Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh Lớp 8
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_thuc_hanh_hoa_hoc_cho_hoc.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh Lớp 8
- học sinh nhóm, giữ trật tự chung, giúp đỡ kịp thời các nhóm khi cần thiết nhưng không được làm thay cho học sinh. - Trong dạy học hóa học, đế sử dụng có hiệu quả thí nghiệm hóa học, giáo viên cần chú ý đến nội dung, vị trí của bài dạy trong chương trình, tính phức tạp của dụng cụ và mức độ độc hại của hóa chất và kĩ năng thí nghiệm mà học sinh cần đạt. Để sử dụng có hiệu quả, người giáo viên có thể vận dụng nhiều phương pháp tiến hành thí nghiệm để người học được phát huy tối đa các năng lực. + Thí nghiệm kiểm chứng: Học sinh cần dự đoán đúng được hiện tượng thí nghiệm trên cơ sở kiến thức đã có, thích hợp khi học sinh nghiên cứu tính chất cụ thể. Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát kĩ các hiện tượng, rèn kĩ năng nhận biết dấu hiệu phản ứng hóa học xảy ra. Đồng thời bằng phương pháp loại suy dự đoán các tính chất tương tự sau đó làm thí nghiệm kiểm chứng. + Thí nghiệm nêu và giải quyết vấn đề: Điểm mấu chốt là tạo được mâu thuẫn giữa kiến thức đã có và kiến thức mới cần lĩnh hội (bằng thí nghiệm) và qua phân tích hiện tượng thí nghiệm mà rút ra kiến thức mới, giải quyết mâu thuẫn lúc ban đầu. + Thí nghiệm nghiên cứu: Giáo viên đưa ra các giả thuyết là kiến thức mới đối với học sinh để học sinh suy diễn, dự đoán. Thông qua thực hành và quan sát thí nghiệm, học sinh xác nhận giả thuyết đúng và rút ra kiến thức cần lĩnh hội. + Thí nghiệm thực hành: Thí nghiệm do học sinh tự làm khi hoàn thiện kiến thức, kĩ năng nhằm minh họa, ôn tập và củng cố, rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học. Đây là phương pháp học tập đặc thù của hóa học có tác dụng giáo dục, rèn luyện học sinh một cách toàn diện và có ý nghĩa to lớn trong nhiệm vụ thực hiện trí dục, đức dục, phát triển học sinh. - Để lựa chọn được các phương pháp sử dụng thí nghiệm rèn kĩ năng và phát huy năng lực cho học sinh, giáo viên cần thực hiện qua các bước sau đây: Bước 1: Xác định mục tiêu kiến thức dạy học. Bước 2: Xác định kĩ năng mà học sinh cần đạt. Bước 3: Lựa chọn sử dụng thí nghiệm phù hợp. VD1: Bài “ Sự biến đổi chất” (Bài 12 – hóa học 8) Thí nghiệm hình thành khái niệm: “Hiện tượng hóa học” +Bước 1: Mục tiêu của thí nghiệm Kiến thức: Học sinh phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
- +Bước 2: Xác định kĩ năng học sinh cần hình thành: Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm thí nghiệm như quan sát, thao tác lấy chất rắn, trộn các chất và thao tác đun nóng hóa chất. +Bước 3: Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu. Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giáo viên nêu mục đích thí nghiệm: Học sinh nghe để hiểu mục đích thí Nghiên cứu thí nghiệm rút ra hiện tượng nghiệm. vật lí và hiện tượng hóa học. - Giáo viên yêu cầu HS nghiên cứu thí - Học sinh trình bày cách tiến hành. nghiệm trước ở nhà, trình bày cách tiến hành. - Giáo viên phát bộ dụng cụ cho các nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát màu sắc của 2 chất rắn - Giáo viên hướng dẫn học sinh cho chất - Học sinh chú ý các thao tác làm rắn dạng bột vào ống nghiệm: thí nghiệm. + Dùng thìa thủy tinh múc một lượng nhỏ hóa chất vào ống nghiệm. Hóa chất nào thì dùng riêng thìa của hóa chất đó. Sau đó trộn đều. + Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác trộn đều hỗn hợp bằng cách: Vỗ nhẹ đáy ống nghiệm (Tay phải cầm kẹp gỗ và lăn đều ống nghiệm trên lòng bàn tay trái). + Cách trộn chất rắn theo tỉ lệ lưu huỳnh : bột sắt = 4 : 7. - Giáo viên yêu cầu nêu hiện tượng khi - Nhận xét: Sắt vẫn bị nam châm cho nam châm lại gần hỗn hợp. hút. - Giáo viên tiến hành thao tác đun nóng hỗn hợp để làm thao tác mẫu cho học sinh. +Hơ nóng toàn bộ ống nghiệm trước rồi đun mạnh ở phần đáy chứa hóa chất (chú ý miệng ống nghiệm hướng về phía không có người).
- - Giáo viên yêu cầu các nhóm tiến hành - Nhóm tiến hành theo hướng dẫn Thí nghiệm như giáo viên hướng dẫn. và nêu hiện tượng: - Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và +Hỗn hợp nóng đỏ, chuyển dần rút ra nhận xét. thành màu xám đen. Thanh nam châm không hút được sắt nữa → Chứng tỏ có chất mới tạo thành có tính chất khác chất ban đầu. Như vậy qua quá trình được làm thí nghiệm, các em đã khắc sâu hơn kiến thức về sự biến đổi chất. VD 2: Bài “Điều chế hidro – phản ứng phân hủy” (Bài 33 – hóa 8) Thí nghiệm kiểm chứng: Thu khí hidro bằng phương pháp đẩy nước vì khí hidro ít tan trong nước. Thu khí hidro bằng phương pháp đẩy không khí vì khí hidro nhẹ hơn không khí nên để thu được sẽ để úp bình thủy tinh. +Bước 1: Mục tiêu của thí nghiệm: Học sinh nêu được nguyên liệu điều chế khí hidro và các cách thu khí hidro. +Bước 2: Kĩ năng cần đạt: Kĩ năng suy diễn, mô tả hiện tượng, kĩ năng nhận xét và rút ra kết luận. +Bước 3: Sử dụng thí nghiệm kiểm chứng. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày về Học sinh nêu các nguyên liệu về nguyên liệu điều chế khí hidro trong điều chế khí hidro trong phòng thí phòng thí nghiệm. nghiệm. - Giáo viên đưa ra câu hỏi thảo luận: Khí - Học sinh thảo luận nêu ra các hidro có thể được thu bằng những cách cách thu khí trong phòng thí nào? nghiệm. - Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích - Học sinh giải thích trên cơ sở kiến các cách thu khí hidro. thức đã biết. - Giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán - Học sinh dự đoán: hiện tượng khi thu khí hidro bằng cả 2 + Thu bằng cách đẩy nước: Khí cách: Thu khí bằng phương pháp đẩy hidro dần chiếm chỗ của nước nước và thu khí hidro bằng phương pháp trong bình thủy tinh. (mực nước đẩy không khí. dần hạ xuống). + Thí nghiệm điều chế khí hidro, thu khí + Thu bằng cách đẩy khí: Khí hidro
- bằng cách đẩy nước sẽ có hiện tượng gì? chiếm chỗ của không khí trong ống + Thí nghiệm điều chế khí hidro, thu khí nghiệm và đẩy không khí ra. hidro bằng cách đẩy không khí, cần đặt (Trong cách thu khí này, ống ống nghiệm như thế nào và có hiện tượng nghiệm được đặt úp ngược vì khí là gì? hidro nhẹ hơn không khí. Khí hidro đầy sẽ được nhận biết bằng cách cho miệng ống nghiêm lại gần đèn cồn. Nếu khí hidro đầy ống nghiệm thì hiện tượng sẽ có tiếng nổ nhỏ). - Giáo viên yêu cầu học sinh đề xuất thí - Học sinh đề xuất cách làm các thí nghiệm kiểm chứng: nghiệm. - Giáo viên cho học sinh tiến hành thí - Học sinh tiến hành theo nhóm nghiệm theo nhóm và quan sát các thao dưới sự quan sát và chỉ dân của tác thí nghiệm giáo viên. - Giáo viên yêu cầu học sinh mô tả hiện tượng và nêu kết luận. - Sau khi làm xong, học sinh sẽ mô tả hiện tượng thực tế làm được và so sánh với dự đoán ban đầu. Học sinh kết luận về các cách thu khí hidro trong phòng thí nghiệm và giải thích được cơ sở của các cách làm đó. * Thí nghiệm kiểm chứng trong bài trên tuy không được áp dụng vào bài nghiên cứu tính chất cụ thể. Song, ở chương trước, học sinh đã học về điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và các cách thu khí oxi. Trong bài 33 (Điều chế khí hidro – phản ứng phân hủy). Học sinh có thể dựa trên một số kiến thức có liên quan về tính chất của chất như: Ít tan trong nước, nặng hay nhẹ hơn không khí của chất khí được học; để từ đó đề xuất cách làm thí nghiệm và dự đoán hiện tượng; suy ra được cách thu khí hidro trong phòng thí nghiệm. VD 3: Bài thực hành 3 Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học (Bài 17 – hóa học 8). + Bước 1: Xác định mục tiêu kiến thức Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. Nêu được dấu hiệu của dấu hiệu của phản ứng hóa học. + Bước 2: Kĩ năng cần hình thành. Kĩ năng sử dụng dụng cụ và hóa chất trong phòng thí nghiệm.
- Kĩ năng nhận biết sự thay đổi các chất về mặt vật lí và sự thay đổi về mặt hóa học. + Bước 3: Sử dụng thí nghiệm thực hành. Tiến trình dạy học: * Đây là một trong những bài thực hành đầu tiên của lớp 8, học sinh chưa được làm nhiều nên các em còn nhiều bỡ ngỡ. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo, cẩn thận và hướng dẫn cách tiến hành cho học sinh một cách tỉ mỉ. * Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh, các nhóm kiểm tra dụng cụ, hóa chất. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu học - Tên thí nghiệm: sinh nêu tên các thí nghiệm trong bài + Hòa tan và đun nóng kali thực hành. pemanganat + Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit. - Hướng dẫn các nhóm kiểm tra dụng - Các nhóm kiểm tra dụng cụ, hóa chất. cụ, hóa chất. * Hoạt động 2: Hòa tan và đun nóng kali pemanganat Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu học sinh nêu cách tiến hành thí nghiệm -Học sinh nêu cách tiến thứ nhất. hành thí nghiệm. - Giáo viên lưu ý học sinh lấy khoảng 0,5 gam thuốc tím. - Gọi đại diện học sinh nêu dự đoán thí nghiệm 1 - Học sinh nêu dự đoán. (đã được chuẩn bị ở nhà). - Để chứng minh dự đoán của các em có đúng - Tiến hành thí nghiệm 1, với thực tế hay không? Các em tiến hành thí quan sát và mô tả hiện nghiệm và ghi kết quả vào cột (2) của phiếu thực tượng thí nghiệm và ghi kết hành và giải thích. quả vào cột (2). - Giáo viên đề nghị các nhóm khác nhận xét. - Học sinh nêu hiện tượng - Giáo viên đặt câu hỏi: thí nghiệm. ? Tại sao tàn đóm lại bùng cháy + Do có oxi sinh ra. ? Tại sao thấy tàn đóm bùng cháy ta lại tiếp tục + Lúc đó phản ứng chưa đun? xảy ra hoàn toàn. ? Hiện tượng tàn đóm không bùng cháy nữa nói + Tàn đóm không bùng lên điều gì? Lúc đó, vì sao ta ngừng đun? cháy có nghĩa là không có
- oxi sinh ra. Ta ngừng đun vì phản ứng đã xảy ra hoàn toàn. ? Trong thí nghiệm trên, có bao nhiêu quá trình + Có 3 quá trình biến đổi: biến đổi xảy ra? Những quá trình biến đổi đó là Qáu trình hòa tan thuốc tím biến đổi vật lí hay hóa học? Giải thích. là hiện tượng vật lí. Quá trình đun nóng thuốc tím là hiện tượng hóa học vì tạo ra chất mới là oxi và chất rắn không tan trong nước. Quá trình hòa tan chất rắn sau khi nung ở ống nghiệm 2 là hiện tượng vật lí. Giáo viên bổ sung thông tin: - Chất rắn không tan trong nước ở ống nghiệm (2), là mangan đioxit. Ngoài ra, còn có kali manganat được sinh ra. ? Hãy viết phương trình chữ của phản ứng trên. Phương trình chữ: to Kali pemanganat → Kali manganat + Mangan đioxit + Oxi - Giáo viên đề nghị học sinh tự đánh giá bằng cách đối chiếu dự đoán cảu mình ở nhà và kết quả thực tế của thí nghiệm. Hoạt động 3: Canxi hidroxit tác dụng với cacbon đioxit Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm Học sinh nêu cách tiến hành thí thứ hai. nghiệm. - Gọi học sinh nêu dự đoán thí nghiệm - Học sinh nêu dự đoán. thứ 2 (Có thể chính xác hoặc chưa chính xác). - Giáo viên cho học sinh tiến hành thí - Học sinh tiến hành thí nghiệm 2,
- nghiệm và ghi kết quả vào cột (2) quan sát và mô tả hiện tượng và ghi kết phiếu thực hành và giải thích. quả vào cột (2). * Giáo viên cho học sinh thảo luận: ? Trong hơi thở có khí gì? - Trong hơi thở có khí cacbonic. (giới thiệu tên gọi khác là cacbon đioxit). ? Ống nghiệm nào xảy ra phản ứng? Ống nghiệm (1): không có hiện tượng gì. Ống nghiệm (2): có chất rắn không tan trong nước (dung dịch vẩn đục). Ống nghiệm (2) xảy ra phản ứng. ? Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng + Tạo ra chất mới, màu trắng, không hóa học xảy ra? tan trong nước. ? Viết phương trình chữ của phản ứng. + phương trình chữ: Giáo viên cung cấp thông tin: Chất rắn Canxi hidroxit + cacbon đioxit → không tan trong nước là canxi canxi cacbonat + nước cacbonat, ngoài ra còn có nước sính ra. - Giáo viên bổ sung kết luận: Dấu hiệu nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí Trong thí nghiệm 2b. nghiệm 2b. ? Ống nghiệm nào xảy ra phản ứng + Ống nghiệm 2 có xảy ra phản ứng hóa học? hóa học. ? Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng + Tạo ra chất mới, màu trắng, không hóa học xảy ra? tan trong nước. ? Viết phương trình chữ của phản ứng + phương trình chữ: hóa học trên. Canxi hidroxit + natri cacboant → Giáo viên cung cấp thông tin: Chất rắn canxi cacbonat + natri hidroxit. không tan trong nước là canxi cacbonat, ngoài ra còn có natri hidroxit. ? Qua hai thí nghiệm trên, hãy cho biết - Học sinh nêu kết luận. phản ứng hóa học là gì? Dấu hiệu nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra? -Giáo viên bổ sung kết luận.
- * Hoạt động 4: Học sinh thu dọn và vệ sinh phòng thí nghiệm - Giáo viên nhận xét buổi thực hành, tinh thần chuẩn bị của học sinh, việc sử dụng hóa chất, thái độ học tập. - Giáo viên đánh giá cho điểm thực hành của các nhóm theo các tiêu chí: Điểm thao tác Điểm kết quả Điểm ý Tổng thí nghiệm Mô tả Giải thích thức điểm (Kĩ năng làm thí nghiệm) hiện tượng hiện tượng (1 điểm) (10 điểm) (3 điểm) (3 điểm) (3 điểm) PHIẾU THỰC HÀNH Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng kali pemanganat Dự đoán của học sinh về hiện Mô tả kết quả quan sát được khi tiến tượng và kết quả thí nghiệm hành thí nghiệm (Hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận) (Nội dung cần chuẩn bị ở nhà) (Nội dung làm tại lớp) Thí nghiệm 1a) Thí nghiệm 1b) Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit. Dự đoán của học sinh về hiện tượng Mô tả kết quả quan sát được khi tiến và kết quả thí nghiệm hành thí nghiệm (Hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận) (Nội dung cần chuẩn bị ở nhà) (Nội dung làm tại lớp) Thí nghiệm 2a) Ống nghiệm 1 đựng nước Ống nghiệm 2 đựng nước vôi trong Thí nghiệm 2b) Ống nghiệm (1) Ống nghiệm (2) * Đối với học sinh: 1/ Học sinh phải nghiên cứu trước ở nhà các thí nghiệm mà các em phải thực hiện trong giờ học hoặc trong tiết thực hành về những công việc cụ thể như:
- dụng cụ, hóa chất cho mỗi thí nghiệm, cách tiến hành từng thí nghiệm, dự đoán hiện tượng xảy ra, viết PTHH nếu được và dự kiến về phần giải thích hiện tượng. 2/ Trên bàn thí nghiệm không được để đồ dùng riêng như: cặp sách, nón, mũ . 3/ Thực hiện đúng nội quy phòng thí nghiệm, quy tắc phòng độc, phòng cháy và chú ý bảo quản dụng cụ, hóa chất thí nghiệm 4/ Phải biết tiết kiệm hóa chất, hóa chất đã sử dụng không được đổ chung vào lọ hóa chất ban đầu. 5/ Trong khi làm thí nghiệm không được nói chuyện riêng, không đi lại làm mất trật tự chung, không tự động lấy dụng cụ, hóa chất ở bàn khác. 6/ Khi làm thí nghiệm xong phải rửa dụng cụ, lau dọn vệ sinh, sắp xếp dụng cụ, hóa chất đúng nơi quy định. 7/ Chia nhóm thực hành: Mỗi nhóm có số lượng từ 5 đến 7 người, lần lượt mỗi học sinh đóng vai trò chính khi thực hiện thí nghiệm để có được các kĩ năng, kĩ xảo thí nghiệm hóa học ngang nhau. Một số kỹ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh THCS: - Sử dụng chai lọ, cốc và các dụng cụ thủy tinh: Bất kì một loại dụng cụ nào khi sử dụng đều phải được rửa sạch, nếu rửa bằng nước không sạch thì phải rửa bằng xà phòng hoặc bằng hóa chất cần thiết và sau đó rửa tráng lại bằng nước cất cho thật sạch. Rửa xong úp ngược miệng xuống dưới cho ráo nước. Với ống nghiệm phải rửa bằng chổi lông. - Đo khối lượng các vật: bằng cân kĩ thuật. - Hướng dẫn một số thao tác cơ bản của thí nghiệm thực hành hóa học: * Lấy chất lỏng từ lọ ra ống nghiệm hay dụng cụ khác, nếu lấy với lượng nhỏ ta dùng ống hút, lấy với lượng từ 1ml thì rót nhưng không để hóa chất chảy ra lọ và quay nhãn lên trên. Nút lọ khi mở đặt ngửa và khi không lấy nữa thì đậy nút ngay để tránh nhầm lẫn. Ống hút sau khi lấy hóa chất xong phải hút nước rửa sạch, để khi dùng hút hóa chất khác không bị trộn lẫn với hóa chất đã dùng. * Lấy hóa chất rắn phải dùng thìa khô, sạch, lấy xong cũng rửa thìa lại cho sạch và để vào giá cho khô ráo. Nếu làm thí nghiệm có sử dụng hỗn hợp các chất rắn thì các chất rắn phải lấy riêng biệt ra các dụng cụ để xác định tỉ kệ khối lượng đúng theo kĩ thuật rồi mới trộn đều bằng thìa hay dụng cụ thủy tinh như đũa hay thìa thủy tinh rồi mới cho vào dụng cụ thí nghiệm. * Hòa tan hóa chất rắn vào chất lỏng: cho chất rắn vào chất lỏng từng lượng nhỏ và dùng đũa thủy tinh khuấy tan dần, tránh hiện tượng bỏ chất rắn quá nhiều không tan hết.
- * Hòa tan chất lỏng vào chất lỏng; cho lượng chất lỏng này vào chất lỏng kia từng lượng nhỏ, nếu dụng cụ hòa tan là ống nghiệm thì khi cho lượng nhỏ chất lỏng vào ta gõ nhẹ đáy ống nghiệm vào gan bàn tay hay ngón tay trỏ, tuyệt đối không dùng ngón tay bịt miệng ống nghiệm mà xóc lên, xóc xuống. * Đun nóng các chất trong ống nghiệm hay bình cầu: Dùng đèn cồn hơ nóng nhẹ, đều ống nghiệm hay bình cầu rồi mới đặt đèn cồn cố định đun nóng tập trung, đun bình cầu thường ta để bình cầu lên lưới nung. Các dụng cụ sau khi đun nóng không được để vào chổ có nước hoặc trên nền gạch men để tránh vỡ dụng cụ, điều đó cũng có nghĩa không được rữa dụng cụ khi còn nóng. * Sau khi làm xong thí nghiệm, học sinh viết kết quả báo cáo thí nghiệm. Cuối giờ thu dọn, sắp xếp lại dụng cụ, hóa chất, làm vệ sinh phòng thí nghiệm. 5. Các bước tiến hành trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS: Bước 1: Kiểm tra công tác chuẩn bị. 1/ Về công tác chuẩn bị của học sinh, nhóm học sinh. Sau khi giáo viên nêu mục tiêu của bài học, bài thực hành, giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm cho biết công tác chuẩn bị của học sinh , nhóm học sinh đối với các thí nghiệm. Nội dung báo cáo thí nghiệm theo mẫu: Sau khi học sinh báo cáo công tác chuẩn bị của mình, giáo viên nhận xét, chỉ ra những thiếu sót trong công tác chuẩn bị của học sinh trong từng thí nghiệm để học sinh bổ sung vào bản chuẩn bị thí nghiệm của mình cho phù hợp, sau đó giáo viên cho học sinh nhóm kiểm tra dụng cụ, hóa chất trên bàn thực hành. 2/ Kiểm tra dụng cụ, hóa chất thí nghiệm. Học sinh nhóm kiểm tra dụng cụ, hóa chất trên bàn thực hành của nhóm. Báo cáo với giáo viên những dụng cụ, hóa chất còn thiếu hoặc dụng cụ bị hư hỏng để bổ sung kịp thời. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn chung Giáo viên nhắc lại nội dung, mục đích của toàn bộ công việc, hướng dẫn kĩ thuật lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành từng thí nghiệm. Giáo viên không chỉ hướng dẫn làm những công việc gì, làm như thế nào? Mà còn giải thích cho học sinh vì sao lại làm như vậy. Giáo viên cần báo trước cho học sinh một số sai lầm có thể mắc phải trong khi làm thí nghiệm dẫn tới kết quả thí nghiệm sai hoặc gây nguy hiểm cho học sinh như: + Thí nghiệm về tính chất của khí hidro trong bài 31 – Tính chất và ứng dụng khí hidro. Giáo viên lưu ý học sinh về hỗn hợp nổ, chú ý trước khi đốt khí hidro ở đầu ống nghiệm quan sát màu ngọn lửa cần thử độ tinh khiết của khí hidro.
- (cần để cho khí hdiro được đẩy ra khỏi ống vuốt nhọn một vài phút trước khi đốt để quan sát màu ngọn lửa). + Thí nghiệm ntari tác dụng với nước trong bài 36 – Nước, lượng natri lấy chỉ bằng hạt đậu cho vào cốc thủy tinh, phía trên cốc sẽ đặt 1 phễu thủy tinh úp ngược để quan sát khí thoát ra. Sau đó, cho một vài giọt dung dịch phenolphtalein vào cốc thủy tinh và quan sát màu của dung dịch thu được. Khi giáo viên hướng dẫn cần có một số thao tác thí nghiệm để minh họa nhưng không được tốn nhiều thời gian. Bước 3: Học sinh tiến hành thí nghiệm. Trong quá trình làm thí nghiệm các thành viên phải thực hiện đúng phân công của nhóm trưởng, tập trung quan sát hiện tượng thí nghiệm, thảo luận để đi đến thống nhất về các hiện tượng xảy ra, đồng thời bàn bạc để đưa ra nhận xét thống nhất đúng với hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận chung hợp lí. Bước 4: Viết tường trình thí nghiệm: Sau khi hoàn thành các thí nghiệm, giáo viên yêu cầu các nhóm làm vệ sinh, rửa dụng cụ, thu dọn hóa chất để dụng cụ, hóa chất còn lại đúng theo quy định như lúc ban đầu, lưu ý hóa chất dễ cháy, nổ không để gần nhau sau đó học sinh tiến hành viết tường trình thí nghiệm theo cá nhân hoặc nhóm theo yêu cầu của giáo viên. Mẫu báo cáo thực hành được giáo viên hướng dẫn ở tiết học trước theo mẫu sau: Tên nhóm: BẢN TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM Họ tên học sinh: Tên bài thực hành: . Lớp: Tên thí Dụng cụ, Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích, STT nghiệm hóa chất thí nghiệm quan sát được viết PTHH (1) (2) (3) (4) (5) Mục (1), (2), (3) học sinh chuẩn bị trước ở nhà, có điều chỉnh phù hợp sau phần hướng dẫn chung của giáo viên. Học sinh chỉ viết nội dung các mục (4), (5) sau khi tiến hành thí nghiệm và được nhóm thảo luận đi đến thống nhất. * Kết quả áp dụng: Sau khi áp dụng đề tài: “Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học cbo học sinh lớp 8” ở đơn vị trường THCS Yên Sở”, qua kết quả học tập của học sinh và thực tế giảng dạy bản thân tôi nhận thấy kĩ năng, kĩ xảo thực hành của học sinh ngày càng được hoàn thiện qua từng thời gian học tập của các em, học sinh năng động hơn chất lượng học lực của học sinh tăng lên rõ rệt, số học sinh giỏi, khá tăng
- lên cao hơn nhiều so với lớp không áp dụng, còn số học sinh yếu và kém giảm xuống cụ thể như sau: Giỏi Khá TB Yếu, Kém Lớp SL/TL Tăng SL/TL Tăng SL/TL Giảm SL/TL Giảm (SS) 8A3 9/19,6% 8% 13/30,2% 6,3% 24/52,2% 4,4% 0 8,7% (46) 8A5 11/26,2% 14,3% 19/45,2% 2,6% 12/28,5% 2,5% 0 14,2% (42) C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua việc áp dụng một số biện pháp trên đối với học sinh ở lớp 8A3 và lớp 8A5 của trường, tôi nhận thấy khả năng làm việc theo nhóm, kĩ năng thực hành của học sinh tốt hơn, kết quả thí nghiệm của học sinh chính xác, rút ngắn được thời gian, các em có hứng thú trong học tập, nâng cao khả năng tư duy, ý thức làm việc tập thể một cách có kỉ luật, an toàn khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận hơn trong quá trình làm thí nghiệm. Môn hóa đã không còn là môn học khó mà ngược lại trở thành môn học vô cùng bổ ích và gần gũi. 2. Kiến nghị Học sinh THCS mới bước đầu làm quen với môn hóa học nên việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh phải thật tỉ mỉ, cẩn thận trong từng thao tác thí nghiệm. Giáo viên phải soạn trước nội dung những yêu cầu, cách thức tiến hành của các thí nghiệm thực hành của học sinh trong việc dạy bài mới hoặc bài thực hành. Điều quan trọng là trước khi soạn, giáo viên nhất thiết phải tiến hành thí nghiệm trước xem có thành công không, tìm hiểu kĩ những sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm, rồi từ đó mới định hướng những nội dung chuẩn bị của học sinh hoặc nhóm học sinh ở nhà trước khi làm thí nghiệm một cách phù hợp. Trường cần trang bị, mua thêm dụng cụ, hóa chất, sách bài tập nâng cao, sách tham khảo, tài liệu có liên quan đến thí nghiệm thực hành Tổ chức thêm một số hội thi thực hành hóa học vui cho các em học sinh, thay vì các hình thức kiểm tra lí thuyết như trên lớp. Nơi nhận: - Phòng Văn hóa và Thông tin; - Lưu VT.
- NGƯỜI VIẾT Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2019 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Đỗ Thu Hà