Sáng kiến kinh nghiệm Một cách tiếp cận và giảng dạy thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7

doc 18 trang thulinhhd34 5223
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một cách tiếp cận và giảng dạy thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_cach_tiep_can_va_giang_day_tho_duo.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một cách tiếp cận và giảng dạy thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7

  1. Xuất phát từ những vấn đề có tính lý luận và cơ sở thực tiễn trên cộng với những trăn trở của bản thân, với sáng kiến kinh nghiệm: “Một cách tiếp cận và giảng dạy thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7”, tôi mong muốn gúp một phần nhỏ cùng với các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy phần Thơ Đường trao đổi để từng bước khắc phục những khó khăn, tồn tại của cách dạy cũ, nâng chất lượng các bài giảng Thơ Đường cho học sinh lớp 7 đạt những kết quả cao hơn. II. NỘI DUNG: “Một cách tiếp cận và giảng dạy thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7” Thơ Đường là một vườn hoa rộng lớn, mỗi bài thơ mang trong mình một dáng vẻ độc đáo riêng về mặt nội dung, song nếu đi sâu phân tích, bình giá có tính lý luận chúng ta có thể thấy được trong mỗi bài thơ vẫn chất chứa những hơi thở chung, gộp lại thành những nét của một phong cách Đường thi. Đó là chất cổ điển trong vẻ đẹp, trong màu sắc không gian và thời gian; là bút pháp chấm phá như muốn ghi lại linh hồn của tạo vật; là điểm nhấn nghệ thuật rộng mở, không tĩnh nhưng không quá động Để giúp học sinh có thể tiếp thu tốt hơn những tác phẩm thơ Đường tôi xin nêu một số cách dẫn dắt học sinh tiếp cận và cảm thụ tác phẩm thơ đường theo hướng tích cực: 1. Đưa học sinh vào thế giới quan của nhà thơ: Như chúng ta đã biết, tác phẩm văn học là sự phản ánh hiện thực khách quan qua sự nhào nặn của nghệ sĩ. Vì vậy mỗi tác phẩm (dù là thơ ca hay văn xuôi) về căn bản cũng là sự phản ánh cuộc sống theo quan điểm nhà văn, nhà thơ. Tác phẩm là nơi nhàvăn, nhà thơ gửi gắm những cảm giác, ý nghĩ của mình, đồng thời là cuộc sống nội tâm nhà văn. Chỉ có miêu tả trong tác phẩm những gì mình đã xúc động thì nhà văn, nhà thơ, mới làm cho độc giả xúc động được.Theo nghĩa này, thì khi dạy bất cứ tác phẩm nào, người giáo viên cũng cần đưa học sinh vào thế giới quan của tác giả, giới thiệu những nét tiêu biểu về thân thế của tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 6
  2. Phân tích thơ trước hết phải bám vào ngôn từ của tác phẩm, tuy nhiên có nhiều trường hợp hiểu thân thế của tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có thể giúp ích rất nhiều trong việc phân tích, cảm thụ cũng như xác định ý nghĩa giá trị của tác phẩm. Chẳng hạn, thế giới quan trong thơ Lý Bạch là thế giới của một ông tiên làm thơ; Ông là người thông minh, biết làm thơ từ thuở nhỏ, giao du rộng rãi, thạo kiếm thuật. Từ trẻ ông đã xa gia đình đi du ngoạn tìm đường lập công danh sự nghiệp. Chính vì điều đó đó ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách thơ của ông: một tâm hồn phóng khoáng, tự do, hình ảnh thơ tươi sáng kỳ vĩ, một người thích viễn du, thích thưởng ngoạn cái đẹp Đặc trưng này trong con người ông đã ảnh hưởng đến các tác phẩm của ông.Vì vậy, dạy thơ ông giáo viên có thể dẫn cho học sinh cảm nhận theo hướng trên, chẳng hạn trong 2 câu thơ: Phi lưu trực há tam thiên xích Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên (Vọng Lư Sơn bộc bố) Dịch thơ : Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây Lý Bạch đã xây dựng một hình tượng thiên nhiên kỳ vĩ và diệu xảo nhờ trí tưởng tượng mạnh mẽ kì lạ đạt đến mức điêu luyện. Chính sự lãng mạn, phóng túng đó tạo nên nét riêng trong thơ Lý Bạch. Dạy Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) học sinh phải nắm được: Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mĩ ở quê nhà ngắm trăng. Từ 25 tuổi, ông đã xa quê và xa mãi. Bởi vậy cứ mỗi lần thấy trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê nhà da diết. Còn dạy thơ Đỗ Phủ, giáo viên cần hướng học sinh vào chất thánh trong con người ông, phong cách thơ ông khác hẳn với Lý Bạch, ông viết về mọi đề tài và không đề tài nào thoát ly thời cuộc vì cuộc đời ông nhiều gian nan vất vả. Ông đã có một thời gian ngắn làm quan song từ quan vì xảy ra sự biến An Lộc Sơn vả lại 7
  3. cũng không được nhà vua tín nhiệm. Gần như suốt cuộc đời ông sống trong cảnh nghèo đói bệnh tật. Ông là đại diện của khuynh hướng thơ hiện thực, ngòi bút của ông luôn hướng vào phía dân nghèo: Ước được nhà rộng muôn ngàn gian Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan, ( Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ) Men theo chặng đường thơ Đỗ Phủ sẽ giúp học sinh thấy được xã hội đời Đường như một bức tranh đậm nét. Qua đó hiểu thêm về phong cách thơ của tác giả. Dạy tác phẩm “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương cần hiểu được: ông làngười thông minh, học rộng. Đậu tiến sĩ, làm quan trên 50 năm dưới triều vua ĐườngHuyền Tụng, được nhà vua vị nể. Từ lúc trai trẻ đến năm 744 (tức là năm ông 86 tuổi), ông mới cáo quan trở về quê hương trong sự lưu lưyến của vua và bạn bố ở kinh thành. Với Nhan đề “Ngẫu thư” (ngẫu nhiên viết) tức là tác giả không chủ định làm thơ ngay lúc đặt chân đến quê nhà. Không chủ đích viết nhưng sao lại viết? Bởi vì vừa đặt chân về quê sau bao năm xa cách lại bị bọn trẻ trong làng gọi là “khách”. Đó là “cú sốc” với tác giả nhưng lại là duyên cớ để tác giả viết bài thơ này. Ẩn đằng sau duyên cớ đó là tình cảm yêu quê hương luôn thường trực và bất cứ lúc nào cũng được thổ lộ. 2 - Bước đầu tìm hiểu thể thơ: Trong giảng dạy Thơ Đường, việc khai thác nội dung của tác phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn ở phần tìm hiểu về thể thơ. Thể tài Thơ Đường phong phú, có thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (Bốn câu, mỗi câu bẩy chữ), Ngũ ngôn tứ tuyệt (Bốn câu, mỗi câu năm chữ), Thất ngôn bát cú (Tám câu, mỗi câu bảy chữ) Song chung quy lại, thơ Đường thường gồm 2 loại chính là Ngũ ngôn (mỗi câu 5 chữ) và Thất ngôn (mỗi câu 7 chữ). Các câu 1,2,4 hoặc chỉ có câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Hai thể thơ chính của Thơ Đường là Cổ thể (gồm Cổ phong và Nhạc phủ) và 8
  4. Kim thể (hay Cận thể, gồm Luật thơ và Tuyệt cú). Thơ Cổ thể thường linh hoạt về số câu, không gò bó về niêm luật, về cách gieo vần ; Thơ Kim thể (còn gọi là thơ Đường luật), tuy có gò bó đôi chút về niêm luật song lại có cấu trúc cân đối hài hoà, mỗi bài thơ giống như một bài toán giải đáp một vấn đề xã hội bằng hình tượng nghệ thuật. Đối với học sinh THCS giáo viên chưa cần cho học sinh hiểu hết về niêm luật Thơ Đường, chỉ cần nắm bắt một số đặc điểm về thể thơ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận tác phẩm . Chẳng hạn, khi tiếp xúc với thể thơ thất ngôn, ngũ ngôn tứ tuyệt, chỉ với 4 câu từ 20 - 28 chữ nhưng cấu trúc đó hoàn thiện; đó là sự hài hoà giữa bằng trắc âm dương; nhất quán từ đề tài, mở đề và kết luận. Xung quanh vấn đề tìm hiểu thể thơ, lâu nay nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ nên chỉ làm một cách qua loa. Tuy vậy, nếu bỏ qua công đoạn này là bỏ qua những nét tinh hoa độc đáo nhất của thơ Đường và hiệu quả cảm nhận tác phẩm của học sinh sẽ giảm đi rất nhiều. 3 - Tìm hiểu văn bản (sự kết hợp giữa bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ). Dạy thơ nói chung đã khó, dạy thơ tiếng nước ngoài qua bản dịch (đặc biệt là thơ chữ Hán) lại càng khó hơn. Bởi lẽ một thực tế, giữa nguyên tác và bản dịch cũng vẫn có độ chênh: Hao hụt hoặc sai lệch ít nhiều Vì lẽ đó, khi dạy những tác phẩm loại này, giáo viên thường gặp rất nhiều lúng túng. Cho học sinh cảm nhận theo hướng nào? Phân tích bài thơ ra sao? Bắt đầu khai thác từ đâu? Kết quả là không ít giáo viên khi dạy mảng văn thơ dịch mới chỉ đưa học sinh vào những hướng cảm thụ một cách sơ sài, đôi khi còn chưa sát ý. Thông thường, khi dạy học các tác phẩm Thơ Đường, giáo viên chỉ tổ chức học sinh khai thác văn bản theo các bản dịch thơ; thiên về khai thác nội dung tác phẩm mà ít hoặc không chú ý đến việc khai thác những yếu tố nghệ thuật trong phiên âm Bằng cách này, giáo viên sẽ không thể tìm ra được những nét tinh xảo, 9
  5. những đặc sắc nghệ thuật, những “thi nhân” tức là “con mắt của bài thơ” trong từng tác phẩm, do đó hiệu quả của việc dạy và học Thơ Đường cũng hạn chế. Xuất phát từ quan niệm dạy học mới (học sinh là chủ thể của sự nhận thức, cảm thụ), giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá những hình tượng nghệ thuật độc đáo có trong thơ Đường, từ đó hướng học sinh chiếm lĩnh tác phẩm một cách trọn vẹn, sâu sắc. Việc đối chiếu phần dịch nghĩa và dịch thơ với nguyên tác trong quá trình giảng văn là một thao tác hết sức cần thiết để giải mã tác phẩm một cách có hiệu quả. Để tiến hành, trong quá trình dạy giáo viên cần định hướng cho học sinh vào với không khó của sự so sánh, đối chiếu. Chẳng hạn, dạy bài “Vọng Lư Sơn bộc bố” (Xa ngắm thác núi Lư) của Lí Bạch, giáo viên đưa ra cho học sinh các câu hỏi dạng như: - Các câu trong bản dịch so với phiên âm như thế nào? - Từ nào đó bị mất trong bản dịch thơ? Câu 1 - Phiên âm: Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên Dịch nghĩa: Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía Dịch thơ: Nắng rọi Hương Lô khói tía bay Chủ thể của hai động từ “chiếu” và “sinh” là mặt trời. Do đó, quan hệ giữa 2 vế câu là quan hệ nhân - quả. Nghĩa là mặt trời chiếu ánh nắng vào hơi nước trên đỉnh Hương Lô làm cho hơi nước biến thành màu tía. Tác giả đem đến cho nó một vẻ đẹp mới: vẻ đẹp dưới ánh nắng mặt trời. Câu thơ vẽ lên một cảnh tượng thiên nhiên kì vĩ, vừa rực rỡ, vừa kì ảo. Trong bản dịch thơ bỏ mất từ "sinh" làm cho quan hệ nhân- quả này bị phá vỡ, chủ thể là khói tía. Cho nên cảnh tượng kì vĩ trên cũng bị xua tan. Câu 2 - Phiên âm: Dao khan bộc bố quải tiền xuyên Dịch nghĩa: Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước. Dịch thơ: Xa trông dòng thác trước sông này Bản dịch thơ đó bỏ đi từ “quải” (treo) làm mất ảo giác về dòng thác như một tấm vải treo từ đỉnh núi rủ xuống. Ảo giác này rất phù hợp với vị trí đứng ngắm 10
  6. dòng thác từ xa của tác giả. Nhìn từ xa dòng thác tuôn trào liên tục giống như dải lụa trắng rủ xuống, bất động treo trên vách núi rủ xuống phía trước dòng sông. Bản dịch đã làm cho ấn tượng về dòng thác trở nên mờ nhạt và liên tưởng ở câu sau (Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên - Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây) trở nên thiếu cơ sở. Nếu dịch được từ “quải” thì sẽ làm cho dòng thác trở nên sinh động hơn rất nhiều. Hoặc khi dạy văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( Tĩnh dạ tứ ) của Lí Bạch: Phiên âm: Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương. Dịch nghĩa: Ánh trăng sángđầu giường, Ngỡ là sương trên mặt đất. Dịch thơ: Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Bản dịch dùng 2 động từ “rọi” và “phủ” chỉ biểu hiện được chủ thể là ánh trăng, nhưng trong nguyên tác, dùng một động từ “nghi”- đó biểu thị được chủ thể là con người. Chính điều này ở bản dịch thơ làm cho ý vị trữ tình của bài thơ trở nên mờ nhạt và tạo cảm giác 2 câu đầu chỉ đơn thuần tả cảnh- Thực ra, chủ thể ở đây vẫn là con người: con người thấy ánh trăng sáng ngỡ là mặt đất phủ một lớp sương trắng Trong “Hồi hương ngẫu thư” (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê) của Hạ Tri Chương ), nguyên tác được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt nhưng trong bản dịch thơ lại theo thể thơ Lục bát - một thể loại thơ của Việt Nam khác hẳn với thể thơ Đường thất ngôn tứ tuyệt vốn có của bài thơ. Tuy nhiên người dịch đã dịch sát với bản phiên âm nên những cảm xúc của tác giả trong bài thơ vẫn được giữ nguyên. Điều đó cho thấy việc dịch sát ý và đối chiếu giữa phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ là vô cùng quan trọng trong việc cảm thụ cái hay, cái đẹp của bài thơ. 11
  7. Từ những dẫn chứng cụ thể trên, chúng ta rất dễ dàng nhận thấy là giữa bản phiên âm và bản dịch thơ đôi khi còn có sự chênh lệch khá xa. Nếu chỉ chú trọng đến việc phân tích bản dịch thơ mà quên đi nguyên tác e rằng học sinh chỉ hiểu được cái hay trong văn bản thơ của dịch giả mà không hiểu hết những nét riêng, những thông điệp mà nhà thơ muốn gửi tới độc giả qua sáng tạo nghệ thuật của mình. Vậy xuất phát từ sự đổi mới PPDH nói chung và PPDH ngữ văn nói riêng, để dạy học một tác phẩm văn học nước ngoài, dạy học Thơ Đường đạt kết quả cao người giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tiếp xúc với các văn bản: phiên âm, dịch thơ và dịch nghĩa (SGK mới đưa ra rất đầy đủ) từ đó tìm ra hướng tiếp cận Thơ Đường một cách hiệu quả giúp học sinh lĩnh hội Thơ Đường một cách sâu sắc nhất. 4. Chọn lọc một số chi tiết để phân tích và bình giá: Khi phân tích nên chọn một số chi tiết để bình giá và nâng cao. Chẳng hạn trong bài thơ “Vọng Lư sơn bộc bố” (Xa ngắm thác núi Lư), chúng ta phải phân tích kĩ từ “quải” (treo). Nhìn dòng thác từ xa, tác giả thấy như tấm lụa đào treo trước dòng sông, người Trung Quốc coi từ “quải” là “nhãn tự”, bởi vì nó đã biến cảnh vật từ động sang tĩnh, dòng thác ầm ầm đổ xuống núi đó biến thành một dải lụa trắng rũ xuống yên ắng và bất động, được treo lên giữa khoảng vách núi và dòng sông, một vẻ đẹp thiên nhiên vô cùng kì ảo và tráng lệ. Phân tích sự thành công của tác giả trong việc dùng từ “nghi” (ngỡ),“lạc” (rơi xuống) và của hình ảnh dải Ngân hà. Ngỡ là biết sự thật không phải vậy (làm sao vừa có cả mặt trời có cả dòng ngân hà) mà vẫn tin là có thật. Chữ “lạc” cũng dựng rất đắt vế dòng ngân hà vốn nằm theo chiều vắt ngang qua bầu trời, còn dòng thác lại đổ theo chiều thẳng đứng. 5 - Vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy - học Thơ Đường: Việc chuyển đổi sách giáo khoa Ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp là một yêu cầu mới trong việc giáo dục đào tạo của bộ môn. Đây là sự chuyển biến 12
  8. có ý nghĩa thời đại chắc chắn sẽ đưa đến chất lượng dạy và học được nâng lên. Tuy nhiên việc vận dụng quan điểm tích hợp vào việc dạy- học Thơ Đường là một vấn đề không dễ dàng và không phải lúc nào cũng làm được. Theo PPCT Ngữ văn 7 Thơ Đường sẽ được dạy ở tuần 9, tuần 10, tuần 11. Nhưng trước đó từ tuần 5, 6, 7, 8 học sinh đó được tiếp cận với luật thơ Đường trong các bản thơ Việt Nam như: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà Việc này đem đến thuận lợi là học sinh không còn bỡ ngỡ về thể loại thơ Đường luật, có thể đưa ra những đối chiếu so sánh giữa thể thơ, ngôn ngữ thơ Đường luật ở thể thơ Việt Nam và thời Đường từ đó xác định những nét tương đồng, dị biệt giữa phong cách thơ của 2 dân tộc khác nhau . Trong khi tiến hành tổ chức học sinh tiếp cận văn bản Thơ Đường vấn đề khó nhất là ngôn ngữ Thơ Đường. Giáo viên có thể khéo léo phá bỏ hàng rào ngôn ngữ ấy bằng việc tổ chức học sinh vận dụng những kiến thức về “nghĩa của từ” (lớp 6) “Từ đồng nghĩa”, “từ trái nghĩa”, từ “Hán Việt” (lớp 7) tạo ra một con đường mới mà học sinh có thể dễ dàng càm nhận được văn bản Thơ Đường một cách chủ động sáng tạo. Ngoài ra, toàn bộ 4 bài thơ Đường đều là sự kết hợp của nhiều phương thức biểu đạt mà học sinh lớp 7 đã từng học: - Văn bản tự sự. - Văn bản miêu tả. - Văn bản biểu cảm. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giúp học sinh tích hợp các phương pháp biểu đạt trên vào mỗi văn bản Thơ Đường. Từ đó tạo ra tác dụng 2 chiều. Một mặt học sinh có điều kiện củng cố thêm về các loại văn bản đã học, mặt khác học sinh nhờ sự lồng ghép liên môn ấy hiểu hơn về nội dung và phương thức biểu cảm trong Thơ Đường. * Những hình thức tích hợp cụ thể trong dạy - học Thơ Đường: 13
  9. Câu hỏi trong dạy - học có vai trò quan trọng đối với việc lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Ngoài hệ thống câu hỏi tư duy phát huy khả năng tích cực của học sinh còn có một hệ thống câu hỏi tích hợp đáp ứng với yêu cầu tích hợp của chương trình mới. Giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng về tiếng, để cảm nhận thuyết giải các văn bản trên cơ sở đó thực hành tạo lập văn bản. Chẳng hạn: Khi dạy văn bản “Xa ngắm thác núi Lư” (Lý Bạch). Hệ thống câu hỏi tích hợp có thể được xây dựng như sau: 1. Giải thích "Thác" là gì? Chương trình lớp 6 đó học văn bản nào cũng nói về đề tài này (Tích hợp: Nghĩa của từ; (lớp 6), với cuộc sống và văn bản “Vượt thác”). 2. Bài thơ làm theo thể thơ nào? Thể thơ đó giống với thể thơ của bài thơ nào trong thơ Đường luật Việt Nam em đã học? (Tích hợp thơ Đường luật Việt Nam). 3. Văn bản này được tạo bởi phương thức miêu tả hay biểu cảm? - Đối tượng biểu cảm trong văn bản là gì? (Tích hợp với văn bản miêu tả, biểu cảm). 4. Theo em nội dung nào có thể vẽ thành tranh, nội dung nào khó vẽ thành tranh, chỉ cảm nhận bằng tâm hồn? (Tích hợp với loại hình nghệ thuật khác). 5. Hãy cho biết vị trí quan sát, miêu tả của tác giả? Vị trí quan sát ấy có tác dụng gì? (Tích hợp văn bản miêu tả). 6. Trong bản dịch thơ tác giả viết: “Nắng rọi Hương Lô khói tía bay” Hãy giải thích từ “rọi” tìm từ có nghĩa tương đương với từ “rọi”.(Giải nghĩa từ, Từ đồng nghĩa). 7. Câu thơ thứ 4 tác giả dùng một nét nghệ thuật rất độc đáo để miêu tả dòng thác? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật đó? (Tích hợp TV: So sánh). 8. Có thể thay từ “bay” bằng từ gần nghĩa nào? (chảy, đổ) Đối chiếu với từ đó? (Tích hợp từ đồng nghĩa). Văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lý Bạch). 14
  10. 1. Bài thơ làm theo thể thơ nào? Giống với thể thơ bài thơ nào trong phần thơ Đường luật của các tác giả Việt Nam? (Tích hợp thơ Đường luật Việt Nam, văn bản “Phò giá về kinh”). 2. Em có nhận xét gìvề nghĩa cặp từ: "Đê - Cử”? (Tích hợp từ trái nghĩa). 4. Nhìn trăng nhớ quê, nhà thơ đó thể hiện đề tài nào quen thuộc trong thơ cổ? (Vọng nguyệt hoài hương). (Tích hợp dọc). 5. Văn bản này là sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? Trong sự kết hợp này phương thức nào là mục đích, phương thức nào là phương tiện? Văn bản : “Ngẫu nhiên viết về một buổi mới về quê” (Hạ Trương Chi) 1. Trong bản dịch thơ tác giả chuyển thành thể thơ nào? Em hiểu gì về thể thơ ấy? (Tích hợp thể thơ lục bát). 2. Ở câu thơ đầu “Thiếu tiểu li gia, lóa đại hồi”. Chỉ ra các biểu hiện của phép đối trên các phương diện: đối vế câu, đối từ loại, đối cú pháp? (Tích hợp nghệ thuật đối, từ loại, câu). 3. Nhận xét nghĩa các cặp: “Đi/ về, trẻ/ già, vẫn thế/ khác xưa”. (từ trái nghĩa). 4. Bài thơ viết để kể chuyện về làng hay nhân chuyện về làng mà bày tỏ tình cảm với quê hương? Nếu thế phương thức biểu đạt của văn bản này là gì? (Tích hợp văn bản biểu cảm, tự sự). Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ ) 1. Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Xác định phương thức biểu đạt của mỗi phần? (Tích hợp ngang Tập làm văn). 2. Đoạn 1, tìm những từ đồng âm với từ “thu”, "bay”, "tranh’? 3. Đoạn này câu nào là câu tả, câu nào là câu kể? 4. Đoạn 2, tìm những từ kể cách cướp giật tranh? Nêu 1 vài từ đồng âm với từ "nam, xô, cắp” (Tích hợp từ đồng âm). 15
  11. III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM: Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng chuyên đề này và đạt được những thành công nhất định. Kết quả khảo sát trước và sau khi áp dụng SKKN như sau: * Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng SKKN: Lớp Tổng số Giỏi Khá T.Bình Yếu HS SL % SL % SL % SL % 7A 26 3 11,5 8 30,8 13 50 2 7,7 7B 23 2 8,7 6 26,1 12 52,2 3 13 Trên đây là kết quả khảo sát hai lớp 7A,7B khi chưa áp dụng SKKN. Nhìn chung kết quả học tập của học sinh chưa cao. Điểm khá, giỏi còn ít, chủ yếu đạt điểm trung bình. Điều đó chứng tỏ các em chưa cảm thụ hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm thơ Đường. * Kết quả khảo sát sau khi áp dụng SKKN: Lớp Tổng số Giỏi Khá T.Bình Yếu HS SL % SL % SL % SL % 7A 26 5 19,2 10 38,5 10 38,5 1 3,8 7B 23 3 13 8 34,8 10 43,5 2 8.7 Đối chiếu kết quả khảo sát ở hai thời điểm, tôi thấy chất lượng học tác phẩm thơ Đường của học sinh nâng lên rõ rệt. Kết quả điểm khá, giỏi, trung bình phản ánh đúng năng lực cảm thụ thơ Đường của các em. IV. BÀI HỌC, KINH NGHIỆM: Qua thực tế giảng dạy và áp dụng sáng kiến này, tôi thấy muốn nâng cao chất lượng cảm thụ thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7, người giáo viên phải xác định đúng tầm quan trọng của mảng văn học này từ đó để tâm nghiên cứu nắm vững những đặc điểm về tác giả; thể thơ; đối chiếu giữa phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ; lựa chọn ra những điểm sáng nghệ thuật để giảng bình, chú ý tích hợp trong quá trình giảng dạy để học sinh hiểu đúng, hiểu sâu giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. 16
  12. PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: 1. Kết luận: Văn học nước ngoài là một kho tàng văn học vô cùng phong phú và quí giá của tri thức nhân loại. Đó là những gì tinh tuý nhất mà nhân loại tạo nên bởi tâm hồn, trí tuệ, tình cảm, và sự sáng tạo nghệ thuật của các dân tộc anh em.Văn học nước ngoài là cầu nối, là sợi dây liên hệ giữa các dân tộc trên thế giới nói chung và giữa các dân tộc với dân tộc Việt Nam nói riêng. Tìm hiểu, dạy văn học nước ngoài nói chung, dạy Thơ Đường nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong việc nâng cao trình độ nhận thức văn hóa dân tộc ở học sinh. Cảm nhận, nâng niu , trân trọng tinh hoa văn học nhân loại, văn học Trung Quốc đời Đường là để chúng ta đánh giá đúng về giá trị văn hoá dân tộc, tạo điều kiện tiếp thu, hoà nhập và đưa văn học Việt Nam đi lên một thứ hạng xứng đáng trong kho tàng văn học nhân loại. Với lòng say mê, yêu thích văn học nói chung và văn học Trung Quốc nói riêng, tôi xin nêu ra một vài định hướng nhỏ để giúp cho học sinh cảm nhận một cách dễ dàng và sâu sắc nhất về thơ Đường ở THCS. Đề tài đã được dạy thực nghiệm và đạt được kết quả nhất định. 2. Kiến nghị đề xuất: Đây là mảng văn học khó dạy cho nên nhà trường tăng cường sách tham khảo về thơ Đường giúp giáo viên có thêm tài liệu để nghiên cứu. Tổ chức dạy thực nghiệm rộng rãi để giáo viên dạy môn Ngữ văn trong toàn Thành phố đóng góp ý kiến để giờ dạy các tác phẩm thơ Đường đạt kết quả đúng với vị trí và tầm quan trọng của nó. Trong phạm vi của đề tài không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để việc dạy và học văn học nước ngoài nói chung và dạy học thơ Đường nói riêng đạt kết quả cao. Khai Quang, ngày 18 tháng 4 năm 2013 Người thực hiện 17