Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng hoàn thành phương trình hóa học cho học sinh THCS

pdf 25 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4721
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng hoàn thành phương trình hóa học cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_hoan_thanh_phuong_tr.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng hoàn thành phương trình hóa học cho học sinh THCS

  1. Axit HCl, H2SO4 loảng tạo ra muối kim loại hóa trị thấp. Axit + Oxit bazơ -> Muối + nước (3) Tất cả oxitbazơ Axit + Bazơ -> Muối + nước(3) Tất cả bazơ đều phản ứng. Axit + muối -> muối mới + axit mới SP có chất rắn hoặc khí. (4) Làm quỷ tím hóa xanh; Nhận biết bazơ phênolphtalein hóa hồng Bazơ + oxitaxit -> Muối + nước Bazơ tan mới phản ứng. Bazơ Bazơ + axit -> Muối + nước Tất cả bazơ phản ứng Bazơ + muối -> muối + bazơ mới (4) Chất tham gia phải là dd; sản phẩm phải có chất rắn. Bazơ -t0-> oxitbazơ + nước Phải là bazơ không tan. Muối + Kloại -> muối + Kloại Từ Mg về sau, KL đứng trước đẩy KL đứng sau ra khỏi dd muối. Muối + bazơ -> Muối + bazơ mới Chất tham gia phải là dd; sản phẩm phải có chất rắn. Muối Muối + axit -> Muối + axit mới (4) Sản phẩm có chất rắn hoặc khí Muối + Muối -> Muối + Muối Chất tham gia phải ở dạng dung dịch, sản phẩm có chất rắn hoặc khí. Muối bị nhiệt phân hủy Muối cacbo nát, muối nitrat, clorat. Tính tan của chất vô cơ KLoại Chỉ có K,Na,Ca,Ba,Li tan Oxit Chỉ có các oxit CaO, Na2O, K2O, BaO tan. Còn lại không tan. Axít Hầu như tất cả tan (Trừ H2SiO3) Bazơ Chỉ có NaOH, KOH, Ba(OH)2 tan, Ca(OH)2 tan ít, còn lại lại không tan 1. Tất cả muối nitrat, muối KLK, muối axit tan Muối 2. Muối clo tan ( trừ AgCl) 3. Muối sun phát tan trừ BaSO4 , PbSO4không tan , CaSO4 tan ít. 4. Hầu hết muối cacbonat , muối phopphat không tan ( trừ muối KLK) Cần chú ý: (phần này dành cho học sinh khá nghiên cứu thêm) (1)(3) Phản ứng giữa các oxit axit như SO2; SO3; CO2; N2O5; P2O5 (hoặc H3PO4) với các dd bazơ như KOH; NaOH; Ca(OH)2 Ba(OH)2 thì tùy thuộc vào tỉ lệ số mol giữa oxit với bazơ để tạo ra các muối trung hòa hay muối axit hay cả 2 muối. Ví dụ : Xét phản ứng giữa CO2 với dd NaOH Nếu nNaOH/nCO2 ≤1 tạo ra muối axit NaOH + CO2 -> NaHCO3 (1) Nếu nNaOH/nCO2≥2 tạo muối trung hòa 2NaOH +CO2 -> Na2CO3 +H2O Nếu 1 Tạo ra 2 muối có 2 PTHH 1 và 2 13
  2. (2). Kim loại tác dụng với H2SO4 đặc nóng hay HNO3 đặc nóng sẽ không giải phóng CO2 mà giải phóng các khí khác tùy từng trường hợp cụ thể. Ví dụ : Cu + 2H2SO4 -đặc nóng -> CuSO4 + 2H2O +SO2 (4) Trong các phản ứng giữa axit, bazơ, muối với muối axit có những điểm khác biệt: Muối axit là muối lưỡng tính (mang cả tính chất của axit và tính muối), do đó: a. Khi muối axit tác dụng với dd bazơ thì nó thể hiện tính axit (tạo muối trung hòa và nước). Ví dụ: NaHCO3 + NaOH -> Na2CO3 +H2O b. Khi muối axit tác dụng với axit thì nó thể hiện tính muối (tạo muối trung hòa và axit mới- điều kiện là axit mạnh +muối axit yếu) Ví dụ : HCl+NaHCO3 -> NaCl +H2O+CO2 c. Khi muối axit tác dụng với muối trung hòa thì nó thể hiện tính axit (tạo muối trung hòa mới và axit mới - đk: muối trung hòa yếu, muối axit mạnh, có kết tủa hoặc bay hơi) . Ví dụ : Na2CO3 + NaHSO4 -> Na2SO4 + H2O+CO2 d. Khi muối axit tác dụng với muối axit thì phải là muối axit mạnh (thể hiện tính axit) với muối axit yếu (tính muối) . VD: NaHSO4+ NaHCO3->Na2SO4+H2O+CO2 Đối với bài tập hóa học nói chung và bài tập hoàn thành PTHH nói riêng, việc phân dạng bài tập là rất quan trọng. Thông qua việc định dạng học sinh sẽ nắm chắc phương pháp làm từng dạng (phương pháp tư duy logic) để làm bài. Mỗi khi đã định dạng và nắm được phương pháp làm, các em sẽ thấy bài tập nhẹ nhàng hơn. Sau đây là một số dạng cơ bản về lập PTHH khi đã học tính chất hóa học và phương pháp làm các dạng đó. Cần lưu ý rằng, việc định dạng và phương pháp làm từng dạng chỉ mang tính chất tương đối bởi trong khoa hoc, mỗi bài toán có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau. Dạng 1: Xác định sản phẩm để hoàn thành PTHH: A + B-> ? Phương pháp làm bài . Bước 1: Xác định xem A, B thuộc loại chất gì (lớp 8) Bước 2: A tác dụng với B không? Nếu tác dụng tạo thành sản phẩm là gì? (lớp 9) Bước 3: Xác định CTHH của sản phẩm và cân bằng phương trình (lớp 8) Một số ví dụ: Ví dụ 1: Cho dung dịch natrihiđroxit lần lượt vào từng ống nghiệm chứa các chất sau: axitsunfuric, khí cacbonic, Sắt(III)clorua, Sắt(II)oxit, Canxihiđroxit. Viết phương trình phản ứng? Định hướng giải: Thực ra đây là bài toán: Viết PTHH hoàn thành các phản ứng sau (nếu có): 1. Natrihiđroxit + axitsunfuric -> 14
  3. 2. Natrihiđroxit + khí cacbonic -> 3. Natrihiđroxit + Sắt(III)clorua -> 4. Natrihiđroxit + Sắt(II)oxit -> 5. Natrihiđroxit + Canxihiđroxit -> Cách giải 1. Natrihiđroxit + axitsunfuric -> Bước 1: phân loại chất : Natrihiđroxit là bazơ tan CTHH là NaOH Axit sunfuric là axit CTHH: H2SO4 Bước 2: Dựa vào TCHH để xác định khả năng phản ứng và sản phẩm tạo thành. Tất cả các bazơ tác dụng được với axit tạo thành muối và nước => NaOH tác dụng được với H2SO4. Bước 3: xác định CTHH của sản phẩm, viết pTHH Muối là hợp chất tạo bởi kim loại : chắc chắn phải là Na(I) và gốc axit :phải là gốc sunfat SO2(II) nên CTHH của muối là Na2SO4; còn nước là H2O Vậy sơ đồ phản ứng là : NaOH + H2SO4 -> Na2SO4 +H2O Bằng phương pháp BCNN học sinh dễ dàng đặt được hệ số để hoàn thành phương trình . 2NaOH + H2SO4 -> Na2SO4 +2H2O 2. Natrihiđroxit + khí cacbonic -> Bước 1: Phân loại chất : Natrihiđroxit là bazơ tan CTHH là NaOH Khí cácbonic là oxitaxit CTHH là CO2 Bước 2: Dựa vào TCHH để xác định khả năng phản ứng và sản phẩm tạo thành. NaOH (bazơ tan) tác dụng được với oxit bazơ tạo muối và nước Bước 3: xác định CTHH của sản phẩm, viết pTHH Sản phẩm : Muối của Na(I) và gốc axit tương ứng của CO2 là gốc CO3(II) nên CTHH của muối là Na2CO3; sản phẩm còn lại Nước : H2O Vậy ta có PT phản ứng : 2NaOH + CO2 > Na2CO3 + H2O 3. Natrihiđroxit + Sắt(III)clorua -> Bước 1: phân loại chất : Natrihiđroxit là bazơ tan CTHH là NaOH Săt(III)clorua là muối trung hòa tan CTHH là FeCl3 Bước 2: Dựa vào TCHH để xác định khả năng phản ứng và sản phẩm tạo thành. NaOH là bazơ tan nên có khả năng tác dụng với muối tan FeCl3 . Đây là phản ứng trao đổi nên còn phải quan tâm tới điều kiện sản phẩm : có chất không tan hay không? Bước 3: xác định CTHH : Sản phẩm tạo thành nếu có sẽ là muối tạo bởi Na(I) và Cl(I) có CTHH là NaCl và bazơ mới có thành phần là Fe(III) và OH(I) nên CTHH là Fe(OH)3. Đây là một bazơ không tan.=> PƯ xảy ra. Ta có sơ đồ phản ứng là : NaOH + FeCl3 -> NaCl +Fe(OH)3 Bằng phương pháp BCNN học sinh cũng dễ dàng đặt hệ số . 3NaOH + FeCl3 -> 3NaCl +Fe(OH)3 15
  4. 4. Natrihiđroxit + Sắt(II)oxit -> Bước 1: Natrihidroxit (NaOH) là dd bazơ, Sắt (II)oxit (FeO) là oxit bazơ. Bước 2: Xác định khả năng phản ứng xảy ra: dd bazơ không tác dụng với oxit bazơ => phản ứng không xảy ra. 5. Natrihiđroxit + Canxihiđroxit -> Cả hai chất đều là dd bazơ nên không phản ứng với nhau. Ví dụ 2: Hoàn thành các phương trình hóa học sau: a. Al + HCl-> b. Na2O + H3PO4-> Cách giải a. Al + HCl-> Bước 1: Phân loại chất: Al là kim loại ; HCl là axit. Bước 2: Kim loại Al tác dụng được với axit HCl tạo ra muối và khí hiđro. Bước 3: Xác định CTHH của sản phẩm: Khí hiđro là đơn chất phi kim nên có CTHH là H2 Muối tạo ra có thành phần là kim loại Al(III) và gốc Cl(I) nên CTHH là AlCl3 Vậy ta có sơ đồ : Al + HCl -> AlCl3 + H2. Bằng phương pháp BCNN học sinh đặt được hệ số là : 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2 b. Na2O + H3PO4-> Bước 1: Na2O là oxit bazơ, H3PO4 là axit. Bước 2: Oxit bazơ luôn tác dụng với axit tạo thành muối và nước. Bước 3: Xác định CTHH của sản phẩm: Nước có CTHH là H2O Muối được tạo bởi kim loại Na(I) và gốc axit PO4(III) => CTHH là Na3PO4 Vậy ta có sơ đồ: Na2O + H3PO4-> Na3PO4 + H2O Bằng phương pháp BCNN ta đặt được hệ số: 3Na2O + 2H3PO4-> 2Na3PO4 + 3H2O Bài tập cho học sinh tự luyện Bài 1: Viết PTHH hoàn thành các phản ứng sau: 1. Fe2O3 + HCl -> 2. MgCO3 + HCl -> 3. Al + H2SO4 (l) -> 4. HNO3 + CaCO3 -> 5. Na2SO4 + H3PO4 -> 6. H2SO4 + BaCl2 -> 7. Ca3(PO4)2 + H2SO4 -> 8. AgCl + HNO3 -> 9. FeS + HCl -> 10. CaSO3 + HCl -> Bài 2. Viết PTHH của các phản ứng sau: 1. Canxiclorua + Bạc nitrat-> 2. Natri hiđrocacbonat + Natrihidroxit-> 3. Natrisunfit + axit sunfuric -> 4. SắtIIInitrat + Kali clorua-> 16
  5. 5. Barihiđrocacbonat + axitclohiđric-> 6. Sắt từ oxit + axit sufurric-> 7. Điphotphopentaoxit + Canxioxit-> 8. Kalicacbonat + Natrihiđrosunphat -> Bài 3. Đánh dấu X vào trường hợp xảy ra phản ứng. Viết PTHH Ba(OH)2 (dd) HCl(dd) SO2 (k) BaCl2 (dd) Fe CuSO4(dd) H2SO4(dd) NaOH (dd) CuO(r) Bài 4. Hòa tan hổn hợp Na,Fe và Cu vào nước thu được dd A, Khí B và hổn hợp chất rắn C. Lọc lấy C rồi cho vào dd HCl dư. Sau phản ứng thu được dd D và chất rắn E. Cho E vào H2SO4 đặc đun nóng thấy có khí mùi hắc bay ra. Thêm ddA vào dd D rồi lọc lấy kết tủa đem nung nóng tới khối lượng không đổi được chất rắn F. Nung nóng F rồi dẫn khí B đi qua thu được chất rắn G. Xác định các chất trong phản ứng tương ứng với các chữ cái và viết PTHH minh họa. Dạng 2 : Xác định chất để hoàn thành phương trình : A + ? -> B +? Phương pháp làm bài: Bước 1: Phân loại chất : A, B là loại chất gì ? (kiến thức lớp 8) Bước 2: Lựa chọn chất: A tác dụng với chất gì để tạo ra B. Thường thì lúc đầu có thể chọn nhiều chất khác nhau (Nhiều B) nên phải biết lựa chọn chất để phản ứng xảy ra. Có trường hợp lựa chọn chất nào cũng được Bước 3: Lựa chọn chất trong trường hợp cụ thể , xác định CTHH và viết PTHH Một số ví dụ: Ví dụ 1: Hoàn thành phản ứng sau: Ca(OH)2 + A -> CaCO3 + ? Cách giải Bước 1: Phân loại chất : Ca(OH)2 là bazơ kiềm ; CaCO3 là một muối kết tủa. Bước 2. Dựa vào tính chất hóa học để lựa chọn chất. Kiềm + oxitaxxit -> Muối + nước Kiềm + axit -> Muối + nước Kiềm + muối -> Muối + bazơ Bước 3: Cụ thể : Kiềm là Ca(OH)2 muối CaCO3 nên A có thể là CO2 hoặc muối cácbonat tan. Các PTHH có thể chọn là : Ca(OH)2 + CO2 -> CaCO3 hoặc Ca(OH)2 + Na2CO3 -> CaCO3 + 2NaOH Ví dụ 2: Hoàn thành PTHH sau: CuSO4 + A -> Cu(NO3)2 + ? 17
  6. Cách giải: Bước 1: Phân loại chất: CuSO4 là muối tan, CuNO3 cũng là muối tan. Bước 2: Dựa vào tính chất hóa học để lựa chọn chất: TH1: Muối + Kim loại -> muối mới + Kim loại mới (Trường hợp này không thỏa mãn vì muối sinh ra là Cu(NO3)2 mà không phải CuSO4) TH2: Muối +Axit-> Muối mới +axit mới (Không thảo mãn bởi chỉ axit HNO3 mới tạo thành Cu(NO3)2, nhưng với HNO3 thì phản ứng không xảy ra vìsản phẩm không có chất không tan hoặc chất bay hơi) TH3: Muối +bazơ-> muối mới +bazơ mới (Không thỏa mãn vì nếu tạo ra bazơ mới phải là Cu(OH)2) TH4: Muối + Muối -> Muối mới + Muối mới ( điều kiện sản phẩm phải có chất rắn) => chỉ có Ba(NO3)2 là phù hợp vì khi phản ứng sẽ tạo ra Cu(NO3)2 tan , còn BaSO4 không tan. Bước 3. Hoàn thành phương trình : CuSO4(dd) + Ba(NO3)2 (dd) -> Cu(NO3)2 (dd) + BaSO4(r) Trên đây chỉ là cách phân tích để làm bài, các em học sinh cần rèn luyện cho mình kĩ năng lựa chọn chất nhanh nhất để đỡ mất quá nhiều thời gian cho bài làm của mình. Bài tập cho học sinh tự luyện Bài 1. Chọn chất thích hợp hoàn thành các PTHH: KHS + A -> H2S + ? HCl + B -> CO2 + ? + ? CaSO3 + C -> SO2 + ?+ ? Fe2O3 + E -> Fe + ? Bài 2. Chọn chất thích hợp để hoàn thành các PTHH: BaCl2 + A -> KCl + ? K2CO3 + B -> KNO3 +? ZnCl2 + C -> NaCl + ? AgNO3 + D -> Al(NO3)3 + ? Dạng 3: Hoàn thành chuỗi biến hóa hóa học. A-> B-> C->D Phương pháp làm bài: Thực chất đây là sự biến đổi dạng 2. Khi ta biến đổi dạng 3 ta sẽ thu được dạng 2 như sau: A +? -> B + ? B + ? -> C + ? C + ? -> D +? Vì thế phương pháp làm hoàn toàn tương tự dạng 2. Mỗi mũi tên là một phương trình hóa học. ở một số bài người ta cho dưới dạng tên chất , bắt buộc học sinh phải xác định được CTHH rồi viết. Một số ví dụ: Ví dụ 1: Viết các phương trình phản ứng thể hiện dãy biến hoá sau: 18
  7. Đồng (II) clorua -> Đồng (II) hiđroxit-> đồng (II) oxit -> đồng Cách giải * Xác định số phương trình hoàn thành dãy biến hoá : có 3 PT * Viết CTHH của các chất đã cho: Bằng kiến thức đã học phần viết CTHH của chất khi biết tên gọi, học sinh dễ dàng viết được CTHH của các chất như sau: CuCl2 -> Cu(OH)2 -> CuO -> Cu * Thực chất là hoàn thành từng phương trình sau: 1. CuCl2 + ? -> Cu(OH)2 + ? 2. Cu(OH)2 -> CuO 3. CuO + ? -> Cu + ? Như vậy , học sinh quay về dạng bài tập như dạng 2. Sau khi phân tích lựa chọn chất, ta được các PTHH sau: 1. CuCl2(dd) + 2NaOH (dd) -> Cu(OH)2(r)+ 2NaCl(dd) 0 2. Cu(OH)2 (r) –t -> CuO(r) + H2O (h) 0 3. CuO(r)+ H2(k) –t -> Cu(r) + H2O (h) Ví dụ 2. Hoàn thành chuỗi biến đổi hóa học sau: Sắt -> Sắt (III) clorua->Sắt (III)nitrat->Sắt(III)hiđroxit -> Sắt(III)oxit Cách giải: Căn cứ vào kiến thức phần “viết CTHH khi biết tên gọi” ta xác định CTHH của các chất như sau: Fe->FeCl3-> Fe(NO3)3 ->Fe(OH)3 -> Fe2O3 Thực chất của quá trình này là hoàn thành 5 PTHH sau: Fe->FeCl3 FeCl3-> Fe(NO3)3 Fe(NO3)3->Fe(OH)3 Fe(OH)3 -> Fe2O3 Bằng cách suy luận như dạng 2, học sinh sẽ viết được các PTHH 2Fe(r) + 3Cl2(k) ->2FeCl3(r) FeCl3 (dd) + 3AgNO3 (dd) -> Fe(NO3)3 (dd) + 3AgCl(r) Fe(NO3)3 (dd) +3 NaOH(dd) -> Fe(OH)3(r) + 3NaNO3(dd) 0 2Fe(OH)3 (r)–t -> Fe2O3(r) + 3H2O(h) HS cần lưu ý. Trong dạng này thì việc lựa chọn đúng chất để phản ứng hóa học xảy ra là rất quan trọng. Do đó, cần chú ý tới điều kiện để phản ứng hóa học xãy ra đã được tóm tắt trong bảng trên. Bài tập cho học sinh tự luyện Bài 1. Viết PTHH hoàn thành dãy biến hóa sau: a. CuO -> CuSO4 -> CuCl2 -> Cu(OH)2 -> CuO b. Al-> Al2O3 -> Al2(SO4)3 -> AlCl3 -> Al(OH)3 -> Al2O3 -> Al Bài 2. Viết PTHH hoàn thành dãy biến hóa sau: Canxicacbonat ->Canxioxit -> Canxihidroxit -> Canxiclorua -> Canxinitrat 19
  8. Bài 3. Viết PTHH hoàn thành dãy biến hóa sau: Al -> AlCl3 -> Al(OH)3 -> Al2O3 Al2(SO4)3 Bài 4 . Viết PTHH hoàn thành dãy biến hóa sau: NaH2PO4 P  P2O5  H3PO4 Na2HPO4 Na3PO4 Dạng 4. Xác định các chất, hoàn thành sơ đồ phản ứng Phương pháp làm bài: Đây là sự kết hợp giữa các dạng trên. Trong dạng này , ta phải xác định được phản ứng “chìa khóa”. Thường thì đề ra he lộ cho ta phản ứng này, từ đó ta suy luận ra các chất khác rồi viết PTHH. Ví dụ 1. Xác định các chất và hoàn thành dãy biến hóa sau: A1 -X-> A2 – Y-> A3 0 Fe(OH)3 –t - Fe(OH)3 B1-Z-> B2 -T-> B3 Cách giải: Ta thấy phản ứng chìa khóa chính là phản ứng nhiệt phân Fe(OH)3 sẽ tạo thành Fe2O3 và H2O. Căn cứ vào đây để xác định các chất tiếp theo. Fe2O3 -HCl-> FeCl3 – AgNO3-> Fe(NO3)3 0 Fe(OH)3 –t - Fe(OH)3 H2O –CaO-> Ca(OH)2 -Na2CO3-> NaOH Các phản ứng cụ thể: 0 2Fe(OH)3(r) –t -> Fe2O3 + 3H2O Fe(OH)3(r) + 3HCl(dd) -> FeCl3(dd) + 3H2O FeCl3(dd) + 3AgNO3(dd) -> Fe(NO3)3(dd) + 3AgCl(r) H2O + CaO(r) -> Ca(OH)2 Ca(OH)2(dd) + Na2CO3(dd) -> 2NaOH(dd) + CaCO3(r) 3NaOH(dd) + Fe(NO3)3(dd) -> Fe(OH)3(r) + 3NaNO3(dd) Ví dụ 2. Xác định các chất và hoàn thành dãy biến hóa sau: to FeS2 + O2  A + B A + H2S C + D C + E F F + HCl G + H2S G + NaOH H + I H + O2 + D J o J  t B + D o B + L  t E + D E + K -> M M + Cu ->G + N 20
  9. Cách giải: Phản ứng chìa khóa có thể là phản ứng (1) và phản ứng (4). Các phản ứng là: to FeS2 + O2  SO2  + Fe2O3 SO2 + H2S S + H2O S + Fe FeS FeS + HCl FeCl2 + H2S FeCl2 + NaOH Fe(OH)2  + NaCl Fe(OH)2 + O2 + H2O Fe(OH)3  to Fe(OH)3  Fe2O3 + H2O to Fe2O3 + H2  Fe + H2O Fe + Cl2-> FeCl3 FeCl3 + Cu -> FeCl2 + CuCl2 Các phương trình hóa học cụ thể: 1. 4FeS2 + 11O2 -> 8SO2(k) + 2Fe2O3 2. SO2(k) + 2H2S -> 3S(r) + 2H2O 3. S(r) + Fe(r) –t0-> FeS(r) 4. FeS(r) + 2HCl(dd) -> FeCl2 + H2S (k) 5. FeCl2(dd) + 2NaOH(dd) -> Fe(OH)2(r) + 2NaCl(dd) 6. 4Fe(OH)2(r)+ O2 + 2H2O -> 4Fe(OH)3(r) 0 7. 2Fe(OH)3(r) –t -> Fe2O3 + 3H2O 0 8. Fe2O3 + 3H2–t -> 2Fe + 3H2O 0 2Fe + 3Cl2–t -> 2FeCl3 2FeCl3 + Cu -> 2FeCl2 + CuCl2 Bài tập cho học sinh tự luyện Bài 1. Cho sơ đồ biến hóa sau: 0 A X, t 0 A1 Y, t Fe B D E C 0 A2 Z, t Biết rằng A + HCl -> D + C + H2O. Xác định các chất và viết PTHH. Bài 2. Xác định các chất và hoàn thành các PTHH: Biết A là phi kim màu vàng tươi, cháy ngọn lửa xanh lam . B,C,D,E,F là các hợp chất của A. A,E,B cùng một loại chất. A oxi B NaOH C NaOH D HCl B oxi E nước F Cu B Bài 3. Chọn chất thích hợp để hoàn thành các PTHH: X + A  E F (1) (5) GE X + B( 2 )  (6)HF  (7) ( 3 ) Fe IL X + C (4)  (8)K  (9) H BaSO4  MG X + D  (10)XH  (11) 21
  10. Bài 4. Chọn chất thích hợp để hoàn thành các PTHH: A + B -> C + D(k) + E C + Ba(OH)2 -> G(r) + F(r) B + Cu -> I + D (k) + E G -> Fe2O3 + E A + I -> Cu + L Bài 5. Chọn chất thích hợp để hoàn thành các PTHH: A + B -> Muối (r) + H2O B + C -> 2 muối (r) + H2O C + D - > 1 muối + khí + H2O C + KOH -> 1 muối (r) + 1 muối (dd) + H2O. C. KẾT LUẬN Trên đây là toàn bộ nội dung về kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng lập PTHH cho học sinh mà tôi đã thực hiện. Rõ ràng, việc rèn luyện cho học sinh viết được PTHH là một quá trình lâu dài và phải thực hiện tốt từng bước một. Giáo viên và học sinh cần chú ý tính hệ thống của nó trong quá trình dạy học. I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua một năm thực hiện, tới năm học 2008-2009, cũng bằng cách khảo sát tương tự với 40 em học sinh của 4 lớp 9 trường THCS Diễn Mỹ. (các em học sinh này tôi dạy liên tục từ lớp 8 lên lớp 9). Với 10 PTHH như khi tôi khảo sát năm 2007-2008. Kết quả thu được như sau: Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số 0 0 4 4 7 7 6 5 3 4 HS Kết quả là có 32/40= 80% học sinh đủ điểm. Thông qua các bài kiểm tra 15 phút và kiểm tra 1 tiết, tôi cũng nhận thấy kĩ năng viết PTHH của học sinh trường tôi đã được cải thiện rất rõ rệt. Các em đã biết dùng khả năng tư duy, suy luận logic để viết PTHH. Đặc biệt, có những em học sinh rất yếu về khả năng lập PTHH nhưng khi tôi “bày” cho các em phương pháp “tư duy” (phương pháp làm từng dạng bài cụ thể) thì các em đều có thể tiếp cận nhanh chóng và viết PTHH khá thành thạo. II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Việc dạy cho học sinh cách lập PTHH là công việc tất yếu của giáo viên, song để có kết quả cao trong công tác giảng dạy thì giáo viên cần nghiên cứu kĩ toàn bộ chương trình hóa học THCS để thấy được mối quan hệ giữa các phần kiến thức ở lớp 8 và lớp 9. Sau đó cần lên kế hoạch cụ thể để rèn luyện cho học sinh từng nội dung thông qua từng bài dạy ở từng khối lớp cụ thể. 22
  11. - Giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ nội dung cho mỗi phần kiến thức, cần bày cách giải cho học sinh thật tỉ mĩ, nhất là cách giải phải thể hiện được khả năng tư duy. Cần làm cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa các phần kiến thức để các em chú ý rèn luyện ngay từ đầu. III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ. Hàng năm, phòng GD&ĐT nên tuyển chọn các SKKN hay rồi tổ chức hẳn một buổi trao đổi về SKKN cho từng môn học để phổ biến , đưa SKKN vào thực tế dạy học. Diễn Châu ngày 19/05/2010 Người thực hiện ĐỒNG VIẾT TẠO Chú ý: Đề tài trên đây chỉ là một phần nội dung rất ít trong quyển sách tôi viết mới được Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam phát hành tháng 5 năm 2010. Cuốn sách mang tên “Bồi dưỡng học sinh giỏi THCS môn Hóa học”(hình trên). Nội dung gồm 3 chuyên đề lớn: Chuyên đề 1. Hóa học đại cương Chuyên đề 2. Hóa học vô cơ Chuyên đề 3. Hóa học hữu. 23
  12. Mỗi chuyên đề bao gồm nhiều chủ đề bám sát nội dung SGK. Ở mối chủ đề gồm Kiến thức cần nhớ, Các dạng bài tập, Bài tập tự luyện. Tổng cả cuốn sách gồm 54 dạng bài tập hay gặp ở THCS. Thực tế hiện nay, có rất nhiều sách tham khảo hóa học dành cho học sinh THCS. Song, hầu hết các tài liệu đều chưa đề cập đầy đủ những dạng bài thường gặp và bài tập nâng cao đối với chương trình THCS. Đặc biệt, chưa có tài liệu nào phân dạng một cách rõ ràng và đầy đủ các dạng bài tập hóa học. Vì thế , hiện nay dù trên thị trường “thừa” sách tham khảo nhưng giáo viên và học sinh vần “thiếu” sách để sử dụng. Có thể nói, hầu hết các bài toán hóa học phổ thông đều được phân vào một dạng nào đó. Những bài tập phức tạp thực ra cũng chỉ là sự tổng hợp của nhiều dạng toán riêng rẽ. Do đó, nếu nắm được phương pháp giải các dạng bài tập riêng rẽ thì chúng ta sẽ dễ dàng giải quyết các dạng bài tập hóa học từ đơn giản đến phức tạp. Với quan điểm đó, cuốn sách “Bồi dưỡng học sinh giỏi THCS môn Hóa học” sẽ giúp các bạn nắm được các dạng toán hóa học và phương pháp giải của từng dạng toán đó. Trong cuốn sách này có đầy đủ các dạng toán thông thường và dạng toán khó hay gặp ở hóa học phô thông. Kèm theo đó là các ví dụ minh họa được phân tích hết sức chi tiết nhằm giúp các em học sinh nắm chắc phương pháp giải. Các bạn hãy nghiên cứu thật kĩ phương pháp giải và ví dụ minh họa rồi áp dụng để giải các bài tập ở phần “Bài tâp tự luyện”. Cuối cùng, các bạn hãy sử dụng phương pháp đã tích lũy được để rèn luyện giải toán đối với các bài tập trắc nghiêm và đề thi học sinh giỏi. Cách học tốt nhất, hiệu quả nhất là học phương pháp giải. Giải nhiều bài tập, biết kết quả nhiều bài tập không bằng nắm được phương pháp giải bài tập đó để rồi dùng nó để giải quyết các bài khác cùng dạng. Chúc các bạn thành công! 24
  13. MỤC LỤC A. Đặt vấn đề trang 1 B. Giải quyết vấn đề trang 1 1. Thực trạng trang 1 2. Nguyên nhân trang 2 3. Biện pháp giải quyết trang 3 Nội dung 1: Rèn luyện kĩ năng viết đúng CTHH trang 3 Nội dung 2: Rèn luyện kĩ năng lập PTHH trang 9 - Rèn luyện kĩ năng lập PTHH khi biết tên chất trang 9 - Rèn luyện kĩ năng viết PTHH khi biết tính chất hóa học trang 11 - Dạng 1: A + B-> trang 13 - Dạng 2: A + ? -> B + ? trang 16 - Dạng 3: A->B->C->D trang 17 - Dạng 4: Xác định chất để hoàn thành PTHH trang 19 C. Phần kết luận trang 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK hóa học 8 - NXB giáo dục 2. SGK hóa học 9 - NXB giáo dục 3. Một số tài liệu khác. 25