào vòng tròn tiếp sức, - Nhảy rào tiếp sức, - Lò cò chọi gà. Trước khi thực hiện phương pháp này, tôi bắt đầu điều tra thực trạng học sinh của từng lớp trong khối. Song song áp dụng một lượng vận động chung của cả lớp giáo viên cần có biện pháp đặc biệt đối với học sinh có thể lực tốt và học sinh kém thể lực nhưng quan trọng phải tổ chức tập luyện khoa học và an toàn. Từ việc điều tra thực trạng của học sinh học nội dung nhảy xa như: Kỹ thuật thực hiện động tác, thành tích đạt được trước khi nghiên cứu. Qua đó đưa ra 8/18
  4. nhận định và phương pháp tập luyện cho học sinh thích hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Để xây dựng cho học sinh có thái độ học tập đúng, học sinh tích cực chủ động sáng tạo, hiểu kỹ thuật trong từng giai đoạn để tập luyện kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”, của học sinh, tôi đã xây dựng phương pháp dạy và tập luyện môn nhảy xa kiểu ngồi như sau: a) Phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi. Toàn bộ kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cần phải xem xét như một mối quan hệ chặt chẽ với trình độ tập luyện, thể lực chuyên môn. Giảng dạy kỹ thuật phải được tiến hành sau khi có một số sự chuẩn bị về nguyên tắc tập luyện cũng như phát triển tốc độ, sức mạnh tốc độ và sức mạnh giậm nhảy cho người tập. Trong một tiết học nhảy xa ngoài nhiệm vụ học kỹ thuật còn phải kết hợp các bài tập phát triển thể lực chuyên môn nhằm giúp cho người nhảy nâng cao được khả năng của mình. * Các bước tiến hành tập luyện. Với phương pháp giảng dạy nhảy xa ta cần tiến hành qua nhiều bước và các bài tập cụ thể như sau. Bước 1. Giới thiệu kỹ thuật. Bài tập 1. Giới thiệu, phân tích kỹ thuật, cho xem phim ảnh hoặc hình vẽ về các kiểu nhảy. Bài tập 2. Nhấn mạnh những thời điểm quan trọng của từng giai đoạn kỹ thuật. Bước 2. Cho học sinh tự chạy đà giậm nhảy để đánh giá khả năng của từng em và các em tự xác định được chân giậm nhảy. Bài tập 1. Cho các em chạy đà tự do và kết hợp với một kỹ thuật nào đó mà các em đã biết. Bài tập 2. Sau khi học sinh đã nhảy thử giáo viên cần tập trung học sinh lại và bắt đầu hướng dẫn từng gia đoạn kỹ thuật. Bước 3. Dạy kỹ thuật giậm nhảy và bước bộ. Bài tập 1. Tại chỗ đặt chân và giậm nhảy, chạy 1 đến 3 bước đà giậm nhảy. Bài tập 2. Giậm nhảy thực hiện bước bộ. Chân giậm duỗi, hơi co ở gối, đùi chân lăng nâng ra trước, lên trên gần song song với mặt đất cẳng chân co tự nhiên, tay bên chân giậm đánh ra phía trước lên trên ngang vai, tay bên chân lăng đánh ra sau sang ngang Bài tập 3. Giậm nhảy bước bộ chân lăng chạm đất chuyển sang chạy nhẹ nhàng. 9/18
  5. Bài tập 4. Tập bước bộ liên tục. Bài tập 5. Kết hợp chạy đà 3 – 5 bước thực hiện giậm nhảy, bước bộ và chuyển sang chạy chậm. Bài tập 6. Chạy đà ngắn giậm nhảy qua xà thấp 50cm. Đặt cách ván giậm với đội dài bằng nửa độ dài đường bay trọng tâm cơ thể. Bước 4. Dạy kỹ thuật chạy đà sau đó phối hợp với giậm nhảy bước bộ. Bài tập 1. Căn cứ vào thể lực của học sinh mà giáo viên giúp học sinh xác định độ dài đà sau đó hướng dẫn học sinh tự do lấy đà và chạy thử. Bài tập 2. Giúp học sinh biết đánh dấu từng bước đà và yêu cầu học sinh chạy theo bước đà mà đã đánh dấu. Bài tập 3. Chạy đà với tốc độ cao giậm nhảy rơi xuống bằng chân lăng và chạy nhẹ nhàng ra khỏi hố cát. Bài tập 4. Chạy đà tốc độ cao 5 – 7 bước đà đặt chân vào ván giậm nhảy – bước bộ và rơi xuống bằng hai chân. Bài tập 5. Chạy toàn đà thực hiện giậm nhảy – bước bộ và rơi xuống cát bằng hai chân. Ví dụ: Giảng giai đoạn giậm nhảy trong nhảy xa là một trong những giai đoạn quan trọng nhất nó quyết định đến thành tích của người nhảy. Góc độ giậm nhảy phải hợp lý đạt từ 70-800 (số 6, hình a) Hình a 10/18
  6. Nếu góc độ giậm nhảy lớn hoặc nhỏ quá sẽ ảnh hưởng đến thành tích. Tại hình b, khi người nhảy giậm nhảy với góc độ α2 đúng góc độ giậm nhảy sẽ đạt thành tích xa nhất, khi giậm nhảy với góc độ α1 hoặc α3 chưa đúng góc độ giậm nhảy, do vậy thành tích thấp hơn. Hình b Bước 5. Dạy kỹ thuật trên không kiểu ngồi. Bài tập 1. Giậm nhảy – bước bộ thu chân giậm về trước và rơi xuống bằng hai chân. Bài tập 2. Chạy đà 3 – 5 bước thực hiện giậm nhảy bước bộ (Yêu cầu giậm nhảy mạnh, kéo dài giai đoạn) thực hiện bước bộ sau đó thu chân giậm đưa về trước, lên trên gập chân lăng và rơi xuống cát. Bài tập 3. Chạy đà 3- 5 bước thực hiện giậm nhảy – bước bộ đến quá nửa đường bay thu chân giậm. Bài tập 4. Thực hiện đà toàn bộ thu chân giậm về trước cùng với chân lăng duỗi căng chân rơi vào hố cát. Đặc biệt trong quá trình tập luyện cho học sinh hình thành giai đoạn bước bộ trên không. Trước tiên, tôi cho học sinh luyện tập đo đà, điều chỉnh đà, kĩ thuật chạy đà, kĩ thuật đặt chân vào ván giậm nhảy. Sau đó, tôi sử dụng bục giậm nhảy, để tăng độ cao của cơ thể so với đệm. Từ đó học sinh có thời gian trên không được lâu hơn để hình thành động tác bước bộ trên không, để củng cố giai đoạn giậm nhảy và giai đoạn trên không, tôi vận dụng bài tập giậm nhảy vượt chướng ngại vật (sử dụng xà ngang, cột nhảy cao) để đạt được đúng góc độ giậm nhảy (70-800) và thu cao hai gối hình thành tư thế ngồi xổm trên không. 11/18
  7. Bên cạnh đó tôi luôn áp dụng phương pháp chia nhóm tập luyện, quay vòng để tăng cường lượng vận động, các em sẽ có thời gian tập luyện nhiều hơn, giảm được thời gian chờ đợi, đồng thời cũng phát huy được khả năng tự quản của học sinh trong giờ học. Trước khi chia nhóm tập luyện, tôi thường đưa ra yêu cầu về kỹ thuật và an toàn, hướng dẫn cho học sinh về đội hình tập luyện và các khẩu lệnh Đưa những điều này thành một trong những nội dung thi đua cho từng tổ để các em tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau. Điều quan trọng hơn là phải đảm bảo an toàn cho các em trong tập luyện và thi đấu. Bước 6. Dạy kỹ thuật rơi xuống (Tiếp đất). Bài tập 1. Nhảy xa ưỡn thân tại chỗ với việc nâng chân tích cực lên trên và đưa về phía trước. Bài tập 2. Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy thực hiện bước bộ bằng kiểu ngồi sau đó thu hai chân về trước rướn ra xa hơn cùng lúc gập thân và tay. Bài tập 3. Nhảy xa kiểu ngồi với chạy đà tăng tốc độ và có bục giậm nhảy cao (20 – 40 cm) để người tập xây dựng cảm giác chính xác của việc thực hiện đúng kỹ thuật rơi xuống cát. Bước 7. Hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi. Bài tập 1. Thực hiện nhảy xa kiểu ngồi với đà trung bình sau đó chạy đà ổn định và nhịp điệu. Bài tập 2. Tổ chức thi đấu giữa các học sinh để đánh giá kết quả và nhận xét kỹ thuật của từng học sinh qua quan sát của giáo viên. b) Những sai lầm hay mắc phải và cách sửa chữa. Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật nhảy xa ta thường thấy học sinh mắc những lỗi ở hầu hết các giai đoạn kỹ thuật như: Sai lầm thường mắc Cách sửa chữa GIAI ĐOẠN CHẠY ĐÀ 1. Chiều dài các bước đà cuối đặc biệt 1. Khi người tập đo đà cần phải có những là bước cuối thường quá dài hoặc quá vật đánh dấu và phải có một lượng nhất ngắn. định các bước đà lặp lại nhiều lần, chạy đà trên các vạch đã đánh dấu và khi ổn định có thể xóa dấu để tránh bị tâm lý. 2. Chạy đà không chính xác hoặc tốc 2. Chạy đà nhiểu lần chú ý nhịp điệu và độ đà không cao. tăng tốc, hạ thấp trọng tâm để chuẩn bị giậm nhảy, sửa dụng vạch báo hiệu để điều chỉnh đà 12/18
  8. 3. Độ ngả người về trước hoặc ra sau 3. Chạy đà nhiều lần có dây cao su kéo khi chạy đà. (Không hợp lý) cùng bạn tập. 4. Nhịp điệu chạy đà không ổn định 4. Áp dụng vạch đánh dấu ở các bước nhất là bước cuối dẫn đến việc đặt cuối cho chạy nhiều lần trên vạch đó. chân giậm nhảy bị sai. GIAI ĐOẠN GIẬM NHẢY 1. Đặt chân giậm nhảy quá ngắn hoặc 1. Chú ý đến nhịp điệu chạy đà đặc biệt quá dài, giật cục là sự biến thiên của bốn bước cuối. Hạ thấp trọng tâm, bước cuối cùng lướt thật nhanh. 2. Giậm nhảy yếu, không có lực 2. Thực hiện giậm nhảy tại chỗ bật lên trên không, không co chân ở khớp gối hoặc đeo thêm tạ tập khoảng 2 – 4 kg. 3. Giậm nhảy không duỗi hết các khớp 3. Xây dựng khái niệm tập chạy đà, giậm nên không tận dụng được hết sức nhảy bước bộ, yêu cầu chân giậm duỗi mạnh của cơ chân thẳng, tập thêm động tác chạy đạp sau. 4. Giậm nhảy bị lao do những bước 4. Tập 4 bước cuối cùng chạy hạ thấp cuối không hạ thấp trọng tâm hay lúc trọng tâm. Lúc giậm nhảy yêu cầu chân giậm nhảy thân trên gập về phía trước giậm thẳng hoặc do tốc độ giậm nhảy chậm 5. Sự phối hợp giữa chân lăng và tay 5. Nhảy với chạy đà chậm tập trung vào không đồng bộ. phối hợp giữa giậm nhảy và chuyển động của chân lăng và hai tay. GIAI ĐOẠN BAY TRÊN KHÔNG 1. Không có thời kỳ bước bộ, thu chân 1. Tại chỗ tập mô phỏng động tác bước giậm quá sớm. bộ sau đó thu chân giậm. 2. Thời kỳ ngồi xổm trên không thu 2. Tại chỗ bật xa thu chân sát đùi thành chân không gọn. ngồi xổm, chạy đà và nhảy xa vượt qua xà nhằm thu chân cao. 13/18
  9. 3. Khi bay trên không thân gập quá 3. Tập bước bộ thu chân, chú ý giữ tư thế hoặc ngả ra sau quá dẫn đến mất thăng ngay ngắn, thân thẳng, tập thêm cơ bụng. bằng. GIAI ĐOẠN RƠI XUỐNG ĐẤT 1. Thân trên ngả ra sau điểm dọi của 1. Tập rơi từ trên bục cao 40 – 50 cm trọng tâm cơ thể. xuống cát, yêu cầu gập thân trên về trước. 2. Gập duỗi chân ra trước không 2. Chạy đà giậm nhảy vượt qua rào với nhanh. độ cao 30 – 40cm. Yêu cầu với chuyển động chân nhanh. 3. Chạm cát xong người thả lỏng dẫn 3. Chạy tập vượt rào vì các bài tập vượt đến việc người bị đổ ra sau. rào vừa xây dựng được sức rướn, vừa phát triển tốc độ, sức mạnh tốc độ cần thiết cho người tập. 3. Nhận xét đánh giá. Trong mỗi một hoạt động việc nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cũng như tuyên dương khen thưởng là một việc cần thiết vì làm như vậy sẽ tạo cho các em có sự tự tin, thoải mái các em tự nhận xét kết quả tiếp thu của mình từ đó các em tự nhắc nhở nhau vươn lên. Trong quá trình học tập cần lồng ghép các trò chơi mang tính thi đấu tập thể nhằm tạo tính thi đua. Nhưng cần lưu ý trong việc thi đua cần tránh việc thi đua quá sức sẽ dẫn đến hơn thua từ đó phản lại nội dung mình đang giáo dục hoạt động. 14/18
  10. C. KẾT LUẬN 1. Kết quả Năm học 2017 – 2018, tôi đã đưa phương pháp mới vào áp dụng, từ đó đã có sự thay đổi đáng kể trong tiết dạy bởi đã vận dụng tốt việc tổ chức các hoạt động tập luyện và học tập một cách sâu rộng. Việc áp dụng các phương pháp trò chơi, thi đấu, giao nhiệm vụ khen thưởng và khiển trách vào các hoạt động học tập đã kích thích các em vừa học vừa chơi dựa trên các hoạt động có tổ chức nên đã tạo cho các em không còn khoảng cách các bạn tập luyện tốt, đúng kỹ thuật và các bạn còn sai sót về kỹ thuật. Vì vậy, để đảm bảo việc sử dụng tốt, có chất lượng thì giáo viên phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp giảng dạy này. Ngoài việc cần nắm chắc phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, đúng nội dung bài dạy thì người giáo viên còn cần phải có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp sao cho thu hút được sự chú ý của học sinh. Mặt khác, khi sử dụng phương pháp này giáo viên phải có sự kết hợp hài hòa, khéo léo giữa các phương pháp giảng dạy môn Thể dục để tạo sự lô gíc cho bài giảng. Thông qua việc đưa phương pháp tổ chức trò chơi khi dạy môn thể dục trong trường Trung học cơ sở sẽ giúp cho học sinh nắm bắt được kiến thức giáo viên truyền đạt. Thống kê kết quả kiểm tra rèn luyện thân thể môn nhảy xa năm học 2017 – 2018 đã áp dụng phương pháp mới như sau: (Bảng 2) Tổng số học sinh toàn khối 9 là 95 em Thành tích Nội dung kỹ thuật Điểm đạt Tổng số Tỷ lệ % 2,8 m 9 – 10 Đúng kỹ thuật cả bốn gia đoạn 29 30,5 Trở lên Đạt Đúng chạy đà, giậm nhảy, trên 2,5n 7 – 8 không, kỹ thuật tiếp đất có sai 45 47.4 đến 2,8m Đạt sót Kỹ thuật trên không cơ bản 2,2m 5 – 6 đúng có sai sót nhiểu trong các 20 21.1 đến 2,5m Đạt giai đoạn còn lại Dưới Không hình thành được kỹ 3 – 4 1 1 2,2m thuật trên không Chưa đạt So sánh kết quả thu được từ Bảng 1 và Bảng 2 tôi nhận thấy bảng thống kê năm học 2016 - 2017 chưa áp dụng sáng kiến thì thành tích và kỹ thuật thấp 15/18
  11. hơn so với năm học 2017 - 2018 đã áp dụng đề tài nghiên cứu có sự khác biệt về kĩ thuật và thành tích giữa hai năm học. Điều này chứng tỏ phương pháp cải tiến tôi đưa ra là hoàn toàn phù hợp với đối tượng học sinh nữ lớp 9 tại trường THCS Yên Sở. 2. Bài học kinh nghiệm. Trong thời gian thực hiện đề tài tôi đã rút ra một số kinh nghiệm. - Cần phải soạn giáo án hoạt động cụ thể sao cho phù hợp với đối tượng, thời gian, nội dung học tập. - Luôn luôn thay đổi nội dung tập luyện và áp dụng thêm trò chơi cho sinh động nhưng cần tránh tình trạng rập khuôn. - Nội dung học tập đều đặn, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. - Phải gần gũi, quan tâm và chia sẻ kịp thời tới học sinh. - Lắng nghe ý kiến để kịp thời chỉnh sửa nội dung cho phù hợp. 3. Kiến nghị a) Đối với nhà trường. Tạo điều kiện về kinh phí trang bị cơ sở vật chất, nơi thi đấu, dụng cụ tập luyện, bãi tập Bên cạnh những kiến thức, kinh nghiệm, người giáo viên cần phải có tâm huyết, có trách nhiệm với học sinh, thương yêu học sinh như chính con em mình, kiên trì không nôn nóng, nhẹ nhàng, gần gũi để động viên học sinh học tập tốt hơn. b) Đối với học sinh. Các em cần phải được chuẩn bị đầy đủ về tâm thế, ý thức cho việc vào học môn thể dục. c) Đối với cha mẹ học sinh. Cần tạo cho con em mình những điều kiện tốt về thời gian và môi trường học tập. Không nên quan niệm những môn học chính hay môn học phụ, dành thời gian gần gũi, quan tâm, động viên con em mình trong việc rèn luyện thân thể, đồng thời thường xuyên gặp gỡ thầy cô giáo để nắm bắt rõ khả năng cũng như kết quả học tập của các em. Với những điều kiện như thế, tôi tin việc học tập, rèn luyện của học sinh sẽ đạt kết quả tốt nhất. Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 2019 Người viết Lê Văn Giáp 16/18
  12. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tính cấp thiết của đề tài 2 3. Mục đích nghiên cứu 2 4. Nhiệm nghiên cứu 3 5. Đối tượng nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1. Khái niệm về nhảy xa 5 2. Tác dụng của nhảy xa 5 II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG 5 1. Đặc điểm tình hình 5 2. Thực trạng về thành tích môn nhảy xa của học sinh nữ lớp 9 ở trường THCS Yên Sở năm học 2017 – 2018 6 III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 7 1. Quan sát và trò chuyện cùng học sinh. 7 2. Giới thiệu và quan sát nội dung nhảy xa kiểu “Ngồi” 8 3. Nhận xét, đánh giá 14 C. KẾT LUẬN 1. Kết quả 15 2. Bài học kinh nghiệm 16 3. Kiến nghị 16 Nơi nhận: - Phòng Văn hóa và Thông tin; - Lưu VT. Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2019 NGƯỜI VIẾT HIỆU TRƯỞNG Đỗ Thu Hà 17/18