Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Công nghệ 6

docx 36 trang Giang Anh 21/03/2024 1790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Công nghệ 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Công nghệ 6

  1. khó khăn của bản thân khi đứng trước tình huống học tập mới. Học sinh phải tự điều chỉnh lại kiến thức của bản thân sau khi lĩnh hội được các tri thức mới, thông qua việc giải quyết các tình huống học tập. Không chỉ chú trọng vào quá trình thu nhận kiến thức mà còn nắm cách học, mô tả được những nhiệm vụ cần thực hiện để giải quyết vấn đề. Học sinh phải có kỹ năng sử dụng các phương tiện học tập thành thạo như biết khai thác thông tin trên internet, sử dụng các phần mềm Luôn nỗ lực biến những ý tưởng trong học tập thành sản phẩm cụ thể. Và phải học thực hiện đánh giá người khác và tự đánh giá bản thân qua quá trình học tập. 5. Các giải pháp Qua phân tích thực trạng trên tôi nhận thấy việc ứng dụng phương pháp dạy học trải nghiệm sáng tạo để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong môn công nghệ 6 nên tôi đưa ra các giải pháp sau: 5.1. Xây dựng kế hoạch Xây dựng kế hoạch nhằm mục đích chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Nội dung và cách thức thực hiện gồm 3 bước: Bước 1: Tìm hiểu tình hình nhà trường, những mặt thuận lợi, khó khăn. Phân công nhiệm vụ cho các nhóm trưởng của các lớp, xây dựng kế hoạch tổng thể trong năm và kế hoạch cụ thể của từng hoạt động: Thảo luận, đóng góp ý kiến thống nhất thực hiện kế hoạch đề ra. Bước 2: Chỉ đạo triển khai cho học sinh và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Kịp thời phát hiện vướng 8
  2. mắc, bất cập để có biện pháp hỗ trợ tháo gỡ đồng thời có phương án điều chỉnh kế hoạch cho năm tiếp theo. Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch: Qua đây giúp nhìn nhận kết quả đạt được theo kế hoạch đã đề ra: Với biện pháp nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường. Đồng thời trang bị cho giáo viên kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo như: Lập kế hoạch thiết kế hoạt động, nội dung, phương pháp, phương tiện hoạt động. Hình thức tổ chức có thể thực hiện thông qua các buổi sinh hoạt tập thể: các hội thi, các buổi học thực hành, cắm trại 5.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Hướng dẫn các em xây dựng ý tưởng chuẩn bị cho các hoạt động, học sinh định hình được công việc cần làm, nơi tổ chức, người thực hiện. Cần trang bị những trang thiết bị nào?. Giáo viên dẫn dắt học sinh, phát huy vai trò của cán bộ lớp, làm sao các em vừa là người thu thập, xử lý thông tin, phân tích tình hình và tổ chức lớp để bàn bạc đi đến thống nhất nội dung công việc cần làm. Tuy nhiên, giáo viên không nên để học sinh quá tự do, ngoài khuôn khổ mà cần thường xuyên theo dõi, hướng dẫn để đảm bảo an toàn về mọi mặt: sức khỏe, tác phong, lời nói, trang phục, đồ dùng, dụng cụ để phục vụ tốt cho hoạt động. Trong quá trình thực hiện hoạt động, giáo viên cần quan tâm đến tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của học sinh để phát huy phẩm chất năng lực 9
  3. Kết thúc công việc, học sinh tự đánh giá từ việc xây dựng ý tưởng đến các bước tổ chức thực hiện 5.3. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động trải nghiệm sáng tạo Lãnh đạo nhà trường thường xuyên phân công chỉ đạo, theo dõi các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thông qua vai trò của tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm, tổ chức đoàn thanh niên, đặc biệt thông qua việc tăng cường hoạt động kiểm tra đánh giá giáo viên nhà trường. Thay lối kiểm tra hành chính thủ tục bằng coi trọng kiểm tra hoạt động trực tiếp của giáo viên và học sinh, đánh giá kết quả đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm. 6. Các bước thực hiện trải nghiệm sáng tạo Bước 1: Chuẩn bị - Xác định mục tiêu chính của hoạt động. -Nội dung hoạt động. - Địa điểm và thời gian. -Dụng cụ và vật liệu. Bước 2 : Thực hiện hoạt động: - Phân công nhiệm vụ: Nhóm hay cá nhân. - GV hướng dẫn làm bài tập. - Phát phiếu thu hoạch. - Chọn nhiều hình thức: Quay videolip, chụp hình, ghi lại thông tin Bước 3: Đánh giá hoạt động. - HS tự nhận xét. - GV nhận xét và kết luận. 7. Sơ đồ tổ chức hoạt động trải nghiệm 10
  4. Giáo viên Đề xuất nhiệm vụ Không có người hướng Có người hướng dẫn Học sinh dẫn Trải nghiệm thực tiễn Cá Theo Theo Giáo Phụ Quản lý nhân nhóm lớp viên huynh cơ sở Sáng tạo Chiếm lĩnh kiến thức Theo nhóm Học sinh Theo cá nhân Làm báo cáo kết quả Sản Hoạt động Quá trình Kiến Cảm Kinh phẩm nhóm học thức xúc nghiệm Cá nhân đối diện với tập thể Khẳng định giá trị bản thân Ngoài nhà trường Học sinh Trong nhà trường Thảo luận báo cáo trải nghiệm Cộng Nhà máy Môi Theo Toàn Môn học đồng bảo tàng trường, lớp trường Sống xã hội 11
  5. Học sinh Kết luận kiến thức học được khi trải nghiệm Kiến thức Hoạt động Kinh bài học thu nhóm nghiệm được thực tiễn Kiến thức Năng lực Kĩ năng Giáo viên đánh giá 8. Các giai đoạn tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Tôi xây dựng giáo án cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo quy trình sau: Giai đoạn 1: Đề xuất 1 nhiệm vụ cho chủ đề: Vận dụng tìm hiểu yêu cầu, mục đích của phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm từ siêu thị về nhà. Nhận biết tùy loại từ chất liệu, màu sắc, kiểu may có phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, công việc, phù hợp điều kiện kinh tế gia đình. Giai đoạn 2: Học sinh phải tự trải nghiệm trong thực tế để thực hiện nhiệm vụ được giao. Chính trong quá trình này, hs chiếm lĩnh thực tế và sáng tạo, học sinh trải nghiệm theo cá nhân, theo nhóm nhỏ, hay theo lớp có người hướng dẫn (GVBM, GVCN, chuyên gia, chủ cơ sở mà học sinh đến trải nghiệm ) Ví dụ: HS khối 6 được trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của GVBM công nghệ 6. 12
  6. Giai đoạn 3: Hs báo cáo kết quả hoạt động nhiệm vụ được giao sau khi quá trình trải nghiệm kết thúc. Giai đoạn 4: HS báo cáo kết quả và nhiệm vụ đã thực hiện. Có thể báo cáo trước lớp Giai đoạn này để ôn kiến thức, kết quả học tập và rút kinh nghiệm cho từng cá nhân HS tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giai đoạn 5: Tổng kết quá trình hoạt động, học tập, thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Giai đoạn này GV cần kiểm tra kiến thức theo mục tiêu đã đặt ra. Đánh giá năng lực và kĩ năng của học sinh, cùng HS tự đánh giá kiến thức, kĩ năng và năng lực mà học sinh thu được. Vận dụng: Chủ đề Vệ sinh, bảo quản, chế biến thực phẩm. 1. Mục tiêu - Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để phụ giúp bố mẹ nấu những bữa ăn gia đình đơn giản. - HS biết lựa chọn thực phẩm tươi sống đảm bảo vệ sinh. - Biết tính toán cho bữa ăn gia đình chế biến món ăn trong khả năng cho phép. 2. Thời gian thực hiện. - Sau khi học xong bài 18 chế biến thực phẩm, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị các thực phẩm cần thiết. - Hướng dẫn học sinh quy trình thực hiện món ăn. 3. Thiết bị và vật tư - Máy chiếu. - Giấy, viết. - Thực phẩm cần thiết. 4.Hình thức hoạt động. 13
  7. - Giáo viên chia hs thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm các học sinh ở gần nhà nhau để tiện trao đổi và không quá đông để học sinh nào cũng được hoạt động. - Giáo viên phân công nhóm trưởng. 5. Tìm kiếm thông tin. Từ sách giáo khoa, kinh nghiệm từ người thân ở nhà. 6. Xử lý thông tin - Tìm hiểu về các phương pháp chế biến thực phẩm. -Sơ đồ đảm bảo các nội dung: + Chọn lựa thực phẩm. + Diễn biến quá trình thực hiện. + Các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm. 7. Xây dựng ý tượng sản phẩm. - Các thành viên trong nhóm thống nhất lựa chọn phương án thích hợp ghi thông tin vào phiếu học tập. - Thống nhất các hình thức báo cáo thuyết trình. 8. Tiến hành - Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: - Cách chọn thực phẩm tươi ngon, hợp vệ sinh. - Chọn thực phẩm cho từng món ăn của thực đơn. - Ghi kết quả thực hiện. 9. Hoàn thiện báo cáo sản phẩm. - Báo cáo sản phẩm phải đủ các nội dung: - Kiến thức về các giai đoạn chọn thực phẩm. - Giới hạn số tiền cho phép. -Sản phẩm thu được (hình thức, số lượng, chất lượng ) 10.Đánh giá hoạt động. 14
  8. Tiêu chí đánh giá: - Báo cáo: bằng hình ảnh; video; clip quá trình thực hiện. - Quá trình hoạt động của cá nhân, của nhóm: Các thành viên đều được tham gia thực hành, tìm kiếm, xử lý thông tin và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình trải nghiệm. -Cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chủ đề đối với bản thân. 9. Một số ví dụ minh họa áp dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn công nghệ 6 Chương I: Các loại vải thường dùng trong may mặc Nội dung Cách thức thực hiện Mục tiêu đạt được 1. Khảo sát chất - Học sinh trải - Học sinh biết được liệu vải trên quần nghiệm tại các siêu chất liệu vải của quần áo thị, cửa hàng quần áo áo qua các băng quần -Thông qua tiết thực áo đính trên áo quần. hành lựa chọn trang - Học sinh biết cách phục. phối hợp màu sắc của quần áo thông qua các bộ quần áo mẫu - Học sinh biết được giá của từng loại quần áo. - Phân biệt được các loại trang phục phù hợp với từng loại hoạt động và vóc 15
  9. dáng cơ thể. 2. Học sinh ôn một - Thông qua các tiết - Học sinh khâu một số mũi khâu cơ thực hành bằng các số mũi khâu cơ bản bản. sản phẩm cụ thể: - Học sinh rèn luyện may một cái bóp được tính kiên trì. viết để sử dụng. - Học sinh biêt quý trọng sản phẩm do chính tay mình làm ra. 3. Phối hợp trang -Tổ chức hội thi -Học sinh biết được phục. biểu diễn thời trang cách phối hợp trang với chủ đề mùa hè phục sao cho phù hợp của học sinh. với lứa tuổi, công việc, vóc dáng, hoàn cảnh sống. Biết cách phối hợp màu sắc. Chương II: Trang trí nhà ở Cách thức thực Mục tiêu đạt Nội dung hiện được 1. Trang trí nhà ở bằng - Học sinh được - Học sinh biết cây cảnh và hoa. thăm quan trải được tên một số nghiệm tại Thảo loại cây cảnh. cầm viên. - Phân biệt được - Trang trí cây cảnh cây chỉ có hoa, ngay tại lớp học của cây chỉ có lá, cây mình. leo cho bóng mát. 16
  10. - Học sinh biết được cách trang trí nhà ở bằng cây cảnh ở nhiều vị trí khác nhau phù họp với từng cây. 2. Biết được cách sắp Học sinh tự tay - Học sinh biết xếp dồ đặc hợp lý trong mình làm mô hình được cách sắp xếp nhà ở. nhà với các đồ vật đồ đạc sao cho trong nhà bằng các hợp lý. sản phẩm tái chế: - Có ý thức trong bìa catton, ống hút, việc bảo vệ môi que kem Và tự tay trường. mình sắp xếp các - Phát huy khả đồ đạc đó sao cho năng sáng tạo của hợp lý. học sinh. Chương III: Nấu ăn trong gia đình Cách thức thực Mục tiêu đạt Nội dung hiện được 1.Tìm hiểu về cách bảo - Học sinh tìm Học sinh biết quản thực phẩm. hiểu từ thực tế khi được: đi siêu thị hoặc đi - Cách bảo quản chợ. thực phẩm trước và sau khi chế biến thực phẩm. 17
  11. 2. Các phương pháp chế - Học sinh tìm hiểu - Học sinh biết biến thực phẩm. một số phương nấu một số món pháp chế biến thực ăn đơn giản phẩm. trong bữa ăn gia - Học sinh được đình. thực hiện một số - Biết được việc món ăn đơn giản tại chế biến thực phòng thực hành. phẩm có ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm. 3. Cách xây thực đơn - Học sinh tự mình - Học sinh biết lên một thực đơn được cách tổ cho một bữa ăn gia chức bữa ăn gia đình mình. đình hoặc bữa - Học sinh làm tiệc sao cho hợp một cái thực đơn lý. cho một bữa tiệc cưới. 10. Giáo án có sử dụng phương pháp trải nghiệm sáng tạo BÀI 18: Các phương pháp chế biến thực phẩm ( tiết 3) Phần 2: Chế biến một số món ăn không sử dụng nhiệt I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh phải: 18
  12. a. Kiến thức - Học sinh hiểu được tại sao phải chế biến thực phẩm. -Nắm được các phương pháp chế biến thực phẩm. b. Kĩ năng - Chế biến được một số món ăn ngon, hợp vệ sinh cho gia đình. c. Thái độ Học sinh tích cực tham gia các công việc phụ giúp ba mẹ nấu ăn trong gia đình. II. Chuẩn bị bài giảng 1. Chuẩn bị của giáo viên: -Kế hoạch hoạt động trải nghiệm -Một số dụng cụ nguy hiểm: dao, kéo - Chuẩn bị địa điểm thực hiện hoạt động. - Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, phân công nhóm trưởng. -Dặn dò học sinh chuẩn bị một số nguyên vật liệu cần thiết. - In phiếu thu thập thông tin cho các nhóm. Phiếu thu thập thông tin (Nhóm 1; 3) Nhiệm vụ nhóm1 và nhóm 3: - Các em thực hiện món dưa cải chua muối - Nhóm 1 thực hiện tại vị trí A, nhóm 2 thực hiện vị trí C. - Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ và phân công các nhiệm vụ cho thành viên trong tổ.Thời gian hoàn thành sản phẩm là 20 phút. Câu 1: Với món dưa cải chua các em cần chuẩn bị các nguyên liệu nào?. 19
  13. Câu 2: Em thực hiện sơ chế món dưa cải chua như thế nào?. Câu3. Nêu quy trình thực hiện món dưa cải chua muối?. 20
  14. Câu 4: Em hãy ghi lại các thắc mắc hay khó khăn mà các e mắc phải trong quá trình thực hiện?. Các e đã vượt qua được các khó khăn đó để hoàn thành sản phẩm hay không?. Nêu rõ cách giải quyết khó khăn đó?. Phiếu thu thập thông tin ( Nhóm 2,4) Nhiệm vụ nhóm 2 và nhóm 4 - Các em thực hiện một đĩa rau xà lách trộn dầu giấm. - Nhóm 2 thực hiện tại vị trí B, nhóm 4 thực hiện tại vị trí D. - Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ và phân công các công việc cho thành viên trong tổ. Thời gian hoàn thành là 20 phút. Câu1. Với món xà lách trộn dầu giấm các em cần chuẩn bị các nguyên liệu nào?. 21
  15. Câu 2: Em thực hiện sơ chế món xà lách trộn dầu giấm như thế nào? Câu3. Nêu quy trình thực hiện xà lách trộn dầu giấm?. Câu 4: Em hãy ghi lại các thắc mắc hay khó khăn mà các e mắc phải trong quá trình thực hiện?. Các em có vượt qua được các khó khăn đó để hoàn thành sản phẩm hay không?. Nêu rõ cách giải quyết khó 22
  16. khăn đó?. 2. Chuẩn bị học sinh - Dụng cụ : chậu, rổ, - Rau cải hăng, hành củ, hành lá, gia vị - Bình đựng, thố sạch, đĩa - Bao tay III. Tiến trình lên lớp 1.Ổn định lớp: Tình hình chuẩn bị Sĩ số Vệ sinh 2. Giảng bài mới: a.Giới thiệu bài mới: Để tạo ra những món ăn thơm ngon, chín mềm dễ tiêu hóa hợp khẩu vị ngoài việc sử dụng phương pháp chế biến có sử dụng nhiệt ra chúng ta còn có thể sử dụng các phương pháp chế biến không cần sử dụng nhiệt. Cách thực hiện các món ăn như thế nào thì hôm nay chúng ta cùng thực hiện. b. Giảng bài mới: 23
  17. Phương Hoạt động của học Hoạt động của giáo viên tiện dạy sinh học Hoạt động 1: Chuẩn bị Giáo viên giới thiệu cho Học sinh lắng nghe. học sinh biết tiết hôm nay cô và trò cùng thực hiện một số món ăn không sử dụng nhiệt. ? Em hãy kể tên một số Học sinh trả lời: gỏi, món ăn không sử dụng nhiệt dưa cải muối, dưa cà mà em biết? muối, kim chi Giáo viên nhận xét. Kết luận món ngày hôm nay Học sinh lắng nghe. chúng ta được trải nghiệm là món dưa cải chua món và Máy xà lách trộn dầu giấm. chiếu Giáo viên kiêm tra phần chuẩn bị của các nhóm đã Học sinh lấy nguyên phân công từ tiết trước vật liệu cho giáo viên kiểm tra: Chậu, rổ, thố Giáo viên giới thiệu địa sạch, chén, đũa, đĩa điểm thực hiện hoạt động Sản gồm các khu vực của từng phẩm nhóm Học sinh lắng nghe thật Hoạt động 2: Thực hiện hoạt động Đưa ra một số quy tắc 24
  18. trong quá trình học mà học Học sinh lắng nghe. Nguyên sinh không nên mắc phải liệu như: mất trật tự, đùa giỡn, vệ sinh. Lưu ý khi sử dụng một số dụng cụ cần cẩn thận và để đúng nơi quy định. Giáo viên phát giấy phân Nhóm trưởng từng công nhiệm vụ của buổi học nhóm lên nhận và trở hôm nay, vị trí thực hiện về tổ của mình phân hoạt động và phiếu thu nhập công nhiệm vụ cho thông tin cho từng nhóm. từng thành viên trong tổ làm nhiệm vụ, dẫn thành viên của mình lại đúng vị trí được phân công. Nhóm trưởng phân Giáo viên đưa ra một số công thành viên lên nguyên liệu cần thiết: rau nhận nguyên liệu cần cải hang, hành tím, ớt, rau thiết cho món nhóm xà lách, cà chua, hành tây, mình cần thực hiện một số gia vị. Sau khi nhận nhiệm vụ được phân công các thành viên thảo luận đưa ra phương pháp thực hiện và cùng nhau thực hiện Hoạt động 3: Đánh giá 25
  19. hoạt động. Đại diện từng nhóm Giáo viên mời đại diện lên trình bày từng nhóm mang sản phẩm của mình lên và trình bày quy trình thực hiện món ăn mà nhóm mình thực hiện. Giáo viên nhận xét và kết luận, thu phiếu thu thập Học sinh lắng nghe. thông tin. ? Trong quá trình thưc Học sinh lần lượt các hiện học sinh thấy mình gặp nhóm trả lời: khó khăn nhất ở công đoạn nào? Học sinh lắng nghe. Giáo viên giải đáp và hướng dẫn lại học sinh cái công đoạn khó khăn đó để học sinh có thể thực hiện được tại nhà. Hoạt động 4: Học sinh Học sinh nộp sản nộp sản phẩm và phiếu thu phẩm nhóm thực hiện thập thông tin. được. Hoạt động 5: Tổng kết Học sinh lắng nghe và quá trình hoạt động, học rút kinh nghiệm cho lần tập, quá trình thực hiện sau. nhiệm vụ học sinh. 3. Củng cố - Các phương pháp chế biến có sử dụng nhiệt. 26
  20. - Các phương pháp chế biến không sử dụng nhiệt. 4. Dặn dò Đọc trước bài thực hành tỉa hoa trang trí món ăn bằng một số loại rau, củ, quả. IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. 11. Kết quả đạt được Nhận định: Khi thực hiện tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong học tập bộ môn, tôi thấy những năng lực: -Năng lực giải quyết vấn đề. -Năng lực tự học. -Năng lực sử dụng ngôn ngữ. -Năng lực nghiên cứu -Năng lực sáng tạo. -Năng lực giao tiếp. -Năng lực hợp tác. + Cùng với phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học: dạy học theo nhóm; dạy học giải quyết vấn đề ; dạy học trải nghiệm + Với phương pháp dạy học trước đây kết quả đánh giá chỉ dừng lại mức độ vận dụng thấp, khi sử dụng hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nêu trên thì hầu hết các học sinh ham thích học tập ngoài trời , say mê thực hành, hoàn thành đầy đủ bài tập ở 4 mức độ,chọn lọc được những bước phát triển năng lực cho học sinh ở mức độ vận dụng cao. 27
  21. + Kết quả đạt được đầu năm học 2019-2020 TB trở Giỏi Khá Trung Yếu bình lên Sĩ 8 - 10 6,5 - 5 số SL % SL % SL % SL % SL % 6A1 40 30 75 8 20 2 5 0 0 40 100 6A2 41 28 68.3 8 19.5 3 7.3 2 4.9 39 95 6A3 41 25 61 9 21.9 7 17.1 0 0 41 100 6A4 39 20 51.3 15 38.5 4 10.2 0 0 39 100 6A5 41 8 19.5 20 48.8 4 9,7 9 22 32 78 Kết quả đạt được học kì I năm học 2019- 2020 TB trở Trung Giỏi Khá Yếu lên Sĩ bình 8 - 10 6,5 - 5 SL % SL % SL % SL % SL % 6A1 40 39 97.5 1 2.5 0 0 0 0 40 100 6A2 41 37 90.24 1 2.44 3 7.32 0 0 41 100 6A3 41 30 73.18 8 19.5 3 7.32 0 0 41 100 6A4 39 24 61.54 12 30.78 3 7.69 0 0 39 100 6A5 41 15 36.59 21 51.22 4 9.76 1 2.43 40 97.6 28
  22. + Kết quả: Năm vừa qua rất thành công trong việc tổ chức thực hiện trải nghiệm. Tuy nhiên cũng có những hạn chế sau : Một vài học sinh tư duy kém nên chưa đạt kết quả yêu cầu của bộ môn đề ra. 12. Một số hình ảnh minh họa Học sinh trải nghiệm tại lớp học cắt tỉa rau, củ, quả trang trí món ăn 29
  23. Học sinh học trải nghiệm tại thảo cầm viên 30
  24. Học sinh trải nghiệm cắt khâu bóp viết 31
  25. Học sinh trải nghiệm sắp xếp đồ đặc hợp trong phòng trên mô hình tự mình thiết kế 32
  26. III. Phần kết luận: Trên đây là phương pháp dạy học “trải nghiệm sáng tạo” cùng với thực tế giảng dạy của bản thân tôi. Tôi nhận thấy rằng trong quá trình dạy học, giáo viên cần cố gắng áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với nội dung của bài và phù hợp với đối tượng học sinh nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh và giúp các em học tập có kết quả tốt hơn. Bởi vậy việc hình thành cho học sinh thế giới quan và niềm say mê khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới. Dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong các phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên đặc biệt là bộ môn hóa học. Bởi qua đó giúp người học quen dần với việc tiếp thu kiến thức và phát huy tính sáng tạo khoa học. Dạy học trải nghiệm sáng tạo với những ưu điểm vượt trội của nó cùng với xu thế phát triển của giáo dục hiện đại, việc vận dụng mô hình này cũng như những hình thức dạy học tích cực khác vào trường học là một việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, việc vận dụng dạy học trải nghiệm sáng tạo vào thực tế gặp không ít khó khăn. Làm thế nào để khắc phục những khó khăn này để đưa dạy học trải nghiệm sáng tạo vào dạy học THCS một cách thường xuyên và hiệu quả hơn? Tôi xin có một số kiến nghị nhằm triển khai một cách rộng rãi phương pháp dạy học trải nghiệm sáng tạo trong trường học. Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân thực hiện. Tôi rất mong có sự bổ sung, góp ý của Ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp trong tổ và trong đơn vị. Tôi xin chân thành cảm ơn. 33
  27. Quận 2 ngày 10 tháng 02 năm 2020 Người thực hiện Trần Thị Huyền 34
  28. Nhận xét của Hội đồng Khoa học đơn vị: Quận 2, ngày tháng năm HIỆU TRƯỞNG Nhận xét của Hội đồng Khoa học ngành Giáo dục và Đào tạo quận 2: Quận 2, ngày tháng năm TRƯỞNG PHÒNG Nhận xét của Hội đồng Khoa học cấp trên: Quận 2, ngày tháng năm 35
  29. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo sách giáo khoa công nghệ 6, NXB Giáo dục Việt Nam. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo sách giáo viên công nghệ 6, NXB giáo dục Việt Nam. 3. Bộ giáo dục và Đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông – Hoạt động trải nghiệm. 36