SKKN Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản

doc 68 trang thulinhhd34 4944
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_nham_chu_trong_phat_trien_n.doc
  • docBIA HOSOCAP TINH_MAU 1.3.doc
  • docBIA NGOAI_NGUYET.doc
  • docBIA TRONG_NGUYET.doc
  • docDONDENGHICONGNHANSANGKIEN.doc
  • docGIAYCHUNGNHANSANGKIENCAPCOSO.doc
  • docSKKN1920_MUCLUC.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản

  1. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” B. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA THEO ĐỘ CAO (30 phút) 1. Mục tiêu - Kiến thức: + Biết được thiên nhiên phân hóa theo 3 đai cao. + Giải thích được nguyên nhân tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao. - Kỹ năng: vẽ sơ đồ tư duy; thuyết trình. - Thái độ: khơi niềm say mê, nghiên cứu ứng dụng tự nhiên. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Thảo luận nhóm/Lược đồ tư duy. 3. Phương tiện - SGK; Atlat địa lý VN; Lược đồ 3 đai cao; 3 tờ giấy A2 (hoặc lịch treo tường cũ); bút lông nhiều màu. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV chia 3 nhóm chuyên gia, 1 nhóm phân tích và giao nhiệm vụ: + Nhóm 1, 2, 3 thể hiện đặc điểm tự nhiên của 3 đai cao, nguyên nhân của sự phân hóa này bằng lược đồ tư duy trên giấy A2. + Nhóm 4: Phân tích nguyên nhân phân hóa đai cao và liệt kê các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng ở từng đai cao cụ thể ở các địa phương. 56
  2. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” - Bước 2: HS dựa vào kiến thức giáo khoa, khả năng sáng tạo của cá nhân, hoàn thành nội dung bằng sơ đồ tư duy trên giấy A2. Riêng tổ 4 có thể ghi ra giấy A4 các nguyên nhân và liệt kê các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng ở từng đai cao cụ thể ở các địa phương. - Bước 3: GV gọi 3 tổ nộp sản phẩm theo vị trí GV chỉ định. GV bốc thăm một nhóm đại diện trình bày. Nhóm 4 quan sát và theo dõi phần trình bày. Sau cùng nhóm 4 đưa ra nguyên nhân tại sao có sự phân hóa đó. Lấy ví dụ bằng cách liệt kê các nông phẩm của các đai cao. - Bước 4: GV kết luận cho HS tự chấm điểm lẫn nhau. Nội dung hoạt động 1: * Thiên nhiên phân hoá theo độ cao: Theo độ cao ở nước ta có 3 đai. Nguyên nhân do nhiệt, ẩm, đất thay đổi theo độ cao nên cảnh quan cũng thay đổi theo độ cao. 1. Đai nhiệt đới gió mùa - Độ cao: Ở miền Bắc: dưới 600m – 700m; ở miền Nam: dưới 900m – 1.000m. - Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt: + Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình tháng trên 250C. + Độ ẩm thay đổi tùy nơi, từ khô đến ẩm ướt. - Đất: Có hai nhóm đất + Nhóm đất phù sa: chiếm 24% diện tích tự nhiên cả nước. + Nhóm đất feralit: vùng đồi núi thấp, chiếm 60% đất tự nhiên. - Sinh vật: gồm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới. + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh: Hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng, phần lớn là các loài cây xanh quanh năm. Động vật nhiệt đới đa dạng, phong phú. + Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: Rừng thường xanh, rừng nửa lá rụng, rừng thưa nhiệt đới khô. Các hệ sinh thái rừng thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn trên đất mặn ven biển, rừng tràm trên đất phèn. Hệ sinh thái xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất thoái hóa vùng khô hạn. 57
  3. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” 2. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: - Độ cao: Ở miền Bắc Có độ cao từ 600m–700m đến 2600m. Ở miền Nam từ 900m – 1.000m lên đến 2.600m - Khí hậu: mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25 0C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. - Hệ sinh thái: Ở độ cao từ 600m -700m đến 1600m- 1700m: các hệ sinh thái rừng cận nhiệt lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn . Trong rừng xuất hiện nhiều chim, thú cận nhiệt phương Bắc. Các loài thú lông thú như gấu, sóc, cầy, cáo. Ở độ cao trên 1.600m – 1.700m: hình thành đất mùn. Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài (có rêu, địa y). Trong rừng xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Hi-ma-lay-a. 3/ Đai ôn đới gió mùa trên núi: - Độ cao: từ 2.600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn) - Khí hậu: có tính chất khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15 0C, mùa đông xuống dưới 50C. - Thực vật : ôn đới gồm Đỗ quyên, Lãnh sam, Thiết sam. - Đất : chủ yếu là đất mùn thô. C. Hoạt động luyện tập (7 phút) 1. Mục tiêu - Hệ thống kiến thức bài - Thể hiện kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Chia nhóm/Lược đồ tư duy/mindmap 3. Phương tiện - Giấy A4; bút nhiều màu. 58
  4. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” 4. Tiến trình hoạt động. - Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: + Giữ nguyên 6 nhóm cũ. + Nhiệm vụ: Hoàn thành sơ đồ tư duy trong thời gian 5 phút, với các tiêu chí: Có tên nhóm và tên các thành viên. Đủ nội dung, sắp xếp logic, hợp lí. Trình bày đẹp, có trang trí. - Bước 2: Nhóm thực hiện nhiệm vụ. - Bước 3: GV thu sản phẩm về nhà đánh giá, tiết sau trả lại. D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (1phút) - Xem trước bài 13, chuẩn bị lược đồ câm Việt Nam trên giấy A4 ( đã vẽ ở bài 3) V. RÚT KINH NGHIỆM . 59
  5. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” CHƯƠNG III: TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Địa bàn thực nghiệm Thực nghiệm được tiến hành ở trường THPT A. Tôi đã chọn 2 lớp để tiến hành thực nghiệm. Trong đó, có 1 lớp đối chứng và 1 lớp thực nghiệm Lớp thực nghiệm – 12A4 Lớp đối chứng – 12A1 Sĩ số 34 34 Các lớp tiến hành thực nghiệm và lớp đối chứng có sĩ số tương đương nhau, lực học về môn Địa lí là ngang nhau. 2. Quá trình thực nghiệm - Tại lớp thực nghiệm, giáo viên tiến hành dạy học bằng giáo án thực nghiệm, áp dụng phương pháp, kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh. - Lớp đối chứng giáo viên tiến hành dạy bằng phương pháp truyền thồng, ít sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại. 3. Thời gian thực nghiệm Thời gian thực nghiệm được tiến hành từ tháng 9/2019 đến tháng 11/2019 4. Kết quả thực nghiệm - Trong quá trình thực nghiệm, tôi đánh giá sản phẩm các hoạt động của học sinh, ý thức tham gia các hoạt động của từng em. - Sau khi kết thúc các tiết dạy tôi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra 15 phút nhằm đánh giá kết quả học tập của các em về mặt định lượng - Giáo viên tổng hợp kết quả bài kiểm tra 15 phút cùng với kết quả các hoạt động học, ý thức của học sinh trong quá trình dạy học KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở LỚP THỰC NGHIỆM Giáo án thực nghiệm số 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ Điểm kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh TT Tổng hợp điểm Số lượng % 1 Giỏi từ 8,0 trở lên 7 20,6 2 Khá từ 6,5 đến 7,9 21 61,8 3 TB từ 5,0 đến 6,4 6 17,6 4 Yếu từ 3,5 đến 4,9 0 0 5 Kém từ 1,5 đến 3,4 0 0 6 Liệt từ 0 đến 1,0 0 0 60
  6. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” Giáo án thực nghiệm số 2: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG (TIẾT 1) Điểm kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh TT Tổng hợp điểm Số lượng % 1 Giỏi từ 8,0 trở lên 11 32,4 2 Khá từ 6,5 đến 7,9 22 64,7 3 TB từ 5,0 đến 6,4 1 2,9 4 Yếu từ 3,5 đến 4,9 0 0 5 Kém từ 1,5 đến 3,4 0 0 6 Liệt từ 0 đến 1,0 0 0 Giáo án thực nghiệm số 3: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG (TIẾT 2) Điểm kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh TT Tổng hợp điểm Số lượng % 1 Giỏi từ 8,0 trở lên 13 38,2 2 Khá từ 6,5 đến 7,9 21 61,8 3 TB từ 5,0 đến 6,4 0 0 4 Yếu từ 3,5 đến 4,9 0 0 5 Kém từ 1,5 đến 3,4 0 0 6 Liệt từ 0 đến 1,0 0 0 Như vậy, qua kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh qua các tiết học, tôi nhận thấy đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh đem lại hiệu quả tiết thực, học sinh tiến bộ qua từng tiết học. Cụ thể, trong các tiết thực nghiệm không có học sinh đạt kết quả yếu, kém hoặc bị liệt. Học sinh đều được đánh giá từ trung bình trở lên. Đặc biệt, qua các tiết học, học sinh lớp thực nghiệm có sự tiến bộ rõ ràng. Đến giáo án thực nghiệm số 3, 100% đều có điểm xếp loại từ khá trở lên. SO SÁNH KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở LỚP THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG GATN SỐ 1 GATN SỐ 2 GATN SỐ 3 Tổng hợp điểm Thực Đối Thực Đối Thực Đối nghiệm chứng nghiệm chứng nghiệm chứng Giỏi từ 8,0 trở lên 7 1 11 1 13 2 Khá từ 6,5 đến 7,9 21 11 22 10 21 14 TB từ 5,0 đến 6,4 6 16 1 18 0 15 Yếu từ 3,5 đến 4,9 0 6 0 5 0 3 Kém từ 1,5 đến 3,4 0 0 0 0 0 0 Liệt từ 0 đến 1,0 0 0 0 0 0 0 61
  7. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” Qua đánh giá, kiểm tra nhận thức, thái độ hành vi của học sinh khi dạy thực nghiệm tại lớp đối chứng và thực nghiệm, tôi tiến hành tính điểm trung bình cộng ở các lớp. Kết quả thu được như sau: ĐIỂM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH CÁC LỚP THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG SAU KHI DẠY THỰC NGHIỆM Lớp thực nghiệm – 12A4 Lớp đối chứng – 12A1 Giáo án thực nghiệm số 1 7.2 6.3 Giáo án thực nghiệm số 2 7.6 6.0 Giáo án thực nghiệm số 3 8.1 6.7 Điểm trung bình 7.6 6.3 BIỂU ĐỒ SO SÁNH ĐIỂM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH Ở LỚP THỰC NGHIỆM VÀ LỚP ĐỐI CHỨNG Giáo án thực nghiệm số 1 Giáo án thực nghiệm số 2 Giáo án thực nghiệm số 3 Điểm trung bình 8.1 7.2 7.6 7.6 6.7 6.3 6.3 6 Lớp thực nghiệm – 12A4 Lớp đối chứng – 12A1 Dựa vào kết quả trên, tôi có thể thấy, đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh giúp học sinh đạt được kết quả học tập tốt hơn. Cụ thể là điểm trung bình của các tiết thực nghiệm ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng. Đồng thời, qua các tiết học thực nghiểm điểm trung bình của các em ngày càng tằng. Điều này một phần phản ánh hiệu quả của phương pháp, một phần 62
  8. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” phản ánh năng lực của học sinh khi người giáo viên biết cách phát huy chúng. Trong khi đó, điểm trung bình ở lớp đối chứng luôn thấp hơn và không ổn định. Qua thực tế quan sát, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, trao đổi với học sinh về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản, tôi nhận thấy: - Về kiến thức: Sáng kiến này góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong việc tiếp cận tri thức, giúp các em có cơ hội vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tế, phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy, kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng. - Về kĩ năng: giúp hình thành ở học sinh nhiều kĩ năng của môn học như: kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phân tích biểu đồ, bảng số liệu, kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. - Về thái độ, hành vi: Học sinh có ý thức học tập tích cực, hiểu biết toàn diện về nội dung bài học, tích cực và say mê học tập, có khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. 63
  9. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” PHẦN KẾT LUẬN 1. Những kết luận chủ yếu - Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh là mục tiêu hướng tới của giáo dục trong thời đại mới nhằm thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của tri thức trong thời đại mới cũng như phát huy được những năng lực và phẩm chất cốt lõi của người học. Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều trên thế giới cũng đã hướng học sinh tới cách học này và đã đạt được nhiều thành công. - Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh giúp học sinh chủ động, tích cực hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức, phát huy khả năng tự học của học sinh, góp phần hình thành những kĩ năng và phẩm chất cần thiết cho người học. - Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh là việc làm cần thiết và sẽ trở thành xu hướng của tương lai. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc áp dụng phương pháp dạy học này vào thực tế còn hạn chế. Nguyên nhân, một mặt do điều kiện vật chất thiếu thốn, mặt khác do chúng ta chưa có hiểu biết đầy đủ để mạnh dạn thay đổi. Do vậy, cần đẩy nhanh hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh . - Qua thực hiện đề tài, tôi nhận thấy rằng nếu biết cách đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh ở chương trình Địa lí thì hiệu quả giáo dục rất tốt. Học sinh rất hứng thú với các tiết học, khả năng tiếp thu bài học tốt hơn và phát triển được khả năng liên hệ, tư duy của học sinh. Trong thời gian tiếp theo, tác giả sẽ mở rộng phương pháp này sang các phần khác của chương trình Địa lí trung học phổ thông để thu được kết quả giảng dạy cao hơn. 2. Kết quả và hạn chế của đề tài 2.1. Kết quả đạt được Đề tài đã đạt được những kết quả quan trọng sau: - Hệ thống hóa cơ sở lí luận của phương pháp, kỹ thuật đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh - Tìm hiểu thực tế việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh ở học sinh trường THPT A nói chung và đối với môn Địa lí trong nhà trường nói riêng. - Tác giả đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân để nâng cao hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh 64
  10. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” - Thiết kế giáo án mẫu theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên - Địa lí 12 – Ban cơ bản để tiến hành dạy học thực nghiệm và thu được kết quả khả quan. 2.2. Hạn chế và hướng khắc phục của đề tài Trong quá trình thực hiện đề tài dù đã hết sức cố gắng nhưng do các yếu tố khách quan, chủ quan nên đề tài vẫn mắc phải một số hạn chế sau: - Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả chỉ đưa vào hai tiết dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh của chủ đề Thiên nhiên phân hóa đa dạng. Trong thực tế, hầu hết các bài của Địa lí 12 nói riêng và Địa lí cấp trung học phổ thông nói chung đều có thể đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy. Vì vậy, nếu có thời gian, tác giả sẽ tiếp tục mở rộng nghiên cứu để hoàn thiện đề tài và ứng dụng vào thực tế giảng dạy. - Địa bàn thực nghiệm mới chỉ dừng lại ở 2 lớp (1đối chứng, 1 thực nghiệm) là các lớp khối 12 tác giả được phân công giảng dạy nên kết quả chưa thực sự khách quan và mang tính thuyết phục cao. Những năm sau, tác giả sẽ thực nghiệm rộng hơn cho các lớp khác và cho giáo viên trong cùng bộ môn thực hiện giáo án tích hợp của mình để tiếp tục kiểm chứng. 3. Một số khuyến nghị Trong quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt qua thực tế tìm hiểu việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh vào thực tiễn, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau: - Nhà trường, địa phương cần tạo cơ sở vật chất, thời gian, kinh phí cho giáo viên thực hiện tốt các nội dung dạy học trong thực tiễn. - Ngành giáo dục cần tăng cường mở các lớp tập huấn kiểu mẫu hướng dẫn giáo viên đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh - Giáo viên cần chủ động đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh coi đây là mục tiêu quan trọng của giáo dục. 4. Hướng phát triển của đề tài Trong thời gian tới tôi sẽ tiến hành phát triển đề tài theo các hướng: - Mở rộng nội dung nghiên cứu đối với chương trình Địa lí 12 nói riêng và Địa lí́ trung học phổ thông nói chung. - Thiết kế nhiều giáo án đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh để làm tư liệu dạy học phong phú cho bản thân và đồng nghiệp. 65
  11. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” 5. Khả năng áp dụng của sáng kiến - Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh vào chương trình Địa lí là rất cần thiết và có thể áp dụng rộng rãi. Qua dạy học thực nghiệm có thể thấy, dù quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh vất vả hơn nhưng tất cả các em đều tỏ ra thích thú, thấy mình là người làm chủ quá trình lĩnh hội kiến thức. - Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh giúp học sinh làm quen với tiến bộ khoa học kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng tin học, kĩ thuật cho học sinh đồng thời giúp học sinh học tập sôi nổi và hào hứng hơn. - Tuy nhiên, việc đưa vào dạy học một hình thức dạy học mới đòi hỏi phải đầu tư rất lớn về công sức, thời gian, phương tiện của cả giáo viên và học sinh. VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN BẢO MẬT: Không có IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN - Trong quá trình áp dụng sáng kiến cần: máy tính có nối mạng Internet, máy chiếu, các phần mền hỗ trợ dạy học như Word, PowerPoint, tải video, - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ, kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực người học. - Giáo viên cũng có thể đổi mới các phương pháp dạy học truyền thống như đàm thoại, gợi mở, thuyết trình để phát triển năng lực người học. - Trong điều kiện không có các cơ sở vật chất trên, giáo viên có thể thay thế bằng Poster do giáo viên và học sinh tự thiết kế. Tuy nhiên, tính trực quan, sinh động có thể bị giảm. - Cần có hệ thống sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phong phú, - Thời gian đầu tư nghiên cưú đối với cả thầy và trò đều lớn. Do đó, cần phải có sự phân phối thời gian hợp lí cho giáo viên và học sinh. X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ VÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA THỬ NGHIỆM 1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia thử nghiệm Sau khi quan sát quá trình học tập, trao đổi trực tiếp với học sinh lớp thực nghiệm 12A1 và 12A4, ý kiến của các em đều cho rằng: - Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh học sinh phải làm việc nhiều hơn nhưng nhưng rất vui. Các em được chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức. - Tăng cường năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp, 66
  12. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” - Giúp học sinh nắm được các kiến thức liên môn và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. - Rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh như: thuyết trình, sử dụng công nghệ thông tin 2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Về phía tác giả, tác giả tự nhận thấy: - Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh giúp giáo viên có thể truyền tại được lượng kiến thức phong phú, giúp học sinh hình thành mối quan hệ giữa các kiến thức khoa học với nhau và gắn với kiến thức thực tiễn. - Tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Tạo hứng thú cho học sinh, học sinh thực sự bị lôi cuốn vào quá trình học tập, tiếp nhận tri thức một cách chủ động. - Kết quả cuối cùng là khả năng tiếp thu tri thức, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. XI. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU TT Tên tổ chức Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Lớp 12A1, 12A4 THPT Phạm Công Bình Phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản Yên Lạc, ngày 27 tháng 02 năm 2020. , ngày tháng năm Yên Lạc, ngày 24 tháng 02 năm 2020 KT. HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN PHÓ HIỆU TRƯỞNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Nguyễn Hồng Chi Nguyễn Thị Bích Nguyệt TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
  13. “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” 1. Bộ giáo dục và đào tạo, Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trung học, Dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, 2014. 2. Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục trung học, Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Địa lí, NXB Đại học Sư phạm, 2014. 3. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực, NXB Đại học Sư phạm, 2004. 4. Lê Thông, Địa lí 10 - Ban cơ bản, NXB giáo dục Việt Nam, 2013. 5. Lê Thông, Địa lí 12 - Ban cơ bản, NXB giáo dục Việt Nam, 2013. 6. Nguyễn Trọng Phúc, Thiết kế bài giảng Địa lí ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, 2004 7. Lê Thông, Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí, NXB giáo dục Việt Nam, 2011. 8. Webside: wikipedia.com.vn, trithuctre.com.vn, 68