Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh Lớp 7 Trung học Cơ sở

pdf 11 trang thulinhhd34 9443
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh Lớp 7 Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_ren_ki_nang_viet_van.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh Lớp 7 Trung học Cơ sở

  1. - Họ và tên: Vũ Thị Tuyến - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Gia Khánh - Số điện thoại 0918088439. Email: vutuyen77gk@gmail.com IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Vũ Thị Tuyến, giáo viên trường THCS Gia Khánh- Bình Xuyên- Vĩnh Phúc. V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Dạy đại trà học sinh lớp 7 - Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS 2. Vấn đề mà sáng kiến cầ giải quyết: Mục tiêu tổng quát của môn Ngữ văn trong trường THCS đã được cụ thể hóa thành ba phương diện: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Về kỹ năng, trọng tâm là làm cho học sinh có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản và có kỹ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học. Như vậy kỹ năng viết, tạo lập văn bản biểu cảm là một yêu cầu cơ bản mà học sinh phải nắm được một cách thành thạo. Ở chương trình cũ học sinh chủ yếu học văn biểu cảm dưới các kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm, nhân vật văn học. Phạm vi phát biểu cảm nghĩ bị thu hẹp trong lĩnh vực văn học, tách rời mọi lĩnh vực của đời sống. Chương trình mới đã khắc phục hạn chế của chương trình cũ ở bốn điểm sau đây: phạm vi biểu cảm rộng hơn, chủ yếu biểu cảm về con người, về thiên nhiên sự vật xung quanh; biểu cảm đối với tác phẩm văn học chiếm tỷ lệ rất nhỏ; đề văn biểu cảm thường đơn giản và khái quát ngắn gọn: từ đề có thể khái quát thành tiêu đề của bài văn hoặc đề bài không có mệnh lệnh ( loài hoa em yêu ); tình cảm trong bài viết mang đậm giấu ấn cá nhân. Về yêu cầu bài viết cá nhân của học sinh: lấy ngắn gọn, dễ hiểu, đủ ý làm tiêu chí. Chi tiết trong bài văn chân thật tự nhiên. Bài viết phải thể hiện được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Để khắc sâu kiến thức về văn biểu cảm, thực hành luyện tập rèn kỹ năng viết văn, kết hợp với luyện nói để rèn kỹ năng viết văn biểu cảm cho học sinh. Nếu làm được đầy đủ các biện pháp trên sẽ giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết văn biểu cảm, hiệu quả của bài viết sẽ cao hơn. VI. N gày sáng kiến được áp dụng lầ đầu: Bắt đầu từ ngày 15 tháng 9 năm 2017 VII. Mô tả bản chất của sáng kiến. 1. Nội dung của sáng kiến. 1.Coi trọng giờ dạy lý thuyết Trong các giờ dạy lý thuyết về văn biểu cảm tôi đã tập trung khắc sâu kiến thức cho học sinh từ việc hình thành khái niệm thế nào là văn biểu cảm, đặc điểm văn bản biểu cảm, đề văn biểu cảm, cách làm bài văn biểu cảm, cách lập ý 2
  2. của bài văn biểu cảm, các yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểu cảm, nắm được cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Cách thực hiện rất đa dạng, song nổi bật là sử dụng câu hỏi trắc nghiệm buộc học sinh suy nghĩ động viên học sinh hào hứng trả lời, qua đó nắm vững kiến thức. Cách làm này huy động được tất cả học sinh tham gia vào quá trình lĩnh hội, củng cố kiến thức, bởi tất cả đều được suy nghĩ, một số trả lời, một số khác nhận xét đánh giá bổ sung hoặc sửa chữa. Sau đây là một bài tập đã áp dụng khi giảng dạy (đáp án đúng) Bài 1: Thế nào là một văn bản biểu cảm? A. Kể lại một câu chuyện cảm động B. Bàn luận về một câu chuyện cảm động trong cuộc sống C. Là những văn bản được viết bằng thơ D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật hiện tượng trong đời sống Bài 2: Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm: A. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả và tự sự. B. Không có lý lẽ, lập luận. C. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp D. Cảm xúc có thể được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp ( Hai bài trên được áp dụng cho tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm) Bài 3: Cho đoạn văn sau: “ Hồ Chí Minh là cái sản phẩm trong sáng nhất của giống nòi. Cụ Hồ là tinh hoa của muôn đời để lại. Vì sao chúng ta cảm động không nói nên lời, khi nhìn thấy Hồ Chủ Tịch? Vì sao dân chúng thấy mặt Cụ như thấy mặt mẹ, sung sướng giơ hai tay chào đón, ai nấy mặt mày hớn hở trong lòng thỏa thuê? Há chẳng phải vì Hồ Chủ Tịch kết tinh được muôn cái gì hay, đẹp nhất của mỗi người Việt Nam, há chẳng phải vì cụ Hồ là hiện thân của dân tộc?" a. Theo em tình cảm nổi bật trong đoạn văn trên là: A. Ca ngợi tài năng trí tuệ của Hồ Chủ Tịch B. Ngợi ca sự nghiêp cách mạng của Hồ Chủ Tích C. Bày tỏ niềm ngưỡng vọng và kính yêu vô hạn của nhân dân đối với Bác Hồ D. Bày tỏ những tình cảm của tác giả đối với Bác Hồ b. Tác giả đã bày tỏ tình cảm bằng cách nào? A. Bày tỏ trực tiếp B. Miêu tả sự việc C. Liên tưởng so sánh D. Lối ẩn dụ tượng trưng ( Sự dụng trong tiết 23: Đặc điểm văn bản biểu cảm). Củng có kiến thức lý thuyết bằng những bài tập chắc nghiệm đồng thời gắn lý 3
  3. thuyết với thực hành, bằng cách đưa ra những bài tập ứng dụng ngay sau đó. Ví dụ đối với tiết 20 tôi ra đề sạu: “ Viết một đoạn văn từ hai đến ba câu nói lên cảm xúc của em trước sự vật hoặc hiện tượng nào đó”. Với dạng bài tập này tôi đã phân loại học sinh để bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giảm dần học sinh trung bình. Với đối tượng yếu kém học sinh cũng phải viết theo yêu cầu của thầy song chất lượng chưa nâng cao lên được. Một phần cũng do thời gian cuối tiết học chưa nhiều. Vì vậy có những tiết học tôi cho học sinh làm ở nhà. Thực hiện biện pháp này đối với học sinh, ban đầu không phải học sinh nào cũng hào hứng mà có thể miễn cưỡng. Nhưng dần dần do tôi tích cực động viên khích lệ hoạt động theo nhóm, kết hợp việc cho điểm những câu trả lời đúng và nhanh, những bài viết đúng và hay, nên đã thu hút được 100% các em tham gia. Đã xảy ra trường hợp học sinh tiếc ngẩn ngơ vì minh cũng làm được bài nhưng chậm hơn để lỡ cơ hội trả lời. Chính cách làm này đã khiến học sinh nắm rất chắc những vấn đề về lý thuyết văn biểu cảm để từ đó có cơ sở viết bài văn biểu cảm đạt kết quả cao. 2. Tăng cường thực hành luyện tập Cách làm này tên gọi không có gì mới, cái mới thể hiện ở trong quá trình thực hiện.Trước hết, đây là giải pháp được thực hiện linh hoạt ở các khâu các đoạn trong bài giảng ở trên lớp, hoặc ở nhà hoặc ở lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, ở lớp phụ đạo học sinh yếu, với từng hoàn cảnh từng đối tượng mà áp dụng những cách khác nhau, yêu cầu mức độ khác nhau. Bắt đầu từ việc ra đề. Để giúp học sinh có thể thể hiện tình cảm thật sự “mang dấu ấn cá nhân” với đối tượng biểu cảm, giúp cho các em thoải mái tựnguyện bộc lộ tình cảm của mình không phải do một sự gò ép nào chọn những đề bài có độ mở nhất định, tạo cơ hội cho các em lựa chọn đối tượng phù hợp với cảm xúc của mình. Sau đây là một vài đề bài theo cách đó. Đề 1: Loài hoa em yêu. Đề 2: Cảm nghĩ về một mùa trong năm. Đề 3: Cảm nghĩ về một chuyện vui hay chuyện buồn trong tuổi ấu thơ của em. Đề 4: Phát biểu cảm nghĩ về một người thân yêu. Đề 5: Cảm nghĩ về một loài cây em yêu. Đề 6: Cảm nghĩ về một bài thơ đã học hay chưa học. Qua theo dõi tôi thấy các em đều có ý thức lựa chọn đối tượng phù hợp với tình cảm cá nhân. Vì vậy chi tiết thể hiện tự nhiên và tình cảm rất chân thật thậm chí còn sâu sắc và cảm động. Đó là những trường hợp lựa chọn đối tượng biểu cảm người cha đã mất (đề 4 ) hoặc cây đa nơi trường cũ (đề 5). Sau khâu ra đề là việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn sắp viết. Việc này tôi thường tổ chức cho học sinh tự làm và tự nhận xét đánh giá bổ sung cho hoàn chỉnh. Việc phân tích đề phải chỉ ra được thể loại bài văn sẽ việt, xác định được đối tượng biểu cảm và định hướng biểu cảm cho bài làm. Việc tìm ý phải dựa trên cơ sở hình dung rõ về đối tượng trong mọi trường hợp và cảm xúc tình cảm của mình trong các trường hợp đó. 4
  4. Phân tích đề: Thể loại: văn biểu cảm. Đối tượng biểu cảm: Yêu mến, ưa thích, thích thú và nhớ mãi. Phương thức biểu cảm: Cả hai cách song chủ yếu là biểu cảm gián tiếp. Tìm ý và lập dàn ý: a.Mở bài: Giới thiệu mùa em thích. Giới thiệu chung tình cảm của mình. b.Thân bài Miêu tả mùa đã chọn: Những đặc điểm về thiên nhiên, cuộc sống, con người gắn liền với mùa mà em mến yêu. Có những kỷ niệm nào sâu sắc gắn với mùa để lại trong em ấn tượng khó quên. Cảm xúc lạ lùng của em khi mùa về và đi qua. Niềm mong ước của em. c.Kết bài Khẳng định tình cảm của em với đối tượng biểu cảm, ý nghĩa giáo dục tư tưởng tình cảm cho em và cho bạn bè. Tiếp theo là khâu hướng dẫn phân tích đề, tìm và lập dàn ý, tôi hướng dẫn học sinh viết bài. Chính là giúp các em lựa chọn phương thức biểu cảm thích hợp và đúng cách. Nếu là biểu cảm trực tiếp cần chú ý ngữ điệu, từ ngữ trực tiếp biểu lộ cảm xúc, sử dụng kiểu câu cảm với những từ cảm thán, sử dụng các phép tu từ đã học. Nếu biểu cảm gián tiếp cần chú ý mức độ sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả như một phương tiện để bộc lộ cảm xúc, tránh trường hợp lạm dụng hai yếu tố trên khiến bài viết trở thành bài văn tự sự hoặc miêu tả. Giúp các em viết dàn ý trong văn biểu cảm, chọn những dàn ý sao cho cho phù hợp với đề tài này. Ví dụ đề bài: “ Phát biểu cảm nghĩ về một đồ chơi tuổi ấu thơ” đòi hỏi phải lập ý theo cách hồi tưởng kỷ niệm về quá khứ là chủ yếu, rồi mới có thể kết hợp với các cách lập ý khác. Học sinh thấy được rằng không nắm được cách lập ý thì không thể triển khai ý theo yêu cầu đề bài này. Hoặc như đối với đề bài “Phát biểu cảm nghĩ một người thân yêu” thì có sự quan sát miêu tả suy ngẫm về đối tượng, ngoài ra có thể kết hợp các biện pháp khác. Theo tôi, cái khó nhất đối với học sinh khi viết bài là việc viết đoạn văn và liên kết đoạn văn lại với nhau để tạo thành một bài văn mạch lạc và hoàn chỉnh.Tôi đã chỉ ra cho học sinh thấy nguyên nhân cơ bản khiến các em lúng túng không biết bắt đầu đoạn văn như thế nào, triển khai nó ra sao và kết thúc nó để chuẩn bị chuyển sang đoạn tiếp theo chính là các em không coi trọng việc lập dàn ý và không bám sát vào dàn ý và không bám sát vào dàn ý để viết bài. Tức là học sinh chưa biết sử dụng giấy nháp hiệu quả. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Trước hết, tôi hướng dẫn học sinh sử dụng giấy nháp khi làm bài một cách đúng đắn. Đó là nơi thể hiện những công việc có tính chất “bếp núc” của mỗi người trong đó việc quan trọng nhất là xác định một dàn ý chi tiết cho một bài 5
  5. văn. Cách ghi dàn ý phải cô đọng, không diễn đạt thành đoạn văn, sao cho dựng được một cái khung cho bài văn. Cái khung cân đối thì bài viết sẽ chắc chắn. Để biến một dàn ý thành bài viết thì phải làm thế nào? Phải bám vào từng ý cụ thể trong mỗi phần của dàn ý để viết bằng cách sử dụng từ ngữ, sử dụng câu, sử dụng biện pháp tu từ đã học và cách lập ý phù hợp, sao cho đoạn văn mình viết ra làm nổi bật được ý định diễn tả. Phần mở bài của bài văn biểu cảm là giới thiệu được đối tượng biểu cảm và tình cảm của người viết với đối tượng đó. Vì vậy phần mở bài đôi khi rất ngắn gọn, ví dụ như “ Tuổi thơ của em đã trải qua nhiều kỷ niệm khó quên, nhưng em nhớ nhất là một câu chuyện thật bất ngờ đến với em trong đêm Trung thu vừa qua”. Hoặc “Tuổi ấu thơ của tôi gắn liền với một thức quà mùa hè: quả nhót.” Việc phân chia đoạn ở phần thân bài của bài văn biểu cảm thường dựa trên yếu tố cảm xúc tâm lý hoặc lập ý của những người viết. Vì vậy sẽ có đoạn văn hồi tưởng quá khứ với những kỷ niệm khó quên để lại cảm xúc mạnh mẽ, da diết và cũng có một đoạn văn thể hiện một tình huống ngay trước mắt, người viết vừa kể vừa tả thể hiện suy ngẫm cảm xúc trước người, vật, việc đó. Và dù viết theo cách lập ý nào thì người viết cũng phải trình bày bộc lộ tình cảm có thật của mình với đối tượng cũng có thật ở ngoài đời thì tình cảm mới tự nhiên, có sức lay động đến người đọc. Mọi đoạn văn viết về đối tượng nào đó tự tưởng tượng ra đều khó làm, chính người viết cũng khó có tình cảm chứ chưa nói đến làm người đọc cảm động. Tôi thường cho học sinh một câu văn mang ý nghĩa khái quát và yêu cầu viết đoạn văn theo ý đó. Sau nhiều lần như vậy học sinh “lên tay” hơn nhiều. Không có bài nào giống hoàn toàn bài nào về cả ý và cách diễn đạt nhưng lại đạt được yêu cầu: ý tưởng đầy đủ, mạch lạc, tình cảm tự nhiên trong sáng phù hợp lứa tuổi. Việc liên kết đoạn văn cũng được tôi chú ý hướng dẫn học sinh thực hiện. Với đối tượng khá giỏi có thể sử dụng câu nối, song phần lớn các em dừng ở mức sử dụng từ ngữ để liên kết đoạn văn. Muốn sử dụng từ ngữ liên kết đoạn văn cho phù hợp phải xem xét mối quan hệ giữa hai đoạn về mặt nội dung như đó là mối quan hệ tương phản hay bổ sung hay là ý cụ thể với ý khái quát hoặc như trình tự, như thời gian, không gian, sự việc, Để học sinh dễ dàng chọn lựa những phương tiện liên kết khi viết văn, tôi cung cấp cho các em những từ ngữ liên kết thường dùng. Phần kết bài của bài văn biểu cảm dòi hỏi học sinh phải khẳng định lại tình cảm của mình đối với đối tượng biểu cảm. Phần này có thể lập ý bằng cách hướng tới tương lai, thể hiện niềm tin, niềm mong ước Mọi thứ tình cảm, cảm xúc được biểu hiện phải có ý nghĩa giáo dục với mình, với người. Ví dụ sau đây là một kết bài như thế: “ Mi Mi là một người bạn nhỏ dễ thương của tôi. Cảm ơn bố đã đưa Mi Mi đến với tuổi ấu thơ của tôi, dạy tôi hiểu biết về Mi Mi và tình yêu thương của tôi cứ lớn dần theo năm tháng.” Trong quá trình luyện văn cho học sinh, tôi thường yêu cầu học sinh sau khi đọc lại và tự sửa bài viết, biết thuyết minh về bài viết của mình (có thể cả bài hoặc một đoạn) theo hình thức trả lời câu hỏi: Bài viết về đối tượng nào? Tình 6
  6. cảm của em? Tiêu đề bài viết của em? Phần mở bài từ đầu đếu đâu? Phần thân bài gồm mấy đoạn? Ý chính từng đoạn? Liên kết các đoạn bằng cách nào? Phần kết bài? . Về đoạn văn, chủ yếu là viết theo lối diễn dịch dễ viết hơn và dễ thuyết minh hơn theo câu hỏi: Đoạn văn bày tỏ tình cảm cảm xúc gì? Bằng phương thức nào? Cách lập ý là gì? Câu đầu đoạn văn nêu lên ý gì? Các câu sau nói cụ thể hơn ý ấy ra sao và câu cuối đoạn văn có tác dụng gì? Có những biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn văn, tác dụng? Tôi cho rằng học sinh thuyết minh được như trên thì cũng chính là các em đã thuộc và hiểu bài của mình từ đó nắm chắc hơn kỹ năng viết đoạn văn biểu cảm, tránh được trường hợp học sinh viết bài qua loa, không có tình cảm, cảm xúc. Một việc quan trọng trong khi rèn luyện kỹ năng biểu cảm cho học sinh là cho phép khuyến khích học tiếp xúc với những bài văn từ các tài liệu tham khảo nhất là những tài liệu tham khảo trong danh mục do Bộ giáo dục và Đào tạo quy đinh. Việc này nhằm tăng vốn sống vốn hiểu biết và khả năng diễn đạt của học sinh. Tôi hướng dẫn học sinh cách học tập ở những bài văn có cách tìm ý, sắp xếp ý, diễn đạt ý, sử dụng các biện pháp tu từ, cách biểu đạt tình cảm cảm xúc sao cho tự hiên chân thực. Tránh việc học sinh chép trọn vẹn cả bài văn mẫu vào trong bài làm của mình. Để giảm bớt những lỗi dùng từ trong bài viết của học sinh, tôi vận động và hướng dẫn các em mượn, sử dụng từ điển hoặc là lập sổ từ. Khi viết bài gặp những từ nào chưa xuôi tai hoặc cảm thấy chưa ổn hay bí từ, các em có thể hỏi thầy, hỏi bạn, hỏi mọi người trong gia đình và tra trong từ điển hoặc sổ từ. Việc làm này rất có ích, bởi khi viết văn biểu cảm học sinh hay lúng túng khi sử dụng từ, và có những trường hợp hay nhầm lẫn từ, ví dụ như: “lãng mạn” với “ lãng mạng”, “tinh nghịch” với “ ngỗ nghịch”, “sán lạn” với “sáng lạn” Với đối tượng học sinh giỏi, ở những lớp bồi dưỡng tôi tăng cường ra đề luyện tập viết văn biểu cảm và trực tiếp chữa bài viết của từng em. Mục đích chỉ ra ưu nhược điểm từng bài viết ở từng em, vạch ra hướng sửa chữa hay phát huy cho bài sau. Thực hiện quan điểm dạy học tích hợp tôi đã tận dụng thời gian làm bài tập ở giờ tiếng Việt để rèn học sinh kỹ năng viết văn biểu cảm qua những bài tập như: “ Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ thể hiện tình cảm của em với thầy cô giáo nhân ngày 20 tháng 11”. Để khuyến khích học sinh đến với môn học và nuôi dưỡng niềm thích thú học tập tích cực viết văn, nhất là viết văn biểu cảm, tôi rất chú ý quan sát tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tâm tư tình cảm của học sinh, luôn gần gũi động viên khích lệ các em từ những tiến bộ nhỏ đến những cố gắng lớn, cho các em mượn sách, truyện của cá nhân và của nhà trường, sẵn sàng trả lời thắc mắc của các em về bài học cũng như trong cuộc sống Những việc làm đó không mất thời gian và công sức bao nhiêu mà lại có tác dụng tạo mối quan hệ gần gũi giữa thầy và trò, khiến các em mạnh dạn hỏi bài, thoải mái bộc lộ tâm tư tình cảm của mình trong trang viết cũng như ngoài cuộc đời, những em chưa chịu khó học bài thì đã 7
  7. chịu khó học hơn. Đó cũng chính là những biện pháp bổ trợ cần thiết trong quá trình giảng dạy nói chung và việc rèn luyện kỹ năng viết văn biểu cảm cho học sinh nói riêng. VIII. Những thông tin cầ được bảo mật.( không) IX. Các đều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. 1. Đối với giáo viên: Để nâng cao chất lượng làm văn biểu cảm của học sinh, cần chú ý thực hiện các giải pháp: 3.1.Coi trọng giờ dạy lý thuyết, tăng cường thực hành luyện tập 3.2.Chú ý đến cách ra đề, rèn luyện kỹ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, rèn kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn văn. 3.3.Tích cực tham khảo tài liệu, sử dụng sổ từ, làm bài tập theo hướng tích hợp các phân môn. Ngoài ra, cần thường xuyên tác động đến tư tưởng tình cảm của học sinh, hình thành ở các em những tình cảm thẩm mỹ trong sáng. 3.4.Cách sử dụng sáng kiến: Muốn sử dụng sáng kiến kinh nghiệm này có hiệu quả, người sử dụng phải tuân theo nguyên tắc và các yêu cầu sau: a. Nguyên tắc. Phải lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy học, giúp học sinh bộc lộ những tìm cảm cảm xúc chân thành, tránh sự khiên cưỡng, giả tạo, hời hợt. b. Một số yêu cầu. b.1. Kế hoạch rèn luyện kỹ năng viết văn biểu cảm cho học sinh phải đảm bảo tính liên tục, tính khoa học, tính khả thi. b.2. Các giải pháp phải được phối hợp thực hiện một cách linh hoạt. b.3. Nâng cao năng lực viết văn cho học sinh không phải là việc một sớm một chiều làm được ngay, mà là cả một quá trình. Do vậy đòi hỏi người thực hiện phải biết kiên trì thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng. 2. Học sinh. - Học sinh phải yêu thích, say mê môn học, các em cần đọc và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Học sinh có thái độ hợp tác trong giờ học, có ý thức tự học, chủ động sáng tạo trong giờ học ,nghiên cứu, sưu tầm tài liệu liên quan để giờ học cũng như bài viết văn biểu cảm đạt hiệu quả cao nhất. X. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến. Sau khi áp dụng các giải pháp kể trên tôi nhận thấy chất lượng bài viết của học sinh được nâng lên rõ rệt. Xuất hiện nhiều học sinh viết bài văn đạt điểm giỏi, một số học sinh học lực trung bình cũng vươn lên giành điểm khá Nhiều đoạn văn, bài văn khiến người đọc phải rơi nước mắt vì cách diễn đạt mộc mạc, 8
  8. giản dị, mạch lạc, tình cảm tự nhiên tràn đầy tình yêu thương đối với con người đối với cuộc đời. Việc bồi dưỡng tình cảm cho học sinh đang là vấn đề được coi trọng trong các nhà trường. Vì thế, rèn luyện kỹ năng viết văn biểu cảm cho học sinh là việc làm thiết thực, giúp các em hướng tới sự phát triển toàn diện. Việc rèn luyện kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 có vai trò rất quan trọng trong chương trình Ngữ văn THCS, nó góp phần giúp các em viết tốt các dạng văn khác như: tự sự xen miêu tả và biểu cảm, nghị luận xen yếu tố biểu cảm hoặc thuyết minh một danh lam thắng cảnh Sáng kiến kinh nghiệm có thể vận dụng trong giảng dạy Ngữ văn 7 phần văn biểu cảm ở một số trường có đặc điểm giống trường chúng tôi. Bởi nó có giá trị nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho học sinh, góp phần đạt mục tiêu giáo dục của bộ môn nói riêng, toàn cấp học nói chung. Trên cở sở những giải pháp nêu lên ở đây, ta có thể xây dựng những giải pháp chung cho việc rèn luyện kỹ năng viết các kiểu văn bản khác phù hợp với chương trình và lứa tuổi học sinh. Kết quả khảo sát tháng 12 năm 2016 sau đây cho thấy rõ điều khẳng định trên: Tổng Điểm trung Số Điểm giỏi Điểm khá Điểm yếu số bình Ghi khảo học Tổng Tổng Tổng Tổng chú sát % % % % sinh số số số số 107 107 15 14 35 32,7 47 43,9 10 9,4 Qua kết quả khảo sát tôi thấy sau khi áp dụng các giải pháp nhằm rèn luyện kỹ năng biểu cảm cho học sinh lớp 7, chất lượng bài viết của học sinh so với cùng kỳ năm học trước cao hơn hẳn. Cụ thể là: loại giỏi tăng 3%, loại khá tăng 09%, loại yếu giảm 09%. 9
  9. XI. Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lầ đầu. Số Phạm vi/ Lĩnh vực áp Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ TT dụng sáng kiến 1 Giáo viên Ngữ văn Trường THCS Gia Hoạt động dạy học, bồi THCS Gia Khánh Khánh dưỡng học sinh giỏi 2 Học sinh lớp 7 Trường THCS Gia Hoạt động dạy học Khánh 3 Đội tuyển học sinh giỏi Trường THCS Gia Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Khánh 4 Đội tuyển học sinh giỏi Trường THCS Gia Bồi dưỡng học sinh giỏi môn KHXH Khánh Gia Khánh, ngày 25 tháng10 năm 2017. Gia Khánh, ngày 25 tháng10 năm 2017 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Vũ Thị Tuyến 10
  10. TR PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THCS GIA KHÁNH BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN BIỂU CẢM CHO HỌC SINH LỚP 7 THCS Tác giả sáng kiến :Vũ Thị Tuyến Bình Xuyên năm 2017 11