Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học lịch sử Việt Nam Lớp 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học lịch sử Việt Nam Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_su_dung_he_thong_bai_tap_t.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy và học lịch sử Việt Nam Lớp 11
- 28 Phần 3. PHẦN KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của SK Để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Muốn nâng cao hiệu quả của việc sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử ở trường THPT, giáo viên cần phải nhận thức đúng về bản chất "bài tập lịch sử" và mối liên quan giữa " câu hỏi" và "bài tập lịch sử". Có nhiều hình thức khác nhau của bài tập lịch sử, mỗi loại có đặc điểm riêng nhưng lại có mối quan hệ với nhau tạo thành hệ thống. Do đó, việc phân loại bài tập lịch sử, đặc biệt là việc xác định, lựa chọn những loại bài tập thích hợp với đặc trưng, nội dung và hình thức tổ chức dạy học của bộ môn là yêu cầu quan trọng nhất. Tuy nhiên, bài tập trong dạy học lịch sử chỉ được phát huy tác dụng khi nó được xây dựng và sử dụng theo những nguyên tắc và quy trình chặt chẽ. Nếu lạm dụng quá nhiều bài tập không đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh, sẽ làm cho học sinh mất hứng thú với bộ môn. Việc dung hoà giữa tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh với thông qua giải bài tập và việc đảm bảo tính vừa sức là một yêu cầu giáo viên cần chú ý để đem lại hiệu quả dạy học. Để bài tập lịch sử trở thành một yếu tố góp phần vào quá trình tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh THPT, đòi hỏi giáo viên phải thực sự có tâm huyết với nghề, đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo , trên cơ sở đó thiết kế nhiều dạng bài tập thật sinh động, hấp dẫn cho học sinh, đồng thời phải có phương pháp sử dụng thật linh hoạt, hiệu quả. Đây là điều kiện quyết định sự thành công của việc sử dụng bài tập thể hiện rõ vai trò quan trọng của người giáo viên trong dạy học lịch sử.
- 29 - Về phân phối chương trình bộ môn Lịch sử ở trường THPT, nên tăng thêm tiết để tương xứng với đúng vị trí bộ môn, bố trí một số tiết thích hợp để tổ chức, hướng dẫn học sinh làm bài tập và thực hành bộ môn. Đồng thời cũng phải có các giờ trong quy định để trả, chữa các bài tập kiểm tra cuối kỳ và bài tập về nhà cho học sinh. - Bài tập lịch sử, dù được tiến hành bằng hình thức, biện pháp nào cũng nhằm thực hiện phương hướng đổi mới cơ bản là phát huy tính tích cực, độc lập trong nhận thức của học sinh, trình độ nhận thức khái quát hoá, tư duy trừu tượng hoá Vì vậy, giáo viên nên tăng cường đưa ra các dạng bài tập có chất lượng cao, dành một tỉ lệ thời gian hợp lí cho việc giải bài tập trên lớp, đồng thời cũng tăng cường đưa ra bài tập về nhà và thường xuyên kiểm tra đánh giá việc làm bài tập của học sinh. Chỉ có như vậy mới tạo ra được bước đột phá trong việc thực hiện vấn đề bài tập trong dạy học ở trường phổ thông. 2. Hiệu quả thiết thực của SK nếu được triển khai, áp dụng trong đơn vị. - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở bậc THPT - Giúp học sinh yêu thích môn học, chú tâm vào bài. - Giúp học sinh phát huy tính tự chủ, sáng tạo, tư duy logic trong học tập Lịch sử. 3. Khuyến nghị với các cấp quản lí Tăng cường các buổi sinh hoạt chuyên đề về một số biện pháp giúp học sinh THPT ghi nhớ các dấu mốc lịch sử để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình dạy học Trong dịp kỉ niệm các ngày lễ lớp của dân tộc (3/2, 30/4,1/5, 19/8 ) có thể tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác, quê hương. Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi đã thực hiện trong quá trình dạy học được tổng kết qua sáng kiến kinh nghiệm. Trong quá trình trình bày không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình thực
- 30 Phần 4. PHỤ LỤC TƯ LIỆU MINH HỌA - Bài tập yêu cầu học sinh xác lập mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử và niên đại lịch sử. Ví dụ: (Cho bài 20) Có hai cột ghi chép niên đại và sự kiện, hãy đánh số thứ tự tương ứng vào cột các sự kiện lịch sử. STT Thời gian Sự kiện lịch sử 1 1873 Hiệp ước Hác măng 2 5/6/1862 Hiệp ước Giáp Tuất 3 25/8/1883 Hiệp ước Patơnốt 4 15/3/1874 Hiệp ước Nhân Tuất 5 6/6/1884 Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 1 6 1/9/1858 Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 2 7 1883 Hiệp ước Thiên Tân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam Phong trào Cần Vương bùng nổ Để tăng thêm độ khó của bài tập thuộc loại này, chúng ta có thể đưa thêm dữ liệu vào bài tập. Ví dụ như: "Bài tập xác định mối quan hệ giữa sự kiện, nhân vật và niên đại lịch sử". Hoặc "Bài tập xác định mối quan hệ giữa sự kiện, niên đại, nhân vật và địa danh lịch sử" Ví dụ: (Cho bài 21) Có ba cột ghi sự kiện, nhân vật và địa danh theo thứ tự A, B, C. Hãy sắp xếp các sự kiện, nhân vật và địa danh ấy theo từng nhóm có liên quan đến nhau.
- 31 A. Sự kiện B. Nhân vật C. Địa danh 1. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) 1. Phan Đình Phùng 1. Hưng Yên 2. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) 2. Đinh Công Tráng 2. Bắc Giang 3. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) 3 Hoàng Hoa Thám 3. Hà Tĩnh 4. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) 4. Nguyễn Thiện Thuật 4. Thanh Hoá - Bài tập so sánh để rút ra cái chung, riêng, giống và khác nhau tiêu biểu và đặc thù của các sự kiện, thời kì lịch sử. Ví dụ: (cho bài 23) Con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau? Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong con đường cứu nước của hai ông? Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và cải cách xã hội? Ví dụ: (Cho bài 24) Con đường đi tìm chân lí của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo và khác với con đường của các bậc tiền bối? - Bài tập tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện, rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử đối với ngày nay, có tác dụng gợi cho học sinh về sự cần thiết phải tìm hiểu quá khứ để giải thích các sự kiện, hiện tượng đang diễn ra trong hiện tại, làm cho các em có ý thức được tầm quan trọng của việc học tập lịch sử. Ví dụ: (cho bài 23) Bối cảnh các sĩ phu yêu nước tiến bộ đưa ra đề nghị cải cách Duy Tân? Nội dung của các đề nghị cải cách? Nguyên nhân dẫn đến thất bại của những đề nghị cải cách đó? Theo em, việc đề ra những chính sách đó có lợi cho sự phát triển của đất nước không? Từ đó em hãy liên hệ với công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng hiện nay. Ví dụ: (Cho bài 23) Giải thích vì sao các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đều thất bại? Từ đó hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc vận động giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng?
- 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Bảo: Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, tài liệu BDTX chu kỳ: 1993 - 1996 cho giáo viên PTTH, Vụ giáo viên, Hà Nội, 1995. 2. Bộ giáo dục và Đào tạo: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn lịch sử lớp 11, NXB Giáo dục, 2007. 3. Nguyễn Thị Côi: Hoạt động tư duy độc lập của học sinh trong học tập lịch sử và hiệu quả bài học lịch sử. Thông báo khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (số 2), 1993 4. Nguyễn Thị Côi (chủ biên): Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử lớp 11. NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2007. 5. Nguyễn Thị Côi: Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm, 2006. 6. Nguyễn Thị Côi, Trịnh Tùng : Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử. Trường Đại học sư phạm Hà Nội I, 1995. 7. Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Hữu Chí: Bài học lịch sử và việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử ở trường THPT, Sách BDTX chu kỳ 1997 - 2000 cho giáo viên THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999. 8. Nguyễn Thị Côi - Phạm Thị Kim Anh: Hướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử. Nghiên cứu giáo dục số 6, 1994. 9. Nguyễn Hữu Chí: Hướng cải tiến phương pháp dạy học lịch sử. Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, số 45, 1999. 10. Nguyễn Hữu Chí: Bài tập lịch sử lớp 5. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998. 11. Mạc Thị Chung: Các biện pháp quản lý công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở trường THPT chuyên tỉnh Thái Nguyên. Luận án thạc sĩ chuyên ngành quản lí giáo dục. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006. 12. Hoàng Chúng: Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục. Nghiên cứu giáo dục số 5, 1972.
- 33 13. Nguyễn Anh Dũng: Bài tập lịch sử lớp 4, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998 14. Nguyễn Thị Duyên: Thiết kế và sử dụng câu hỏi trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Luận án thạc sĩ chuyên ngành phương pháp dạy học lịch sử. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2001. 15. Nguyễn Tùng Dương - Nguyễn Xuân Tùng: câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11. NXB Hà Nội, 2007. 16. Hồ Ngọc Đại: Tâm lý học dạy học. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1983. 17. Hồ Ngọc Đại: Bài học là gì. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1991. 18. Phạm Minh Hạc (chủ biên): Tâm lý học. NXB giáo dục, Hà Nội, 1991. 19. Hoàng Thanh Hải: Sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THCS. Luận án Tiến sĩ giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 1998. 20. Hội giáo dục lịch sử: Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996. 21. Hội giáo dục lịch sử: Những bài đạt giải trong kì thi học sinh giỏi quốc gia môn lịch sử. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002. 22. Hội giáo dục lịch sử: Các loại bài thi học sinh giỏi môn lịch sử. NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2002. 23. Đặng Vũ Hoạt: Một số vấn đề về dạy học nêu vấn đề. Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục, số 45, 1999. 24. I. Ia. Leene: Bài tập nhận thức lịch sử. Bản dịch lưu tại Thư viện Viện khoa học giáo dục, Hà Nội, 1968. 25. I. Ia. Leene: Dạy học nêu vấn đề. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1977 26. Phan Ngọc Liên: Đổi mới việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, Nghiên cứu Lịch sử, số 3, 1993. 27. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên): Phương pháp dạy học lịch sử (Tái bản lần thứ nhất có sửa chữa và bổ sung), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.