Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật kể chuyện trong giờ học Lịch sử Lớp 10

doc 31 trang thulinhhd34 3797
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật kể chuyện trong giờ học Lịch sử Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_ki_thuat_ke_chuyen_trong_gio.doc
  • docBìa.doc
  • docĐơn.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật kể chuyện trong giờ học Lịch sử Lớp 10

  1. hiệu “Hoàng Đế” và xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế Trung ương tập quyền. Tần thuỷ hoàng thi hành đường lối pháp trị “mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định không dùng nhân đức, ân nghĩa” để cai trị nhân dân. Ông ta còn thích chém giết để ra uy, chẳng hạn hai nhà nho Hầu Sinh và Lư Sinh được Tần Thuỷ Hoàng giao cho nhiệm vụ đi tìm thuốc trường sinh bất lão, hai người này đã lên án sự chuyên quyền của y và bỏ trốn. Tần Thuỷ Hoàng sai tra xét tất cả các nhà nho. Kết quả 460 người bị phát giác phạm điều cấm, bị đưa ra chôn sống ở Hàm Dương. Có lần một vẫn thạch rơi xuống ở Đông Quận, có người khắc lên hòn đá mấy chữ “Thuỷ hoàng đế chết thì đất bị chia”, Tần Thuỷ Hoàng cho tra hỏi nhưng không ai chịu nhận, y đã cho sai bắt tất cả những người ở gần đấy giết đi và đốt cháy hòn đá. Sự thống trị tàn bạo của Tần Thuỷ Hoàng đã làm cho cả xã hội căm phẫn. Do đó mặc dù được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng hai lần bị ám sát hụt. Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ, giáo viên kể câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật Thích ca. Theo truyền thuyết, Đức phật Thích ca có tới 547 tiền kiếp trước khi đầu thai làm con vua Suddhodama của Vương tộc Sakya. Mẫu thân của Ngài là hoàng hậu Maya, một người phụ nữ rất đẹp thông minh và hiền hậu., đã nằm mơ thấy con voi trắng sáu ngà đi vào mạn sườn bên phải của bà, sau đó hoài thai sinh ra hoàng tử mất, Hoàng tử Sít đac-ta Gô-ta-ma được giao cho bà dì nuôi nấng. Hoàng tử được dạy dỗ chu đáo, được học tập mọi kiến thức khoa học. Hoàng tử tỏ ra có một trí tuệ thiên bẩm phi thường, nhưng đồng thời cũng có tấm lòng thương cảm sâu xa đối với chúng sinh. Để ngăn hoàng tử không nghĩ đến việc tu hành, Đức vua đã bố trí cho ngài sống trong cảnh vương giả vô cùng xa hoa lộng lẫy. Khi Sít-đác-ta 16 tuổi, người đã lấy cô em họ của mình là công chúa Yasodara cũng vừa tròn 16 tuổi làm vợ. Mặc dù sống trong cảnh nhung lụa, được mọi người chiều chuộng nhưng Sít-đác-ta vẫn không ngừng suy tư về cuộc đời trần thế. Trong những lần ra ngoài thành Ngài đã lần lượt chứng kiến cảnh khổ ải của đời người qua hình ảnh một người già, một người ốm và một người chết. Khi về cung, Sít-đác-ta
  2. được tin Hoàng phi mới sinh con trai nhưng chẳng những người không thấy vui mà lại càng băn khoăn lo nghĩ về khiếp luân hồi: sinh, lão, bệnh, tử. Lại một lần nữa, Hoàng tử nhìn thấy một tu sĩ khất thực, dáng vẻ bần hàn nhưng lại ung dung, tự tại. Hoàng tử như bừng tỉnh và quyết tâm xuất gia tìm đạo, mong tìm con đường cứu vớt con người thoát khỏi những trầm luân đau khổ của khiếp luân hồi. Ngay sau hôm đứa con ra đời, vào khoảng nửa đêm, khi mọi người đã ngủ say, Hoàng tử lặng lẽ nhìn con và vợ lần cuối, rồi đánh thức người đánh xe dậy, cùng mình cưỡi con ngựa Canthana yêu quý, rời khỏi hoàng cung. Khi đã ra ngoài thành, Sít-đác-ta trút bỏ bộ y phục hoàng tộc, mặc bộ quần áo của người tu hành, dùng kiếm cắt mớ tóc dài của mình, rồi giao mớ tóc và bộ quần áo hoàng tộc cho người đánh xe đem về trao cho Đức vua cha. Con ngựa Canthana vì đau khổ phải chia tay với ông chủ của nó đã lăn ra chết ngay tại chỗ. Từ đây, Sít-đác-ta trở thành đạo sĩ Gô-ta-ma, hay vi hiền triết Sakya ( tức Thích ca Mâu Ni). Lúc đầu, Gô-ta-ma đã đi qua nhiều nơi, tìm gặp nhiều thầy học đạo. Sau đó, Ngài đã cùng 5 người đạo sĩ khổ hạnh thực hành phép tu ép xác trong suốt 6 năm trời. Mỗi ngày đạo sĩ Gô-ta-ma chỉ ăn một nhúm cơm, một chút vừng, thân thể của Ngài ngày càng khô héo, chỉ còn da bọc xương, đầu óc choáng váng, tóc rụng đầy người, mà vẫn không tìm được chân lý giải thoát. Ngài quyết định thay đổi đường lối tu hành, trở lại ăn uống bình thường. Năm người bạn cùng tu hành khổ hạnh cho là Ngài đã xa rời đạo lý, bèn bỏ Ngài ra đi. Một hôm đạo sĩ Gô-ta-ma đến ngồi dưới gốc cây bồ đề ở ngoại vi thành phố Gaia, thuộc vương quốc Magadha. Sau khi nhận bố thí một bát cháo sữa do một cô gái chăn bò dâng biếu, Ngài xuống sông tắm gội sạch sẽ, trong lòng cảm thấy khoan khoái. Ngài trở lại ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề và nguyện sẽ không đứng dậy nếu không tìm thấy đạo. Màn đêm buông xuống, quỷ Marat và đồng bọn đã hiện ra, dùng trăm phương ngàn kế để bức hại và quyến rũ đạo sĩ, nhưng đều không làm lay chuyển được Gô-ta-ma. Đạo sĩ tiếp tục ngồi thiền định suốt đêm, trí óc ngày càng trở nên sáng suốt, đến canh cuối cùng của đêm đó,
  3. Gô-ta-ma đã tìm ra chân lí “ tứ diệu đế”, thấy được nguyên nhân của nỗi khổ trần thế và phương cách diệt trừ nỗi khổ. Bình minh ló rạng, chim chóc ca vang, đạo sĩ Gô-ta-ma đã đắc đạo, trở thành Đức Phật Thích Ca, lúc này Ngài 35 tuổi. Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại, giáo viên có thể kể câu chuyện về chuyến hành trình vòng quanh thế giới của Magienlan. Hành trình vòng quanh thế giới của Magienlan Chuyến hải hành trong khoảng thời gian 1519–1522 của Magellan đã đi vào lịch sử như là chuyến đi đầu tiên bằng đường biển của con người từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương (cái tên có nghĩa "biển bình yên" này được đặt bởi Magellan; đồng thời nơi nối giữa hai Đại dương được mang tên Eo biển Magellan), và là chuyến đi đầu tiên băng qua Thái Bình Dương. Chuyến đi này cũng đánh dấu sự kiện con người lần đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất thành công, mặc dù chính bản thân Magellan cũng không hoàn thành chuyến đi của ông do bị giết trong Trận chiến Mactan ở Philippines. Tuy nhiên, do Magellan đã từng đi theo hướng đông đến Bán đảo Mã Lai trong một chuyến hải hành trước đó, nên ông trở thành nhà thám hiểm đầu tiên đi qua tất cả đường kinh tuyến của quả địa cầu. Trong số 237 thủy thủ khởi hành trên năm con tàu, chỉ còn lại 18 người hoàn thành chuyến đi và xoay xở để quay trở về Tây Ban Nha vào năm 1522, dưới sự dẫn dắt của nhà hàng hải xứ Basque Juan Sebastián Elcano, người đã nhận trách nhiệm chỉ huy thủy thủ đoàn sau cái chết của
  4. Magellan. Mười bảy thủy thủ nữa sau đó cũng về được Tây Ban Nha: mười hai người bị Bồ Đào Nha bắt ở Cape Verde vài tuần trước đó trong khoảng thời gian giữa năm 1525 và 1527, năm người sống sót còn lại trở về trên con tàu Trinidad. Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập, giáo viên có thể kể chuyện về Hai bà Trưng. Hai Bà Trưng, Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai chị em sinh đôi là con gái Lạc tướng Mê Linh, đất bản bộ cũ của vua Hùng. Chồng Bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai lạc tướng Chu Diên. Lãnh thổ Mê Linh và Chu Diên liền cõi, hai gia đình lạc tướng là thông gia, khiến thanh thế của họ càng thêm mạnh, uy danh càng thêm lớn. Chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Đông Hán càng thôi thúc vợ chồng Trưng Trắc-Thi Sách hiệp mưu tính kế nổi dậy chống nhà Hán. Theo truyền thuyết và sử cũ, Thái Thú Tô Định đã giết chết Thi Sách trước khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Hành vi bạo ngược của Tô Định càng làm cho Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị thêm quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, rửa nợ nước, trả thù nhà, dựng lại cơ nghiệp xưa cho các Vua Hùng Khởi nghĩa Hai Bà Trưng lập tức được sự hưởng ứng của các lạc tướng và nhân dân quận Giao Chỉ rồi toàn miền Nam Việt và Âu Lạc cũ. Xuất phát từ Hát Môn, Hai Bà đánh phá đô uý trị của giặc ở Hạ Lôi (Mê Linh) sau đó kéo quân từ Mê Linh xuống Tây Vu đánh chiếm Cổ Loa, từ Cổ Loa, quân của Hai Bà vượt sông Hoàng, sông Đuống đánh chiếm Luy Lâu (nay ở Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh) là châu trị và quận trị của bọn đô hộ nhà Hán Hoảng sợ trước khí thế ngút trời của nhân dân Âu Lạc, bọn địch không dám chống cự bỏ chạy tháo thân về nước. Thái thú Tô Định cũng lẻn trốn về nước. Chỉ trong vòng hai tháng, nghĩa quân Hai Bà Trưng giải phóng toàn bộ đất nước (65 quận, huyện, thành), giành chủ quyền về tay dân tộc. Mùa hè năm Canh tý (40) Bà Trưng Trắc được tướng sĩ tôn lên làm vua, hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở quê nhà là lỵ sở huyện Mê Linh cũ. Bà Trưng Nhị được phong là Bình khôi Công chúa. Các tướng sĩ khác đều được
  5. phong thưởng chức tước, tiền bạc, ruộng đất. Dân cả nước được xá thuế hai năm liền. Mùa hè năm 42 (niên hiệu Kiến Vũ thứ 17), nhà Đông Hán phong Mã Viện làm phục Ba tướng quân, thống lĩnh quân sĩ sang đánh nước ta do tương quan lực lượng quá chênh lệch nên sau đó, hai bà Trưng đã phải rút chạy và sau đó trẫm mình xuống dòng sông Hát để giữ khí tiết Bài 19: Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giáo viên kể câu chuyện về tình đoàn kết trong nội bộ quý tộc nhà Trần . Do hiềm khích năm Đinh Dậu (1237) đến khi trưởng thành thì Quốc Tuấn và Quang Khải cũng không ưa nhau, nhiều việc trở nên nghi kị nhau. Như có lần, Quang Khải phải đi cùng Thánh Tông khỏi kinh sư, gặp sứ thần phương Bắc tới, không có ai chủ trì, Thái Tông định hỏi Quốc Tuấn thay vào, thì Quốc Tuấn trả lời dè chừng, không muốn đả động đến Quang Khải. Thế nhưng vào một hôm, Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp tới, Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Lại gặp Quang Khải vốn sợ tắm gội, Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Quang Khải: “Mình mẩy cáo bẩn, xin tắm giùm”. Nói rồi, ông cởi áo Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: “Hôm nay được tắm cho Thượng tướng”. Quang Khải cũng đùa vui, nói: “Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho”. Từ đó, tình nghĩa qua lại giữa hai người càng thêm mặn mà. Bản thân làm tướng văn, tướng võ, giúp rập Hoàng đế, hai ông đứng hàng đầu, một người là Thượng tướng Thái sư, một người là Quốc công Tiết chế, đều ảnh hưởng lẫn nhau. Từ đó, mối hiềm khích giữa hai người lãnh đạo được xóa bỏ, quý tộc nhà Trần đoàn kết cùng nhau chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên đến thắng lợi cuối cùng. Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc thế kỉ X- XV, giáo viên có thể kể câu chuyện về chùa Một Cột.
  6. Chùa Một Cột (nguồn: Google) Chùa Một Cột còn được gọi với những cái tên khác là chùa Mật, chùa Diên Hựu hay Liên Hoa Đài. Theo sử xưa, chùa được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào mùa đông năm 1049. Tích xưa còn lưu lại câu chuyện vua Lý Thái Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm tọa thiền trên tòa hoa sen sáng rực, đưa tay dắt vua lên đài. Tỉnh mộng vua đã cho dựng chùa Một Cột với lối kiến trúc tựa như trong giấc mơ. Từ đó người ta thấy một ngôi chùa với kết cấu một cột độc đáo, dáng tựa đài sen vươn lên giữa mặt hồ Linh Chiểu ở kinh thành Thăng Long. Sau khi dựng chùa, vua Lý Anh Tông thường lui tới cầu nguyện. Không lâu sau Hoàng hậu hạ sinh một Hoàng tử khôi ngô. Cho rằng công đức Phật ban cho, vua Lý cho tu sửa lại chùa và dựng thêm một ngôi chùa bên cạnh chùa Một Cột để tạ ơn. Lúc này quần thể chùa (bao gồm chùa Một Cột và ngôi chùa mới) có tên là Diên Hựu với ý nghĩa “phước bền dài lâu”. Không nằm ngoài quy luật của thời gian, trải qua nhiều triều đại, nhiều biến cố lịch sử chùa có nhiều sự thay đổi. Từ thời Lý, Trần, Lê và sau này là nhà Nguyễn chùa được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Bởi vậy mà những đặc trưng văn hóa - kiến trúc trong từng thời kì cũng có sự đổi thay. Đặc biệt vào năm 1954, thực dân Pháp đã phá hủy chùa Một Cột. Toàn bộ kiến trúc cũ chùa đều bị mất đi, duy chỉ còn cột trụ dưới lòng hồ Linh Chiểu và
  7. mấy xà gỗ. Ngay sau đó chùa đã được Chính phủ tu sửa lại. Cho đến nay, dù trải qua thêm vài lần tu bổ nhưng chùa vẫn mang những nét điển hình của kiến trúc cũ. Nhắc đến những công trình có kiến trúc ấn tượng khó có công trình nào vượt qua được chùa Một Cột. Tổ chức Kỉ lục Châu Á đã xác nhận chùa Một Cột là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á” năm 2012. Kỉ lục Guiness Việt Nam cũng ghi nhận chùa Một Cột là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”. Chùa Một Cột là một công trình kiến trúc xuất sắc thể hiện tính dân tộc đậm nét. Không gian chùa là bản giao hưởng của tính sáng tạo trong kiến trúc kết hợp nghệ thuật điêu khắc đá, hội họa, chạm khắc gỗ Tất cả đều rất dân tộc, rất Việt Nam! Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự thống nhất đất nước bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII, giáo viên có thể kể câu chuyện về người anh hùng áo vải Quang Trung. Quang Trung- Nguyễn Huệ ( Nguồn: Google) Quang Trung Hoàng đế (1753 – 1792) hay Bắc Bình Vương hoặc Tây Sơn Thái Tổ, tên thật là Nguyễn Huệ, sau đổi tên là Nguyễn Quang Bình, là
  8. vị hoàng đế thứ hai của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Quang Trung không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là nhà cai trị tài giỏi, ông đã đưa ra nhiều chính sách cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam. Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng Nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa hề thua một trận nào. Nguyễn Huệ được coi là vị anh hùng dân tộc của Việt Nam, nhiều trường học và đường phố ở các địa phương được đặt tên Quang Trung. Các chính sách của ông thể hiện tầm nhìn chiến lược của một nhà lãnh đạo tài giỏi. Bài 26 – Lịch sử lớp 10: “Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và cuộc đấu tranh của nhân dân”, ở mục II “Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính có cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát”. Để học sinh hiểu thêm về tài năng và đức độ, sự kiên trì của Cao Bá Quát giáo viên kể về câu chuyện “Cao Bá Quát quê ở Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội (1808 – 1855) là người văn hay chữ tốt nhưng do chữ xấu nên đi thi hội không đậu. Ông đã quyết tâm học viết chữ bằng cách cứ tối đến ông dùng dây buộc vào xà mái nhà rồi nối vào bó tóc của mình. Khi luyện viết những lúc ông ngủ gật thì bó tóc lại giật ngược lên khiến ông tỉnh dạy và tiếp tục luyện viết. Nhờ lòng quyết tâm và kiên trì ông đã thành công. Chữ của ông đẹp nổi tiếng và được ca ngợi như chữ của Thánh. Bài 30 Cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giáo viên kể chuyện về Washington.
  9. George Washington ( Nguồn: Google) George Washington ( 22 tháng 2 năm 1732 – 14 tháng 12 năm 1799) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775–1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa ông làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797). Phong cách lãnh đạo của ông đã có ảnh hưởng đến thể thức và lễ nghi cho chính quyền mà được sử dụng từ đó cho đến nay, thí dụ như dùng một hệ thống nội các và buổi đọc diễn văn nhậm chức. Với tư cách là tổng thống, ông đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ và giàu tài chính mà đã tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn và chiếm được sự đồng thuận của tất cả người Mỹ. Ông hiện nay được biết như vị cha già của nước Mỹ. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. - Đối với giáo viên: +. Giáo viên trước hết phải nắm vững nội dung bài dạy lịch sử từ đó nắm vững các câu chuyện, giai thoại lịch sử làm cơ sở cho việc lựa chọn câu chuyên phù hợp. +. Giáo viên phải sử dụng phương pháp kể chuyện như thế nào và mức độ ra sao để vừa thu hút học sinh vừa phát huy tính tích cực của các em.
  10. +. Trong bài giảng, phương pháp kể chuyện phải sử dụng kết hợp với các phương pháp dạy học lịch sử khác một cách đồng bộ và nhuần nhuyễn như phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao tính tích cực của học sinh, làm bài giảng sinh động có hiệu quả. - Đối với học sinh: Cần chú ý lắng nghe trong các giờ học, có tinh thần hợp tác, học hỏi. Khi được giao nhiệm vụ chuẩn bị, sưu tầm các mẩu chuyện lịch sử cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu của giáo viên. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay của đất nước, việc nâng cao chất lượng giáo dục là vô cùng cần thiết. Ngoài sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất thì điều quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả, chất lượng của học sinh chính là các đội ngũ thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy trên lớp. Với thực tế giảng dạy 10 năm ở Trường THPT, tôi thấy rằng giải pháp này có thể áp dụng để tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả giảng dạy học lịch sử. Đây là giải pháp không mới, không đặc biệt nhưng đôi khi chúng ta có thể thấy không để ý và không thấy hết tác dụng của nó khi áp dụng vào bài dạy. Với kinh nghiệm bản thân tôi mạnh dạn đưa ra đây để đồng nghiệp cùng tham khảo. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Qua quá trình tìm tòi, vận dụng cụ thể phương pháp trên vào trong thực tiễn giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy kết quả học tập môn lịch sử được cải thiện rõ nét. Cụ thể trong năm học 2018-2019 như sau: - Kết quả học kỳ I Chất lượng Giỏi Khá TB Yếu
  11. Lớp SL % SL % % % SL % 10A7(31) 0 0 9 29.1 20 64.5 2 6.4 10A8(30) 1 3.3 8 26.6 18 60 3 10 - Kết quả học kì II Chất lượng Giỏi TB Khá Yếu Lớp SL % SL % SL % SL % 10A7(31) 3 9,6 14 45.2 14 45,2 0 0 10A8(30) 3 10 14 46.7 13 43,3 0 0 Tuy kết quả trên đây còn khiêm tốn nhưng nó phần nào khẳng định hiệu quả của việc áp dụng giải pháp vào quá trình giảng dạy. Đồng thời tôi cũng rút ra một số kinh nghiệm để góp phần sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử vào dạy học lịch sử có hiệu quả hơn. Qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Vận dụng kĩ thuật kể chuyện trong giờ học lịch sử lớp 10 ” tôi thấy rằng: sử dụng các câu chuyện, các giai thoại lịch sử trong dạy học lịch sử là điều thực sự cần thiết, có ý nghĩa lớn trên cả 3 phương diện giáo dục, giáo dưỡng và phát triển toàn diện học sinh. Đồng thời tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: - Các cấp lãnh đạo và giáo viên phải quan tâm thật sự tới chất lượng đại trà của học sinh. - Các giáo viên giảng dạy phải có ý thức thường xuyên trau dồi tri thức và tìm tòi những sáng kiến mới có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm từng nơi để áp dụng vào trong giảng dạy. - Nhà trường nên tổ chức các cuộc thi mang tính chất vừa chơi, vừa học, vừa thể hiện sự hiểu biết, vừa tạo điều kiện để học sinh bộc lộ năng khiếu khác của mình. Trên đây là một vài đề xuất của bản thân tôi trong sáng kiến giáo dục này. Rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của nhà trường, đồng nghiệp để sáng kiến đạt hiệu quả.
  12. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Hoàng Thị Duyên Trường THPT Đồng Đậu Môn lịch sử lớp 10A1,2,3. 2 Nguyễn Mạnh Quỳnh Trường THPT Đồng Đậu Môn lịch sử lớp 10A7,8,9. 3 Ngô Ngọc Dung Trường THPT Đồng Đậu Môn lịch sử lớp 10A4,5,6 , ngày tháng năm , ngày tháng năm Vĩnh Phúc, ngày 15 tháng 2 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Hoàng Thị Duyên TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Đức An (chủ biên), Những mẩu chuyện lịch sử thế giới –– NXB Giáo dục.
  13. 2. Các triều đại phong kiến Việt Nam – Tác giả: Quỳnh Cư, Đỗ Đức Huy – NXB Thanh niên. 3. Bộ giáo dục và đào tạo: Sách giáo khoa lịch sử lớp 10, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2006. 4. Bộ giáo dục và đào tạo: Sách giáo viên lịch sử lớp 10, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2006. 5. Nguyễn Gia Phu (chủ biên), Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003. 6. Giáo sư Phan Ngọc Liên, Thiết kế bài giảng lịch sử trung học phổ thông –(chủ biên) – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Lương Ninh ( chủ biên), Lịch sử văn hóa thế giới cổ- trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998. 8. truyenxuatichcu.com.vn 9. Wikipedia
  14. MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu 1 1. 1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Mục đích nghiên cứu 2 2. Tên sáng kiến 2 3. Tác giả sáng kiến: 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3 7.1. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài 3 7.2. Giải pháp và tổ chức thực hiện lồng ghép kể chuyện lịch sử. 4 7.2.1. Kĩ thuật kể chuyện trong giờ học lịch sử 4 7.2.2. Những nguyên tắc cần tuân thủ trong sử dụng câu chuyện, giai thoại lịch sử trong dạy học lịch sử 5 7.2.3. Nội dung kể chuyện có thể lồng ghép trong giờ học lịch sử lớp 6 7.2.4. Một số câu chuyện, giai thoại lịch sử sử dụng trong dạy học lịch sử lớp 10 13 8. Những thông tin cần được bảo mật: . 25 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 25 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu. 26 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 26 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 26 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. 28