Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học Lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

docx 21 trang thulinhhd34 9691
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học Lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_tro_choi_toan_hoc_lop_3.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học Lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

  1. Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau: a. Thiết kế trò chơi học trong môn Toán: * Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 3 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cận kè và đảm bảo các yêu cầu sau: + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học + Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 3, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường. + Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú + Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo + Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh * Cấu trúc của Trò chơi học tập: + Tên trò chơi + Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. + Đồ dùng, đồ chơi : Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học tập. + Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi. + Số người tham gia chơi : Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi + Nêu cách chơi. b. Cách tổ chức trò chơi: 7
  2. Thời gian tiến hành: thường từ 5 - 7 phút - Đầu tiên là giới thiệu trò chơi: + Nêu tên trò chơi. + Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy định chơi. - Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi - Chơi thật - Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. - Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thâm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò ) 2. Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 3: Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy toán cho học sinh lớp 3: Trò chơi 1: Truyền điện - Mục đích: + Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 1000. + Luyện phản xạ nhanh ở các em - Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào - Cách chơi: Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em xướng to 1 số trong phạm vi 1000 chẳng hạn “358 và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 142 rồi chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là e C phải nói tiếp “bằng 216”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “358 truyền cho B, mà B nói trừ “149 tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh. 8
  3. * Lưu ý: + Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ + Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ: Luyện tập các bảng cộng trừ, nhân chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ: 1 em hô to 6x3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 18. + Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em. Trò chơi 2: Ai nhiều điểm nhất (Tiết 58: Luyện tập) - Mục đích : + Luyện tập củng cố kỹ năng cọng 2 số có nhớ trong phạm vị 100 + Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm - Chuẩn bị + 2 cây chậu cảnh có đánh số 1, 2 + Một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các phép tính như 367 + 125 93 + 58 367 + 120 487 + 130 168 + 503 487 + 302 + Phấn màu + Đồng hồ theo dõi thời gian + Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký - Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả. 9
  4. - Cách tính điểm: + Mỗi phép tính đúng được 10 điểm + Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều đuểm hơn là đội đó thắng cuộc. * Lưu ý: Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi khuyến khích tổ giám khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau các em chơi tốt hơn. Trò chơi: Ong đi tìm nhụy (Trò chơi có thể áp dụng các bảng nhân, chia, cụ thể tiết Bảng chia 6) - Mục đích: + Rèn tính tập thể + Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia - Chuẩn bị: + 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm. 5 7 8 9 6 + 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm 24 : 6 42 : 6 54 : 6 48 : 6 36 : 6 + Phấn màu - Cách chơi: + Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em + Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng mộ bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi. Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú 10
  5. Ong không biết phải tìm như thế nao, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không? - 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng. * Lưu ý: Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học 24 : 6 + Tại sao chú Ong không tìm được đường về nhà? + Phép tính "24 : 6" có kết quả bằng bao nhiêu? + Muốn chú Ong này tìm đợc về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào? Trò chơi 4 : Rồng cuốn lên mây - Mục đích: - Kiểm tra kỹ năng tính nhẩm của học sinh. Ví dụ củng cố các bảng nhân, chia - Chuẩn bị : - Một tờ giấy viết sẵn các phép tính nhân, chia trong các bảng nhân chia trong các bảng đã học - Cách chơi: Một em được chủ định làm đầu rồng lên bảng + Em cất tiếng hát: " Rồng cuốn lên mây Rồng cuốn lên mây Ai mà tính giỏi về đây với mình" + Sau đó em hỏi: "Người tính giỏi có nhà hay không ?" - Một em học sinh bất kỳ trả lời: "Có tôi ! Có tôi !" 11
  6. - Em làm đầu rồng ra phép tính đó, ví dụ: "42 : 7 bằng bao nhiêu?" - Em tính giỏi trả lời (nếu trả lời đúng thì được đi tiếp theo em đầu rồng). Cứ như thế em làm đầu rồng cứ ra câu hỏi và cuốn đàn lên mây. - Lưu ý: Ở trò chơi này nên chọn em làm đầu rồng (là em Trưởng trò) phải nhanh nhẹn, hoạt bát. Trò chơi 5 : Thi quay kim đồng hồ (Tiết 13, 14 Bài xem đồng hồ - Thực hành xem đồng hồ) - Mục đích: + Củng cố ky năng xem đồng hồ + Củng cố nhận biết các đơn vị thời gian (giờ phút) - Chuẩn bị: 4 mô hình đồng hồ - Cách chơi: + Chia lớp thành 4 đội (4 tổ theo lớp học) + Lần thứ nhất: Gọi 4 em lên bảng (4 em đại diện cho 4 đội), phát cho mỗi em 1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó, 4 em này ngay lập tức phải quay kim đến đúng giờ đó. Em nào quay chậm nhất hoặc sai lệch bị loại khỏi cuộc chơi. + Lần thứ hai: Các đội lại thay người chơi khác + Cứ chơi như vậy 8 - 10 lần. Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó là đội thắng cuộc. * Lưu ý : Để các em chơi nhanh, vui và thử phản ứng nhanh giáo viên cần chuẩn bị săn 1 số giờ viết ra giấy (không phải nghĩ lâu) để khi hô cho nhanh, ví dụ : 7 giờ 5 phút, 11 giờ 50 phút, 9 giờ kém 10 phút, 4 giờ kém 5 phút, 8 giờ 7 phút, 12 giờ 34 phút, 4 giờ kém 13 phút Trò chơi 6 : Bác đưa thư (Áp dụng dạy các bảng nhân, bảng chia) - Mục đích: Giúp học sinh thuộc lòng bảng nhân 6. Kết hợp với các thói quen nói "cảm ơn" khi người khác giúp một việc gì 12
  7. - Chuẩn bị : + Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi 1 số 6, 12, 15, 24, 30, 36 60 là kết quả của các phép nhân để làm số nhà. + Một số phong bì có ghi phép nhân trong bảng 6: 1x6, 6x1, 2x6, 6x2 + Một tấm các đeo ở ngực ghi "Nhân viên bưu điện". - Cách chơi: + Gọi 1 số em lên bảng chơi giáo viên phát cho mỗi 1 thẻ để làm số nhà. Một em đóng vai "Bác đưa thư" ngực đeo "Nhân viên bưu điện" tay cầm tập phong bì. + Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói: Bác đưa thư ơi Cháu có thư không? Đưa giúp cháu với Số nhà 12 Khi dọc đến câu cuối cùng "số nhà 12" thì đồng thời em đó giơ só nhà 12 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của "Bác đưa thư" phải tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương ứng giao cho chủ nhà (ở trường hợp này phải chọn phong bì "6x2" hoặc "2x6" giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói lời "cảm ơn". Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và "Bác đưa thư" lại tiếp tục đưa thư cho các nhà. Nếu "bác đưa thư" nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì không được đóng vai đưa thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay. Nếu các lần thư đều đúng thì sau 3 lần được cô giáo tuyên dương và đổi chỗ cho bạn khác chơi. Trò chơi 7 : Mua và bán (Áp dụng trong bài: Tiền Việt Nam - Tiết 125, 126, 127) - Mục đích: + Củng cố cho học sinh nhận biết và sử dụng một số loại giấy bạc trong phạm vi 100.000 đồng (1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng) + Rèn kỹ năng cộng, trừ các số hơn đơn vị "đồng" + Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong khi mua và bán 13
  8. - Chuẩn bị: + 1 số tờ giấy bạc loại 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5. 000 đồng, 10.000 đồng) + 1 số đồ vật: bóng, giấy kiểm tra, hồ dán, cặp tóc, tranh cát. + 1 số tờ bìa ghi giá 1.000 đồng; 3.000 đồng; 6.000 đồng; 7.000 dồng; 55.000 đồng; 15.000 đồng. + Tất cả bày lên bàn giáo viên - Cách chơi: + Gọi 2 em chơi : - 1 em đóng người bán hàng - 1 em đóng người mua hàng + Phát tiền cho cả 2 em + Người mua hàng có thể mua bất ky mặt hàng nào trả tiền theo đúng giá ghi trên sản phẩm người mua và người bán hàng sẽ phải suy nghĩ Ví dụ: Mua bóng giá 1.500 đồng Người mua đưa trả: 2.000 đồng Người bán phải suy nghĩ và trả lại: 500 đồng - Sau mỗi 1 lần 2 em đóng vai mua bán xong cho các bạn nhận xét, nếu đúng thid được chơi lần 2 và được thưởng một vài nhãn vở. Nếu sai thì về chỗ để bạn khác lên chơi. * Tổng kết: Khen nhưng em nghĩ ra cách trả tiền để người bán phải suy nghĩ trả lại khó và em biết tính để trả lại cho đúng là những "nhà kinh doanh giỏi". Trò chơi 8 : Hái hoa dân chủ (Áp dụng trong những tiết ôn toán cuối năm) - Mục đích: Rèn các kỹ năng tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia kỹ năng giải toán. - Chuẩn bị: + Một cây cảnh, trên có đính các bông hoa bằng giấy màu trong có các đề toán. Chẳng hạn Em hãy đọc bảng nhân 8. Em hãy đọc bảng nhân 9. 14
  9. Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 125m, chiều rộng 68 m Kim ngắn chỉ số 3, kim dài chỉ số 11. Hỏi là mấy giờ? 7m3cm, bằng bao nhiêu cm Vẽ lên đồng hồ chỉ 14 giờ 27 phút Câu đố: Vừa trống vừa mái Đếm đi đếm lại Tất cả sáu mươi Mái một phần tư Còn là gà trống Đố em tính được Trống, mái mấy con? - Phần thưởng + Đồng hồ - Cách chơi: Cho các em chơi trong lớp. Lần lượt từng em lên hái hoa. Em nào hái được hoa thì đọc to yêu cầu cho cả lớp cùng nghe. Sau đó suy nghĩ trong vòng 30 giây rồi trình bày câu trả lời trước lớp. Em nào trả lời đúng thì được khen và được một phần thưởng. Tổng kết chung khen những em chơi tốt trong năm Giáo trình môn toán minh họa Bài dạy: Bảng chi 8 1. Mục đích: Giúp học sinh - Dựa vào bảng nhân 8 để lập bảng chia 8 và học thuộc bảng chia 8 - Thực hành chia trong phạm vi 8 và giải toán có lời văn 2. Đồ dùng: - Giáo viên: Phấn màu, bút dạ, các tấm bìa có 8 tấm tròn, bảng nhân 8 phóng to. - Học sinh: Các tấm bìa có 8 chấm tròn, vở toán 3. Hoạt động của giáo viên Thời Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh gian 15
  10. 3' 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh đọc bảng nhân 8 - 1 học sinh đọc - Gọi học sinh nêu 3 phép tính bất kỳ của - 4 học sinh đố nhau bảng nhân 8 sau đó học sinh khác trả lời Học sinh nhận xét bạn đọc - Giáo viên nhận xét, chấm điểm 16' 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên: Trong giờ học toán hôm nay, các con sẽ dựa vào bảng nhân 8 để lập thành bảng chia 8 và làm các bài tập luyện tập trong bảng chia 8. Bài học hôm nay là : Bảng chia 8 - Giáo viên hi đầu bài bảng lớp b. Lập bảng chia 8: - Cho học sinh lấy 3 tấm bìa, môi tấm bìa Học sinh lấy để trên mặt bàn có 8 chấm tròn (Giáo viên lấy đính bảng lớp 8) Hỏi: Con lấy được tất cả bao nhiêu chấm 24 chấm tròn tròn? Vì sao con biết? (Giáo viên ghi bảng) 8 x 3 = 24 - Giáo viên: Cô có 24 chấm tròn chia đều vào các tấm bìa mỗi tấm có 8 tấm tròn. Hỏi cô có mấy tấm bìa? 3 tấm bìa Vì sao con biết? 24 : 8 = 3 Dựa vào phép nhân 8x3-24 ai có phép chia tương ứng số chia bằng 8 24 : 8 = 3 Giáo viên ghi bảng lớp, gọi học sinh đọc 2 học sinh đọc - Giáo viên chốt: Từ các phép nhân ta có thể lập được phép chia tương ứng - Giáo viên đưa bảng nhân 8 lên bảng lớp - Giáo viên đính bảng chia 8 (chưa có kết 16
  11. quả) lên bảng lớp - Dựa vào bảng nhân 8 để tính các kết quả của các phép tính này từ 8:8 đến 80:8, mỗi tổ tính kết quả của 2 phép tính, tổ 4 tính 3 phép tính cuối. - Giáo viên gọi học sinh trả lời : Giáo viên ghi bảng Vì 8 x 2 = 16 Vì sao 16 : 8 = 2? nên 16 : 8 = 2 Vì sao 48 : 8 = 6 ? Vì 8 x 6 = 48 nên 48 : 8 = 6 - Có nhận xét gì về số chia, thương, số bị Số bị chia đều là 8 thương chia? từ 1 đến 10, số bị chia liền nhau hơn nhau 8 đơn vị - Giáo viên nói: Đây chính là bảng chia 8 - Nếu ta quên 1 kết quả của phép chia Dựa vào phép nhân của nào đó trong bảng chia 8 ta làm thế nào? bảng nhân 8 để tìm * Giáo viên củng cố: Dựa vào phép nhân trong bảng 8 để tìm ra kết quả của phép chia. * Giáo viên: Vừa rồi chúng ta đã hình thành bảng chia 8, các con đã học thuộc bảng chia 8. Bây giờ chúng ta cùng nhau vận dụng bảng chia 8 để làm bài tập 18' 3. Luyện tập tại lớp: Giáo viên cho học sinh mở sách giáo Học sinh mở SGK khoa trang 59 Bài 1:Gọi 1 học sinh đọc bài 1 học sinh đọc yêu cầu - Học sinh tự làm bài 1 học sinh làm bảng lớp Học sinh nhận xét - chữa bài Trong bài 1 có phép tính nào nằm trong 56 : 7 = 8 bảng chia 8 17
  12. 48 : 6 = 8 Bài 2: Học sinh tự làm 1 học sinh đọc yêu cầu 1 học sinh làm bảng lớp Có nhận ét gì về các phép tính trong cột Học sinh nhận xét - Chữa 1, khi biết kết quả của phép nhân có thể bài tính ngay được kết quả của 2 phép chia - Lấy tích chia cho TS này này không? (Vì sao) được TS kia * Giáo viên : Từ phép nhân ta lập được các phép chia tương ứng. Đây chính là mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia Bài 3: - Bài toán cho biết là gì? 1 học sinh đọc BT - Bài toán hỏi gì? Học sinh tự làm bài Học sinh nhận xét - chữa bài Bài 4: - Bài toán cho biết là gì? 1 học sinh đọc BT - Bài toán hỏi gì? Học sinh tự làm bài Học sinh nhận xét - chữa bài - BT3 và BT4 có điểm gì giống nhau? Giống phép tính đều là 32 : 8 = 4 1 tấm vải dài 32m - Có điểm gì khác nhau? BT3: Cắt thành 8 mảnh BT4: 1 mảnh dài 8 mét nên kết quả 4 mét BT4: 4 mảnh khác nhau về đơn vị. 4. Củng cố - Gọi học sinh đọc bảng chia 8 2 học sinh đọc - Tro chơi: Truyền điện 2 phút giáo viên Học sinh: Cả lớp chơi nhận xét tuyên dương 1 học sinh nêu 1 phép tính trong bảng chia 8 gọi 1 học sinh khác nêu KQ và học 18
  13. sinh này lại nêu tiếp 1 phép tính khác bảng chia 8 gọi học sinh khác lần lượt. Nếu học sinh nào trả lời chậm, sai thì coi là thừa nhảy lò cò hoặc hát 5. Tổng kết - Dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học - Học thuộc bảng chia 8 7. Những thông tin cần được bảo mật: Không 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ta không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ. Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập. Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 3 đến 5 phút hoặc cùng lắm 10 phút. Do vậy người Giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh. Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn toán lớp 3 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức được trò chơi toán học có hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi. 9. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 9.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Đánh giá thực trạng dạy Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. 19
  14. Vào đầu năm học, học sinh gặp rất nhiều bỡ ngỡ trong việc Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3. Các em còn thiếu tự tin. NĂM HỌC : 2016-2017 ( trước khi thực hiện các biện pháp) HTT HT CHT TS SL % SL % SL % 43 7 16,3 36 83,7 0 * Nhận xét: Qua số liệu thống kê cho thấy vào đầu năm học số học sinh Hoàn thành tốt rất ít, số học sinh Hoàn thành khá cao. Điều đó cho thấy học sinh chưa có kỹ năng về cách thực hiện trò chơi trong toán học. Trên cơ sở thực trạng đó, Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B. Qua quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh”, tôi đã áp dụng một số trò chơi vào thực tế giảng dạy, học sinh lớp 3 trường tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những học sinh còn nhận thức chậm và chưa quen với hình thức tổ chức một số trò chơi toán học giờ đã có sự tiến bộ rõ rệt. Kết quả được thống kê như sau: NĂM HỌC: 2016 – 2017 ( Sau khi thực hiện biện pháp) HTT HT CHT TS SL % SL % SL % 43 38 88,4 5 11,6 0 Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc sử dụng Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh là một phương pháp rất tốt và khoa học, mang lại hiệu quả cao. Đồng thời giúp học sinh có khả năng phân tích, tổng hợp, từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và khả năng suy luận logic, vận dụng tri thức và kĩ năng thực hành vào thực tiễn. Điều đáng mừng là các em rất hào hứng, chờ đợi tiết học toán để các em 20
  15. có cơ hội tham gia vào các hoạt động khi tổ chức vận dụng một số trò chơi trong toán học. 9.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Sau khi lựa chọn để vận dụng một số trò chơi toán học đã nêu trên vào tiết học. Không những học sinh nắm được kiến thức bài học mà còn nhớ rất lâu những kiến thức của bài học đó. Các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn. 11. Danh sách tổ chức đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: STT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Đỗ Thị Kim Huế Trường TH Đồng Tĩnh Tổ chức một số trò B - Tam Dương - Vĩnh chơi toán học lớp 3 Phúc nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Đồng Tĩnh, ngày 20 tháng 2 năm 2016 Đồng Tĩnh, ngày 20 tháng 2 năm 2016 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Chung Đỗ Thị Kim Huế 21