Sáng kiến Ứng dụng kĩ thuật dạy học khăn phủ bàn để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong môn Công nghệ 6
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Ứng dụng kĩ thuật dạy học khăn phủ bàn để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong môn Công nghệ 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_ung_dung_ki_thuat_day_hoc_khan_phu_ban_de_nang_cao.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến Ứng dụng kĩ thuật dạy học khăn phủ bàn để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong môn Công nghệ 6
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 bại của kĩ thuật dạy học này. Vấn đề không hay, không phù hợp với trình độ học sinh sẽ không thu hút học sinh tập trung vào thảo luận, nếu có thì cũng mang tính chất đối phó. Thứ hai, thao tác chọn nhóm trưởng: nhóm trưởng không do nhóm tự bầu hoặc luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm mà do giáo viên chọn một học sinh khá trong nhóm chuyên trách. Điều này khiến cho các thành viên khác mất đi cơ hội thể hiện mình cũng như cơ hội rèn luyện năng lượng quản lý, năng lực trình bày vấn đề trước nhóm và tập thể lớp. Thứ ba, thao tác nhận xét kết quả thảo luận của học sinh: Sau khi học sinh treo khăn phủ bàn của nhóm mình lên bảng thì giáo viên sẽ gọi học sinh các nhóm lên nhận xét chéo nhau được lặp đi, lặp lại khá đơn điệu và nhàm chán. Thứ tư, thao tác kê bàn ghế: Với cách kê bàn ghế ở hầu hết các phòng học hiện nay rất khó để các nhóm học sinh phủ giấy lên bàn cùng viết đáp án hay ý kiến riêng của mình, dẫn tới học sinh đùn đẩy nhau viết trước, viết sau, gây mất trật tự, mất thời gian, mất tính tự giác, chủ động sáng tạo. Đặc biệt là những em chậm tiến sẽ trông chờ vào các bạn viết trước để chép lại làm phản tác dụng của kĩ thuật dạy học này. Thứ năm, thao tác chuẩn bị: Giáo viên mất thời gian chuẩn bị giấy, thời gian phát giấy, thời gian treo giấy. 3.2 Về phía học sinh. Khi giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước như hình ảnh, và một số dụng cụ như: giấy A0 (A1) đề làm khăn phủ bàn, bút lông Nhưng học sinh đã không chuẩn bị, hoặc chuẩn bị mang tính chất đối phó. Trong thời gian thảo luận vẫn còn một số học sinh không thực hiện Trường THCS Nguyễn Thị Định 8 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 phần câu hỏi cá nhân của mình hoặc chép phần trả lời của bạn bên cạnh nên phản tác dụng của kĩ thuật dạy học này. Câu trả lời của học sinh thường lặp lại những vấn đề trong sách giáo khoa, thiếu tính thực tế. Trình độ và khả năng tiếp thu kiến thức của các học sinh, các lớp không đều nhau, nên khi giáo viên hướng dẫn học sinh các lớp sử dụng kĩ thuật dạy học “ khăn phủ bàn” thì có những lớp thực hiện tốt, còn có những lớp thực hiện chưa tốt. Với thực trạng nêu trên cho thấy kĩ thuật dạy học “ khăn phủ bàn “ thường được vận dụng mang tính hình thức, đối phó, chủ yếu trong các giờ hội giảng, thao giảng cấp quận, thực tập sư phạm ở trường, những tiết giáo viên được thanh tra kiểm tra. Thực tế trong các giờ dạy còn lại thì ít sử dụng kĩ thuật dạy học “ khăn phủ bàn”. 3.3 Các giải pháp Qua phân tích thực trạng trên, chúng tôi cho thấy việc ứng dụng kĩ thuật dạy học “ khăn phủ bàn” để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong môn công nghệ 6 đòi hỏi giáo viên phải sử dụng kĩ thuật dạy học linh hoạt sao cho học sinh có thể phát huy hết những ưu điểm của mình và khắc phục những nhược điểm. Bằng kinh nghiệm cá nhân tôi đưa ra các giải pháp sau: Lựa chọn chủ đề thảo luận: Chủ đề thảo luận phải là những nội dung cơ bản, trọng tâm, đồng thời là những tình huống có vấn đề, hấp dẫn, bắt buộc học sinh phải động não. Chủ yếu là câu hỏi mở. Các câu hỏi thảo luận đa số là câu hỏi mở nên có thể cho học sinh chuẩn bị sẵn phiếu học tập ở nhà trước. Phiếu học tập được giáo viên thiết kế với nhiều hình thức phù hợp Trường THCS Nguyễn Thị Định 9 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 ( câu hỏi ngắn, điền thông tin, lập bảng ) phải bám vào mục tiêu bài học. Thay vì sử dụng khăn phủ bàn bằng giấy A0 rất lãng phí vì chỉ sử dụng được một lần. Vậy nên khi dạy giáo viên mất thời gian để chuẩn bị giấy mỗi lần, thời gian phát giấy, thời gian treo giấy thì ta có thể sử dụng bảng phoóc và bút dạ thì sẽ hạn chế được những nhược điểm trên. Chia nhóm và chia nhóm trưởng giáo viên nên áp dụng linh hoạt các hình thức chia nhóm: + Chia nhóm ngẫu nhiên: Giáo viên có thể chia theo bàn, theo tổ, có thể cho học sinh gần nhà nhau cùng nhóm để học sinh phối hợp phân công nhiệm vụ cho nhịp nhàng + Chia nhóm cùng trình độ: Giáo viên dựa vào trình độ học sinh để chia thành nhóm giỏi, khá, trung bình, yếu. Giáo viên đưa ra câu hỏi tùy vào trình độ của nhóm. + Chia gồm đủ các trình độ: Cách chia này thường được sử dụng khi nội dung thảo luận cần có sự hỗ trợ lẫn nhau. + Chia nhóm theo sở trường: Cách này thường được tiến hành trong các buổi học tập ngoại khóa, mỗi nhóm sẽ gồm các học sinh cùng chung sở thích, hứng thú. Trong khi học sinh thảo luận giáo viên đi tới các nhóm quan sát, giúp đỡ học sinh nếu cần, nhắc nhở các học sinh không tập trung , đi đúng trọng tâm của câu hỏi. Giao nhiệm vụ cho nhóm: Giáo viên nêu nhiệm vụ rõ ràng, ngắn gọn, quy định thời gian cụ thể. Tổng kết: Giáo viên với vai trò là trọng tài chốt lại những nội dung cơ bản, khen thưởng các nhóm hoàn thành tốt, động viên khuyến khích tạo Trường THCS Nguyễn Thị Định 10 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 hứng thú cho học sinh. 4. Các bước thực hiện kĩ thuật dạy học khăn phủ bàn trong một bài dạy của môn công nghệ 6. Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước các hình ảnh về khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình. Bước 2: Chia nhóm: Bốc thăm để chọn nhóm trưởng, thư kí hay tự bầu nhóm trưởng. Giáo viên có thể chỉ định nhóm trưởng, thư kí luân phiên. Bước 3: Giao nhiệm vụ, xác nhận thời gian, hướng dẫn cách thức thảo luận. Giáo viên hướng dẫn trình tự các bước tiến hành trước khi học sinh thảo luận. + Đầu tiên giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và đưa ra mô hình chung của từng nhóm sẽ trình bày. Ý kiến chung cả nhóm - Trên giấy A0 chia thành các phần: Gồm phần chính giữa và các phần xung quanh, phần xung quanh được chia theo số thành viên trong nhóm. ( VD: nhóm 4 người). Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng Trường THCS Nguyễn Thị Định 11 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 phần xung quanh. - Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng thời gian quy định, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi/ nhiệm vụ theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần giấy của mình trên giấy A0. - Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “khăn phủ bàn”. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Giáo viên đóng vai trò là một trọng tài kết luận chốt lại kiến thức, từ đó giúp các em nhận thấy được những cái làm được và chưa làm được trong hoạt động và sẽ khắc sâu kiến thến thức hơn. 5. Một số ví dụ minh họa áp dụng kĩ thuật dạy học “Khăn phủ bàn” trong dạy học môn công nghệ 6: Ví dụ 1: Chương I: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH Bài 2: Lựa chọn trang phục Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi thảo luận sau: Nếu em có áo caro màu đỏ trắng thì em nên chọn quần có màu sắc, hoa văn như thế nào? đỏ, trắng, caro trắng đỏ xanh, trắng, xanh, caro trắng, trắng, đen, đỏ, caro caro trắng đỏ trắng. đỏ trắng đỏ đỏ, trắng, đen, caro trắng đỏ Trường THCS Nguyễn Thị Định 12 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 - Học sinh sẽ ghi vào từng ô trên giấy theo suy nghĩ của các em. Nhóm trưởng đọc và cả nhóm thống nhất chọn màu, nhóm trưởng ghi vào phần giữa của giấy. Sau đó giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày. Giáo viên phân tích và kết luận. Ví dụ 2: Chương II: TRANG TRÍ NHÀ Ở Bài 11 – Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi thảo luận sau: Em nhớ lại ngôi nhà em đang ở, cho cô biết tên một số đồ vật mà em dùng để trang trí nhà ở? Từ gợi ý của giáo viên, học sinh có thể hoạt động độc lập và nêu được ý kiến cá nhân Gương, ảnh diễn viên, ảnh gia giđình đình Có thể Trang trí dùng bằng rèm Tranh ảnh, mành cửa, để gương gương, rèm cửa, mành trang trí -Trang trí bằng tranh , cái mành Ví dụ 3: Chương III: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH BÀI 18: Các phương pháp chế biến thực phẩm Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi thảo luận sau: Em hãy kể tên các món ăn được chế biến bằng phương pháp không sử dụng nhiệt? Trường THCS Nguyễn Thị Định 13 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 canh chua, thịt nướng, cá chiên cải dưa trộn xà lách, dưa chua, muối, muối, gỏi, cải chua, trộn xà yaourt hành chua, yaourt lách gỏi, cải chua, hành chua Ví dụ 4 Chương IV: THU CHI TRONG GIA ĐÌNH Bài 25: Thu nhập của gia đình Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi thảo luận sau: Em có thể làm gì để góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình? nuôi vịt, kết cườm, móc nón bán làm hàng, làm công việc nhà, nón, làm những công việc đan chỉ công nhẹ không ảnh việc hưởng tới việc học nhà của em như đi bán vé số, trồng rau, nuôi gà Ví dụ 5: Kĩ thuật dạy học khăn phủ bàn bằng hình ảnh: Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh kĩ thuật dạy học khăn phủ bàn bằng hình ảnh để học sinh tham khảo. Với phương pháp này giáo viên Trường THCS Nguyễn Thị Định 14 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 cần cho câu hỏi trước để học sinh chuẩn bị hình ảnh thay cho chữ viết, khi thảo luận học sinh chỉ việc dán hình ảnh mà mình đã chọn vào từng ô cá nhân, nhóm trưởng hoặc thư ký ghi ý kiến thống nhất của cả nhóm vào giữa. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể cho mỗi nhóm thảo luận ở nhà. Giáo viên cần lưu ý không phải bài nào hay câu hỏi nào cũng có thể sử dụng hình ảnh để trả lời. Bài 18: Các phương pháp chế biến món ăn. Giáo viên cho học sinh về nhà sưu tầm hình ảnh các món nấu mà em biết. Giáo viên đưa ra câu hỏi thảo luận sau: Em hãy kể tên (bằng cách dán hình ảnh) các món ăn được chế biến bằng phương pháp nấu? Cháo, sườn nấu bắp, gà nấu nấm, bò kho Trường THCS Nguyễn Thị Định 15 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 6. Giáo án có sử dụng kĩ thuật dạy học “ khăn phủ bàn “ KẾ HOẠCH BÀI DẠY Chương II: TRANG TRÍ NHÀ Ở Bài 8: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG GIA ĐÌNH Tiết 1: Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người I.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh phải: • Kiến thức: HS biết được vai trò nhà ở đối với đời sống của con người. •Kỹ năng: Biết được yêu cầu của việc phân chia các khu vực sinh hoạt trong nhà ở và sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực tạo sự thoải mái cho mọi thành viên trong gia đình. • Thái độ: Giúp HS tích cực tham gia bài học và giúp học sinh sắp xếp được đồ đạc ở góc học tập, chổ ngủ của bản thân, ngăn nắp thuận tiện cho việc sử dụng. II.Chuẩn bị bài giảng: 1. Chuẩn bị của giáo viên: -Bảng phân công nhiệm vụ cho các tổ -Khăn thảo luận cho các tổ 2. Chuẩn bị của học sinh: - Nhóm1: Sưu tầm tranh về các ảnh hưởng xấu của thiên nhiên như: gió bão, mưa, mùa đông và các hoạt động sinh hoạt trong gia đình. - Nhóm 2: Chuẩn bị hình ảnh về chỗ tiếp khách, chỗ ngủ nghỉ, chỗ để thờ cúng, khu vệ sinh của những nhà ở rộng, có nhiều phòng. Trường THCS Nguyễn Thị Định 16 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 - Nhóm 3: Chuẩn bị hình ảnh về chỗ ăn uống, khu vực bếp, chỗ để xe của những nhà rộng, có nhiều phòng. - Nhóm 4: chuẩn bị hình ảnh về chỗ tiếp khách, chỗ ngủ nghỉ, chỗ thờ cúng, khu vệ sinh của những nhà chật hẹp như chung cư hoặc phòng trọ. - Nhóm 5: Chuẩn bị hình ảnh về chỗ ăn uống, khu vực bếp, chỗ để xe của những nhà chật hẹp như chung cư hoặc phòng trọ. III. Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp: (1p) Tình hình chuẩn bị: Sĩ số: Vệ sinh: 2. Giảng bài mới: (37p) a. Giới thiệu bài mới: (2p) - Con người có nhu cầu và đòi hỏi gì trong cuộc sống thường ngày? - Mọi ngôi nhà đều có chung 1 chức năng để ở, tuy nhiên dù nhà đẹp đến đâu mà không biết sắp xếp cho gọn gàng ngăn nắp thì vẫn không là nhà ở đẹp được. Vậy sắp xếp như thế nào là hợp lí? b. Giảng bài mới: (35p) Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học Phương ghi bài sinh tiện Hoạt động 1: (15p) Giáo viên hướng dẫn+ tổ chức cho học sinh thảo luận I. Vai trò GV: Mời đại diện từng nhóm Nhóm 1: Nhà ở có Máy của nhà ở đọc nhiệm vụ được phân quan trọng với mỗi chiếu, đối với đời công chúng ta không?. hình Trường THCS Nguyễn Thị Định 17 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 sống con Tại sao?. Từ đó rút ảnh người: ra kết luận nhà ở có -Nhà ở là vai trò gì đối với đời nơi trú ngụ sống con người? của con Nhóm 2: Các khu người, là vực sinh hoạt: Chỗ nơi sinh sinh hoạt chung, chỗ hoạt về giá thờ cúng, chỗ ngủ trị vật chất nghỉ, khu vệ sinh (ăn, ở, cần có những yêu ngủ ) và cầu nào? về giá trị ( đối với nhà rộng, tinh thần nhà nhiều phòng) (tình cảm Nhóm 3: Các khu gia đình, sự vực sinh hoạt: chỗ yêu thương, ăn uống, khu vực chăm sóc ) bếp, chỗ để xe cần II,Sắp xếp có những yêu cầu đồ đạc hợp nào? ( đối với nhà lý trong rộng, nhà nhiều nhà ở phòng) 1. Phân chia Nhóm 4: Các khu các khu vực vực sinh hoạt: Chỗ sinh hoạt sinh hoạt chung, chỗ trong nơi ở thờ cúng, chỗ ngủ của gia đình nghỉ, khu vệ sinh Trường THCS Nguyễn Thị Định 18 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 -Chỗ sinh cần có những yêu hoạt cầu nào? ( đối với chung,tiếp nhà hẹp như chung khách cư, phòng trọ) - chỗ thờ Nhóm 5: Các khu cúng vực sinh hoạt: chỗ -chỗ ngủ ăn uống, khu vực nghỉ bếp, chỗ để xe cần -Chỗ ăn có những yêu cầu uống nào? ( đối với nhà -khu vực hẹp, chung cư, bếp phòng trọ) -Khu vực vệ sinh -chỗ để xe Hoạt động 2(12p) Học sinh thảo luận + trình bày phần thảo luận của nhóm Đại diện nhóm 1 Đại diện nhóm 2 Đại diện nhóm 3 Đại diện nhóm 4 Đại diện nhóm 5 Hoạt động 3 ( 10p) Trường THCS Nguyễn Thị Định 19 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 Giáo viên nhận xét các nhóm Giáo viên nhận xét từng Học sinh tiếp thu nhóm 3.Củng cố: (3p) -Nhà ở thường có những khu vực nào? -Nhà em được bố trí như thế nào? 4. Giao bài mới: (2p) -Về nhà học bài, xem tiếp phần còn lại -Sưu tầm tranh ảnh cách sắp xếp nhà ở (sách báo, tranh ảnh, lịch ) IV. Rút kinh nghiệm sau tiết giảng: 7. Kết quả Qua việc ứng dụng kĩ thuật dạy học“Khăn phủ bàn” vào giảng dạy môn công nghệ 6, bản thân tôi đạt được kết quả như sau: 7.1 Về thái độ -Hình thành cho học sinh tính tự giác, phát huy sang tạo trong học tập -Giúp học sinh khắc phục được tính nhút nhát, lối sống cá nhân để dần Trường THCS Nguyễn Thị Định 20 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 dần hình thành khả năng hợp tác trong học tập; -Biết chia sẻ thong tin cùng bạn bè - Tăng khả năng truy cập thông tin trên các phương tiện: truyền thanh, truyền hình, internet, tạp chí, báo ; Giáo dục học sinh cách làm việc nhóm, tập thể -Việc thảo luận có hiệu quả sẽ giúp học sinh xóa bỏ tính ỷ lại vào bạn; -Phát huy được vai trò của nhóm trưởng trong việc điều hành hoạt động nhóm. 7.2 Về kết quả học tập. Kết quả học kì I năm học 2016-2017 Giỏi Khá Trung Yếu TB trở lên Sĩ bình Lớp 8 - 10 6,5 - 5 số SL % SL % SL % SL % SL % 6A1 38 30 79 8 21 0 0 0 0 38 100 6A2 36 20 55,6 13 36.1 3 8.3 0 0 36 100 6A3 35 19 54.3 9 25.7 7 20 0 0 35 100 6A4 34 18 53 16 47 0 0 0 0 34 100 6A5 34 18 53 12 35.3 4 11.7 0 0 34 100 Kết quả học kì II năm học 2016- 2017 Trung TB trở lên Giỏi Khá Yếu Sĩ bình 8 - 10 6,5 - 5 Lớp số 5 - < 6,5 SL % SL % SL % SL % SL % Trường THCS Nguyễn Thị Định 21 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 6A1 38 36 94.74 2 5.26 0 0 0 0 38 100 6A2 36 27 75 8 22.22 1 2.78 0 0 36 100 6A3 35 24 68.57 8 22.86 3 8.57 0 0 35 100 6A4 34 24 70.59 10 29.41 0 0 0 0 34 100 6A5 34 21 61.76 12 35.29 1 2.94 0 0 34 100 Với bảng số liệu trên cho thấy: +Tỉ lệ học sinh đạt điểm thi loại giỏi khá tăng lên . +tỉ lệ học sinh đạt điểm thi loại yếu, kém đã không có. Qua kết quả phân tích bảng số liệu đã phần nào phản ánh được kết quả học tập của học sinh tang theo chiều hướng tích cực. Từ đó, bản thân tôi tự tin hơn trong việc ứng dụng kĩ thuật dạy học“ khăn phủ bàn” vào giảng dạy môn công nghệ 6. 8.Một số hình ảnh minh họa về kĩ thuật dạy học khăn trải bàn ở trường THCS Nguyễn Thị Định. Trường THCS Nguyễn Thị Định 22 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Thị Định 23 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Thị Định 24 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 Trường THCS Nguyễn Thị Định 25 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 III. Kết Luận Trên đây là kĩ thuật dạy học “ khăn phủ bàn” cùng với thực tế giảng dạy của bản thân tôi. Tôi nhận thấy rằng trong quá trình dạy học, giáo viên cần cố gắng áp dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp với nội dung của bài và phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh đó giáo viên cần khéo léo sử dụng các thủ thuật sư phạm nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh và giúp các em học tập có kết quả. Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình. Về phía học sinh, bên cạnh một số học tập nghiêm túc, vẫn còn những học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu kiến thức vào trong trí nhớ nên giáo viên cần khuyến khích và hướng các em tích cực tham gia vào quá trình học tập Để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục ở cấp THCS, ngoài những yếu tố ngoại cảnh như chương trình, thời gian, trình độ của học sinh, khả năng chuyên môn của giáo viên. Điều quan trọng nhất là phương thức tổ chức của giáo viên trong một tiết dạy. Để thực tốt chủ trương đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Với tư cách là một giáo viên bộ môn công nghệ 6 tôi rất mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình với các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp xây dựng kĩ thuật dạy học mới, đặc biệt là kĩ thuật dạy học khăn trải bàn ngày càng có hiệu quả hơn giúp các em học sinh ngày Trường THCS Nguyễn Thị Định 26 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 càng hứng thú học tập, để có thể chủ động giao tiếp tự tin bằng chính khả năng của mình. Tôi thực hiện đề tài này chỉ là một phần trong tiết dạy, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng cho việc rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm, hợp tác của học sinh làm nền tảng cho việc hướng tới hình thành và phát huy kĩ năng học cùng chung sống cho học sinh. Với mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm dạy của bản thân giúp học sinh ngày càng thích bộ môn, nhưng thực hiện giảng dạy tốt kĩ thuật dạy học khăn phủ bàn, không chỉ có sự đầu tư vào bài giảng, vào các bước lên lớp của giáo viên, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của học sinh. Do vậy tôi đã đưa ra một số yêu cầu đối với học sinh như: chuẩn bị bài ở nhà, các hình ảnh có thể chuẩn bị trước, trong giờ học phải nghiêm túc, tích cực nêu ý kiến cá nhân, phát hiện những thiếu sót của nhóm bạn Bên cạnh đó giới hạn của của sang kiến là rất hạn hẹp, nội dung còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được sự thay đổi nhanh của môn học cũng như các phương tiện phục vụ dạy học. Trên đây là những suy nghĩ của tôi, nhằm giúp giáo viên đứng lớp có những phương pháp cách thức dạy theo từng tiết học cho phù hợp với trình độ và khả năng tiếp thu của học sinh. Đồng thời để tiết học môn công nghệ 6 ngày càng sôi động hơn, giúp học sinh ngày càng đam mê với môn học nhằm hạn chế học sinh yếu kém bộ môn đến mức tối thiểu nhất. Qua trình bày những kinh nghiệm mang tính chủ quan của bản thân trong việc ứng dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học khăn phủ bàn, bản thân tôi rất mong đón nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía đồng nghiệp để chúng tôi bổ sung hoàn thiện đề tài hơn. Xin chân thành cám ơn! Trường THCS Nguyễn Thị Định 27 GV: Trần Thị Huyền
- SK: ỨNG DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 Ngày 1 tháng 11 năm 2018 Người viết Trần Thị Huyền Trường THCS Nguyễn Thị Định 28 GV: Trần Thị Huyền