Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Công nghệ 6
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Công nghệ 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_tr.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Công nghệ 6
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 2 TRƯỜNG THCS AN PHÚ TỔ: SINH- CÔNG NGHỆ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 Giáo viên: TRANG THỊ NGỌC ÁNH NĂM HỌC: 2019-2020 1
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN CN 6 Ở nước ta ngày 15/11/2004 Bộ chính trị đã ra nghị quyết 41/NQ/ TƯ về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết đã xác định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. Một trong những giải pháp hàng đầu, đó là: Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng, bảo vệ môi trường. Việc giáo dục môi trường ở nhà trường phổ thông là một quá trình nhận thức giúp các em hiểu biết về thiên nhiên và môi trường, từ đó giáo dục cho các em ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường, dần dần hình thành ở các em lòng yêu thích tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, phong cảnh đẹp, các di tích văn hoá lịch sử của đất nước. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực tế trong những năm giảng dạy cũng như dự giờ đồng nghiệp ở trường THCS An Phú và một số giờ dạy của đồng nghiệp ở các trường khác trong quận, Thành phố tôi thấy các đồng nghiệp luôn chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tích cực hóa hoạt động học tập luyện tập của học sinh, hình thành các phương pháp dạy học tích cực, tự giác học tập, chủ động khai thác kiến thức, chiếm lĩnh tri thức bài học. Trong các giờ học đó có những nội dung có thể tích hợp được vấn đề giáo dục môi trường nhưng rất ít giáo viên chú ý đúng mức tới vấn đề này hoặc nếu có thì cũng chủ yếu bằng phương pháp gợi mở đặt câu hỏi để học sinh trả lời, không có tranh ảnh cụ thể hoặc các đoạn video clip thiết thực gây hứng thú cho học sinh, để học sinh thấy được tính cần thiết phải bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Tuy vậy trước yêu cầu mới của giáo dục và đào tạo, cũng như hiện nay trên thế giới và ngay ở nước ta tình hình môi trường đang đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số nên ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Mặt khác thời tiết, khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp cũng là thử thách lớn cho công tác bảo vệ môi trường. Từ những thực tế trên, với một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Công Nghệ tôi rất băn khoăn là làm thế nào để tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy có hiệu quả, mang tính giáo dục cao, phù hợp với từng khối lớp, từng đối tượng học sinh, gây được sự hứng thú học tập của học sinh, nhưng lại không làm mất đi đặc trưng riêng của môn học. Từ những suy nghĩ trên tôi mạnh dạn viết đề tài “ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Công Nghệ 6” 2
- II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích. Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là các em được trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được ý nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp. Có những hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường sống xung quanh các em. 2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu lí luận của việc dạy tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong các giờ học như thế nào cho có hiệu quả cao nhất. - Nghiên cứu sách giáo khoa xem bài nào có thể tích hợp được, và tích hợp vào nội dung nào cho phù hợp. - Sưu tầm tranh ảnh, video về các vấn đề môi trường. - Đề ra những giải pháp đề nhằm nâng cao việc dạy tích hợp các nội dung bảo vệ môi trường vào các bài giảng. - Thông kê các kết quả đạt được khi thực nghiệm. III. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC - Giáo dục học sinh có lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của chúng ta. - Từ đó có thái độ, hành động tích cực tham gia vào các hoạt động tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho mọi người cùng có ý thức bảo vệ môi trường. IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng. Học sinh khối 6 trường THCS An Phú. 2. Phạm vi nghiên cứu. - Áp dụng cho nhiều bài học Công Nghệ 6 chương trình sách giáo khoa cơ bản. - Giới hạn trong nội dung có thể tích hợp được vấn đề bảo vệ môi trường. 3. Kế hoạch nghiên cứu. - Bắt đầu: 15/9/2019 - Kết thúc: 15/1/2020 3
- PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trước hết ta có thể hiểu: Giáo dục môi trường là quá trình giáo dục nhằm giúp cho mỗi học sinh có nhận thức về môi trường thông qua kiến thức về môi trường (khái niệm, mối liên hệ, quy luật ) tạo cho học sinh có ý thức, thái độ đối với môi trường; trang bị các kĩ năng thực hành. Kết quả là học sinh có ý thức trách nhiệm với môi trường và biết cách hành động thích hợp để bảo vệ môi trường, ứng xử thích nghi thông minh với môi trường. - Tích hợp là sự hòa trộn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau - Khi tích hợp không làm biến tính đặc trưng môn học, không biến bài học Công Nghệ thành bài giáo dục môi trường. - Khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương, mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện. - Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường. + Trong khi dạy tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ta có thể xem các mức độ có thể tích hợp vào bài dạy như thế nào cho phù hợp với nội dung, kiến thức bài học của học sinh như: - Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung bài học trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. - Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường: - Mức độ liên hệ: Các kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ và giáo dục học sinh. - Về phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cũng khá đa dạng, mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên tùy theo đặc trưng của mỗi bài để có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp cũng có thể kết hợp hài hòa giữa các phương pháp để có hiệu quả giáo dục cao nhất. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. Trường THCS An Phú là trường học có một bề dày về chất lượng dạy và học luôn đứng đầu trong Quận. Bản thân tôi về Quận công tác được 20 năm, được phân công giảng dạy bộ môn Công nghệ 6, tuy đây là một môn ít được phụ huynh quan tâm nhưng tôi luôn tâm huyết và phấn đấu học hỏi , đổi mới phương pháp và làm mới bộ môn để giúp học sinh hứng thú, hăng say học tập trong giờ học. Kết quả thật sự là đa số học sinh rất thích học bộ môn, luôn tích cực hoạt động sáng tạo, chủ động học tập qua sách báo và mạng Internet để chuẩn bị tốt cho bài học mới. Chất lượng dạy và học đạt kết quả tốt mà bản thân tôi có được 4
- chính là nhờ sự chỉ đạo tận tình từ Ban Giám Hiệu, Tổ Trưởng chuyên môn và sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp. Trong quá trình dạy học môn Công Nghệ của trường chúng tôi còn nhiều khó khăn vì hầu hết các phòng học của học sinh đều chưa được trang bị máy chiếu, máy tính nên tôi nhận thấy việc dạy học tích hợp rất quan trọng và cần thiết , đặc biệt là tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Việc dạy tích hợp giáo dục môi trường có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, giúp học sinh có nhiều hứng thú hơn trong học tập. Nhưng trên thực tế hiện nay trong quá trình dạy học Công Nghệ ở các trường THCS vấn đề rèn luyện kĩ năng, kiến thức và hình thành thái độ cho học sinh trong giáo dục bảo vệ môi trường ở các bài học hiệu quả chưa thật như ý muốn. III. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN CÔNG NGHỆ: I. Chương trình tích hợp giáo dục môi trường cấp THCS: Giáo dục môi trường được tích hợp vào nhiều môn học ở trường THCS, trong đó có môn công nghệ 6. Đây là một trong những bộ môn có khả năng đưa giáo dục môi trường vào một cách thuận lợi nhất vì các nội dung trong chương trình công nghệ đều có khả năng đề cập nội dung GDMT. - Khi soạn giáo án, Giáo viên cần xem xét, nghiên cứu và chọn lọc những nội dung GDMT phù hợp để đưa vào nội dung bài giảng dưới dạng : + Lồng ghép toàn phần (nếu toàn bài có nội dung giáo dục môi trường). + Lồng ghép một phần (trong bài có một mục, một đoạn hay một vài câu có nội dung GDMT) Ví dụ: Bài: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. Bài: Vệ sinh an toàn thực phẩm + Liên hệ (Nếu kiến thức trong bài có một hoặc nhiều chỗ có khả năng liên hệ, bổ sung thêm kiến thức giáo dục môi trường mà SGK chưa đề cập. - Khi tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường cần tuân thủ các nguyên tắc sau : + Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép. + Tránh làm nặng nề thêm các kiến thức sẵn có. Xem xét và chọn lọc những nội dung có thể lồng ghép nội dung GDMT một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng. + Phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức. II. Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn công nghệ THCS: 1. Quan niệm tích hợp kiến thức giáo dục môi trường vào các môn học: * Tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục môi trường và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với 5
- nhau dựa trên những mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học. Sự tích hợp kiến thức giáo dục môi trường vào môn học, đối với môn Công nghệ có thể phân thành 2 dạng khác nhau : a) Dạng lồng ghép: Kiến thức GDMT đã có trong chương trình và SGK. - Kiến thức GDMT được lồng ghép có thể: + Chiếm một vài chương. SGK Công nghệ 6 có 3 chương nói về các kiến thức môi trường và bảo vệ môi trường. • Chương I: May mặc trong gia đình. • Chương II: Trang trí nhà ở. • Chương III: Nấu ăn trong gia đình. - Chiếm một hoặc một số bài trọn vẹn (Lồng ghép toàn phần) - Chiếm một mục, một đoạn hay một câu trong bài học (lồng ghép một phần) Ví dụ: Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm. Phần II (An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản). Phần III( Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm) b) Dạng liên hệ : Các kiến thức GDMT không được đưa vào chương trình và SGK, nhưng dựa vào nội dung bài học, GV có thể bổ sung kiến thức GDMT có liên quan với bài học qua giờ giảng trên lớp. Ví dụ: Trong bài B16 Vệ sinh an toàn thực phẩm có thể GDBVMT qua việc giáo dục học sinh giữ vệ sinh bào vệ môi trường xung quanh, giữ gìn vệ sinh trước cổng trường, không xả rác, ăn quà vặt trứơc cổng trường 2. Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường : a. Phương pháp trần thuật: Đây là phương pháp dùng lời. Sử dụng phương pháp này để mô tả sự vật, hiện tượng của môi trường. VD : Kể chuyện cho HS về ý thức bảo vệ môi trường của người dân. b. Phương pháp giảng giải: Thường sử dụng khi giải thích các vấn đề. GV nêu ra các dẫn chứng để làm rõ những kiến thức mới và khó về môi trường. VD : Bài 16 : Khi nói về hiện tượng ô nhiễm môi trường thì nêu rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường, tình trạng HS ăn quà vặt trước cổng trường rồi xả rác gây ra ô nhiễm môi trường. 6
- Người dân thiếu ý thức Rác ở khắp mọi nơi c. Phương pháp vấn đáp: GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời, cũng có khi HS hỏi, GV trả lời hoặc giữa HS và HS. VD : Bài 16 “Vì sao phải giữ gìn nhà bếp sạch sẽ, ngăn nắp ?” hay “ Vì sao không nên ăn quà vặt trước cổng trường?” Bài 10 “Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp ?” d. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan: + Yêu cầu đối với phương pháp sử dụng tranh ảnh, video. 7
- Tranh ảnh, băng hình cũng là nguồn cung cấp tri thức cho học sinh. Tranh ảnh, băng hình tạo biểu tượng cụ thể, rõ nét, trong đó có các hiện tượng về môi trường. Sử dụng có mục đích, phân tích nội dung tranh ảnh, băng hình, khai thác các khía cạnh khác nhau của tranh ảnh, băng hình liên quan đến nội dung giáo dục bảo vệ môi trường sẽ có tác động mạnh tới tâm tư, tình cảm và hình thành thái độ đúng cho học sinh trước những hành vi gây tổn hại hoặc cải tạo môi trường. Các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh đó là những phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy kiến thức về giáo dục môi trường. Việc sử dụng các phương tiện trực quan gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh. VD: Cho học sinh xem video clip về công việc giữ gìn nhà ở và phim về ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường hoặc tranh ảnh về nguyên nhân và những hậu quả gây ra ô nhiễm môi trường. e. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: Lớp được chia thành các nhóm nhỏ. Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau. VD: Trong bài 16: tổ chức thảo luận nhóm, 2 nhóm cùng thảo luận 1 vấn đề. Hoặc chơi trò chơi đồng đội, tìm kết quả tương ứng. f. Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề: VD : Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm. Học sinh có thể tự nêu vấn đề:Vì sao con người có thể bị chết hay bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn hoặc uống xong? - Giải quyết vấn đề: Học sinh nêu ra các nguyên nhân làm cho con người chết: có thể là do thuốc trừ sâu, do nước thải sinh hoạt, do phân hóa học thải ra từ đồng ruộng, do nước thải ra từ các nhà máy 8
- g. Phương pháp động não: Khái niệm: Động não là một kĩ thuật giúp cho người học trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào đó. Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trước lớp hoặc nhóm. VD: Chúng ta nên làm gì để hạn chế ô nhiễm môi trường? 9
- h. Phương pháp giao cho học sinh làm các bài tập thực hành ở nhà: Các bài tập giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Vì vậy, hình thành cho học sinh kĩ năng học tập, kĩ năng bảo vệ môi trường. VD: Bài 16: Tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm, sưu tầm tranh ảnh qua sách báo, mạng internet những biện pháp phòng tránh ô nhiễm môi trường và tránh ngộ độc thức ăn. 10
- IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Sau khi tiến hành tích hợp giáo dục môi trường ở bài Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và bài Vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy đây là bài học rất ngắn gọn và xúc tích nhưng khi lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào bài thì học sinh rất hứng thú, tích cực, chủ động khám phá kiến thức. Học sinh đã tìm kiếm được nhiều hình ảnh, tự làm những thước phim ngắn để thấy được lợi ích của việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Từ đó có thái độ lên án, phê phán những hành vi ấy. Sau bài học học sinh có thêm được kiến thức bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh . Khi tiến hành tích hợp giáo dục môi trường, tôi thấy kết quả đạt được khá tốt, đặc biệt là các em đã có ý thức bảo vệ môi trường, ví dụ: khi vào lớp học thấy lớp dơ, tôi có đặt vấn đề là hôm trước các em đã được học về ý thức bảo vệ môi trường xung quanh như thế nào? Lập tức các em tự động nhặt rác lên và làm vệ sinh chỗ ngồi xung quanh mình. 11
- Qua kết quả trên ta có thể khẳng định việc giáo dục bảo vệ môi trường được giáo viên chú ý đúng mức và chuẩn bị chu đáo tranh ảnh, video thì kết quả giáo viên thu được tốt hơn rất nhiều PHẦN III . KẾT LUẬN GDBVMT thông qua môn Công Nghệ là một việc làm thiết thực và có ý nghĩa. Nó không chỉ giúp học sinh xác lập được mối quan hệ giữa tự nhiên với phát triển kinh tế, giữa tự nhiên với con người và giữa tự nhiên, kinh tế với con người mà còn giáo dục được cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên ở xung quanh. Qua việc giảng dạy chương trình Công nghệ 6, tôi đã áp dung việc giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các bài giảng trên lớp khá thành công. Vấn đề môi trường là vấn đề khá nhạy cảm đối với học sinh do vậy các em học và nghiên cứu một cách thích thú. Có nhiều bài do có sự tranh luận về vấn đề môi trường hay các em được xem trực tiếp các hình ảnh về ô nhiễm môi mà lớp học dường như trở nên sôi nổi hơn. Các em có nhiều kiến thức về môi trường khá rộng và nhiều em tỏ ra am hiểu rất sâu sắc về các vấn đề môi trường trên thế giới hiện nay. Việc tích hợp giáo dục môi trường vào các bài học trên lớp cũng có thể gây nhiều khó khăn cho giáo viên: sợ ảnh hưởng đến trọng tâm bài học, đến thời lượng và khó khăn trong việc thu thập các tài liệu, tranh ảnh, video Do vậy nhiều giáo viên có tâm lý ngại áp dụng. Muốn đạt được hiệu quả cao, người giáo viên cần phải có ý thức mình không chỉ là một giáo viên mà còn là một nhà giáo dục bảo vệ môi trường để từ đó có ý thức tìm hiểu các kiến thức về môi trường, nắm vững các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường và đặc biệt là có tâm huyết, lòng say mê và tình yêu đối với nó. Qua chuyên đề này, tôi cũng mong muốn việc giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn học đặc biệt là bộ môn Công Nghệ được tiến hành phổ biến hơn và nó được xem là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người giáo viên trước sự biến đổi về khí hậu toàn cầu và môi trường ô nhiễm như hiện nay. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy lồng ghép các vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các giờ học môn Công Nghệ 6. Nội dung chuyên đề không thể tránh được những hạn chế và tồn tại, tôi rất mong được sự góp ý, chia sẻ của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi đi vào giảng dạy đạt kết quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 12
- An Phú, ngày 2 tháng 2 năm 2020 Người viết TRANG THỊ NGỌC ÁNH 13