Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình trong ra đề kiểm tra Hóa học

doc 18 trang binhlieuqn2 4863
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình trong ra đề kiểm tra Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_kenh_hinh_trong_ra_de_kiem_tra.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kênh hình trong ra đề kiểm tra Hóa học

  1. Qua ví dụ trên cho thấy việc giải bài tập bằng hình vẽ đã rèn cho học sinh cách suy luận, cách tái hiện lại các kiến thức về tính chất hóa học của SO 2, đặc biệt là việc vận dụng tri thức khoa học vào thực tiễn. Không những thế bài tập trên còn giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường (qua việc xử lý không cho SO 2 thoát ra trong phòng thí nghiệm, đảm bảo nguyên tắc an toàn thí nghiệm). Bài tập 2: Cho hình vẽ sau: Hình vẽ dụng cụ và hóa chất này dùng để điều chế khí nào sau đây? A. O2.B. H 2. C. H2SD. Cl 2. Lưu ý: (1) và (2) là các chất phản ứng với nhau (không phải là chất xúc tác). Để làm được bài tập này đòi hỏi HS phải biết suy luận theo các mức độ khác nhau: - Với HS trung bình sẽ nắm được khí trên phải nặng hơn không khí không tan hoặc tan rất ít trong dung dịch H 2SO4 đặc, không phản ứng với H 2SO4 đặc. Như vậy chỉ có O2 và Cl2 thoả mãn (vì H2 nhẹ hơn không khí, H2S bị oxi hoá bởi H2SO4 đặc) - Với học sinh khá hơn còn phân tích được dựa vào hình vẽ (1) và (2) là: Hai khí này phải điều chế được bằng cách cho một chất lỏng (hoặc dung dịch) tác dụng với một chất rắn mà không cần đun nóng. Điều này chỉ có Cl2 thoả mãn với phản ứng: 2KMnO4 + 16HClđặc → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O Với bài tập này, giáo viên có thể khai thác thêm ở học sinh một số kiến thức khác như sau: - Tại sao lại có bình số (3)? Bình số (3) là bình rửa khí, có tác dụng làm khô khí Cl2. Đến đây tùy điều kiện tiết dạy giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh về cách làm khô các khí. Như vậy, bài tập này không những dùng củng cố cho học sinh về một số tính chất của O2, H2S, H2, Cl2 mà còn củng cố cho học sinh về cách thu khí, cách rửa khí, cách nhận biết khí đầy, Thông qua những ví dụ trên cho ta thấy việc giải bài tập hình vẽ sẽ rèn cho học sinh cách suy luận, cách tái hiện các kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hóa học, của các chất. Hơn thế nữa một bài tập hình vẽ có thể khai thác được nhiều khía cạnh của các vấn đề hóa học và thông qua đó giúp học sinh khắc sâu và nhớ lâu kiến thức hơn. 3. Sử dụng bài tập hình vẽ để kiểm tra đánh giá, hình thành và phát triển kỹ năng thực hành. Với bài tập 1 mục 1 như trên, không chỉ giúp học sinh khắc sâu kiến thức hơn mà còn giúp học sinh nhớ lại các cách thực hành thu chất khí. - Cách 1: Dời chỗ không khí: Thường sử dụng cho các khí có các đặc điểm sau: + Không bị oxi hóa trong không khí ở điều kiện thường + Nặng hay nhẹ hơn khá nhiều so với không khí + Có dấu hiệu để nhận biết khi nào khí đầy bình 6
  2. Với khí nặng hơn không khí người ta sử dụng ống nghiệm lật ngửa, khí nhẹ hơn không khí người ta sử dụng ống nghiệm úp xuống. Ngoài ra, một kỹ năng thực hành được hình thành quan trọng ở đây là khi thu khí phải để đầu vòi gần sát với đáy ống nghiệm để hiệu suất thu khí cao hơn. - Cách 2: Dời chỗ nước: Thường sử dụng cho chất khí có các đặc điểm sau: + Không tan (hoặc ít tan) trong nước, không tác dụng với nước + Không tan (hoặc ít tan) trong một dung dịch phổ biến (ví dụ khí clo tan rất ít trong dung dịch NaCl bão hòa). Tương tự với Bài tập 2 mục 2 ở trên ta có thể rèn cho học sinh về một số kiến thức thực hành như: - Phương pháp cho chất lỏng tác dụng với chất rắn. - Cách thu khí, cách nhận biết khí đầy. - Cách xử lí không cho khí thoát ra ngoài - Cách rửa khí, Bài tập 1: Để điều chế khí O2 trong phòng thí nghiệm người ta có thể nhiệt phân KMnO4. Dụng cụ vẽ nào đưới đây thích hợp với cách điều chế trên? Trước khi đưa các bài tập này, giáo viên cần kiểm tra học sinh một số kỹ năng như: - Cách rửa, cách làm khô ống nghiệm và dụng cụ thủy tinh. - Một số kinh nghiệm bảo quản ống nghiệm và dụng cụ thủy tinh khi đun nóng, làm lạnh. - Kỹ thuật nung hỗn hợp chất phản ứng, cách thu khí và một số phương pháp thu khí. Giáo viên có thể nêu ra hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh thảo luận để đi đến kết quả như sau: + GV: Để bảo quản ống nghiệm không bị vỡ khi đun nóng cần phải lưu ý những gì? + HS: Không nên làm lạnh đột ngột (nơi có nước hoặc để nước rơi vào). + GV: Nếu để ống nghiệm miệng hướng lên hoặc ngang bằng thì khi nung chất rắn hơi nước sẽ đi đâu? + HS: Hơi nước sẽ ngưng tụ lai và chảy xuống đáy ống nghiệm tại vị trí đun nóng. 7
  3. Kết hợp với kiến thức về bảo quản ống nghiệm học sinh sẽ rút ra ngay được: Nếu để ống nghiệm miệng hướng lên hoặc ngang bằng với đáy thì sẽ dễ gây vỡ ống nghiệm khi nung chất rắn. Vì vậy, học sinh sẽ chọn hình (2). Qua bài tập này sẽ hình thành cho học sinh kiến thức thực hành hết sức quan trọng là: Khi nung chất rắn thì phải để đáy ống nghiệm phải hơi cao hơn miệng. Bài tập này cũng đã hướng dẫn cho học sinh cách nung nóng để làm khô ống nghiệm. Kiến thức thực hành này sẽ làm cho học sinh khắc sâu và nhớ lâu hơn nhiều so với việc giáo viên truyền thụ, giới thiệu cho học sinh. Hơn thế nữa, bài tập này còn có thể dùng để củng cố, ôn tập, kiểm tra kỹ năng thực hành của học sinh trước buổi thực hành. Bài tập 8: Trong phòng thí nghiệm người ta thường tiến hành điều chế khí clo tinh khiết theo hình vẽ sau: hãy giải thích tại sao lại phải mắc sơ đồ thí nghiệm như thế? Qua sơ đồ thí nghiệm trên học sinh phải hiểu và ghi nhớ được khí clo điều chế được có lẫn: khí HCl, hơi nước nên phải dẫn qua dung dịch NaCl để hấp thụ HCl và H2SO4 đặc để hấp thụ hơi nước. Khí clo nặng hơn không khí và không tác dụng được với không khí nên có thể thu bằng cách đẩy không khí, bông tẩm dung dịch NaOH đặc để hấp thụ khí clo dư nhằm hạn chế clo thoát ra ngoài không khí vì clo là một khí độc. Ngoài cách hỏi như trên thì chúng ta còn có thể đưa bài tập này trở thành dạng bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn với việc sắp xếp thứ tự của các hóa chất sao cho phù hợp với việc điều chế ra khí clo. Tùy vào từng mức độ của học sinh mà có thể đưa ra nhiều dạng câu hỏi có độ khó dễ khác nhau. Bài tập 9: Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. Người ta có thể sắp xếp các hóa chất như thế nào cho phù hợp việc điều chế. 8
  4. A. NaCl, MnO2, HCl đặc, H2SO4 đặc B. NaCl; H2SO4 đặc, MnO2, HCl đặc C. HCl đặc, MnO2, NaCl, H2SO4 đặc D. H2SO4 đặc, MnO2, HCl đặc, NaCl HS phân tích: Dựa vào hình vẽ sẽ xác định được đây là sơ đồ thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, khi đó nhớ lại các chất cần dùng để điều chế ra khí clo và thứ tự sắp xếp và bố trí các thí nghiệm để thu được khí clo khô Chọn phương án C Và để nâng cao độ khó của câu hỏi chúng ta có thể chỉ cho biết rằng đây là sơ đồ phản ứng dùng để điều chế khí clo và yêu cầu học sinh lựa chọn các hóa chất phù hợp cho các vị trí số ta đánh trong sơ đồ. Bài tập 10: Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, hãy giải thích sơ đồ lắp ráp đó? Với sơ đồ thí nghiệm này yêu cầu học sinh phân tích được: Khí clo được điều chế từ chất rắn MnO 2 và axit HCl đặc nên tiến hành trong bình cầu, cần đốt nóng bình cầu vì phản ứng xảy ra cần nhiệt độ. Khí clo thoát ra thu trực tiếp vào bình đựng khí để ngửa, không nút đậy (phương pháp đẩy không khí), vì khí clo nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí. Bài tập 11: Phân tích chỗ sai trong sơ đồ hình vẽ điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. Bài tập này yêu cầu học sinh nắm được : Hình vẽ bên mô tả cách điều chế và thu trực tiếp khí clo bằng phương pháp đẩy không khí, nên bình thu khí không đậy nút kín để không khí trong bình bị đẩy ra ngoài. Sai ở nút B Bài tập 12: Cho các thao tác thí nghiệm khi tiến hành thí nghiệm điều chế clo và thử tính tẩy màu của clo ẩm. (1). Lấy kẹp gỗ (hoặc giá gỗ) kẹp ống nghiệm. (2). Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống hút nhỏ giọt dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm đựng KMnO4. (3). Lấy 1 lượng nhỏ KMnO4 cho vào ống nghiệm. (4). Kẹp 1 mảnh giấy màu ẩm, 1 mảnh giấy màu ở miệng ống nghiệm. (5). Bóp nhẹ đầu cao su của ống hút cho 3 - 4 giọt dung dịch HCl đặc vào KMnO4. Thứ tự sắp xếp các thao tác hợp lý là 9
  5. A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (1), (3), (4), (2), (5) C. (1), (2), (3), (5), (4) D. (1), (5), (2), (3), (4) - HS : Dựa vào các quy trình tiến hành làm thí nghiệm điều chế clo và thử tính tẩy màu của khí clo ẩm ở trong sách Hóa học 9 – bài 26, để sắp xếp đúng thứ tự các thao tác hợp lý. Chọn phương án B - GV : Phân tích cách chọn đúng thứ tự các thao tác hợp lý. + Trong quá trình tiến hành thí nghiệm chúng ta cần chú ý việc đặt giấy quỳ tím không tiếp xúc với dung dịch axit vì nếu để cho giấy quỳ tiếp xúc nó sẽ chuyển thành màu đỏ và khi đó chúng ta chỉ quan sát được hiện tượng mất màu của giấy quỳ + Trong thí nghiệm chúng ta có thể để bước (4) là bước cuối cùng nhưng chúng ta sẽ không nên làm như thế bởi khí clo là một khí độc gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe của người làm thí nghiệm. + Ngoài ra, trong thí nghiệm này chúng ta có thể đảo thứ tự của bước (3) và (4) cho nhau. Nhưng chú ý khi làm cần tránh để tinh thể KmnO4 bám vào giấy màu ẩm. Qua các bài tập trên chúng ta thấy, các bài tập về hình vẽ có tác dụng rất lớn trong việc hình thành và củng cố các kiến thức và kỹ năng thực hành hóa học, nó giúp học sinh hiểu rõ bản chất của các thao tác thí nghiệm. Việc sử dụng bài tập hình vẽ sẽ cho học sinh một cách nhìn các tri thức khoa học trực quan hơn, kích thích được tính tò mò và sự hứng thú của học sinh trong việc giải các bài tập hóa học và từ đó giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu kiến thức, rèn được kỹ năng thực hành, kỹ năng tư duy suy luận, kỹ năng vận dụng tri thức vào thực tế đời sống sản xuất. Một số bài tập vận dụng Bài 1: Cho thí nghiệm về tính tan của khi HCl như hình vẽ. Trong bình ban đầu chứa khí HCl, trong nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Hiện tượng xảy ra trong bình khi cắm ống thủy tinh vào nước: A. Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ B. Nước phun vào bình và chuyển sang màu xanh C. Nước phun vào bình và vẫn có màu tím D. Nước phun vào bình và chuyển thành không màu. Bài 2: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đầy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây: 10
  6. Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3 ? A. Cách 1B. Cách 2 C. Cách 3D. Cách 2 hoặc Cách 3 Bài 3: Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau: Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây? A. H2, N2, O2, CO2, HCl, H2S B. O2, N2, H2 C. NH3, HCl, CO2, SO2, Cl2 D. NH3, O2, N2, HCl, CO2 Bài 4: Cho hình vẽ thu khí như sau: Những khí nào trong số các khí H2, N2, NH3 ,O2, Cl2, CO2, HCl, SO2, H2S có thể thu được theo cách như hình ? A. H2, NH3, N2, HCl, CO2 B. H2, N2, NH3, CO2 C. O2, Cl2, H2S, SO2, CO2, HCl D. H2, N2, NH3 ,O2, Cl2, CO2, SO2 Bài 6: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl: Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu được khí Cl 2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng A. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc . B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl. 11
  7. C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3. D. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc . Bài 7: Hình bên mô tả thí nghiệm điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm Các dung dịch X và Y lần lượt là: A. NaOH và NaCl B. NaCl và Na2CO3 C. NaOH và Na2CO3 D. NaCl và NaOH Bài 8: Cho hình vẽ như sau: Hiện tượng xảy ra trong bình eclen chứa dung dịch Br2 là A. Có kết tủa xuất hiện. B. Dung dịch Br2 bị mất màu. C. Vừa có kết tủa vừa mất màu dung dịch Br2. D. Không có phản ứng xảy ra. Bài 9: Cho hình vẽ sau: Cho biết phản ứng nào xảy ra trong bình cầu ? A. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 B. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O C. 2SO2 + O2 → 2SO3 D. Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr Bài 10: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế clo trong phòng thí nghiêm như sau: 12
  8. Hóa chất được dung trong bình cầu (1) là: A. MnO2 B. KMnO4 C. KClO3 D. Cả 3 hóa chất bên đều được. ĐÁP ÁN BÀI TẬP VẬN DỤNG Câu hỏi 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 Đáp án A A B C A D D B B A 4. Sử dụng kênh hình để tăng kỹ năng giải toán hóa học. Đối với một số chất, do tính chất đặc trưng trong các phản ứng như khí CO2, SO2 ; muối nhôm phản ứng với dung dịch bazơ có sản phẩm tạo ra phụ thuộc vào lượng chất phản ứng nên bên cạnh những bài toán biện luận thông thường ta có thể thêm các bài tập đồ thị, sơ đồ giúp các em khắc sâu kiến thức, rút ngắn thời gian giải một bài tập. Ta xét ví dụ 1 sau: Cách ra đề 1. Hấp thụ hoàn toàn 26,88 lít CO2(đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được 157,6 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,4 mol/l.B. 0,3 mol/l. C. 0,5 mol/l. D. 0,6 mol/l. Phân tích: Muốn giải theo cách ra đề này học sinh phải so sánh số mol của kết tủa so với số mol của CO2 và viết PTHH đúng của bài toán để tính đúng đáp số bài toán. Giải: theo bài ra ta có: nCO2 = 1,2 (mol) > = 0,8 mol Nên xảy ra trường hợp: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O 2,5a 2,5a 2,5a CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 1,2 – 2,5a Ta có 2,5a –(1,2 – 2,5a) = 0,8 => a = 0,4 mol/l Cách ra đề 2: Hấp thụ hoàn toàn CO (đktc) 2 nBaCO3 vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được 0,8 mol kết tủa theo hình vẽ. Giá trị của a là 2,5a A. 0,4 mol/l.B. 0,3 mol/l. 0,8 n C. 0,5 mol/l. D. 0,6 mol/l. CO2 0 0,8 2,5a 1,2 5a Giải: Đối với cách ra đề này học sinh chỉ cần nhìn đồ thị đã thấy ngay Do đồ thị đối xứng nên ta có: 2,5a – 0,8 = 1,2 – 2,5a a = 0,4. Chọn A. 13
  9. Nhận xét: Rõ ràng với cách ra đề 2 phát triễn khả năng tư duy và rút ngắn được thời gian làm bài cho học sinh. VD2: Sục từ từ đến dư CO vào một cốc đựng 2 nCaCO3 dung dịch Ca(OH) 2. KQ thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình bên. Khi lượng CO 2 đã sục vào dung dịch là 0,85 mol thì lượng kết a tủa đã xuất hiện là m gam. Giá trị của m là nCO2 A. 40 gam. B. 55 gam. 0 0,3 1,0 C. 45 gam. D. 35 gam. (Hình 1) Giải nCaCO3 + Từ đồ thị(hình 1) a = 0,3 mol. + Dễ thấy kết tủa cực đại = 0,3 + (1 – 0,3): 2 = 0,65 x = ? 0,65 mol. nCO2 + Từ kết quả trên ta vẽ lại đồ thị(hình 2): Từ đồ 0 0,65 0,85 1,3 thị này suy ra khi CO2 = 0,85 mol x = 1,3 – 0,85 = 0,45 mol (Hình 2) m = 45 gam. VD 3: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có nBaCO3 kết quả theo đồ thị như hình bên. Giá trị của x là 0,7 A. 0,10 mol. B. 0,15 mol. x nCO2 C. 0,18 mol. D. 0,20 mol. 0 1,2 VD 4: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có nBaCO3 kết quả theo đồ thị như hình bên. Giá trị của x là x A. 0,60 mol. B. 0,50 mol. 0,2 nCO2 C. 0,42 mol. D. 0,62 mol. 0 0,8 1,2 VD5: Sục CO 2 vào dung dịch hỗn hợp gồm nCaCO3 Ca(OH)2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo A đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x là E B x nCO2 A. 0,12 mol. B. 0,11 mol. D C 0 0,15 0,45 0,5 C. 0,13 mol. D. 0,10 mol. 14
  10. VD6: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư sè mol Al(OH)3 vào dung dịch Al(NO3)3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị dưới đây. 0,3 Giá trị của a, b tương ứng là sè mol OH- A. 0,3 và 0,6.B. 0,6 và 0,9. 0 a b C. 0,9 và 1,2.D. 0,5 và 0,9. + Từ đồ thị và tỉ lệ trong đồ thị ta có: a = 3.0,3 = 0,9 mol. b = a + 0,3 = 1,2 mol + Vậy đáp án là C 5. Sử dụng bài tập hình vẽ để kiểm tra đánh giá, hình thành và phát triển kỹ năng liên hệ thực tiễn và giải thích các hiện tượng thực tiễn. Liên hệ thực tiễn là một mục tiêu quan trọng của môn hóa học, việc lựa chọn nội dung để liên hệ hay ra câu hỏi phù hợp sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát triển kỹ năng này. Trong chương trình hóa 8, 9 có nhiều nội dung có thể đưa ra các câu hỏi dưới dạng hình ảnh một cách sinh động và kích thích hứng thú của học sinh, đồng thời qua đó cũng đánh giá được kỹ năng vận dụng vào thực tiễn của học sinh. Ví dụ như: VD 1. Axit sunfuric đặc có tính háo nước, có thể gây nguy hiểm nếu không sử dụng đúng cách. Chúng ta có thể dựa vào tính chất này ra các câu hỏi liên hệ như sau: Câu 1. Hình ảnh sau đây chứng minh tính chất gì của axit sunfuric đặc? Viết PTHH. 15
  11. Câu 2. Dựa vào tính chất của axit sunfuric hãy giải thích hình ảnh bên. VD 2. Trong c¸c hang ®éng cña nói ®¸ v«i nhiÒu chç nhò ®¸ t¹o thµnh bøc rÌm ®¸ léng lÉy nhiÒu chç l¹i t¹o thµnh rõng m¨ng ®¸, cã chç l¹i t¹o thµnh c¸c c©y cét ®¸ vÜ ®¹i (do nhò ®¸ vµ m¨ng ®¸ nèi víi nhau) tr«ng rÊt ®Ñp. B»ng sù hiÓu biÕt cña m×nh em h·y gi¶i thÝch sù t¹o thµnh nhò ®¸, m¨ng ®¸. ViÕt ph­¬ng tr×nh ph¶n øng x¶y ra nÕu cã. Sù t¹o thµnh th¹ch nhò Th¹ch nhò trong hang ®éng VD 3. Trªn bÒ mÆt vá trøng gia cÇm cã nh÷ng lç khÝ nhá nªn kh«ng khÝ vµ vi sinh vËt cã thÓ x©m nhËp, h¬i n­íc trong trøng tho¸t ra, l­îng cacbon ®ioxit tÝch tô trong trøng t¨ng lµm trøng nhanh bÞ háng. §Ó b¶o qu¶n trøng t­¬i l©u, ng­êi ta ®· nhóng trøng vµo dung dÞch n­íc v«i råi vít ra ®Ó r¸o ®Ó c¸c lç khÝ ®­îc bÞt l¹i. Theo em c¸c lç khÝ ®ã ®­îc bÞt bëi chÊt g×? A.CaO B. Ca(OH)2 C. CaCO3 D. Ca(HCO3)2 VD 4. B×nh ch÷a ch¸y phun bät cã cÊu t¹o nh­ sau: - èng thuû tinh hë miÖng ®ùng dung dÞch nh«m sunfat. - b×nh ®ùng dung dÞch natri hi®rocacbonat cã nång ®é cao. B×nh th­êng, b×nh ch÷a ch¸y ®­îc ®Ó ®øng th¼ng, kh«ng ®­îc ®Ó n»m. Khi ch÷a ch¸y ph¶i dèc ng­îc b×nh lªn. 16
  12. èng thñy tinh hë ®ùng Dung dÞch dung dÞch NaHCO3 Al 2( S O 4 ) 3 nång ®é cao a. V× sao, khi b¶o qu¶n, b×nh ch÷a ch¸y ph¶i ®Ó th¼ng ®øng? V× sao khi ch÷a ch¸y l¹i ph¶i dèc ng­îc b×nh lªn? ViÕt ph­¬ng tr×nh ph¶n øng x¶y ra( nÕu cã). b. Nguyªn lÝ ch÷a ch¸y cña b×nh lµ g×? VD 4. V× sao s¾t bÞ oxi ho¸ (bÞ ¨n mßn) trong kh«ng khÝ Èm? Trong năm học vừa qua tôi đã thử nghiệm và áp dụng sáng kiến vào thực tế dạy học ở trường và bước đầu đạt được những kết quả hữu hiệu. Các bước tiến hành của tôi như sau: Bước 1. Nghiên cứu nội dung và biên soạn hệ thống câu hỏi có sử dụng hình ảnh. Bước 2. Đưa vào quá trình giảng dạy. Bước 3. Ra đề và tổ chức kiểm tra thử. Bước 4. Chữa đề. Bước 5. Đánh giá lại HS thông qua các tình huống thực tế. Sau quá trình thử nghiệm trên 110 học sinh khối 9, ở lần kiểm tra đầu tiên (lần 1) và lần gần đây nhất (lần 2) ( thông qua các tình huống thực tế) đã có sự tiến bộ rõ rệt như sau. Lần 1: 37% học sinh vận dụng được; lần 2 có 89% học sinh vận dụng và xử lý được các tình huống thực tiễn. 17
  13. PHẦN KẾT LUẬN Sáng kiến giúp giáo viên có kinh nghiệm trong ra đề kiểm tra đánh giá cũng như kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Thông qua đó khắc sâu hơn kiến thức, góp phần nâng cao và phát triển các năng lực học sinh. Các câu hỏi hình ảnh đa dạng, sinh động kích thích sự hứng thú của học sinh, làm cho kiến thức lý thuyết gần hơn với thực tiễn, tạo được động lực học tập, yêu thích học tập bộ môn Hóa học, nâng cao chất lượng dạy học. Cụ thể, rút ra được một số ý nghĩa sau : - Về phía học sinh Xác định được cơ sở lý luận của bài tập hóa học, thấy được tác dụng và vai trò to lớn của bài tập hóa học đối với việc học hóa học. Củng cố vững chắc lý thuyết, học sinh không chỉ được ôn lại kiến thức đã học mà còn có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về kiến thức đó, hiểu được bản chất các phản ứng cũng như các hiện tượng hóa học thông qua các câu hỏi so sánh, các bài điều chế, tách và tinh chế các chất và liên hệ thực tiễn. Phát triển các năng lực quan sát, năng lực thực hành, phân tích hình ảnh, số liệu, năng lực tư duy logic, tổng hợp thông tin để giải quyết vấn đề đưa ra - Về phía giáo viên Thông qua sáng kiến, đã giúp tôi đa dạng hóa được phương pháp ra đề kiểm tra đánh giá, phương pháp đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực. Giúp giáo viên đánh giá học sinh chính xác hơn các năng lực theo yêu cầu đổi mới của giáo dục. Từ đó có biện pháp giúp đỡ kịp thời các học sinh yếu, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp hơn, chất lượng dạy học ngày một đi lên. Điều này sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều trong quá trình dạy học sau này. Trên đây tôi đã đề xuất vấn đề của tôi nêu ra trong tài liệu này có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh ở bậc học THCS . Với phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ là một mảng tương đối hẹp so với toàn bộ yêu cầu khi kiểm tra đánh giá nhưng tôi hi vọng nó sẽ giúp ích cho các em học sinh và các thầy cô giáo trong quá trình học tập và dạy học, giúp các em và thầy cô có cách nhìn mới hơn, toàn diện hơn về môn Hóa học. Mặc dù đã rất cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. 18