Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học Khối 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

doc 25 trang thulinhhd34 7953
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học Khối 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_tro_choi_toan_hoc_khoi.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học Khối 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

  1. cảm thấy thật sự vui vì đã khơi dậy được trong các em niềm đam mê học tập, giúp các em tự vượt qua được chính bản thân mình. Trò chơi 8: Bác đưa thư (Áp dụng dạy các bảng nhân, bảng chia) - Mục đích: Giúp học sinh thuộc lòng bảng nhân 6. Kết hợp với các thói quen nói "cảm ơn" khi người khác giúp một việc gì - Chuẩn bị: + Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi 1 số 6, 12, 15, 24, 30, 36 60 là kết quả của các phép nhân để làm số nhà. + Một số phong bì có ghi phép nhân trong bảng 6: 1x6, 6x1, 2x6, 6x2 + Một tấm các đeo ở ngực ghi "Nhân viên bưu điện". - Cách chơi: + Gọi 1 số em lên bảng chơi giáo viên phát cho mỗi 1 thẻ để làm số nhà. Một em đóng vai "Bác đưa thư" ngực đeo "Nhân viên bưu điện" tay cầm tập phong bì. + Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói: Bác đưa thư ơi Cháu có thư không ? Đưa giúp cháu với Số nhà 12 Khi dọc đến câu cuối cùng "số nhà 12" thì đồng thời em đó giơ só nhà 12 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của "Bác đưa thư" phải tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương ứng giao cho chủ nhà (ở trường hợp này phải chọn phong bì "6x2" hoặc "2x6" giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói lời "cảm ơn". Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và "Bác đưa thư" lại tiếp tục đưa thư cho các nhà. Nếu "bác đưa thư" nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì không được đóng vai đưa thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay. Nếu các lần thư đều đúng thì sau 3 lần được cô giáo tuyên dương và đổi chỗ cho bạn khác chơi. Trò chơi 9: “Đoán số” - Mục đích: + Giúp học sinh củng cố tính chất của số tự nhiên, tính chất và mối quan hệ giữa các phép tính. + Rèn luyện kĩ năng nghe, hỏi, phân tích. - Chuẩn bị: + Giáo viên chuẩn bị danh sách người chơi. 12
  2. + Máy ghi âm các câu hỏi và câu trả lời. + Số người tham gia: 20 đến 30 người. - Cách chơi: + Giáo viên chọn 1 học sinh xung phong. Học sinh đó sẽ chọn 1 số và nói “Tôi nghĩ một số”. Mỗi thành viên có thể hỏi một câu dạng có câu trả lời “đúng hoặc không”, không hỏi kiểu câu khác. (Ví dụ: Đó là số chẵn phải không? Số đó lớn hơn 60 phải không? Đó là số có hai chữ số đúng không?, ) + Người tham gia cần tuân theo quy định và nêu các câu hỏi khác nhau. Ai đoán được đúng với ít nhất câu hỏi sẽ nhận được phần thưởng. + Người nào lặp lại câu hỏi của người khác đã hỏi sẽ mất quyền chơi ván đó. - Lưu ý: + Khi người xung phong nghĩ rs một số thì cần ghi ra tờ giấy đưa cho người điều khiển trò chi. Cau hỏi của người điều khiển là: Ai trong số các bạn có thể đưa ra câu hỏi về số tôi nghĩ? + Có thể ở buổi học khác giáo viên đổi thành trò chơi đoán hình, đoán phép toán, đoán đơn vị đo, + Khi thay đổi trò chơi, giáo viên cần nêu trước yêu cầu và ví dụ về các câu hỏi. Trò chơi 10: “Bác mặt nạ thông thái” - Mục đích: + Giúp học sinh củng cố lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức. + Rèn luyện kĩ năng quan sát, khả năng diễn đạt thành thạo, tự tin. - Chuẩn bị: + Giáo viên chuẩn bị 4 hình mặt nạ (mỗi mặt nạ gồm hai mặt: mặt đỏ cười, mặt xanh mếu), 4 chiếc bảng con. + Chọn ban thư ký, ban giám khảo, các em còn lại là cổ động viên. - Cách chơi: + Chơi thi đua giữa các đội. + Giáo viên lần lượt đưa ra các bảng con. Trên mỗi bảng con có ghi cách thực hiện một biểu thức. Ví dụ: 96 : 4 x 2 96 : 4 x 2 12 + 38 : 2 12 + 38 : 2 = 96 : 8 = 24 x 2 = 50 : 2 = 12 + 19 = 12 = 48 = 25 = 31 13
  3. + Mỗi lần giáo viên đưa ra một bảng con, các đội quan sát nội dung. Khi giáo viên có tín hiệu nếu đội nào thấy biểu thức trên bảng thực hiện đúng thì giơ mặt cười, nếu sai thì giơ mặt mếu. + Giáo viên có thể nêu câu hỏi chấp vấn thêm để các em nhớ lại thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức. + Giáo viên cũng đưa ra đáp án bằng cách quay mặt nạ. + Ban giám khảo kết luận, tặng hoa cho các đội sau mỗi lượt chơi; Ban thư ký tổng hợp kết quả sau cuộc chơi: Mỗi lần trả lời đúng quay mặt nạ đúng được tặng một bông hoa. Kết thúc cuộc chơi đội nào được nhiều hoa hơn độ đó chiến thắng. Trò chơi 11: “Tìm ngôi sao sáng” - Mục đích: + Củng cố nhận biết về giá trị của các số La Mã. + Tạo hứng thú học tập, rèn luyện và phát triển năng lực tư duy. - Chuẩn bị: Mỗi học sinh chuẩn bị 5 đến 10 que tính. - Cách chơi: + Chơi thi đua giữa cá nhân với nhau. + Yêu cầu học dinh để các que tính lên bàn, khi giáo viên nêu lệnh học sinh thi nhau xếp xem ai xếp nhanh nhất, đúng nhất. - Ví dụ: Trò chơi được sử dụng trong tiết luyện tập bài số 4, trang 122 + Giáo viên nêu lệnh: Hãy dùng 5 que tính xếp thành số mười bốn. + Học sinh thi xếp. + Giáo viên nêu tiếp: nhấc một que tính để được số mười sáu. + Học sinh xếp. + Tiến hành tương tự nhấc một que tính từ số mười sáu để xếp số hai mươi mốt. + Học sinh nào xong trước thì ra hiệu bằng cách giơ tay huawcj vỗ tay. Giáo viên quan sát, nhận xét, tổng hợp kết quả. Nếu em nào làm nhanh, đúng thì được thưởng một ngôi sao. - Cách chơi: Trò chơi 12: Trổ tài mua sắm. - Mục đích: + Người chơi có kỹ năng tính toán với 4 phép tính, nắm vững một số đơn vị (tờ) tiền Việt Nam hiện nay. Biết ứng dụng để trao đổi hàng hóa khi cần thiết. + Biết một vài nguyên tắc tổi thiểu khi trao đổi. 14
  4. - Chuẩn bị: GV cần chuẩn bị cho 2 đội, mỗi đội khoảng 40000đ, gồm các loại tiền: 1000đ (10 tờ), 2000đ (5tờ), 5000đ (2 tờ), 10000đ (1 tờ). Chuẩn bị một số đồ dùng học tập như: Giấy màu (2000đ/tập), bút chì (3000đ/ chiếc), thước kẻ (6000đ/chiếc), vở viết (7000đ/quyển), truyện tranh (10000đ-15000đ/quyển), bút bi (4000đ/chiếc), trong đó sẽ ghi sẵn giá vào giấy và dùng băng dính dính vào các đồ vật. Bày tất cả vào 2 bàn cho 2 đội. Phát cho 2 đội mỗi đội 1 túi ni lon để đựng hàng mua sắm. - Cách chơi: Khi GV hô: “Bắt đầu” và tính giờ thì 2 bạn của 2 đội sẽ được vào “quầy” chọn đồ mua các đồ thích hợp, mua tới đâu bỏ tiền vào hộp tới đó; nếu tiền chẵn cần cộng nhẩm cẩn thận, chọn đủ hàng rồi mới trả tiền vào hộp; nếu bỏ vào rồi không được lấy lại. Sau 3 phút, giáo viên hô: “đóng cửa” thì 2 bạn phải lập tức rời quầy, bàn giao số tiền còn lại cho 2 bạn tiếp theo, giáo viên lại hô: “mở cửa” và 2 bạn lại tiếp vào mua hàng cho đến khi hết giờ, các bạn phải nộp giỏ hàng cho GV cùng các bạn kiểm tra. Nếu số mặt hàng mua đủ và vừa hết tiền là người “khéo mua” nếu hết tiền mà mua không đủ hàng thì là người “vụng mua”, nếu thừa tiền mà không mua được hàng thì là người “keo kiệt”, nếu số tiền hàng cộng lại nhiều hơn số tiền có, nếu số tiền hàng cộng lại được ít hơn số tiền đã tiêu thì là người đó tính sai. Căn cứ vào kết quả trên mà giáo viên và lớp công nhận đội thắng cuộc. Tôi nhận thấy rằng trò chơi này thật là mới mẻ đối với các em, thông qua trò chơi này các em được tiếp xúc với cuộc sống hàng ngày và các em vận dụng được kỹ năng tính toán đã học của mình vào thực tế cuộc sống. Chính điều đó đã lôi cuốn các em tham gia trò chơi này và nắm kiến thức bài học thật nhanh chóng. Đặc biệt là đối với những em học sinh nữ. Có những học sinh nữ sau bài học đã mạnh dạn tuyên bố với bạn bè: “Hôm nào được nghĩ học, tớ sẽ đi chợ mua đồ giúp mẹ, chắc mẹ tớ sẽ ngạc nhiên lắm cho kmà xem”. Trò chơi 13: Thi quay kim đồng hồ (Tiết 13, 14 Bài xem đồng hồ - Thực hành xem đồng hồ) - Mục đích: + Củng cố ky năng xem đồng hồ + Củng cố nhận biết các đơn vị thời gian (giờ phút) - Chuẩn bị: 4 mô hình đồng hồ - Cách chơi: + Chia lớp thành 4 đội (4 tổ theo lớp học) + Lần thứ nhất: Gọi 4 em lên bảng (4 em đại diện cho 4 đội), phát cho mỗi em 1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó, 4 em này ngay lập tức phải quay kim đến đúng giờ đó. Em nào quay chậm nhất hoặc sai lệch bị loại khỏi cuộc chơi. + Lần thứ hai: Các đội lại thay người chơi khác 15
  5. + Cứ chơi như vậy 8 - 10 lần. Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó là đội thắng cuộc. - Lưu ý: Để các em chơi nhanh, vui và thử phản ứng nhanh giáo viên cần chuẩn bị săn 1 số giờ viết ra giấy (không phải nghĩ lâu) để khi hô cho nhanh. Trò chơi 14: Mua và bán (Áp dụng trong bài: Tiền Việt Nam - Tiết 125, 126, 127) - Mục đích: + Củng cố cho học sinh nhận biết và sử dụng một số loại giấy bạc trong phạm vi 100.000 đồng (1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng) + Rèn kỹ năng cộng, trừ các số hơn đơn vị "đồng" + Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong khi mua và bán - Chuẩn bị: + 1 số tờ giấy bạc loại 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5. 000 đồng, 10.000 đồng) + 1 số đồ vật: bóng, giấy kiểm tra, hồ dán, cặp tóc, tranh cát. + 1 số tờ bìa ghi giá 1.000 đồng; 3.000 đồng; 6.000 đồng; 7.000 dồng; 55.000 đồng; 15.000 đồng. + Tất cả bày lên bàn giáo viên - Cách chơi: + Gọi 2 em chơi: - 1 em đóng người bán hàng - 1 em đóng người mua hàng + Phát tiền cho cả 2 em + Người mua hàng có thể mua bất kì mặt hàng nào trả tiền theo đúng giá ghi trên sản phẩm người mua và người bán hàng sẽ phải suy nghĩ Ví dụ: Mua 1 quả bóng bay giá 2000 đồng Người mua đưa trả: 5000 đồng Người bán phải suy nghĩ và trả lại: 3000 đồng - Sau mỗi 1 lần 2 em đóng vai mua bán xong cho các bạn nhận xét, nếu đúng thid được chơi lần 2 và được thưởng một vài nhãn vở. Nếu sai thì về chỗ để bạn khác lên chơi. Tổng kết: Khen nhưng em nghĩ ra cách trả tiền để người bán phải suy nghĩ trả lại khó và em biết tính để trả lại cho đúng là những "nhà kinh doanh giỏi". Trò chơi 15: Về đúng nhà mình. 16
  6. - Mục đích: Ôn tập về các công thức tính chu vi, công thức tính diện tích các hình. - Chuẩn bị: Các miếng hình vẽ có hình ngôi nhà vẽ hình chữ nhật, hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác. Các miếng bìa có ghi các công thức sau: Chu vi: Chu vi: (a + b) x 2 a x 4 Diện tích: Diện tích: a x a a x b - Cách chơi: + Mỗi lần cho 4 học sinh cùng chơi, mỗi em đeo một miếng bìa trước ngực ghi các công thức đã chuẩn bị ở trên, rồi tập hợp thành hàng dọc, vừa đi vừa hát: “Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng, vươn vai vươn vai thỏ rung đôi tai”. Khi nghe giáo viên hô: “Mưa to rồi, mau về thôi” thì lập tức các “chú thỏ” phải về đúng nhà của mình (Tức ngôi nhà có hình ứng với công thức mình đang đeo). + Ai nhanh được phong tặng “chú thỏ nhanh nhất”, còn ai chậm thì bị phạt phải biểu diễn một trò vui. Ta thấy rằng: ở lớp 3 các em bắt đầu được học về chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật tuy nhiên qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy do đặc điểm lứa tuổi của các em nên còn rất nhiều em quên hay nhầm lẫn công thức giữa các hình, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các em nhất là sau này lên các lớp trên các em được tiếp xúc với nhiều công thức, nhiều dạng hình. Bởi vậy, khi dạy về hình tôi chú ý củng cố vững chắc kiến thức cho các em bằng cách tổ chức cho các em trò chơi học tập biến những công thức khô khan mà các em ngại học, ngại nhớ thành những trò chơi thú vị và kết quả vượt ngoài mong đợi của tôi. Sau bài học các em nhớ vanh vách các công thức tính chu vi của các hình đã học, không những thế các em về nhà còn sưu tầm các câu đố về tính chu vi, diện tích các hình lên lớp đố các bạn. Ví dụ như: Diện tích chữ nhật là gì? 17
  7. Lấy dài tức thì có ngay. Chu vi chữ nhật dễ thay! Lấy nhân 2 là thành. Thế còn diện tích hình vuông? Lấy cạnh .tức thì hiện ra. Trò chơi 16: “Sai ở đâu? Sửa thế nào?” (trò chơi ôn bài cũ môn toán) - Mục đích: Giúp các em ôn luyện những kiến thức đã được học một cách tốt nhất, đặc biệt là trong toán giải. - Chuẩn bị: Giáo viên hãy chuẩn bị sẵn một số bài Toán có lời giải sai ở một vài bước trên bảng phụ (nên bố trí chỗ sai là những sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi làm kiểu bài này). - Cách chơi: + Giáo viên đưa các bài toán có lời giải như đã nói ở trên lên bảng chính (tùy vào lúc thích hợp của tiết học) + Các đội chơi sẽ thảo luận trong vài phút phút để truy tìm ra chỗ sai của bài giải, đồng thời đưa ra phương án sửa sai. + Đội tìm ra và có phương án sửa sai nhanh nhất sẽ trình bày đáp án, nếu chưa đúng thì các đội sau có quyền xin trả lời, khi nào lời giải đã đúng thì khi đó trò chơi sẽ dừng lại. + Giáo viên yêu cầu những đội có câu trả lời đúng chỉ ra nguyên nhân sai lầm để từ đó nhấn mạnh nhằm giúp cả lớp rút kinh nghiệm. + Đội chiến thắng là đội tìm ra nhanh nhất những chỗ sai, chỉ ra nguyên nhân sai và sửa lại cho đúng. Trò chơi 17: Hái hoa dân chủ (Áp dụng trong những tiết ôn toán cuối năm) - Mục đích: Rèn các kỹ năng tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia kỹ năng giải toán. - Chuẩn bị: + Một cây cảnh, trên có đính các bông hoa bằng giấy màu trong có các đề toán. Chẳng hạn Em hãy đọc bảng nhân 8. Em hãy đọc bảng nhân 9. Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 125m, chiều rộng 68 m Kim ngắn chỉ số 3, kim dài chỉ số 11. Hỏi là mấy giờ ? 18
  8. 7m3cm, bằng bao nhiêu cm Vẽ lên đồng hồ chỉ 14 giờ 27 phút Câu đố: Vừa trống vừa mái Đếm đi đếm lại Tất cả sáu mươi Mái một phần tư Còn là gà trống Đố em tính được Trống, mái mấy con ? - Cách chơi: Cho các em chơi trong lớp. Lần lượt từng em lên hái hoa. Em nào hái được hoa thì đọc to yêu cầu cho cả lớp cùng nghe. Sau đó suy nghĩ trong vòng 30 giây rồi trình bày câu trả lời trước lớp. Em nào trả lời đúng thì được khen và được một phần thưởng. Tổng kết chung khen những em chơi tốt trong năm. Ngoài những trò chơi đã giới thiệu ở trên, tôi còn tìm tòi, sáng tạo một số trò chơi phục vụ cho một số môn học khác. Công việc sáng tác và tổ chức các trò chơi tuy vất vả nhưng tôi vẫn tìm thấy niềm vui ở trong công việc và càng thấy yêu nghề hơn bởi vì thông qua các trò chơi, quan hệ Cô - Trò không còn khoảng cách (vì nhiều lúc cô cũng tham gia cùng chơi với trò). Tình cảm bạn bè giữa học sinh với học sinh ngày càng gần gủi, gắn bó hơn. Những giờ học thoải mái, sôi nổi, hiệu qủa ngày càng gia tăng. Chất lượng học tập của các em ngày được nâng lên, hạn chế tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, trong giờ học không còn hiện tượng học sinh ngủ gật, uể oải hay lơ mơ trong học tập. Không những thế mà còn giúp học sinnh nhút nhát, cá biệt hòa mình vào tập thể. Số lượng học sinnh yêu thích môn toán ngày một tăng lên. Năm 2019 -2020 này tôi được phân công trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3C. Tổng số học sinh là 34 em. Có 16 em nữ. Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp tôi đã thử nghiệm ngay những ý tưởng của mình. Những kết quả mà các em đạt được sau những lần thi do nhà trường ra đề đã cho thấy công sức tôi bỏ ra có hiệu quả nhất định. Kết quả học tập môn Toán của học sinh như sau: Điểm Giữa học kì I Cuối học kì I 9-10 13 em = 38,2% 16 em = 47,1% 7-8 14 em = 41,2% 13 em = 38,2% 5-6 7 em = 20,6% 5 em = 14,7% Dưới 5 0 em = 0 % 0 em = 0 % 19
  9. Qua kết quả đã đạt được trên, tôi thấy số học sinh khá giỏi tăng. So với năm học trước thì kết quả trên thật đáng mừng. Điều đó cho thấy những cố gắng đổi mới trong phương pháp dạy học của tôi rất khả quan. Ban Giám hiệu. các thầy cô giáo trong trường khi dự giờ lớp tôi cũng đã công nhận lớp học sôi nổi, nắm vững kiến thức đã học. Đó chính là động lực giúp tôi tiếp tục theo đuổi ý tưởng của mình. 2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến - Các lớp 3 tổ chức dạy học môn Toán có thể áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này. Tuy nhiên khi áp dụng cũng có thể vận dụng linh hoạt để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn học. - Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 3 đến 5 phút hoặc cùng lắm 10 phút. Do vậy người Giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh. VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT: Không IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN a. Đối với nhà trường: - Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để giáo viên và học sinh thực hiện tổ chức các hoạt động. - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và hỗ trợ giáo viên khi họ gặp khó khăn trong việc tổ chức thực hiện. b. Đối với giáo viên: Để sáng tác ra các trò chơi mới đơn giản, dễ chuẩn bị, dễ tổ chức mà mang lại hiệu quả cao thì cần chú ý những điểm sau: - Điều quan trọng hàng đầu của người giáo viên phải có lòng yêu nghề, tận tâm với học sinh và say mê với công việc. - Giáo viên phải chịu khó tham khảo, nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo. - Sáng tác trò chơi phải xác định được rõ mục đích học tập của trò chơi mới mang lại hiệu quả đích thực. - Sáng tác trò chơi phải căn cứ vào nội dung kiến thức, trình độ học sinh lớp mình phụ trách. - Sáng tác trò chơi cần dựa vào điều kiện hiện có về cơ sở vật chất, thiết bị của trường, địa phương thòi mới dễ chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện cần thiết phục vụ cho trò chơi. 20
  10. - Khi nghiên cứu, soạn giáo án, người giáo viên phải luôn nhìn bài giảng trên quan điểm động, tức là với bài giảng cụ thể thì nên chọn hình thức, phương pháp giảng dạy nào hợp lý. Việc đưa trò chơi vào bài học có nhiều ưu thế trong việc giúp học sinh tự mình hình thành kiến thức mới, kỹ năng mới. - Trò chơi cần có hình thức ngắn gọn, cách chơi dễ hiểu, dễ thực hiện. Luật chơi phải rõ ràng, phần thưởng là gì, hình phạt ra sao, mới kích thích được sự hứng thú của học sinh. - Ngoài những điều ở trên, ở lĩnh vực này nếu người giáo viên đứng lớp mới chỉ sáng tác trò chơi thì chưa đủ mà điều cần thiết nhất chính là việc tổ chức trò chơi thế nào cho hấp dẫn, sinh động, kích thích, lôi cuốn được tất cả các học sinh trong lớp (dù trực tiếp hay gián tiếp) tham gia trò chơi có như vậy kết quả học tập của các em mới được nâng cao tuy nhiên điều đó đòi hỏi người giáo viên đứng lớp phải có năng lực tổ chức các trò chơi. Muốn vậy, người giáo viên phải biết nên tổ chức trò chơi vào lúc nào, chơi như thế nào, đánh giá ra sao, chơi bao nhiêu lâu, ai là người chơi, ai là người cổ vũ, cần dừng lại lúc nào thì trò chơi mới hấp dẫn, sôi nổi, gây được sự hưng phấn học tập của học sinh. X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC VÀ DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. Giáo viên đã nhận thức được những ích lợi của tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán: tác dụng của tổ chức trò chơi trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của học sinh, như: học sinh nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn, và phát triển những kĩ năng xã hội cho học sinh, như biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu, biết thống nhất ý kiến, Còn đối với giáo viên thì dạy học kết hợp tổ chức các trò chơi giúp họ không phải nhắc nhở nhiều về ý thức học tập của học sinh, nhưng chuẩn bị bài cần kỹ lưỡng hơn; hiểu khả năng của học sinh hơn. Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ta không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ. Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập. Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, tích hợp được hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập. 21
  11. Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua hoạt động ứng dụng của mỗi bài, rèn cho các em kĩ năng giải quyết các vấn đề, các khó khăn của nhóm và chính bản thân các em trong mỗi tiết học. XI. DANH SÁCH NHỮNG CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ SÁNG KIẾN. Số Tên tổ chức/cá Phạm vi/Lĩnh vực Địa chỉ TT nhân áp dụng sáng kiến 1 Giáo viên dạy văn Trường Tiểu học Kim Giảng dạy và tổ chức các hóa khối lớp 3. Long B môn học và hoạt động giáo dục. Kim Long, ngày tháng năm 20 Kim Long, ngày tháng năm 20 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Tạ Thị Bích Ngọc 22
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Toán 3 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 2. Thiết kế dạy học Toán 3 (Tập 1 và 2) - Nhà xuất bản Hà Nội 3. Sách giáo viên môn Toán 3 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 4. Tạp chí giáo dục tháng 11/2017. 5. Tổ chức hoạt động vui chơi ở tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh. Tác giả: Hà Nhật Thăng; Nguyễn Dục Quang, Lưu Thu Thủy. 6. 150 trò chơi thiếu nhi. Tác giả: Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức. 7. Toán tuổi thơ số 138, tháng 4/2012. 8. Dạy học phát triển năng lực môn Toán Tiểu học - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 23
  13. MỤC LỤC Trang I Lời giới thiệu 1 II Tên sáng kiến 2 III Tác giả sáng kiến 2 IV Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 2 V Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 2 VI Ngày sáng kiến được áp dụng 2 VII Mô tả bản chất của sáng kiến 3 1 Nội dung của sáng kiến 3 1.1 Thực trạng. 4 1.2 Vị trí của môn Toán trong trường Tiểu học 4 1.3 Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học 4 1.4 Nội dung cải tiến sáng tạo 5 2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến 20 VIII Những thông tin cần được bảo mật 20 IX Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 20 Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến X 21 của tác giả Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc XI 22 áp dụng sáng kiến lần đầu Tài liệu tham khảo 23 24