SKKN Giải pháp khắc phục sai lầm trong kỹ thuật nhảy xa của một số học sinh Trung học Cơ sở Khối 9 trường Trung học Cơ sở Gia khánh

doc 12 trang thulinhhd34 6211
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp khắc phục sai lầm trong kỹ thuật nhảy xa của một số học sinh Trung học Cơ sở Khối 9 trường Trung học Cơ sở Gia khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_khac_phuc_sai_lam_trong_ky_thuat_nhay_xa_cua.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Giải pháp khắc phục sai lầm trong kỹ thuật nhảy xa của một số học sinh Trung học Cơ sở Khối 9 trường Trung học Cơ sở Gia khánh

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên 1. Tác giả sáng kiến hoặc các đồng tác giả sáng kiến: Doãn Thị Tâm - Ngày tháng năm sinh: 03/02/1979 nữ - Đơn vị công tác: Trường THCS Gia Khánh - Chức danh: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Đại học sinh kĩ thuật - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Doãn Thị Tâm 3.Tên sáng kiến; " Giải pháp khắc phục sai lầm trong kỹ thuật nhảy xa của một số học sinh THCS khối 9 trường THCS Gia khánh". 4. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Doãn Thị Tâm - Địa chỉ tác giả sáng kiến:THCS Gia Khánh – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc - Số điện thoại:0915755738. - E_mail:nguyenanhtuangk@gmail.com 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này giúp giáo viên sử dụng trong dạy cho học sinh THCS, dạy đội tuyển thể dục thể thao nhằm nâng cao thành tích trong nhảy xa. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử. Năm học 2018-2019 tại trương THCS Gia Khánh 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến: 7.1.1. Ý nghĩa của việc xác định sai lầm mắc phải và cơ sở lựa chọn bài tập sửa chữa những sai làm trong quá trình học tập của người học. Trong giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật nhảy xa người giáo viên, huấn luyện viên có nhiệm vụ truyền đạt những kiến thức chuyên môn, kỹ thuật cho học sinh và vận động viên . 1
  2. Người học phải lĩnh hội và tiếp thu những kiến thức của giáo viên, huấn luyện viên định truyền đạt và phát huy được khả năng sáng tạo của mình và đưa ra những kiến thức đã áp dụng vào thực tế để đạt được thành tích cao nhất. Cho nên việc tìm ra nguyên nhân sai lầm mắc phải cho người học thực hiện kỹ thuật động tác và điều rất quan trọng nếu tìm ra nguyên nhân sai làm sẽ giúp học sinh biết được mình sai những gì, sai ở đâu từ đó mà có biện pháp sửa chữa kỹ thuật sao cho chính xác nhất. Nếu những sai lầm này không được sửa chữa sẽ hình thành kỹ thuật xấu không thể chữa được. Để tìm những nguyên nhân sai lầm và cách khắc phục đòi hỏi người giáo viên, huấn luyện viên phải có kiến thức chuyên môn cao, khả năng truyền đạt và thị phạm kỹ thuật động tác phải chính xác cho học sinh lĩnh hội. - Cơ sở lựa chọn bài tập sửa chữa khắc phục sai lầm. Quy luật hình thành kỹ năng kỹ xảo: Đặc điểm của kỹ xảo là điều kiện tự động hoá, kỹ năng là bước đầu hình thành động tác. Kỹ năng kỹ xảo vận động đều là các mức độ thực hiện động tác là kết quả của quá trinh dạy học và rèn luyện cần thiết. Kỹ năng vận động thể hiện mức độ động tác tập trung chú ý ở mức độ cao nếu những động tác chưa ổn định chưa thuần thục nếu được thực hiện nhiều lần sự phối hợp vận động được tự động hoá và được chuyển từ kỹ năng sang kỹ xảo trong quá trình thực hiện động tác sẽ không có những động tác sai động tác thừa và lúc này biểu hiện đặc điểm cao nhất của động tác và kỹ xảo vận động, đó là thực hiện động tác không cần sự tập chung chú ý không suy nghĩ. Tính bền vững của kỹ xảo vận động chỉ có giá trị khi kỹ thuật động tác đúng không có động tác thừa. Việc sửa sai và làm lại những kỹ xảo đó là rất khó khăn cho nên phải tránh những sai lầm hình thành những kỹ xảo xấu. - Phương pháp giảng dạy để tiến hành quá trình giảng dạy kỹ thuật nhảy xa giúp người học tiếp thu và lĩnh hội những kỹ thuật động tác cơ bản đồng thời khắc phục sai lầm thường mắc của học sinh, tôi đã sử dụng các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chung cho môn điền kinh. + Phương pháp trực quan là phương pháp cho học sinh xem tranh, ảnh, hình mẫu của vận động viên có trình độ và đẳng cấp cao - Phương pháp giảng giải: Là phương pháp kỹ thuật động tác, phân tích chi tiết động tác giúp cho người học hiểu và hình dung nắm vững chi tiết và cấu trúc động tác. - Phương pháp giúp đỡ trực tiếp của giáo viên tác động vào người học giúp cho người học có khái niệm đúng, cảm giác về cơ bắp, nhịp điệu động tác. - Phương pháp giảng dạy phân chia: Được áp dụng trong giai đoạn đầu của học kỹ thuật động tác. Việc phân các giai đoạn kỹ thuật trong giảng dạy giúp học sinh nắm vững được chi tiết của cấu trúc kỹ thuật động tác. 2
  3. - Phương pháp giảng dạy toàn bộ: Sử dụng khi phối hợp giữa các giai đoạn kỹ thuật lại với nhau để làm hoàn thiện kỹ thuật động tác. + Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập sửa chữa khắc phục sai lầm mắc phải trong học kỹ thuật nhảy xa 7.1.2. Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu Đánh giá thực trạng những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa của một số học sinh lớp 9 các trường THCS Gia Khánh. - Kỹ thuật nhảy xa là một kỹ thuật tương đối phức tạp có độ khó vị vậy mà đòi hỏi người tập phải phối hợp chặt chẽ các giai đoạn với nhau và đảm bảo tính chính xác. Trong quá trình học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân người học có thể mắc những sai lầm khác nhau do những nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do 2 nguyên nhân chính là do khách quan và chủ quan. Để tìm hiểu nguyên nhân gây ra những sai lầm trong học kỹ thuật nhảy xa các học sinh mắc phải tôi tiến hành các bước sau: + Dựa vào tổng hợp phân tích tài liệu tham khảo và quan sát sư phạm. + Bằng phỏng vấn và trao đổi với các giáo viên có thâm niên giảng dạy lâu năm.Tôi thấy được những sai lầm và nguyên nhân gây nên những sai lầm mắc phải trong quá trình học. - Bằng phương pháp quan sát sư phạm là chủ yếu tiến hành nghiên cứu từ đó tôi thấy những sai lầm sau: 1. Chạy đà không ổn định, tốc độ chưa cao 2. Bước cuối thường bị dài quá hoặc đặt chân giậm chưa có lực. 3. Điểm giậm nhảy không chính xác. 4. Khi thực hiện giậm nhảy người lao về phía trước. 5. Tư thế bước bộ chưa rõ ràng (chưa thực hiện được). 6. Không thực hiện được động tác ưỡn thân. 7. Đưa cẳng chân ra trước đầu ngửa. 8. Chân tiếp đất sớm không tận dụng được đường bay của trọng tâm cơ thể 9. Tiếp đất bị ngã về sau. Trên đây là những sai lầm tôi quan sát được ở học sinh: khối 9 năm học 2018- 2019 học sinh 136 được trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Kết quả theo dõi những sai lầm mắc phải của học sinh khối 9 một số trường THCS Gia Khánh trong học kỹ thuật nhảy xa Năm Tên sai lầm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 3
  4. học Khối thực hiện Khối 9 THCS Gia 2018 Khánh ngẫu nhiên 18 15 4 16 19 20 2 6 1 2019 (36 HS) Tổng số học sinh 36 18 15 4 16 19 20 2 6 1 Tỉỉ lệ % 50 41,7 11,1 44,4 52,8 55,6 5,6 16,7 2,8 Qua bảng chúng tôi thấy: Ở sai lầm 1 có 18 người mắc phải chiếm 50% Ở sai lầm 2 có 15 người mắc phải chiếm 41,7 % Ở sai lầm 3 có 4 người mắc phải chiếm 11,1 % Ở sai lầm 4 có 16 người mắc phải chiếm 44,4 % Ở sai lầm 5 có 19 người mắc phải chiếm 52,8 % Ở sai lầm 6 có 20 người mắc phải chiếm 55,6 % Ở sai lầm 7 có 2 người mắc phải chiếm 5,6 % Ở sai lầm 8 có 6 người mắc phải chiếm 16,7 % Ở sai lầm 9 có 1 người mắc phải chiếm 2,8% Như vậy qua phương pháp quan sát sư phạm chúng tôi đã thấy được những sai lầm 1, 2, 4, 5, 6 là trường hợp mắc phải nhiều nhất những sai lầm còn lại chiếm một tỷ lệ ít hoặc diễn ra không phổ biến. - Bằng phương pháp phỏng vấn cho chúng tôi kết quả: Thông qua kết quả ta thấy được sai lầm 1, 2, 4, 5, 6, là những sai lầm chiếm tỷ lệ cao và chiếm tỷ lệ trên 40%. Vậy có thể thấy đây là những sai lầm cơ bản nhất, những sai lầm 3, 7, 8, 9 chiếm tỷ lệ ít hơn vì vậy tôi chỉ tập chung vào 5 sai lầm cơ bản mà học sinh thường mắc phải. Để khắc phục những sai lầm này, tôi tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp sửa chữa. Để xác định được nguyên nhân của những sai lầm thường mắc tôi căn cứ vào những dữ liệu đã được phân tích trong phần tổng quan. Dựa vào đặc điểm giai đoạn và nguyên lý kỹ thuật của môn nhảy xa cũng như qua quan sát sư phạm và trao đổi với các giáo viên trực tiếp giảng dạy. Do đó, tôi đã tiến hành tim hiểu nguyên nhân của các sai lầm: 4
  5. Sai lầm 1: Chạy đà không có tính nhịp điệu (tốc độ không cao) Nguyên nhân: Do xuất phát và độ dài bước chạy không ổn đinh. - Chạy đà thường tập chung vào ván giậm nhảy, đà không tự nhiên - Tốc độ chạy đà lúc tăng, lúc giảm (thường giảm về những bước cuối. - Chạy đà không nâng cao được trọng tâm cơ thể. - Chưa có cảm giác về tốc độ. Sai lầm 2: Chân tiếp đất sớm không tận dụng được đường bay của trọng tâm. Nguyên nhân: Người thực hiện sợ ngã ra sau, tư thế chạm đất không tốt. - Khi giậm nhảy lao người về phía trước không nâng được thân người lên. - Thứ tự dùng sức chưa đúng Sai lầm 3: Tư thế bước bộ chưa rõ ràng. Nguyên nhân: Chưa nắm được yếu lĩnh kỹ thuật. Cảm giác cơ bắp chưa hình thành - Không nâng được đùi chân lăng vuông góc. - Chưa định hình được kỹ thuật động tác. - Tâm lý không ổn định. Sai lầm 4: Không thực hiện được động tác ưỡn thân. Nguyên nhân: Do giậm nhảy yếu, không đủ thời gian thực hiện kỹ thuật, kỹ thuật động tác chưa nắm vững. - Khả năng phối hợp kỹ năng vận động chưa tốt. Sai lầm 5: Bước cuối quá dài hoặc quá ngắn, đặt chân giậm bằng gót. Nguyên nhân: Chưa tạo được nhịp điệu ở những bước cuối. - Cự ly chạy đà chưa xác định đúng. - Khi chạy đà nhìn vào ván giậm nhảy. 7.1.3. Nghiên cứu lựa chọn giải pháp khắc phục những sai lầm trong học kỹ thuật nhảy xa của một số học sinh THCS trong trường THCS Gia Khánh. *Cơ sở lựa chọn giải pháp khắc phục sửa chữa sai lầm: Giải pháp : khắc phục sai lầm mà học sinh mắc phải bằng hình thức cho học sinh sửa sai từng giai đoạn riêng và luyện tập thuần thục kĩ thuật của từng giai đoạn. Sau khi học sinh đã thực hiện tốt kĩ thuật, khắc phục được những sai lầm của từng gia đoạn đó tôi mới cho học sinh thực hiện phối hợp các gia đoạn với nhau để hoàn thiện kĩ thuật nhảy xa hoàn chỉnh. 5
  6. Bên cạnh đó tôi cũng phối hợp các phương pháp truyền thống thường xuyên sử dụng giảng dạy trong thể dục để học sinh có thể khắc phục tốt các sai lầm như phương pháp: Phương pháp trực quan: là phương pháp cho học sinh xem tranh ảnh hình mẫu của những VĐV có trình độ và đẳng cấp cao. Phương pháp giảng giải: là phương pháp kỹ thuật động tác phân tích chi tiết giúp cho người học hiểu và hình dung nắm vững chi tiết cấu trúc của kỹ thuật động tác. Phương pháp giúp đỡ trực tiếp của giáo viên: thông qua những động tác trực tiếp của giáo viên tác động vào người học giúp cho người học có khái niệm đúng có cảm giác về cơ bắp về không gian, về nhịp điệu của động tác. Phương pháp và giảng dạy phân chia.được áp dụng trong giai đoạn đầu của học kỹ thuật động tác việc phân chia các giai đoạn kỹ thuật trong giảng dậy giúp học sinh nắm vững chi tiết cấu trúc của động tác. Phương pháp giảng dậy toàn bộ: sử dụng khi phối hợp các giai đoạn kỹ thuật với nhau để hình thành một kỹ thuật hoàn chỉnh. *Giải pháp khắc phục những sai lầm mắc phải trong học kỹ thuật nhảy xa: Căn cứ vào nguyên lý kỹ thuật, cấu trúc của các giai đoạn kỹ thuật và qua trao đổi trực tiếp với các giáo viên đang giảng dạy tôi đã tổng hợp được các bài tập khắc phục sai lầm mắc phải trong học nhảy xa của đối tượng học sinh qua các bước cơ bản sau. + Bước 1: Biện pháp khắc phục chạy đà không có tính nhịp điệu (tốc độ không cao). - Nâng cao kỹ thuật chạy đà, cố định tư thế chuẩn bị. - Nâng cao trọng tâm cơ thể và đặt bằng lửa bàn chân trên. - Đánh dấu 6 bước đà cuối (từng bước một) - Chạy tăng tốc độ với cự ly (30 - 50m) x 3 lần. - Chạy đà theo tín hiệu (còi hoặc vỗ tay ) - Chạy đà nhịp điệu kết hợp giậm nhảy bước bộ từ 5 - 7 lần. + Bước 2: Biện pháp khắc phục chân tiếp đất sớm không tận dụng được đường bay của trọng tâm. - Cho người tập bật tại chỗ (5 - 7 lần/tổ x 2 tổ) - Nhảy với đà 3 - 5 bước, giậm nhảy từ tư thế bước bộ, gần hết giai đoạn bay thu nhanh chân giậm đưa về trước cùng chân lăng nâng cao đùi đưa cẳng chân với xuống cát. 6
  7. - Nhảy xa nhiều lần với qua xà ngang có độ cao 60 - 120cm rồi rơi xuống cát. - Tập bật cóc nhiều lần trên sân cỏ. - Nhảy xa với đà ngắn. + Bước 3: Biện pháp khắc phục tư thế bước bộ chưa rõ ràng. - Phân tích thị phạm kỹ thuật động tác cho học sinh. - Đứng tại chỗ thực hiện giậm nhảy bước bộ. - Kết hợp thực hiện giậm nhảy bước bộ với 3 bước giậm nhảy. - Chạy đà 1 bước giậm nhảy liên tục trên đường chạy 20 - 30m (chú ý nâng chân lăng, đánh tay, tiếp đất bằng chân lăng). - Đứng trên bục cao 20 - 30 cm thực hiện bổ trợ. - Chạy đà 5 - 7m thực hiện bước bộ với bục gỗ. +Bước 4: Biện pháp khắc phục không thực hiện được động tác ưỡn thân. - Phân tích thị phạm động tác kỹ thuật. - Xây dựng kỹ thuật động tác đúng - Tại chỗ kết hợp đánh tay - Đứng ở tư thế bước bộ trên không thực hiện mô phỏng kỹ thuật ưỡn thân rơi xuống cát - Đứng ở tư thế bước bộ trên không, trên bục gỗ cao 30cm thực hiện miết chân lăng về sau ưỡn thân rồi tiếp đất. - Đà ngắn 7 - 9 bước có bục thực hiện đông tác ưỡn thân rơi xuống đất. - Đà ngắn 7 - 9 bước không bục nâng đùi kết hợp đánh tay. - Chạy đà trung bình, dài thực hiện động tác ưỡn thân. - Lò cò 20 - 30m trên đường thẳng. +Bước 5: Biện pháp khắc phục bước cuối quá dài hoặc quá ngắn, đặt chân giậm bằng gót. - Chạy đà nâng cao trọng tâm cơ thể - Xác định 6 bước cuối của đà - Đo đà chuẩn xác 20 - 40m (2 bước thường bằng 1 bước chạy) - Chạy đà và giậm nhảy không nhìn vào ván giậm nhảy. - Tại chỗ đặt chân giậm và kết hợp giậm nhảy bước bộ. 7
  8. - Chạy đà trên đường thẳng có đánh dấu vị trí đà chính xác. * Đánh giá hiệu quả ứng dụng của bài tập. Để đánh giá hiệu quả ứng dụng của các bài tập đã được lựa chọn, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên nhóm học sinh bao gồm: 25 học sinh nam (nhóm thực nghiệm); 25 học sinh nam (nhóm đối chứng). - Nhóm thực nghiệm tập theo các bài tập và biện pháp mà chúng tôi đã lựa chọn. - Nhóm đối chiếu tập theo các bài tập, chương trình đang được giảng dạy. Để có kết quả thực nghiệm chính xác và khách quan chúng tôi sử dụng 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là các học sinh có thể trạng, trình độ tương đương nhau, được tiến hành tập luyện trong điều kiện như nhau (cùng thời gian và địa điểm) chỉ khác nhau về nội dung bài tập. Bảng 2: Đặc điểm đối tượng trước thực nghiệm (n = 25) Nhóm thực Nhóm đối TT Những sai lầm nghiệm chứng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Chạy đà không ổn định, tốc độ chạy đà 1 14 56 12 48 chưa cao Bước cuối quá dài hoặc đặt chân giậm 2 10 40 15 60 nhảy chưa có lực Tư thế bước bộ chưa rõ ràng (chưa thực 3 16 64 15 60 hiện được) 4 Không thực hiện động tác ưỡn thân 13 52 13 52 Chân tiếp đất sớm không tận dụng được 5 11 44 12 48 đường bay của trọng tâm Kết quả bảng 3 cho ta thấy, nhận định mức độ thực hiện kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân, trước thực nghiệm của 2 nhóm là tương đương nhau. Khi theo dõi điểm kỹ thuật nhảy xa của 2 nhóm, chúng tôi đối chiếu vào thang điểm của bộ môn điền kinh: loại A (3 điểm); B (2 điểm); C (1 điểm) làm căn cứ để thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm. 8
  9. Như vậy, từ kết quả trên sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất. Chứng tỏ 2 nhóm có hệ số thang điểm kỹ thuật nhảy xa trung bình tương đương nhau. Sau qua trình tập luyện với thời gian 7 tuần (14 giáo án), trong thời gian nhóm thực nghiệm được tập theo những bài tập mà tôi đã lựa chọn và giải pháp khắc phục sai lầm mà tôi đưa ra, giúp tôi đánh giá hiệu quả của các buổi tập sửa chữa sai lầm cơ bản trong học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân, đồng thời xác định mức độ hoàn thiên kỹ thuật. Mặt khác, chú ý xác định đặc điểm đối tượng thực nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra sư phạm lần 2 và cho kết quả bảng 4 Bảng 4: Đặc điểm đối tượng sau thực nghiệm (n = 25) Nhóm thực Nhóm đối TT Những sai lầm nghiệm chứng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Chạy đà không ổn định, tốc độ chạy đà 1 1 4 3 12 chưa cao Bước cuối quá dài hoặc đặt chân giậm 2 1 4 2 8 nhảy chưa có lực Tư thế bước bộ chưa rõ ràng (chưa thực 3 2 8 5 20 hiện được) 4 Không thực hiện động tác ưỡn thân 1 4 3 12 Chân tiếp đất sớm không tận dụng được 5 0 0 2 0 đường bay của trọng tâm Kết quả bảng 4 cho ta nhận định, mức độ hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng (thể hiện ở kết quả tỷ lệ % chênh lệch nhiều). Để đảm bảo tính chính xác và khách quan chúng tôi đưa vào thang điểm kỹ thuật trong nhảy xa, cho kết quả ở bảng 4 Qua kết quả trên ta thấy vậy sự khác biệt là có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất cao, hay nói cách khác những bài tập và giải pháp mà tôi đưa vào thực nghiệm đã có kết quả tốt hơn những bài tập vẫn thường sử dụng truyền thống. Rõ ràng thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn nhóm đối chứng, chính là do tác động của bài tập mà tôi đã lựa chọn. Cần nhấn mạnh rằng, kết quả này hoàn toàn khách quan, bởi vì cùng điều kiện thực nghiệm như nhau, mà chỉ có khác nhau về nội dung bài tập và phương pháp sủa chữa sai lầm được tôi lựa chọn thì kỹ thuật và thành tích cũng khác 9
  10. nhau. Vì vậy, chứng tỏ nội dung các bài tập, phương pháp tập luyện lựa chọn có hệ thống và khoa học khi áp dụng vào giảng dạy kỹ thuật thu được hiệu quả cao. 8. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: - Sáng kiến được dùng trong giảng dạy nhằm nâng cao thành tích cho học sinh trong nhảy xa ở các trường phổ thông. - Sáng kiến cũng được dùng cho các huấn luyện viên tham gia huấn luyện đội tuyển điền kinh nhằm nâng cao thành tích trong luyện tập. 9 Những thông tin cần được bảo mật: Không có 10. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, sân bãi và trang thiết bị tập luyện đầy đủ. - Học sinh nhiệt tình, thực hiện đúng các yêu cầu do giáo viên, huấn luyện viên yêu cầu. - giáo viên, huấn luyện viên tuân thủ các bước, hướng dẫn tỷ mỉ, áp dụng đầy đủ các bài tập chuyên môn. 11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Với việc nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn và giả pháp khắc phục sai lầm cho học sinh THCS khối 9 trong năm học 2018-2019 ở trường THCS Gia Khánh tôi thu được kết quả như sau Nhóm thực Nhóm đối TT Những sai lầm nghiệm chứng 25 Tỷ lệ % 25 Tỷ lệ % Chạy đà không ổn định, tốc độ chạy đà 1 1 4 3 12 chưa cao Bước cuối quá dài hoặc đặt chân giậm 2 1 4 2 8 nhảy chưa có lực Tư thế bước bộ chưa rõ ràng (chưa thực 3 2 8 5 20 hiện được) 4 Không thực hiện động tác ưỡn thân 1 4 3 12 Chân tiếp đất sớm không tận dụng được 5 0 0 2 0 đường bay của trọng tâm 10
  11. 12. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Học sinh Thị trấn Gia Khánh – Áp dụng trong giảng dạy và trường THCS Huyện Bình Xuyên – huấn luyện nội dung nhảy xa Gia Khánh Tỉnh Vĩnh Phúc Gia Khánh ngày 18 tháng 1 năm2020 Tác giả sáng kiến Doãn Thi Tâm 11