Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học 9

doc 17 trang Đinh Thương 15/01/2025 260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_su_dung_so_do_tu_duy_trong.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học 9

  1. + Về mặt thẩm mĩ: Cách bố trí hình ảnh, cách ghi chép, sự phối hợp màu sắc - Cuối cùng giáo viên có thể đưa ra bản đồ đầy đủ để học sinh tham khảo. ( Chú ý không bắt buộc các em phải xây dựng bản đồ tư duy theo giáo viên, học sinh có thể sáng tạo trong cách vẽ, cách trình bày, miễn kiến thức được trình bày đủ, khoa học, logic ) Trường hợp 2: Học sinh thiết lập bản đồ tư duy trên cơ sở những gợi ý của giáo viên. Trường hợp này được áp dụng khi kiến thức khó, mang tính chất chọn lọc cần sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên. Ví dụ: Trong dạy Bài 15: ADN – Sinh học 9 trang 45. - Giáo viên thực hiện phương pháp giảng dạy vấn đáp gợi mở như một bài dạy thông thường đối với từng mục theo hệ thống kiến thức sách giáo khoa. - Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy theo những định hướng đã nêu ở mục 2.1 yêu cầu học sinh xác định: Từ trung tâm hoặc hình ảnh chủ đề, các ý chính. + Từ trung tâm: ADN hoặc hình ảnh chủ đề: Hình ảnh của 1 đoạn AND + Các ý chính: ( Nhánh cấp 1) – Cấu tạo. - Cấu trúc không gian. - Chức năng. - Nguyên tắc tổng hợp. - Từ các ý chính yêu cầu học sinh tự phát triển các nhánh cấp 2, 3 - Học sinh vẽ bản đồ trên giấy theo nhóm hoặc cá nhân dưới sự giám sát của giáo viên. - Các nhóm trình bày sản phẩm của mình, nếu cho từng cá nhân vẽ bản đồ, giáo viên cho học sinh đổi sản phẩm và tự sửa cho nhau - Giáo viên nhận xét sản phẩm của các nhóm hoặc 1 số cá nhân: + Về mặt kiến thức: Tính chính xác, logic của kiến thức. + Về mặt thẩm mĩ: Cách bố trí hình ảnh, cách ghi chép, sự phối hợp màu sắc - Cuối cùng giáo viên có thể đưa ra bản đồ đầy đủ để học sinh tham khảo. 10
  2. Ví dụ: Trong dạy phần I. ARN của bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN ( Sinh học 9 trang 51) - Giáo viên thực hiện phương pháp giảng dạy vấn đáp gợi mở như một phần dạy thông thường đối với từng mục theo hệ thống kiến thức sách giáo khoa. - Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy theo những định hướng đã nêu ở trên - Yêu cầu học sinh xác định: Từ trung tâm hoặc hình ảnh chủ đề, các ý chính. + Từ trung tâm: ARN + Các ý chính: ( Nhánh cấp 1) - Cấu tạo. - Chức năng. - Nguyên tắc tổng hợp - Từ các ý chính yêu cầu học sinh tự phát triển các nhánh cấp 2, 3 - Học sinh vẽ bản đồ trên giấy theo nhóm hoặc cá nhân dưới sự giám sát của giáo viên. - Các nhóm trình bày sản phẩm của mình, nếu cho từng cá nhân vẽ bản đồ, giáo viên cho học sinh đổi sản phẩm và tự sửa cho nhau. - Giáo viên nhận xét sản phẩm của các nhóm hoặc 1 số cá nhân: + Về mặt kiến thức: Tính chính xác, logic của kiến thức. + Về mặt thẩm mĩ: Cách bố trí hình ảnh, cách ghi chép, sự phối hợp màu sắc - Cuối cùng giáo viên có thể đưa ra bản đồ đầy đủ để học sinh tham khảo. 11
  3. 2.2.2. Xây dựng bản đồ tư duy trong củng cố kiến thức. Có thể áp dụng để củng cố kiến thức của một bài học hoặc của cả một chương tùy theo yêu cầu của giáo viên và tính logic của kiến thức. * Ví dụ 1: Củng cố kiến thức về biến dị sau khi học xong chương IV : Biến dị ( Sinh học 9 từ trang 62 – 76) - Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết: + Có mấy dạng đột biến? Đó là những dạng nào? + Trong mỗi dạng nên những ý chính có liên quan: - Di truyền. - Biến dị. - Học sinh dựa trên cơ sở các kiến thức đã học, tập hợp thành bản đồ củng cố kiến thức. - Sau khi học sinh lập bản đồ kiến thức, giáo viên có thể kiểm tra tại lớp hoặc học sinh về nhà làm, giáo viên kiểm tra vào đầu giờ sau. - Khi kiểm tra giáo viên nhận xét sản phẩm của các nhóm hoặc 1 số cá nhân: + Về mặt kiến thức: Tính chính xác, logic của kiến thức. + Về mặt thẩm mĩ: - Cách bố trí hình ảnh. - Cách ghi chép. - Sự phối hợp màu sắc - Cuối cùng giáo viên có thể đưa ra bản đồ đầy đủ đã chuẩn bị sẵn để học sinh tham khảo. 12
  4. *Ví dụ 2: Củng cố kiến thức về các loại đột biến sau khi học xong bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái. ( Sinh học 9 trang 118) - Giáo viên yêu cầu học sinh xác định từ trung tâm:MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI. Nhánh cấp 1: - Nêu môi trường là gì? Có mấy loại môi trường? - Giới hạn sinh thái ? - Nhân tố sinh thái? - Học sinh dựa trên cơ sở các kiến thức đã học, tập hợp thành bản đồ củng cố kiến thức. ( Phần lập bản đồ củng cố kiến thức giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm, sau đó có sự kiểm tra, sửa chữa, tránh tình trạng học sinh không tham gia ôn tập mà giáo viên không biết). III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng ở lớp 9B,9C trường THCS Xuân Ninh trong năm học 2017-2018 và tôi đã đạt được những hiệu quả ban đầu: 1. Hiệu quả kinh tế: Việc hình thành cho học sinh phương pháp, kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy là hết sức cần thiết, để từ đó giúp các em khắc sâu, mở rộng những kiến thức cơ bản của bài giảng, vận dụng tốt kiến thức vào thực tế, phát triển năng lực tư duy cho các em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Giúp các em có thói quen phân tích chọn lọc các từ khóa, từ chính, hình thành cho các em học sinh kĩ năng đọc và thâu tóm nội dung chính, cần thiết của một bài, một chương. Đồng thời trong một sơ đồ giáo viên cần hướng cho các em nhiều cách vẽ (nếu có thể ). Để kích thích sự hứng thú, say mê học tập cho các em rèn thói quen tìm tòi sáng tạo các hình vẽ lý thú sinh động nhưng không trôi lạc bài, chủ động, sáng tạo hơn trong việc vẽ các sơ đồ tư duy Sinh học 9 và đồng thời tiếp nhận bài học một cách tự nhiên. 13
  5. Khắc sâu cho học sinh nắm chắc các kiến thức bổ trợ khác. Có như vậy việc vẽ sơ đồ tư duy trong Sinh học 9 của học sinh mới thuận lợi và hiệu quả. Từ việc rèn kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học 9 năm học 2017 – 2018 tôi thấy đa số học sinh đã vận dụng một cách linh hoạt vào việc vẽ sơ đồ tư duy sâu mỗi bài học, sau mỗi chương, học sinh có khả năng tư duy tốt hơn, có kỹ năng vận dụng kiến thức vào làm các bài tập trắc nghiệm tốt hơn, linh hoạt hơn. Từ đó các em không còn phải tốn thời gian để chép lại bài, làm các bài tập một cách tràn lan mà vẫn nắm vững được kiến thức cơ bản. Đặc biệt là khi sử dụng sơ đồ tư duy các em học sinh sẽ khắc sâu kiến thức rất lâu dài và bền vững. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: a. Hiệu quả về mặt giáo dục: * Đề tài này áp dụng vào thực tế giảng dạy môn Sinh học 9 ở trường THCS Xuân Ninh có nhiều thuận lợi vì đa số học sinh lớp 9 yêu thích môn Sinh học không còn cảm giác khó, trừu tượng và được sự hưởng ứng của nhiều đồng nghiệp, của Ban giám hiệu nhà trường. Đặc biệt là sự hào hứng tiếp thu và thái độ đúng đắn của học sinh làm cho hiệu quả đạt được là tốt. Cụ thể thông qua khảo sát chất lượng học sinh sau khi “Rèn luyện kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học 9 ” tôi thu được kết quả như sau: Đề và đáp án như mục 1.1 thì thu được kết quả thu được trong tháng 10/2018 năm học 2017 - 2018 như sau: Lớp Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm trên 5 Điểm 9-10 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng 9B 34 2 5,9% 20 59% 12 35,1% 9C 35 3 8,6% 25 71,4% 7 20% Qua kết quả thu nhận được trong quá trình ứng dụng, tôi nhận thấy rằng rèn luyện cho học sinh cách vẽ sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học 9 làm nâng cao kỹ năng tổng hợp kiến thức và khái quát kiến thức làm cho học sinh tích cực, hứng thú học tập đồng thời vẫn thu nhận được kiến thức và kỹ năng khi giáo viên giảng dạy. Nhờ đó mà học sinh khi học Sinh học có sự tập trung cao độ đối với môn học. Lớp học sôi nổi và tất cả các em đều được tham gia hoạt động về cả thể chất lẫn tinh thần. Các em hăng hái vào hoạt động học tập, tinh thần thoải mái. Việc hướng dẫn cho học sinh cách thức tìm kiếm từ khóa, xâu chuỗi kiến thức và tự do sáng tạo hình vẽ đã làm tăng kết quả học tập của học sinh hơn rất nhiều. Điều đó chứng tỏ hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy trên cơ sở đó hình thành cho học sinh tư duy sáng tạo, tính độc lập tự chủ và kĩ năng tổng hợp kiến thức Sinh học 9. Những thao tác tư duy và kĩ năng này sẽ theo các em trong suốt cả cuộc đời, như vậy tính hiệu quả là rất cao. b. Hiệu quả về mặt thực tế đời sống: Môn Sinh hoc 9 có liên quan trực tiếp tới đời sống thực tế, kĩ thuật, sản xuất, các hiện tượng thiên nhiên và đặc biệt là thực tế lao động sinh hoạt hàng ngày, những ứng dụng vào thực tiễn (mà học sinh thường gặp như: Các giống cây sao hiệu quả và năng suốt thấp, tại sao những đặc điểm này giống bố hay giống mẹ, những bệnh và tật di truyền, các hoạt động của con người giúp cải tạo môi trường tự nhiên ). Vì vậy khi học sinh thành thạo vẽ sơ đồ tư duy Sinh học 9 sẽ giúp các em giải thích được rất nhiều các hiện tượng xung quanh, có nhiều vận dụng trong thực tế đời sống xã hội và sản xuất, có thể có những ý tưởng hay để cải tạo môi trường xung quanh. 14
  6. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi xin cam đoan rằng, đề tài nghiên cứu “RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 9” là công trình nghiên cứu của riêng của tôi, được rút ra từ kinh nghiệm giảng dạy, trong đề tài này có tham khảo tài liệu trong sách giáo khoa, sách giáo viên, một số trên các báo tạp chí. Các tài liệu được trích dẫn trong đề tài có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm đề tài nghiên cứu khoa học về nội dung đề tài của mình. Xuân Ninh, ngày 20 tháng 5 năm 2020 NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Trần Thị Hảo TRƯỜNG THCS XUÂN NINH (xác nhận) PHÒNG GD&ĐT XUÂN TRƯỜNG (xác nhận, đánh giá, xếp loại) 15
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo viên Sinh học 9 NXB giáo dục 2. Sách giáo khoa Sinh học 9 NXB giáo dục 3. Sách bài tập Sinh học 9 NXB giáo dục 4. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS NXB giáo dục Biên soạn: Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Sửu 5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004 – 2007) – quyển 1 NXB giáo dục 6. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004 – 2007) – quyển 2 NXB giáo dục Biên soạn: Nguyễn Hải Châu; Nguyễn Phương Hồng; Hồ Tuấn Hùng; Trần Thị Nhung 7. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 9 NXB giáo dục Biên soạn: Trịnh Thị Hải Yến; Vũ Quang; Nguyễn Đức Thâm; Đoàn Duy Hinh; Nguyễn Văn Hòa 8.Tổng hợp kiến thức cơ bản Sinh học THCS 9 NXB đại học sư phạm Biên soạn: Nguyễn Thế Giang 16
  8. MỤC LỤC TT PHẦN NỘI DUNG TRANG 1 Thông tin sáng kiến 2 2 I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến 3 II Mô tả giải pháp 4 3 1 Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 4 2 Giải pháp sau khi có sáng kiến 5 4 III Hiệu quả sáng kiến. 13 1 Hiệu quả về mặt kinh tế 13 2 Hiệu quả về mặt xã hội 14 5 IV. Cam kết không vi phạm bản quyền. 15 6 Tài liệu tham khảo 16 17