SKKN Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể góp phần xây dựng tập thể lớp tự quản, đoàn kết cho học sinh Lớp 7 trường TH & THCS Hoàng Châu, huyện Cát Hải
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể góp phần xây dựng tập thể lớp tự quản, đoàn kết cho học sinh Lớp 7 trường TH & THCS Hoàng Châu, huyện Cát Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_doi_moi_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_hoat_don.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể góp phần xây dựng tập thể lớp tự quản, đoàn kết cho học sinh Lớp 7 trường TH & THCS Hoàng Châu, huyện Cát Hải
- - Tính mới, tính sáng tạo: Các hoạt động ngoại khóa không chỉ thực hiện trong lớp học, trong khuôn viên của nhà trường mà còn được thực hiện tại một số điểm ngoài nhà trường. Học sinh chủ động xây dựng nên chương trình, kịch bản cho các hoạt động, biết tự phân công và sắp xếp công việc rất khoa học, kĩ năng tổ chức điều hành tốt hơn, biết tự quản lí mình và nhắc nhở lẫn nhau để cùng làm tốt. Các em chính là nhân tố chính để tạo nên sự thành công của các hoại động còn giáo viên chỉ đóng vai trò là người tư vấn. Các hoạt động tập thể của lớp tổ chức vào cuối mỗi tuần không chỉ là những buổi nhận xét nhàm chán mà còn có thể là các trò chơi, các câu đố, những bài hát do chính các em sưu tầm. Vì thế các em chủ động, linh hoạt và sáng tạo hơn so với năm học trước. - Khả năng áp dụng, nhân rộng: Với cách làm này thì không chỉ tôi mà một số đồng chí giáo viên chủ nhiệm ở trường tôi như đồng chí Vân, Trần Hằng, Hiền của đã xây dựng được tập thể lớp tự quản, đoàn kết và được đánh giá cao trong toàn cụm Đôn Lương. Tôi thiết nghĩ những giải pháp đó không chỉ phù hợp với riêng lớp tôi mà sẽ phù hợp với các lớp có điều kiện thực tế tương tự trong toàn cụm Đôn Lương cũng như trong toàn Huyện Cát Hải. - Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp * Hiệu quả kinh tế: giúp giáo viên chủ nhiệm tiết kiệm được thời gian, công sức mà vẫn nâng cao chất lượng giáo dục. Các hoạt động phong trào của lớp có nhiều chuyển biến tích cực, với nhiều giải thưởng cao: giải nhất cắm và bình hoa chào mừng 20/10, giải Nhất hội thi Văn nghệ chào mừng ngày 20/11 Tập thể lớp đạt danh hiệu: Lớp tiên tiến xuất sắc. * Hiệu quả về mặt xã hội: Tập thể lớp được nhà trường tin tưởng, đánh giá cao và ghi nhận những thành tích, những đóng góp của lớp trong các phong trào thi đua. Ban chấp hành hội chi hội phụ huynh lớp tín nhiệm, Đội ngũ cán bộ lớp có khả năng tự quản, mạnh dạn, tự tin, sáng tạo. Học sinh trong lớp luôn đoàn kết giúp đỡ nhau, không có hiện tượng chia bè phái, không có học sinh bị kỉ luật. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNGSÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 3
- Lê Thị Hằng THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: “Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể góp phần xây dựng tập thể lớp tự quản, đoàn kết cho học sinh lớp 7 trường TH&THCS Hoàng Châu, huyện Cát Hải” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm 3. Tác giả: Họ và tên: Lê Thị Hằng Ngày/tháng/năm sinh: 15 - 9 - 1981 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường TH&THCS Hoàng Châu Điện thoại: DĐ: 01678117468 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường TH&THCS Hoàng Châu Địa chỉ: Xóm Đình xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải, Hải Phòng Điện thoại: 0313886268 I. Mô tả giải pháp đã biết: * Giải pháp đã biết: Trước đây khi được nhà trường phân công đảm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp, để xây dựng tập thể lớp tự quản đoàn kết tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: Đầu tiên, tôi tiến hành tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm thông qua sổ điểm, học bạ của từng học sinh. Bên cạnh đó tôi còn gặp gỡ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của lớp ở năm học trước để biết rõ hơn về đặc điểm và hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp. Tiếp theo tôi tiến hành ổn định công tác tổ chức lớp, bầu ra bộ máy ban cán sự lớp nhiệt tình có trách nhiệm. Đồng thời, tôi dành một số buổi chiều để tập huấn cho đội ngũ cán bộ lớp kĩ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng tổ chức điều hành lớp và nâng cao năng lực tự quản. 4
- Tôi cũng chú trọng xây dựng phong trào thi đua giữa các cá nhân, các tổ, và của cả lớp để qua đó các em tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy mà trường, lớp đề ra. Và để đạt những mục tiêu kế hoach đề ra, tôi còn chủ động phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn, giáo viên tổng phụ trách, phụ huynh để cùng giáo dục học sinh một cách có hiệu quả. Trong các hoạt động tập thể, tôi cho các em tiến hành nhận xét các ưu nhược điểm và xếp loại các thành viên trong tổ, từ đó đưa ra phương hướng cho hoạt động tiếp theo. Với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi cho các em tiến hành theo chủ điểm và thường xuyên có sự thay đổi các vị trí của người dẫn chương trình, thư kí, ban giám khảo, đội chơi để tất cả các em đều được tham gia trải nghiệm. * Ưu điểm Với cách làm trên tôi đã biết được đặc điểm và hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Việc kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, giáo viên tổng phụ trách và với cả phụ huynh học sinh giúp tôi nắm bắt được thông tin mọi mặt của lớp từ đó kịp thời nhắc nhở, bảo ban các em. Việc xây dựng các tiêu chí thi đua với các điểm cộng, điểm trừ thích hợp đã kích thích các em thi đua rất sôi nổi. Chất lượng hai mặt giáo dục luôn hoàn thành chỉ tiêu đặt ra đầu năm học. Đội ngũ cán bộ lớp chăm chỉ, nhiệt tình, ngoan ngoãn. Các em đã có một số kĩ năng quản lí lớp nhất định và là những phụ tá khá đắc lực giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao. * Hạn chế, khó khăn Phong trào tự quản của lớp chưa cao, đội ngũ cán bộ của lớp chưa thật chủ động, sáng tạo và còn lúng túng khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động tập. Các em chưa có khả năng xây dựng kế hoạch, chương trình, chưa tự xây dựng được kịch bản mà chỉ thực hiện theo các chương trình, các kịch bản do giáo viên chủ nhiệm xây dựng sẵn. 5
- Bên cạnh đó một số học sinh còn lối sống ích kỉ, chưa thật đoàn kết, chưa có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ. II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến II.0. Nội dung giải pháp đề xuất: “Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể góp phần xây dựng tập thể lớp tự quản, đoàn kết” Nếu ở những năm học trước, c ác hoạt động ngoại khóa chủ yếu được tổ chức tại lớp học, hội trường hoặc sân trường và do giáo viên xây dựng nội dung chương trình thì trong năm học này tôi đã cho các em tham gia nhiều các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường với sự đồng ý của Ban giám hiệu. Ngay chủ nhật sau ngày khai giảng, tôi đã tổ chức cho cả lớp đến chơi và thăm gia đình một số bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp như: em Hợp bố mất sớm, mẹ không có công việc ổn định; em Kiên mẹ bị ung thư giai đoạn cuối mất rất nhiều tiền chữa bệnh; em Trang bố bị tai biến không đi làm được, Khi đến nhà các bạn này, không ai bảo ai các em đều mỗi người một chân một tay giúp bạn việc nhà. Chẳng mấy chốc nhà cửa đã gọn gàng sạch sẽ, khuôn mặt của các em đầy vui tươi, truyền tình cảm yêu thương, gắn bó đến các bạn. Sau hôm đó, lớp tôi đề ra kế hoạch mỗi tháng sẽ đến chơi nhà hai bạn vào thứ bảy tuần hai và tuần bốn. Tôi để cho các em tự lên kế hoạch và chương trình đến thăm và giao lưu với gia đình các bạn này sau đó các em sẽ đưa để tôi duyệt. Các em tỏ ra rất hào hứng vui vẻ còn gia đình các bạn mà chúng tôi tới thăm đều rất cảm kích trước sự quan tâm của tập thể lớp. Mặc dù không có giá trị nhiều về mặt vật chất nhưng về mặt tinh thần nó thể hiện sự quan tâm của tập thể lớp đối với các em và gia đình các em. Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà trường tổ chức cho học sinh toàn trường trong đó có lớp tôi đi thăm quan trải nghiệm những điểm di tích lịch sử có liên quan đến những chiến công của quân và dân xã Hoàng Châu như: Ụ pháo, cửa Nam Triệu, Khi cô tổng phụ trách đưa ra kế hoạch trên vào buổi chào cờ đầu tháng 12, tôi đã yêu cầu ban cán sự lớp xây dựng kế hoạch tổ chức và quản lí các thành viên trong lớp suốt quá trình tham gia buổi trải nghiệm. Về trang phục, để phân biệt với học sinh các lớp khác và cũng để thuận 6
- tiện cho việc quản lí các bạn trong lớp, các em đưa ra đề xuất mặc áo đỏ sao vàng, quần đồng phục, đi giày vải. Về quản lí các thành viên, mỗi bạn tổ trưởng phụ trách quản lí việc đi lại, di chuyển của các thành viên trong tổ mình đúng với nội quy của buổi dã ngoại mà nhà trường quy định. Vào tiết hoạt động tập thể đầu tuần thứ ba các em trình bày kế hoạch trước lớp và phân công rõ nhiệm vụ của từng thành viên trong lớp.Tại các điểm tham quan trải nghiệm các em được nghe, được tìm hiểu về sự quyết tâm quả cảm, sự anh dũng hi sinh của các chiến sĩ, sự đoàn kết giữa quân và dân địa phương chống lại quân xâm lược đồng thời còn được tham gia rất nhiều trò chơi thú vị. Khác với những buổi nói chuyện truyền thống của những năm trước, với hình thức trải nghiệm thực tế các em được đi thăm quan, được nghe kể, được chơi, được hỏi về những sự kiện lịch sử tại địa phương nên các em rất thích thú. Trong năm học 2015 – 2016, việc xây dựng chương trình tích hợp giáo dục trong nhà trường được phòng giáo dục quan tâm chỉ đạo. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi đã đề xuất với Ban Giám Hiệu cho phép tôi kết hợp với giáo viên bộ môn Lịch sử, Giáo dục công dân tổ chức cho các em tham gia một số hoạt động trải nghiệm khác tìm hiểu về truyền thống văn hóa tại địa phương. Ví dụ: Tôi kết hợp với Cô Trần Thị Thu Hằng - giáo viên bộ môn Lịch sử tổ chức cho các em tới thăm Đình Chùa xã Hoàng Châu. Đây là di tích lịch sử được và Văn Mí – Trưởng ban quản lí Đình Chùa xã Hoàng Châu giới thiệu về quá trình hình thành và trùng tu di tích để có được như ngày hôm nay, ông cũng giới thiệu cho thầy trò chúng tôi nghe về lễ hội Xa Mã thường diễn ra vào mùng 10 tháng 6 âm lịch hàng năm nhằm thể hiện sự biết ơn của nhân dân với Thành Hoàng làng và cũng là sự mong chờ một năm sóng yên biển lặng, mùa màng bội thu. Trong môn Giáo dục công dân, khi học về bài “Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ” tôi kết hợp với cô Đỗ Thị Vân tổ chức các em đến chơi nhà bác Bùi Văn Sơn. Gia đình bác là một gia đình có truyền thống hiếu học, đoàn kết. Con cái của bác đều kế thừa và phát huy tốt các truyền thống của gia đình và dòng họ, bản thân Bác cũng là người thành đạt và rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tại đây các em được giao lưu với các thành viên trong gia đình 7
- bác, qua đó các em càng hiểu hơn về quá trình rèn luyện và phấn đấu của bác để có được những thành công như ngày hôm nay. Đến đây, các em còn thấy được sự hiếu thảo của con cháu bác với ông bà cha mẹ, cũng như sự yêu thương của ông bà dành cho con cháu. Đây chính là những truyền thống tốt đẹp mà mọi người dân Việt Nam cần giữ gìn và phát huy. Trong quá trình đi, đội ngũ cán bội lớp đã điều hành, quản lí tốt các thành viên trong lớp, các em tuân đúng theo các quy đinh của buổi tham quan dã ngoại. Qua các hoạt động trải nghiệm, một lần nữa các em thể hiện tốt khả năng tự quản của lớp, đaẹc biệt là của đội ngũ cán bộ lớp. Thông qua các hoạt động trên các em hiểu rõ hơn các truyền thồng tốt đẹp, các phong tục tập quán của địa phương cũng như tinh thần đoàn kết của quân dân ta. Từ đó, các em càng thêm yêu quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên, thêm sự quyết tâm đồng lòng đoàn kết đưa tập thể lớp đi lên, đạt thành tích cao trong học tập, trong lao động và các phong trào thi đua. Để bồi dưỡng tinh thần đoàn kết cho tập thể học sinh cuối mỗi tuần, ngoài việc nhận xét tình hình của lớp, tôi còn tổ chức cho các em sưu tầm và kể một số câu chuyện có thật về tinh thần đoàn kết trong học tập và trong lao đông của nhân dân ta. Để phát huy tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, ngay từ đầu năm học tôi và tập thể lớp đã phát động phòng trào “cặp lá yêu thương” nhằm giúp đỡ một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. Mỗi tháng mỗi học sinh trong lớp sẽ góp 10.000đ vào quỹ và giáo viên chủ nhiệm sẽ trao cho hai bạn Kiên và Hợp vào đầu mỗi học kì để các bạn mua sách vở, đồ dùng học tập để giảm khó khăn cho gia đình. Bên cạnh đó tôi cũng khuyến khích các em quan tâm đến hai bạn, giúp đỡ, động viên các bạn trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt với em Kiên, mẹ vừa mất nên tôi và các em thường xuyên gần gũi trò chuyện, chia sẻ giúp em mau chóng quên đi nỗi buồn mà chú tâm vào học tập. Với những việc làm tuy rất đơn giản nhưng chân tình đã khiến cho học sinh lớp tôi ngày càng yêu thương nhau, biết chia sẻ và quan tâm lẫn nhau, tình đoàn kết được thắt chặt, biết cùng nhau vượt qua khó khăn để đạt thành tích tốt nhất. Trong các hoạt động tập thể, tôi cho các em tự điều hành. Ban cán sự lớp phải tổ chức cho các thành viên tổng kết, đánh giá hoạt động của tổ, lớp trong tuần, 8
- phân tích tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, từ đó đưa ra một số biện pháp khắc phục cho tuần tiếp theo. Để tránh gây nhàm chán trong các tiết hoạt động tập thể, để các em không còn định kiến tiết hoạt động tập thể là tiết học để giáo viên chủ nhiệm “tổng xỉ vả” thì tôi đã định hướng cho các em thay đổi hình thức tổ chức cho nhẹ nhàng, vui vẻ mà vẫn đảm bảo theo yêu cầu. Các em có thể nhận xét các ưu nhược điểm của các thành viên trong tổ bằng nhiều hình thức như hò vè, hát, tiểu phẩm không những thế các em còn được tham gia một số trò chơi tập thể vui nhộn để tiết học trở lên thật hấp dẫn. Trong các phong trào thi đua, các hội thi mà nhà trường tổ chức như: Hội thi bình và cắm hoa, hội diễn văn nghệ chào mừng 20/11, hội khỏe Phù Đổng cấp trường, tôi chỉ đưa ra định hướng cho các em. Sau đó tập thể lớp sẽ bàn bạc để lựa chọn chủ đề, nội dung, phân công người sưu tầm các bài hát, các cách cắm hoa hoặc các bài đồng diễn thể dục phù hợp, đặc sắc. Tiếp theo các em cho tôi xem những nội dung mà các em sưu tầm để tôi duyệt hoặc cho thêm ý kiến đóng góp. Trong buổi sinh hoạt tập thể, lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận đề xuất các biện pháp, các cách làm hay, chọn ra những bạn có năng khiếu tham gia vào từng hoạt động cho phù hợp, các bạn còn lại sẽ chuẩn bị về các cơ sở vật chất khác để các bạn trực tiếp tham gia được yên tâm hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó, các em tự nên lịch tập luyện, cùng giúp đỡ và hướng dẫn cho nhau để tập luyện có hiệu quả. Còn tôi chủ yếu đóng vai trò là người tư vấn, động viên tinh thần để các em làm tốt hơn. II.1. Tính mới, tính sáng tạo: Các hoạt động ngoại khóa không chỉ thực hiện trong lớp học, trong khuôn viên của nhà trường mà còn được thực hiện tại một số điểm ngoài nhà trường. Nếu trước đây học sinh hoàn toàn làm theo sự sắp đặt của giáo viên thì giờ đây các em đã tự mình chủ động xây dựng nên chương trình, kịch bản cho các hoạt động, biết tự phân công và sắp xếp công việc rất khoa học, kĩ năng tổ chức điều hành tốt hơn, biết tự quản lí mình và nhắc nhở lẫn nhau để cùng làm tốt. Các em chính là nhân tố chính để tạo nên sự thành công của các hoại động còn giáo viên chỉ đòng vai trò là người tư vấn. 9
- Tôi đã chủ động kết hợp với các giáo viên bộ môn và giáo viên tổng phụ trách tổ chức cho các em được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm cả trong và ngoài nhà trường. Đó chính là điều mà trước đây một giáo viên chủ nhiệm như tôi chưa từng thực hiện mà chủ yếu phụ thuộc vào các kế hoạch, các hoạt động do nhà trường tổ chức. Các hoạt động tập thể của lớp tổ chức vào cuối mỗi tuần không chỉ là những buổi nhận xét nhàm chán mà còn có thể là các trò chơi, các câu đố, những bài hát do chính các em sưu tầm. Vì thế các em chủ động, linh hoạt và sáng tạo hơn so với năm học trước. II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng: Bản thân tôi đã nghiên cứu vận dụng cách làm này tại lớp 7 Trường TH&THCS Hoàng Châu trong năm học 2015-2016 và đã có kết quả nhất định. Tôi đã cùng trao đổi chia sẻ với đồng nghiệp trong quá trình công tác và qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. Với cách làm này thì không chỉ tôi mà một số đồng chí giáo viên chủ nhiệm ở trường tôi như đồng chí Vân, Trần Hằng, Hiền của đã xây dựng được tập thể lớp tự quản, đoàn kết và được đánh giá cao trong toàn cụm Đôn Lương. Tôi thiết nghĩ những giải pháp đó không chỉ phù hợp với riêng lớp tôi mà sẽ phù hợp với các lớp có điều kiện thực tế tương tự trong toàn cụm Đôn Lương cũng như trong Huyện Cát Hải. Tuy nhiên trong quá trình vận dụng chúng ta không nên áp dụng dập khuôn máy móc bởi mỗi lớp, mỗi trường, mỗi địa phương lại có những điều kiện thực tế khác nhau. Vì thế mỗi giáo viên cần chọn những giải pháp thích hợp với đặc điểm riêng của trường mình, lớp mình chủ nhiệm. III. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp 1. Hiệu quả kinh tế: Xây dựng được tập thể lớp tự quản, đoàn kết sẽ giúp giáo viên chủ tiết kiệm được thời gian, công sức và có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học mang lại giá trị về mặt kinh tế. Với cách làm trên, trong học kì I vừa qua lớp tôi đạt danh hiệu tập thể tiên tiến xuất sắc, kết quả hai mặt giáo dục đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Số lượng học sinh 10
- khá giỏi giữ vững, số học sinh trung bình tăng, không còn học sinh yếu. Các em có ý thức trong học tập, hăng hái phát biểu, học bài làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Đặc biệt là sự tiến bộ của một số học sinh trung bình: em Tuấn, em Lộc, em Hưng. Các hoạt động phong trào của lớp có nhiều chuyển biến tích cực, với nhiều giải thưởng cao. Cụ thể trong học kỳ I năm học 2015-2016 lớp đã đạt : + Giải Nhất mâm cỗ trung thu + Giải Nhất cắm và bình hoa chào mừng 20/10 + Giải Nhất đồng diễn thể dục trong hội khỏa Phù Đổng + Giải Nhất hội thi Văn nghệ chào mừng ngày 20/11 + Giải Nhì hội thi báo ảnh, báo tường chào mừng ngày 22/12 + 100% học sinh của lớp tích cực tham gia phong trào thi đua, nhân đạo từ thiện, các khoản đóng góp theo quy định. + Tập thể lớp đạt thành tích xuất sắc trong hai đợt thi đua học kỳ I năm học 2015-2016 + Tập thể lớp đạt danh hiệu: Lớp tiên tiến xuất sắc. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: Tập thể lớp được nhà trường tin tưởng, đánh giá cao và ghi nhận những thành tích, những đóng góp của lớp trong các phong trào thi đua. Ban chấp hành hội chi hội phụ huynh lớp tín nhiệm, ủng hộ hết mình về cả vật chất lẫn tinh thần trước những đổi mới của lớp trong các phong trào học tập và phong trào ngoại khóa. Đội ngũ cán bộ lớp có khả năng tự quản, mạnh dạn, tự tin, sáng tạo, các em có thể tự giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình học tập ngay cả khi không có giáo viên chủ nhiệm ở lớp. Hiện tượng nói tục chửi thề giảm, hiện tượng chốn bỏ học tự do không còn, tác phong ra vào lớp nhanh nhẹn, các em rất tích cực tự giác trong việc rèn nề nếp, 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm khá tốt, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình, không có học sinh bị kỉ luật. Học sinh trong lớp ngoan, luôn đoàn kết giúp đỡ nhau, biết chia sẻ và đồng cảm với các bạn có hoàn cảnh khó khăn, không có hiện tượng chia bè phái. Tập thể 11
- lớp được nhà trường đánh giá là một tập thể tự quản, là lớp có thế mạnh về tất cả các mặt, luôn dẫn dầu trong các phong trào thi đua của trường và đã tạo ra được những dấu ấn tốt đẹp trong toàn trường trước những bứt phá so với năm học trước. Bên cạnh đó, tôi còn nhận được tình cảm tin yêu, quý mến của phụ huynh và học sinh. Đây là một động lực rất lớn để những người làm công tác chủ nhiệm như tôi có thêm quyết tâm để phấn đấu. 3. Giá trị làm lợi khác: Chuyên đề đã góp phần giúp bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm học, tập thể lớp và cá nhân giữ vững danh hiệu thi đua. Đồng thời qua thực hiện chuyên đề đã giúp bản thân tôi thấy được những ưu khuyết điểm trong công tác phụ trách quản lý lớp, thấy được uy tín, năng lực của mình trước học sinh, phụ huynh và tập thể nhà trường. Thành công của chuyên đề tạo động cơ để người giáo viên chủ nhiệm như tôi tiếp tục phát huy góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, khẳng định với cộng đồng về chất lượng đào tạo, tạo uy tín về sự phát triển của sự nghiệp giáo dục nhà trường, địa phương nói riêng và của ngành giáo dục nói chung, đóng góp vào sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội của Huyện đảo và Thành phố. Cát Hải, ngày 06 tháng 01 năm 2016 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN SÁNG KIẾN Lê Thị Hằng 12
- ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TH&THCS HOÀNG CHÂU Điểm thống nhất : điểm Xếp loại : Cát Hải, ngày tháng năm 2016 T/M HĐKH ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN CÁT HẢI Điểm thống nhất : điểm Xếp loại : Cát Hải , ngày tháng . năm 2016 T/M HĐKH 13
- ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Điểm thống nhất : điểm Xếp loại : Cát Hải , ngày tháng . năm 2016 T/M HĐKH 14