SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh Lớp 3 ở Trường Tiểu học Hải Lựu xã Hải Lựu huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc

docx 21 trang thulinhhd34 4961
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh Lớp 3 ở Trường Tiểu học Hải Lựu xã Hải Lựu huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_dai_tra_cho_hoc_si.docx
  • docxTH.HAILUU.26.07-NGUYENTHANHPHONG+NGUYENTHIDAN-TT.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh Lớp 3 ở Trường Tiểu học Hải Lựu xã Hải Lựu huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc

  1. được ứng dụng mạnh hơn. Giáo viên có thể sử dụng máy tính trong công tác quản lý và giảng dạy, còn học sinh được học và tiếp nhận kiến thức bài giảng qua phần mền Zoom ngay tại nhà mà không phải đến lớp. Việc làm này làm cho các em đỡ quên kiến thức đồng thời hứng thú hơn với việc học online và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh lớp tôi cũng như các học sinh khác của nhà trường. - Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Áp dụng trong dạy học và nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh lớp 3 ở Trường Tiểu học Hải Lựu xã Hải Lựu huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc và áp dụng cho việc dạy học và nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh lớp 3 tại các Trường Tiểu học trong huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Lớp học có đủ cơ sở vật chất theo qui định của ngành. - Có đồ dùng thiết bị dạy học cho Giáo viên và đồ dùng thiết bị học của học sinh. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi không có gì là to tát, những biện pháp tôi đã làm cũng rất bình thường. Nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc. Học sinh ngày càng có lòng yêu thích học tập hơn . Trong 3 năm học qua, Học sinh lớp tôi dạy các em luôn có chất lượng đại trà đứng đầu trong khối. Qua quá trình giảng dạy, tìm hiểu về tình hình thực tế của lớp, của địa phuơng và điều kiện thực tế của nhà trường tôi đã suy nghĩ tìm tòi vận dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học. Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy và học, đồng thời đúc rút kinh nghiệm từ bản thân, từ bạn bè đồng nghiêp, áp dụng triệt để những biện pháp tôi trình bày ở trên nên kết quả chất lượng lớp tôi phụ trách nhiều năm nay luôn là lớp dẫn đầu toàn trường về mọi mặt (học lực, hạnh 16
  2. kiểm). Kết quả học tập khả quan: Những học sinh học yếu có sự tiến bộ rõ rệt, nhiều học sinh học lực trung bình đã đạt được khá, giỏi và số lượng học sinh tham gia các cuộc thi cấp huyện năm sau tăng hơn năm trước. Các em tham gia thi đều có giải và đạt giải cao. Dưới đây là bảng số liệu chất lượng học tập cuối học kì I và kết quả khảo sát giữa học kì II. *) Năm học :2019-2020 Kết quả điểm khảo sát cuối học kì I- (30 em) Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu Môn Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng lượng lượng lượng Toán 6 20% 6 20% 14 46,67% 4 13,33% TV 4 13,33% 7 23,33% 16 53,34% 3 10% Kết quả điểm khảo sát giữa học kì II: (30 em) Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu Môn Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng lượng lượng lượng Toán 8 26,67% 8 26,67% 13 43,33% 1 3,33% TV 6 20% 8 26,67% 15 50% 1 3,33% 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Nhìn chung nhờ áp dụng kinh nghiệm trên mà kết quả rèn luyện học sinh của lớp, của trường được nâng lên. Kết quả thu được từ học sinh được tổ, khối, Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao. * Tổng kết kinh nghiệm: Trong quá trình giảng dạy học, để nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh lớp 3 mỗi giáo viên cần phải luôn luôn nghiên cứu, sáng tạo tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để giảng dạy cho học sinh cụ thể: 1. Xây dựng kế hoạch và vai trò chỉ đạo của nhà trường Ngay từ đầu năm học, bám sát chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học 2019 – 2020, nhà trường xây dựng kế hoạch tổng thể và đưa ra bàn bạc công khai ở Hội nghị cán bộ công chức để thống nhất các chỉ tiêu phấn đấu, coi đó là pháp lệnh để 17
  3. mọi người thực hiện. Từ đó tìm ra những biện pháp và xây dựng kế hoạch cụ thể từng tháng, từng tuần. Thực hiện giao ban giữa Ban giám hiệu, tổ chuyên môn hàng tháng, hàng tuần trước khi triển khai đến giáo viên. Chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt, bàn bạc và tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng học sinh. Cụ thể: + Mỗi tổ Chuyên môn đều xây dựng kế hoạch chỉ đạo của tổ, xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm, kế hoạch từng tháng, từng tuần. + Tổ chức cho giáo viên đăng ký các chỉ tiêu thi đua trong năm học để phấn đấu. Thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục: Để toàn xã hội cùng tham gia giáo dục. Đảm bảo dân chủ hoá trong nhà trường theo nguyên lý: Giáo viên biết, giáo viên bàn, giáo viên làm , giáo viên kiểm tra. Có chế độ thanh, kiểm tra vấn đề, kiểm tra toàn diện giáo viên. Tổ chức thi đua, hội giảng thành phong trào sôi nổi, vừa có bề rộng, vừa có chiều sâu. 2. Xây dựng đội ngũ và chỉ đạo nâng cao chất lượng Cổ nhân có câu: “Thầy nào, trò ấy” nên việc xây dựng đội ngũ là yếu tố cực kì quan trọng. Người thầy có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng học sinh. Ban giám hiệu nhà trường phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cụ thể từng tuần, từng tháng và cả năm học. Quan tâm tới việc tự bồi dưỡng, kiểm tra đôn đốc thường xuyên. Sau mỗi đợt bồi dưỡng áp dụng hình thức kiểm tra trên giấy để đánh giá giáo viên và giúp giáo viên thấy được phần khiếm khuyết của mình mà có kế hoạch điều chỉnh. Thầy giỏi thì mới có trò giỏi, người giáo viên phải có kiến thức thực sự thì mới định ra được phương pháp giảng dạy có hiệu quả. Cho nên đối với giáo viên cần phải tự học, tự rèn luyện để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thể hiện: có sổ tích luỹ, sổ dự giờ, sổ bồi dưỡng nghiệp vụ, kế hoạch bồi dưỡng học sinh. Ban giám hiệu luôn phát huy vai trò lãnh đạo, thực hiện chế độ công khai, công bằng, dân chủ trong công tác kiểm tra để thúc đẩy thi đua trong đội ngũ và giúp cho hoạt động giáo dục trong nhà trường đi vào nề nếp. 18
  4. Trong công tác chỉ đạo: Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kỷ luật lao động, quy chế chuyên môn. Trong năm qua 100% giáo viên đều chấp hành tốt. Phương châm chỉ đạo của nhà trường: Kiên trì cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm’’ và cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Mỗi cán bộ đều rèn mình để thực hiện cuộc vận động trên nhằm đưa chất lượng dạy học cao hơn. Khảo sát chất lượng thực chất của học sinh, thông báo công khai để cha mẹ học sinh nắm được thực trạng, cùng cha mẹ học sinh thống nhất cách thức quản lý, giúp đỡ học sinh học tập. Ngay từ đầu năm học, nhà trường tiến hành khảo sát chất lượng đầu vào và khoán chỉ tiêu tới từng giáo viên theo từng đợt. Hàng tháng tiến hành kiểm tra chất lượng hai môn Tiếng Việt và toán, công khai chất lượng đó trên bảng tin chuyên môn của nhà trường nhằm giúp cho giáo viên thấy rõ thực chất, chất lượng và hiệu quả giảng dạy của mình để có biện pháp điều chỉnh phương pháp giảng dạy. Về phía nhà trường, qua đó có kế hoạch bồi dưỡng, uốn nắn kịp thời đối với các hoạt động của giáo viên. Tổ chức thi vô địch, giải bài trên báo bảng, bông hoa điểm mười Động viên khen thưởng kịp thời, từ đó khích lệ học sinh ham mê học tập. Đặc biệt là sự thống nhất trong Đảng, trong Ban giám hiệu, trong các tổ khối và sức mạnh đoàn kết của tập thể sư phạm là yếu tố quyết định của thành công. 3. Đổi mới phương pháp dạy học Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, ngoài việc xây dựng kế hoạch, tìm giải pháp thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học cũng góp phần quyết định đáng kể tới việc nâng cao chất lượng học sinh. Người giáo viên đã nắm chắc kiến thức, song cần phải có phương pháp truyền thụ kiến thức giúp học sinh nắm bắt được. Với từng đối tượng học sinh mà áp dụng phương pháp sao cho phù hợp nhất. Thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả giờ dạy nhất là các lớp mới thay sách giáo khoa. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học từ cấp tổ đến cấp trường và cấp trên. 19
  5. Việc sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả đã được nhà trường chú trọng. Mỗi giáo viên đều có ý thức sử dụng đồ dùng trong các tiết dạy. Ngoài sử dụng đồ dùng có sẵn, giáo viên còn tự làm thêm đồ dùng mới bổ sung cho bài dạy. Nhà trường chỉ đạo sát sao việc đăng ký mượn và chuẩn bị đồ dùng cho bài dạy trước một tuần. Đây là giải pháp mới mà từ năm học 2018 – 2019 đến nay thực hiện khá tốt. 4. Công tác xã hội hóa giáo dục Xác định rõ nhiệm vụ chính trị là giảng dạy và nâng cao chất lượng học sinh. Một phần quan trọng liên quan đến chất lượng dạy và học là cơ sở vật chất trường học phải được đảm bảo. Hơn nữa việc đầu tư cơ sở vật chất cho trường học được khang trang mới xứng tầm một trường chuẩn Quốc Gia. Về mặt này Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tham mưu với các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ. Nhà trường luôn duy trì sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và địa phương trong công tác giáo dục học sinh. Thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục, nhà trường thường xuyên thông báo kết quả học tập của từng học sinh đến từng xóm, từng thôn và được phát trên loa truyền thanh, qua sổ liên lạc để kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình. Đăng kí với Ủy ban Nhân dân xã thường xuyên có các bản tin tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của địa phương để mọi người, mọi nhà, mọi cấp, mọi ngành đều biết được công việc và mong muốn của nhà trường để cùng ủng hộ, giúp đỡ nhà trường hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh nhất là giáo dục học sinh đại trà. Nhờ có công tác xã hội hóa giáo dục mà chất lượng giảng dạy ngày một nâng cao. Giáo dục Tiểu học là vấn đề chính trị - xã hội quan trọng, có giá trị cơ bản và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Vì vậy, người giáo viên ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Lao động của một giáo viên ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. 20
  6. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Tập thể học Trường Tiểu học Hải Lựu Nâng cao chất lượng dạy và sinh lớp 3A1 xã Hải Lựu huyện Sông học. Lô tỉnh Vĩnh Phúc 2 Tập thể học Trường Tiểu học Hải Lựu Nâng cao chất lượng dạy và sinh Khối 3 xã Hải Lựu huyện Sông học. Lô tỉnh Vĩnh Phúc Hải Lựu, ngày tháng năm Hải Lựu, ngày tháng năm Hải Lựu, ngày tháng năm HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TÁC GIẢ (Ký tên, đóng dấu) SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Nguyễn Thanh Phòng Nguyễn Thị Dân 21