Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non

doc 24 trang binhlieuqn2 07/03/2022 11663
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_giao_tiep_manh_dan_tu_tin.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non

  1. Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường MN với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn họ. * Trò chơi 1 “Bạn hãy làm giống tôi” (Trò chơi này sử dụng đầu năm học và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác) Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển mạnh dạn tự tin của trẻ đến các hoạt động tập thể. Chuẩn bị: Phòng rộng Một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước tiên cô giáo nói tên của mình (chào các bạn tôi tên là Phương Anh) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ. Trẻ nhận được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau. Trẻ mạnh dạn đứng lên giới thiệu tên của mìn * Trò chơi 2: Ước mơ của tôi . Mục đích: Phát triển tính mạnh dạn tự tin phát huy tính cực của trẻ. Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác. Chuẩn bị: Phòng rộng , bản nhạc nhẹ Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có một ước mơ con hãy nói ước mơ của mình. Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng tượng theo những lời cô kể đều đều ‘‘Các con hãy nhắm mắt lại hít thở sâu và hình dung về một thế giới nhiều màu sắc mà ở đấy con có nhiều người bạn thân thiết, các bạn mỉm cười với con nắm tay con cùng bước lên một chiếc xe màu xanh, xe lăn bánh đưa các con đến một cánh đồng nhiều hoa, con cùng các bạn chơi trò đuổi bắt và chia cho nhau những viên kẹo ngọt ngào. Đã đến giờ trở về con vẫy tay chào các bạn, xuống xe mở mắt ra và mỉm cười.” Cho trẻ chủ động mạnh dạn tự tin kể về những gì mình tưởng tượng:Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều * Trò chơi 3: Sóng biển rì rào Mục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động tác.Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau. Chuẩn bị: Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóng. Tiến hành: Cô giáo nói với trẻ “Các con đã bao giờ đi tắm biển chưa? Khi những con sóng biển vỗ vào cơ thể chúng ta cảm thấy như thế nào? Sóng biển reo như thế nào? Bây giờ chúng ta thử cùng nhau làm sóng biển nhé! Nào chúng ta cùng tạo tiếng rì rào reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trên biển nhé”. Sau đó cô giáo đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theo tiếng nhạc hay là la theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng.”Các bé làm sóng biển rì rào”. * Trò chơi 4: Xin phép cô Mục đích: Phát triển sự mạnh dạn tự tin khi giao tiếp bằng lời nói giữa cô giáo, bạn bè và trẻ.Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau giữa trẻ với cô. Chuẩn bị: Các lời nói giao tiếp phù hợp với trẻ. 10/20
  2. Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường MN Cách chơi: Cho trẻ đứng thành hàng, cách cô giáo 2m. Trẻ đứng đầu sẽ bước lên phía trên 1 bước, và nói ‘‘Xin phép cô’’ cô giáo nói được, hoặc ‘‘Không con không được phép”. Khi cô giáo nói được thì trẻ phải nói lời cảm ơn trước khi bước lên, nếu trẻ quên không nói lời ‘‘cảm ơn” thì sẽ bị quay về vạch xuất phát. Tiếp tục chơi cho đến khi trẻ nào bước đến vị trí của ‘‘Cô” và trẻ đó sẽ được làm cô giáo. Trước khi chơi cô giáo hỏi trẻ và giao tiếp: - Con có thích làm cô giáo không? - Nếu làm cô giáo con cảm thấy như thế nào? Gửi đến trẻ thông điệp: (Nếu con mạnh dạn tự tin giao tiếp với bạn với mọi người xung quanh thì con sẽ giành chiến thắng). Sau đó cho trẻ cùng bạn chơi với nhau. Các bé tự tin tham gia trò chơi Qua các trò chơi giúp trẻ rèn luyện, làm quen, để tự thể hiện mình, nhanh nhẹn, khéo léo, có tinh thần đoàn kết và sự mạnh dạn tự tin khi cùng hòa nhập với bạn chơi và các cô. Trò chơi 5: Chung sức Mục đích: Phát triển ở trẻ tính nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin, biết kết hợp cùng bạn để chơi Chuẩn bị: Bản nhạc sôi động. 10 chiếc vòng thể dục kết vào nhau thành 2 dẫy Cách chơi: Mỗi lượt chơi cho 10 bạn, chia thành 2 đội, mỗi bạn của mỗi đội ngồi xổm vào 1 vòng và 2 tay cầm vòng lên ngang hông, khi có hiệu lệnh thì ngồi xổm di chuyển từ vạch xuất phát tới đích đội nào mà về được đích trước mà không phạm luật thì đội đó sẽ chiến thắng Thông qua trò chơi này tôi thấy những trẻ nhút nhát, thụ động ở lớp mạnh dạn , tự tin hơn rõ rệt 4/ Biện pháp 4: Rèn trẻ kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin thông qua hoạt động góc. Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được của trẻ ở mọi lứa tuổi đặc biệt ở lứa tuổi mầm non. Qua vui chơi không những hình thành cho trẻ óc tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối liên hệ với những người xung quanh. Chỉ khi chơi trẻ mới tích cực tìm hiểu sự vật để thoả mãn nhu cầu nhận thức. Chơi là một cách để trẻ học, là con đường để giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện. Như vậy, hoạt động vui chơi được nhìn nhận với phương diện như là phương tiện để giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non. Vui chơi của trẻ là một hoạt động phản ánh sáng tạo độc đáo, thực hiện tác động qua lại giữa trẻ với trẻ, trẻ với môi trường xung quanh; trong vui chơi trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, khi chơi các trò chơi trẻ lĩnh hội 11/20
  3. Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường MN kinh nghiệm xã hội của người lớn một cách tự nhiên, lĩnh hội những kiến thức, những kỹ năng, kỹ xảo, những phương thức hành động, những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc sống Trong vui chơi trẻ hoạt động tự lực, tự nguyện và tự tin; xã hội trẻ em được hình thành trong quá trình vui chơi sẽ phát triển việc tự tổ chức, hình thành và biểu hiện những phẩm chất mang tính xã hội: khả năng hoà nhập vào nhóm chơi, khả năng hoạt động đóng vai, khả năng phục tùng những yêu cầu của xã hội trẻ em và bộc lộ những khả năng riêng của trẻ. Với trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo. Trong các hoạt động của trẻ mẫu giáo trong trường mầm non, mà thông qua hoạt động vui chơi trẻ sẽ có nhiều cơ hội giao tiếp với nhau đặc biệt là hoạt động góc. Chính vì vậy, tôi đã chọn hoạt động góc để thực hiện biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Qua hoạt động vui chơi trẻ được đóng vai chơi để giao tiếp với nhau bằng hoạt động, ngôn ngữ của vai chơi. Từ đó phát triển ở trẻ khả năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ trẻ sẽ nói năng mạch lạc, mạnh dạn hơn. VD: Khi trẻ chơi góc gia đình: bố mẹ đưa con tới trường (góc học tập) lúc này trẻ sẽ thực hiện vai chơi của mình chào cô, chào bố mẹ. Nếu trẻ chỉ chào cô không chào bố mẹ thì lúc này tôi sẽ nhẹ nhàng ra nhắc nhở trẻ “học sinh của cô giáo ngoan quá đã biết chào cô nhưng vẫn còn quên chưa chào bố mẹ cô giáo nhắc học sinh chào bố mẹ đi”. Thông qua trò chơi đóng vai rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ, giúp trẻ nhớ lại và củng cố kỹ năng. Thực tế, kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non chỉ đơn giản là giao tiếp tốt, biết vui chơi với bạn, biết xin lỗi hoặc cám ơn đúng lúc, dễ thích nghi với môi trường khác nhau. Trẻ mầm non vốn từ của trẻ còn ít, nhiều trẻ theo nếp sống gia đình còn nói trống không, nói chưa đủ câu, cũng có lúc trẻ nói sai cho lên trẻ chưa mạnh dạn, vì vậy tôi đã nhẹ nhàng phân tích cho trẻ chứ không mắng phạt trẻ, như vậy sẽ tạo cho trẻ cảm giác tự tin, không xấu hổ trước đám đông. Những buổi đầu trẻ có thể bỡ ngỡ và tỏ ra thiếu tự tin.Tôi chú ý đến những biểu hiện tâm lý của trẻ khi chơi với bạn. Qua góc chơi như góc bán hàng, văn học, góc xây dựng tất cả các góc chơi này đều có những tình huống giao tiếp giữa các vai chơi ngoài ra giáo viên còn là người gợi mở và tạo ra cho trẻ các tình huống giao tiếp. Trẻ lớp tôi rất thích được cùng cô giáo đóng vai những người thân trong gia đình, cô giáo luôn tạo cho trẻ sự gần gũi cởi mở trẻ sẽ được sử dụng lời nói, ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng hơn và tự tin kể lại những gì mà trẻ biết, nhìn và nghe thấy (Ảnh 4: bé tham gia chơi góc phân vai) Qua thực tế tôi thấy việc tạo ra một không khí thoải mái, đầm ấm và việc đưa các trò chơi, tạo các tình huống, trong việc giao tiếp với trẻ là cách giúp trẻ 12/20
  4. Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường MN giao tiếp tích cực nhất. Sau khi thực hiện biện pháp này tôi thấy lớp tôi không còn tình trạng đồ chơi của ai người đó chơi, góc nào chỉ chơi ở góc đó nữa, mà trẻ đã biết liên kết các vai chơi theo nhóm chơi, góc chơi với nhau thành thạo theo sự kiện chơi. 5/ Biện pháp 5: Rèn trẻ kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin cho trẻ qua các hoạt động khác. Giao tiếp không chỉ có hay xuất hiện trong một địa điểm hay một trường hợp nhất định mà giao tiếp được hình thành ở mọi lúc, mọi nơi. Cũng chính vì vậy để thúc đẩy kỹ năng giao tiếp cho trẻ tôi không chỉ hướng dẫn cho trẻ trong một hoạt động nhất định hay chỉ khi ở lớp, ở trường mà môi trường sống của trẻ cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển giao tiếp cho trẻ. Nếu chỉ rèn trẻ khi trong tiết học hay khi chơi hoạt động góc thì khả năng giao tiếp của trẻ sẽ không có sự liền mạch thống nhất vì vậy tôi đã thực hiện ren các kỹ năng giao tiếp mạnh dạn tự tin cho trẻ qua rất nhiều các hoạt động khác. 5.1. Qua hoạt động ngoài trời Phát triển kỹ năng giao tiếp qua hoạt động quan sát xem tranh ảnh, đồ dùng trực quan. Với trẻ 3-4 tuổi đồ dùng trực quan là rất cần thiết vì trẻ được sờ, nắm, quan sát nội dung bức tranh hoặc đồ vật thông qua đó trẻ tiếp thu thêm các từ mới và sử dụng thêm từ cũ mà mình đã biết. Ngoài ra hàng tuần tôi còn cho trẻ đi thăm quan khung cảnh thật xung quanh trường, lao động sân trường, chọn 1 phong cảnh phù hợp gợi ý cho trẻ quan sát và nói cảm nhận của mình về những gì trẻ nghe, nhìn và cảm nhận thấy. Đồng thời tôi còn tạo cho trẻ cơ hội giao lưu cọ xát qua các nhóm bạn, nhóm lớp khác để trẻ được mạnh dạn tự tin hơn. 5.2. Qua giờ ăn: Trong giờ ăn trẻ lớp tôi có tình trạng tranh giành thìa bát có lúc vì tranh giành bát mà làm đổ cơm. Lúc đó tôi phải không được nóng giận mà tôi nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu hành động đó là chưa ngoan khi tranh giành cơm đổ ra sẽ làm bẩn quần áo, lãng phí đồ ăn, nếu thức ăn còn nóng có thể sẽ gây bỏng. Qua thực hiện thì giờ trẻ lớp tôi đã không còn hiện tượng tranh giành bát, thìa trong khi ăn và có kỹ năng ứng xử, giao tiếp trong giờ ăn. 5.3. Các hoạt động giao lưu tập thể, văn hóa văn nghệ thể dục thể thao. Các hoạt động văn nghệ luôn được coi là hoạt động thu hút sự tham gia và chú ý của nhiều trẻ nhất. Trẻ luôn thấy hứng thú tự tin và tự hào khi được tham gia vào các hoạt động văn nghệ. Biết được điều này nên tôi thường xuyên cho trẻ được tham gia biểu diễn văn nghệ với các lớp nhỡ và lớn vào các ngày lễ lớn của trường như khai giảng 13/20
  5. Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường MN năm học, 20/11, ngày tết trung thu. Chính các hoạt động được tổ chức trong các buổi giao lưu như hát, chơi trò chơi sẽ giúp trẻ lớp tôi mạnh dạn tự tin hơn từ đó trẻ giao tiếp với nhau một cách thoải mái hồn nhiên Ngoài ra tôi đã phối hợp nhà trường tổ chức thực hiện các hoạt động nổi bật như cho lớp: - Phối hợp tổ chức cho trẻ của lớp mình với các lớp trong khối tham gia liên hoan chào đón Tết Trung thu, trẻ được tham gia vào các trò chơi dân gian, làm đồ chơi trung thu (đèn lồng, đèn ông sao ), làm bánh dẻo, Tổ chức ngày hội “Tết quê em” lồng ghép giáo dục lễ giáo, khả năng giao tiếp. Tổ chức hoạt động “Bé tập làm nội trợ” trẻ được tập gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả ngày tết. - Tổ chức hoạt động giáo dục tại lớp cho trẻ chào mừng ngày 20/10, 20/11, 8/3 trẻ được làm bưu thiếp, tập cắm hoa, tập nói lời chúc mừng cô giáo và các bạn gái,các bà, các mẹ, những trò chơi rèn kỹ năng tự tin, mạnh dạn, giúp trẻ phát triển nhận thức, thẩm mỹ. Ngoài ra trẻ còn được ăn tiệc Buffe do nhà trường trong ngày thi đồng diễn thể dục giữa các lớp và các khối.( Ảnh 5: Trải nghiệm gói bánh trưng) Tóm lại khi trẻ lớp tôi được tham gia vào các hoạt động trên trẻ đã mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh. 6/ Biện pháp 6: Tuyên truyền tới phụ huynh. Tuyên truyền tới phụ huynh về phương pháp và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là một việc làm thiết thực và vô cùng quan trọng. Qua công tác chăm sóc và áp dụng thực tế, bản thân tôi thấy công tác phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ có tác dụng rất lớn. Nếu làm tốt được điều này sẽ tạo được sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường về việc chăm sóc giáo dục trẻ, tạo được sự thống nhất về nội dung phương pháp cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp học cũng như ở gia đình, tránh được những mâu thuẫn về cách chăm sóc giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và các phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ. Để thực hiện tốt việc rèn luyện mạnh dạn tự tin cho trẻ thì các bậc phụ huynh giữ một vai trò quan trọng. Vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã tổ chức một cuộc họp phụ huynh học sinh. Qua buổi họp này, tôi đã thông qua lịch sinh hoạt hằng ngày của các cháu ở trường cũng như một số quy định riêng của lớp. Tôi đã xây dựng góc tuyên truyền ở cửa lớp để phụ huynh dễ nhìn, dễ cập nhật. Ngoài ra tôi thường trao đổi với phụ huynh qua các giờ đón, trả trẻ về tình hình của trẻ ở lớp, và những đặc điểm riêng của trẻ. 14/20
  6. Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường MN Qua đó, gia đình sẽ biết được tình hình của trẻ ở lớp. Và qua gia đình, giáo viên có thể nắm bắt được tính nết của trẻ ở nhà, từ đó tim ra các biện pháp tác động đến trẻ có hiệu quả. Để thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các bậc cha mẹ ngay từ đầu thông qua các buổi họp phụ huynh tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về nội dung chương trình học của trẻ, thống nhất một số biện pháp chăm sóc và dạy trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách rèn thêm con ở nhà. Phối kết hợp với các bậc cha mẹ không chỉ giúp cha mẹ và giáo viên có kiến thức chăm sóc trẻ một cách có khoa học mà còn giúp cho cha mẹ hiểu được thêm công việc của giáo viên ở lớp cũng như giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo nên mối quan hệ thân thiết cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên. Ngoài ra tôi còn phối kết hợp với ban phụ hunh của lớp và phối kết hợp cùng với nhà trường trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội, để phụ huynh có nhận thức và hiểu sâu sắc về công việc của giáo viên hàng ngày ở lớp. Tôi đã mời cha mẹ trẻ đến dự giờ các tiết học của các con trên lớp và các hoạt động của trẻ ở trường. Qua đó cha mẹ vừa có một sự đánh giá về công việc hàng ngày của cô, các hoạt động một ngày của con ở trường cũng như sự nhận thức và tiếp thu của con mình đến đâu để từ đó có sự giáo dục tốt nhất. Qua thực tế cho thấy nếu như gia đình và nhà trường có sự kết hợp chặt chẽ thì sẽ tạo nên được một mối quan hệ gần gũi cởi mở giữa 2 bên và cả 2 bên sẽ nhận được những đóng góp chân thực và những kinh nghiệm rất thiết thực và quý báu trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Có sự phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh tôi nhận thấy thu được kết quả rất tốt: các cháu tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt rất tốt, các bài tô vẽ có tiến bộ hơn rất nhiều về tô màu cũng như phối kết kết hợp màu sắc, các giờ học thì hăng hái tham gia phát biểu ý kiến và sôi nổi hơn, phụ huynh thì quan tâm đến đến con em mình nhiều hơn giữa cô giáo và phụ huynh luôn có sự gần gũi, cởi mở khi trao đổi các hoạt động của con trên lớp. Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc chăm sóc giáo dục trẻ mới hiệu quả. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa nhà trường và 15/20
  7. Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường MN gia đình, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy cho trẻ bài học cần phải có tính mạnh dạn tự tin với những người xung quanh. Giáo viên dạy tốt, trẻ học tốt là nhờ 1 phần đóng góp không nhỏ của phụ huynh, đây là biện pháp để chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm đáp ứng về các mặt thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp, ứng xử, giáo dục. IV: Kết quả: 1. Đối với trẻ: Sau khi thực hiện lớp tôi đã đạt được kết qủa với 37 trẻ như sau: Đầu năm Cuối năm Nội dung Đạt Tỷ lệ CĐ Tỷ lệ Đạt Tỷ lệ CĐ Tỷ lệ Tính mạnh dạn tự tin. 20 54 17 50 35 95 02 5 Mạnh dạn giao tiếp với 13 35 24 65 33 89 04 11 mọi người xung quanh. Biết bày tỏ cảm xúc của 8 22 29 78 30 81 07 19 mình với người khác. Kết quả cho thấy: Trẻ mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động. Trẻ giao tiếp cởi mở dễ dàng chia sẻ cảm xúc với bạn bè và người thân. Trẻ có hoà nhập nhanh chóng với mọi người xung quanh. 2. Đối với giáo viên: Tích cực học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu không ngừng đưa ra các hình thức sáng tạo trong giảng dạy. Thường xuyên tổ chức tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động phong phú để trẻ mạnh dạn. Cần gần gũi để phát hiện sự sáng tạo của trẻ, khen ngợi động viên sửa sai kịp thời và tạo môi trường giao tiếp tốt cho trẻ Thực hiện công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh để trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt và đạt hiệu quả cao. Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm bắt tính cách của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc - giáo dục trẻ và bàn bạc hướng giải quyết những khó khăn gặp phải 16/20
  8. Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường MN PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận: Với nội dung và biện pháp tôi đã thực hiện và đã đề ra mục đích và tầm quan trọng của việc dạy trẻ có kỹ năng giao tiếp. Qua thực tế tôi thấy việc tạo ra một không khí thoải mái đầm ấm, việc đưa trò chơi, tạo tình huống cũng như tranh ảnh, các loại rối trong việc giao tiếp với trẻ là khuyến khích trẻ giao tiếp tích cực khi thể hiện ngôn ngữ. Nó giúp cho giáo viên say mê với công việc, yêu nghề, mến trẻ, luôn nhiệt tình nghiên cứu, tìm tòi, tạo cái hay, tìm cái mới, để đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ. Từ đó giúp trẻ mạnh dạn hơn tự tin hơn khi tham gia mọi hoạt động, đóng kịch, kể truyện, đọc thơ, dạo chơi, chơi góc, hoạt động chung làm phong phú khả năng diễn đạt từ khi giao tiếp của trẻ. Khả năng nghe nói đọc viết của trẻ có nhiều tiến bộ rõ nét, trẻ rất yêu thích và hứng thú với những tác phẩm văn học, trẻ say mê với các trò chơi trong hoạt động góc, các mảng mở, các biểu bảng ở khắp mọi nơi. Với những tiến bộ rõ rệt của trẻ như vậy đã giúp tôi ngày càng thực hiện tốt các biện pháp, tận dụng tối ưu những điều kiện thuận lợi của trường, phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình và nhà trường. * Bài học kinh nghiệm: Giáo viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ. Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu của trẻ. Cô giáo phải hết lòng yêu thương các trẻ, với tinh thần là người mẹ thứ hai của các cháu, cô giáo phải nhạy bén hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Gia đình phải thật sự là mái ấm tình thương của trẻ, bố mẹ phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo, phải quan tâm, yêu thương trẻ, có trách nhiệm giáo dục trẻ. Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục rèn luyện vệ sinh văn minh cho trẻ. Do đó muốn giáo dục chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục của 3 cô giáo trong lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. II. Khuyến nghị: * Với phòng Giáo dục và Đào tạo: 17/20
  9. Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường MN - Bổ sung thêm tài liệu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên nghiên cứu và áp dụng giáo dục trẻ. - Rất mong Phòng giáo dục và đào tạo huyện mở rộng và tạo điều kiện cho giáo viên thăm quan học tập và kiến tập các trường trong huyện . * Với Ban Giám Hiệu: - Tăng cường chỉ đạo các tiết chuyên đề về kỹ năng giao tiếp ứng xử cho giáo viên. - Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu tập thể cho trẻ trong trường nhiều hơn nữa. Trên đây là một vài kinh nghiệm rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non đã được triển khai thực hiện tại trường MN Yên Thường tuy đã đạt được một số kết quả nhất định xong vẫn còn không ít những hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp, để cho sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 18/20
  10. Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường MN PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tạp chí giáo dục mầm non số 4 năm 2014. - PGS.TS.Nguyễn Thị Mỹ Lộc, TS. Đinh Thị Kim Thoa, ThS. Phan Thị Thảo - Hương, Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non, NXB Đại học quốc gia Hà Nội - §µo Thanh ¢m (chñ biªn), TrÞnh D©n, NguyÔn ThÞ Hoµ, §inh V¨n Vang, Gi¸o dôc MÇm non I, II, III, NXB §¹i häc S­ ph¹m, 2005. - TrÞnh BÝch Ngäc, TrÇn Hång T©m, Gi¶i phÉu sinh lý trÎ em, NXB §¹i häc S­ ph¹m, 2005 - NguyÔn ¸nh TuyÕt (chñ biªn), NguyÔn ThÞ Nh­ Mai, §inh ThÞ Kim Hoa, T©m lý häc trÎ em løa tuæi mÇm non (tõ lät lßng mÑ ®Õn 6 tuæi), NXB §¹i häc S­ ph¹m, 2005. - Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, NXB giáo dục. - TS. Lê Xuân Hồng, Trò chơi và sự phát triển giao tiếp của trẻ mầm non. ơi-ma-hoc-hoc-ma-choi-voi-Qua-tao-mau-nhiem. Những trò chơi rèn luyện tư duy và giao tiếp trong tập thể, www.mamnon.edu.com. 19/20
  11. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ
  12. Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường MN
  13. Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin cho trẻ 3-4 tuổi trong trường MN