SKKN Một số kinh nghiệm khi dạy bài tập phát triển sức bật của môn nhảy cao nam lớp 9

docx 13 trang Giang Anh 21/03/2024 640
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm khi dạy bài tập phát triển sức bật của môn nhảy cao nam lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_khi_day_bai_tap_phat_trien_suc_bat_c.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số kinh nghiệm khi dạy bài tập phát triển sức bật của môn nhảy cao nam lớp 9

  1. I/ Đặt vấn đề Sức khỏe là cái quý nhất “sức khỏe là vàng”. Vì chỉ khi có sức khỏe tốt, ta mới có thể học tập tốt, làm việc đạt hiệu quả cao. Do đó, giáo dục thể chất và các hoạt động thể dục thể thao luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và đặc biệt là trong việc nâng cao sức khỏe. Cho nên, dân tộc nào có sự chú trọng về sức khỏe tốt thì đó là nền tảng cho trình độ dân trí của dân tộc đó được nâng cao. Ở nước ta, Đảng và nhà nước thể hiện sự quan tâm đó bằng nhiều chủ trương chính sách, nhằm khuyến khích việc nâng cao sức khỏe cho mọi công dân, đặc biệt là trong các trường phổ thông. Chỉ thị 36-CT/TWT ngày 24/03/1994 của Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác giáo dục thể dục thể thao đã nêu rõ: “Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác giáo dục thể dục thể thao là hình thành nền thể dục thể thao phát triển, tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa , tinh thần của nhân dân, phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là khu vực Đông Nam Á”. Môn Điền kinh trong nhà trường chiếm một vị trí rất quan trọng chính vì thể mà trong những năm gần đây Bộ giáo Dục và Đào Tạo không ngừng nghiên cứu cải tiến nội dung đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy trong trường học các cấp nói chung và môn Nhảy cao nói riêng. Chính vì thế, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI DẠY BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BẬT CỦA MÔN NHẢY CAO NAM LỚP 9” II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận về sức bật và lựa chọn các bài tập. Sức bật có liên quan đến nhiều loại hình của môn thi đấu như: Nhảy xa, Nhảy cao, Bật xa, Nhảy xào, Nhảy ba bước Trong đề tài này, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu nội dung “Nhảy cao” cho đến nay vẫn có nhiều các hiểu khác nhau. “Sức bật là khả năng
  2. của cơ thể làm xuất hiện một lực nhất định do sự gắng sức của cơ”. Theo “Tố chất sức bật có thể chia thành sức bật tuyệt đối và sức bật tương đối. Trong đó, sức bật tuyệt tối là năng lực khắc phục lớn nhất”. Huấn luyện thể thao là một bộ phận hợp thành của đào tạo thể thao, đó là một quá trình chuyên môn hóa được hình thành trên việc sử dụng các bài tập thể chất nhằm mục đích phát triển và hoàn thiện các tố chất có khả năng quyết định tới việc sẵn sàng đạt thành tích cao trong từng môn thể thao. Đặc biệt đối với vận động viên Nhảy cao, mức độ phát triển sức bật chiếm một vị trí hết sức quan trọng cho nên huấn luyện sức mạnh phải đạt được mục đích nâng cao sức bật của cơ thể. 2. Các nguyên tắc huấn luyện và phương pháp huấn luyện, trong huấn luyện thể thao muốn đạt được kết quả cao như mong muốn đòi hỏi huấn luyện viên – giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc. Nguyên tắc nâng cao các yêu cầu cảu vận động: Nguyên tắc tắc đòi hỏi huấn luyện viên phải thường xuyên đề ra cho các vận động viên các yêu cầu mới và cao hơn. Nó đòi hỏi vận động viên phải đấu tranh các yêu cầu này và phải thực hiện chúng liên tục. Nguyên tắc này yêu cầu không được gián đoạn trong quá trình huấn luyện mà phải thường xuyên hướng tới lượng vận động tối ưu và đặc biệt cần sắp sếp các bước quá độ trong các giai đoạn tập luyện thậ khít để thành tích thể thao đạt tốt nhất. Nguyên tắc sắp xếp các yêu cầu của lượng vận động viên theo chu kỳ: Nguyên tắc này đòi hỏi phải tổ chức quá trình huấn luyện như một hệ thống của các chu kỳ lượng vận động mà hạt nhân của nó là việc chu kỳ hóa. Nguyên tắc tự giác: Nguyên tắc này nhằm mục đích giao dục vận động viên sao cho họ có thể thực hiện được các yêu cầu đặt ra trong tập luyện và thi đấu một cách kiên trì sáng tạo trên cơ sở nhận thức tư tưởng đúng đắn, có năng lực tham gia tích cực vào việc lập kế hoạch. 3. Mục đích – nhiệm vụ phương pháp nghiên cứu. *. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
  3. Lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát triển tố chất sức bật cho học sinh nam lớp 9 của trường. *. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Nhiệm vụ 1: Thực trạng thành tích môn nhảy cao của nam học sinh lớp 9 của trường. - Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho nam học sinh lớp 9 sinh năm 2002 của trường. - Nhiệm vụ 3: Đánh gia hiệu quả của bài tập được lựa chọn áp dụng trong giảng dạy cho nam học sinh lớp 9 của trường THCS Nguyễn Thị Định sau 12 tuần tập luyện. *. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để giải quyết các nhiệm vụ trên chúng tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 3.1. Phương pháp tham khảo và tập hợp tài liệu có liên quan. Đây là những phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu mang lý luận và sư phạm. Ngoài nguồn tài liệu ghi chép trong quá trình học tập và thu thập tư liệu có liên quan trong các tạp chí, ấn phẩm chúng tôi còn nghiên cứu một số sách chuyên môn có liên quan đến đề tài như: Sách kỹ thuật và điền kinh, toán thống kê, lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, sinh lý học thể dục thể thao. 3.2. Phương pháp kiểm tra sư phạm. Dựa trên kết quả xử lý từ phiếu phỏng vấn gián tiếp chúng tôi đã chọn được các test có khả năng đánh giá sức mạnh bật ở đối tượng nghiên cứu. Đó là các test sau: + Bật xa tại chỗ: (m) + Bật cao tại chỗ: (cm) + Nhảy cao qua xà: (m) 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng nhằm mục đích đưa các nhân tố mới cần nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục, qua thực nghiệm góp phần làm sáng tỏ những
  4. yếu tố tác động trực tiếp (yếu tố thực nghiệm) tới kết quả tập của đối tượng trong nghiên cứu. Đây chính là điều kiện cần thiết để giải quyết nhiệm vụ 3 và mục đích cuối cùng do đề tài đặt ra. Để kiểm nghiệm trong thực tiễn hệ thống bài tập phát triển sức bật ở nội dung nhảy cao cho đối tượng nam học sinh lớp 9, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên hai nhóm theo quy ước sau: - Nhóm thực nghiệm (A) gồm 30 em nam học sinh lớp 9. Thời gian tập luyện, chúng tôi đưa ra hai buổi tập/tuần, mỗi buổi tập luyện 90 phút. - Nhóm đối tượng (B) cũng gòm 30 em nam học sinh cùng lứa tuổi. Nội dung chương trình học hiện do nhà trường biên soạn, thời gian tập luyện 2 buổi/ tuần, mỗi buổi 45 phút. 4. Đối tượng và tổ chức nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Sau khi xác định được các nhiệm vụ nghiên cứu cũng như được sự cho phép BGH nhà trường, căn cứ vào thời gian và chương trình học tập của các em học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Thị Định sau 12 tuần tập luyện. Đề tài được chọn là 60 em nam học sinh lớp 9, làm đối tượng thực nghiệm và đối chiếu. 4.2.Địa điểm nghiên cứu: - Trường THCS Nguyễn Thị Định 4.3.Thời gian thực hiện đề tài: - Đề tài được tiến hành từ ngày 16/10/2017 đến ngày 15/02/2018. 5. Phân tích kết quả nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu những bài tập phát triển sức bật ở nội dung Nhảy cao cho nam học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Thị Định.
  5. Để đánh giá sức bật trong môn Nhảy cao cho nam học sinh lớp 9 cảu trường, vấn đề đặt ra cho chúng tôi là phải có các chỉ tiêu đánh giá. Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi tiến hành các bước sau: Bước 1: Thu thập tài liệu liên quan và các chỉ tiêu đã được sử dụng đánh gia sức bật trong môn Nhảy cao. Bước 2: Dùng phiếu phỏng vấn để lấy ý kiến của các giáo viên trong trường và GV TD của các trường lân cận. Qua đó, tuyển chọn những bài tập có tác dụng cao và có tính khả thi trong thực tiễn. Bước 3: Kiểm định độ tin cậy và tính thông báo các chỉ tiêu, để tìm ra các chỉ tiêu đủ độ tin cậy và tính thông báo đánh giá sức bật trong môn Nhảy cao của nam học sinh lớp 9 của trường. 5.2. Thực trạng các chỉ tiêu đã được sử dụng để đánh gia sức bật trong nội dung Nhảy cao của nam học sinh lớp 9. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên Thể dục trong trường và các trường lân cận về các chỉ tiêu đánh giá (Test) trong môn Nhảy cao. Bảng 1: Kết quả phỏng vấn các chỉ tiêu đánh giá các test về sức bật của môn Nhảy cao như sau: Số Đồng ý Không đồng ý TT Test người 30 Số người Tỷ lệ % Số Tỷ lệ % người 1 Bật xa tại chỗ ( m) 30 26 87% 4 13% Bật cao tại chỗ (cm) 30 29 96.7% 1 3.3% 2 Bật xa 3 bước đổi chân (m) 30 14 47% 16 53%
  6. 3 Bật cóc 15m ( s) 30 16 53% 14 47% 4 Bât cóc 30m ( s) 30 9 30% 21 70% 5 Lò cò 30m (s) 30 7 23% 23 77% 6 Lò cò 60m( s) 30 4 13% 26 87% 7 Chạy đạp sau 30m ( s) 30 6 20% 24 80% 8 Chạy đạp sau 60m ( s) 30 5 17% 25 83% 9 Nhảy dây trong 30 giây 30 20 67% 10 33% 10 Bật cóc 50m (s) 30 9 30% 21 70% 11 Lò cò 10m (s) 30 7 23% 23 77% 12 Lò cò 100 m (s) 30 4 13% 26 87% 13 Nhảy cao qua xà (m) 30 28 93.3% 2 6.7% 14 Chạy đạp sau 100m (s) 30 5 17% 25 83% 15 Bật bục cao 15 lần 30 20 67% 10 33% Kết quả phỏng vấn thu được 3 test có một số người đồng ý cao nhất: - Bật xa tại chỗ. - Bật cao tại chỗ. - Nhảy cao qua xà. Qua kết quả phỏng vấn các test trên chúng tôi tiến hành lấy số liệu lần 1 của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. Từ kết quả kiểm tra mà chúng tôi tiến hành phỏng vấn các test trên được thể hiện rõ nét ở sơ đồ sau:
  7. Biểu đồ 1: Trình độ sức Bật của 2 nhóm trước thực nghiệm 1.25m 1.25m 36cm 37cm 1.96m 1.95m Bật xa Bật cao Nhảy cao Bật xa Bật cao Nhảy cao Nhóm thực nghiệm Từ kết quả thu được ở biểu đồ 1 có thể nhận xét: Trước khi tiến hành thực nghiệm trình độ của 2 nhóm thông qua 3 chỉ tiêu khảo sát pử hai nhóm không có sự khác biệt đáng kể. 5.3 Lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức bật ở nội dung Nhảy cao cho nam học sinh lớp 9. Để tiến hành thực nghiệm cũng như làm sáng tỏ vấn đề mà đề tài đã đặt ra chúng tôi tiến hành lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh nhằm nâng cao sức bật trong môn Nhảy cao. Quan nghiên cứu lý luận, các tác giả đi trước và thực tiễn trong giảng dạy huấn luyện, chúng tôi đã tổng hợp được 16 bài tập. (1) Chạy bước nhỏ 15m. (2) Chạy gót chạm mông 30ms (3) Chạy nâng cao đùi 15s (4) Chạy đạp sau 30m/3l (5) Lò cò 30 s
  8. (6) Bật lò cò tại chỗ đổi chân, mỗi chân 10 giây. (7) Bật cao tại chỗ 15 lần (8) Bật bục cao 15 lần. (9) Gập bụng đầu cố định. (10) Nhảy dây nhanh 30s. (11) Bật cóc 30m (12) Bật hố cát hai gối thu chân chạm ngực (13) Chạy lên cầu thang. (14) Bật 3 bước đổi chân. (15) Bật cao tại chỗ 7 lần chạy 30m tốc độ cao (16) Cõng bạn đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân 7 lần sau đó chạy 15m 2.3 Ứng dụng và đánh giá trong thực tiễn hiệu quả sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh bật nội dung Nhảy cao của nam học sinh lớp 9. Để kiểm nghiệm tính hiệu quả của hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ được tiến hành thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm. Đối tượng tham gia thực nghiệm được chia thành hai nhóm như đã trình bày ở phần II. Nhóm thực nghiệm được chúng tôi chọn ngẫu nhiên gồm 30 em học sinh nam lớp 9, thời gian tập luyện mỗi tuần hai buổi, mỗi buổi 90 phút, nội dung tập luyện do chúng tôi xây dựng thông qua các bài tập đã được phỏng vấn ở kết quả trên. Từ những cơ sở và đặc điểm sinh lý của góc độ giải phẩu chúng tôi đã xây dựng được hệ thống bài tập thông qua tiến trình huấn luyện và giảng dạy cho các em thời khóa biểu của nhà trường cũng như hoạt động ngoại khóa. Thời gian thực nghiệm là 13 tuần, được tiến hành từ ngày 16/10/2017 cho đến 15/12/2018 trong học kỳ I. Cuối học kỳ I chúng tôi tiến hành kiểm tra và lấy kết quả trên vào tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho các em.
  9. Địa điểm thực nghiệm và kiểm tra được tiến hành cùng một lúc giữa 2 lớp như đã nêu ở phần II. - Giáo án giảng dạy là 26 tiết trong đó 2 tiết cuối cùng để kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm và đối chứng thông qua các test đã được kiểm tra trước thực nghiệm. - Buổi tập thứ nhất trong tuần thực hiện các bài tập về sức mạnh bật và thể lực, các bài tập thuộc nhóm phát triển sức bật được bố trí ở phần đầu sau phần khởi động. Sau đó đến sức bật tối đa. - Lượng vận động bậc thang theo chu kỳ tháng. Có nghĩa là lượng vận động ổn định trong 4 tuần đầu sau đó tăng và ổn định trong 4 tuần tiếp theo cho đến giai đoạn kiểm tra. Sau khi kết thúc bài tập kết hợp các trò chơi mang tính tập thể để các em thích thú với các buổi tập tiếp theo. - Qua thực tiễn các bài tập được lựa chọn và ứng dụng trong quá trình giảng dạy chúng tôi tiến hành kiểm tra số liệu lần hai giữa các nhóm (A) thực nghiệm và nhóm (B) đối chiếu. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý số liệu. Biểu đồ 2: Trình độ sức Bật của 2 nhóm sau thực nghiệm 1.35m 1.30m 43cm 39cm 2.10m 2.02m Bật xa Bật cao Nhảy cao Bật xa Bật cao Nhảy cao
  10. • Về nhịp tăng trưởng: - Xét về nhịp tăng trưởng của sức mạnh tóc độ được biểu diễn ở biểu đồ 2 cho thấy sự khác biệt rất rõ rệt giữa hai nhóm. Cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chiếu đểu tăng trưởng thành tích sau 12 tuần tập luyện với 26 tiết. Tuy nhiên, sự tăng trưởng thành tích ở nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chiếu ở cả 3 chỉ tiêu quan sát cũng như mức tăng trưởng. - Cụ thể, vừa qua theo ứng dụng trên đã có nhiều học sinh của trường có thành tích cao. Tất cả những phân tích trên chứng tỏ rằng việc áp dụng hệ thống các bài tập phát triển sức bật cảu cơ thể vào tập luyện ở đối tượng nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao thành tích ở nội dung này. Nhảy cai cho HS THCS đã phản ảnh tính hiệu hiệu quả rõ rệt. III/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Thông qua kết quả nghiên cứu đã được phân tích cho phép chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau: 1.1 Thông qua các bước nghiên cứu chặt chẽ đề tài bước đầu đã xác định được 3 test đánh giá sức bật tối đa ở nội dung nhảy cao của nam học sinh Trường THCS Nguyễn Thị Định Quận 2. Bao gồm: - Bật xa tại chỗ - Bật cao tại chỗ - Nhảy cao qua xà 1.2 Đề tài lựa chọn được 16 bài tập gồm: (1) Chạy bước nhỏ 15m. (2) Chạy gót chạm mông 30ms (3) Chạy nâng cao đùi 15s (4) Chạy đạp sau 30m/3l (5) Lò cò 30 s
  11. (6) Bật lò cò tại chỗ đổi chân, mỗi chân 10 giây. (7) Bật cao tại chỗ 15 lần (8) Bật bục cao 15 lần. (9) Gập bụng đầu cố định. (10) Nhảy dây nhanh 30s. (11) Bật cóc 30m (12) Bật hố cát hai gối thu chân chạm ngực (13) Chạy lên cầu thang. (14) Bật 3 bước đổi chân. (15) Bật cao tại chỗ 7 lần chạy 30m tốc độ cao (16) Cõng bạn đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân 7 lần sau đó chạy 15m 1.3 Ứng dụng và kiểm chứng trong thực tiễn chứng tỏ tính ưu việt của hệ thống các bài tập được lựa chọn. Tuy nhiên, lứa tuổi của các em đang còn phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần nên có thể những bài tập chúng tôi lựa chọn trên có thể được áp dụng trong một số giáo án thực hiện trong tuần có sự khác nhau làm cho các em khỏi nhàm chán với các bài tập mà các em thường quen. Một số bài tập chúng tôi kết hợp với các phương pháp trò chơi thi đấu nhằm tạo cho các em có ý thức và hưng phấn hơn trong tập luyện. 2. Kiến nghị: 2.1 Có thể áp dụng hệ thống bài tập trên vào thực tiễn giảng dạy và huấn luyện cho học sinh cũng như huấn luyện cho vận động viên để tham gia thi đấu điền kinh ở các kỳ Hội Khỏe do Quận, Tp tổ chức. 2.2 Cần tiếp tục nghiên cứu các bài tập phát triển sức mạnh cho học sinh nữ ở các độ tuổi cũng như nghiên cứu các tố chất thể lực khác để có một hệ thống các bài tập dành cho mọi lứa tuổi cũng như phát triển về sức nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo và khéo léo tạo tiền đề để phát triển các môn thể thao khác. Góp phần phong phú hơn trong quá trình giảng dạy và huấn luyện thể thao.
  12. Người giáo viên cần ý thức được vai trò của mình. Khi lên lớp, giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao. Như vậy mới có thể tận tâm, mới vui buồn khi học sinh thực hành tốt và không tốt. Đó là động lực giúp giáo viên tìm tòi, sáng tạo trong công tác của mình. Nhờ vậy, mà học sinh lĩnh hội tri thức tốt hơn. Có thể nói rằng qua việc xác định kiến thức bổ sung, soạn giáo án cho đến việc thực hiện giảng dạy. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường, tổ Thể dục đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này. Quận 2, ngày 15 tháng 12 năm 2018 BAN GIÁM HIỆU GIÁO VIÊN HOÀNG MẠNH TRÁNG + Nhận xét của hội đồng cấp trường:
  13. + Nhận xét của hội đồng cấp quận: + Nhận xét của hội đồng cấp thành phố: