SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 3 tuổi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm - Tại lớp 3TB trường Mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải

docx 10 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5305
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 3 tuổi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm - Tại lớp 3TB trường Mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiai_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_hoat_dong_vui_choi_cho.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 3 tuổi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm - Tại lớp 3TB trường Mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải

  1. ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN NĂM 2021 Kính gửi: Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện Cát Hải Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) đóng góp vào Nơi công Ngày Trình độ việc tạo ra Số tác (hoặc Chức Họ và tên tháng chuyên sáng kiến (ghi TT nơi thường danh năm sinh môn rõ đối với từng trú) đồng tác giả, nếu có) Trường 100% Đặng Thị Giáo 1 12/09/1991 mầm non Cử nhân Quỳnh Nga viên Sơn Ca Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 3 tuổi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm - Tại lớp 3TB trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải”. 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển thẩm mỹ, phát triển thể chất và phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi 2.Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 20 tháng 09 năm 2020 3. Mô tả bản chất của sáng kiến a. Tình trạng của giải pháp đã biết (ưu, nhược điểm): Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, là phương tiện giúp phát triển toàn diện. Thông qua chơi, trẻ tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống cho mình. Trẻ được thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Trước đây khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ tôi đã áp dụng các biện pháp sau: 1. Tổ chức hoạt động góc cho trẻ theo đúng phương pháp phù hợp với chủ đề . 2. Chuẩn bị nguyên vật liệu và làm đồ dùng đồ chơi các góc. 3. Xây dựng môi trường nhóm lớp sắp xếp các góc theo đúng nguyên tắc Từ các biện pháp đã áp dụng, tôi thấy có những ưu điểm và hạn chế như sau: * Ưu điểm: - Về phía giáo viên: + Cô giáo bước đầu đã xác định được trong các hoạt động đều lấy trẻ làm trung tâm, cô là người hướng dẫn giám sát
  2. + Cô giáo đã biết dựa vào chủ đề chơi, nội dung chơi để kích thích trẻ hoạt động. + Cô giáo cũng đã biệt tạo tình huống cơ hội cho trẻ sáng tạo khám phá. + Cô giáo đã đưa ra cụ thể việc làm đồ dùng đồ chơi, ngoài những đồ dùng đồ chơi sẵn có cô còn biết tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở dạng phế liệu của địa phương như thùng cacton, xốp, đĩa video cũ, họa báo, chai nhựa, vỏ hộp, vỏ ngao, vỏ ốc, vỏ sò - Về phía học sinh: + Trẻ hoạt bát, thông minh, mạnh dạn, nhanh nhẹn thích tham gia vào hoạt động vui chơi + Ngôn ngữ của trẻ tốt, thường xuyên có sự trao đổi thông tin giữa trẻ với trẻ, giữa cô và trẻ. * Hạn chế: - Về phía giáo viên: + Cô giáo chưa thảo luận hay trò chuyện với trẻ sâu hơn về các góc chơi và gợi mở cho trẻ biết góc chơi đó cần làm những gì để phát huy được kinh nghiệm vốn có của trẻ. + Cô chưa khuyến khích, phát huy sáng kiến của trẻ, tạo cơ hội để trẻ phát triển bản thân, phát triển khả năng tự khám phá, tìm tòi, trải nghiệm + Cô chưa liệt kê xem lớp có những đồ dùng gì? Nên nhiều đồ dùng, đồ chơi dư thừa, lặp lại, bỏ đi + Đồ dùng đồ chơi chưa đa dạng phong phú, chưa có tính đa năng. + Mục tiêu, nguyên tắc của giờ hoạt động góc đưa ra chưa rõ ràng cụ thể với trẻ theo độ tuổi. + Bố trí một số góc chơi chưa phù hợp với địa hình của lớp + Nhiều đồ chơi tự tạo chưa đảm bảo an toàn cho trẻ. - Về phía trẻ: + Trẻ chỉ tiếp thu những tri thức của cô mà ko có cơ hội để thể hiện các kỹ năng, kinh nghiệm sống của bản thân vào việc tạo ra sản phẩm trong quá trình chơi. + Một số trẻ chưa thực sự hứng thú với các hoạt động mà cô đưa ra. + Các nguyên học liệu sử dụng bị lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến sản phẩm chơi của trẻ không phong phú. b. Các bước thực hiện giải pháp * Bước 1. Xây dựng môi trường góc mở khuyến khích trẻ hoạt động
  3. Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng, cụ thể và mang tính chặt chẽ thì một việc rất quan trọng đó là: Chọn nội dung chơi ở các góc, nhu cầu sử dụng đồ chơi của trẻ như thế nào hoặc góc chơi này nó liên kết với góc chơi kia bằng cách nào thông qua việc sử dụng đồ chơi như thế nào để phát triển nội dung chơi? Vì vậy, muốn trẻ chơi tốt thì tôi cũng cần phải hiểu được ý nghĩa của từng trò chơi để chuẩn bị đồ chơi cho phù hợp. Nắm được khả năng trẻ ở lớp mình và những kiến thức, kỹ năng gì cần được phát triển cho trẻ. Ví dụ: Kế hoạch hoạt động góc phân vai – góc xây dựng Chủ đề: Trường mầm non Sơn Ca của bé Các hoạt động / trò chơi TT Tên góc chơi Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị trong góc chơi - Quầy hàng - Trẻ biết sắp xếp các mặt - Cô quan sát, hướng dẫn trẻ - Một số dép, phục vụ năm hàng cùng loại, biết tạo ra chơi. quần, áo, mũ, học mới. các mặt hàng để bán. - Trẻ chọn vai chơi. - Một số thực - Biết giao tiếp giữa phẩm: Tôm, người bán và người mua. - Người bán hàng: Sắp xếp cua, cá, các mặt hàng, mời khánh rau,củ,quả. - Tỏ thái độ lịch sự, ân mua, giới thiệu các mặt cần khi khách đến mua hàng, nói giá tiền, nhận tiền. - Các nguyên hàng. liệu để trẻ làm. + Người mua hàng: Hỏi hàng mình mua, hỏi giá tiền, trả tiền Góc * Nấu ăn - Trẻ nhận vai chơi lấy thể - Đồ chơi nấu 1 phân - Trẻ biết tên đồ dùng của đeo ăn: Bát thìa, đĩa, vai góc chơi và biết sử dụng Đầu bếp tí dao, thớt, nồi, đồ dùng đúng cách hon - Trẻ về góc chơi phân công chảo công việc cho các thành viên trong nhóm chơi. - Bàn, ghế cho trẻ - Trẻ tự lấy đồ chơi và chơi - Trẻ chơi cô bao quát, nhập vai chơi cùng trẻ khi gặp khó khăn (đồ dùng, ngôn ngữ, thao tác )
  4. - Khi chơi xong trẻ biết tự thu dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng. - Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ để giờ sau chơi tốt hơn - Gạch, khối trụ -Vỏ hộp sữa chua - Trẻ biết phối hợp sắp - Vỏ sò xếp lắp ghép các NVL đồ - Trẻ nhập vai - thỏa thuận, vào góc chơi phân công, chơi, gạch, cây để tạo lên - Hộp giấy công trình xây dựng của nhận vai chơi mình thích - Xây trường bé cùng nhau chơi trò chơi MN của bé - Cây xanh Góc - Cô gợi ý giúp trẻ chơi xây - Bộ lắp ghép 2 xây dựng có bố cục rõ ràng dựng - Tranh mẫu gợi - Trẻ biết giao lưu các góc ý về chủ đề chơi chơi như lớp học, trường mầm - Nhận xét: Động viên khen non. trẻ - Tranh gợi ý chọn nguyên liệu. Bảng cho trẻ sắp xếp ý tưởng. Ví dụ: Góc xây dựng: Khi chọn trò chơi xây dựng thì cô phải hiểu được ý nghĩa của trò chơi. Xây dựng đối với trẻ là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ: Đồ chơi từ những khối gỗ, khối nhựa, khối xốp, hộp giấy hay chai nước với những dạng kích thước khác nhau trẻ có thể xếp sát cạnh nhau, xếp cách thưa nhau hay xếp chồng lên nhau để xây dựng nên những công trình như trường mầm non, công viên, vườn hoa, trang trại, hoặc từ những vật liệu thiên nhiên như vỏ sò, vỏ ốc, đá, sỏi, trẻ xếp thành hàng rào tạo nên vườn trường, vườn cây, trong những công trình đó sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét. Tuỳ theo hoàn cảnh sống, vốn sống và khả năng tưởng tượng riêng biệt của mỗi trẻ và được biểu hiện trong các công trình của mình. Qua trò chơi thoả mãn nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của thế giới xung quanh, đặc biệt là đồ vật xung quanh trẻ. (hình ảnh 1: Trang 1- Phần phụ lục)
  5. Góc chơi xây dựng thường không có mối liên hệ với góc chơi khác, tình trạng này sẽ làm cho trẻ nhàm chán và không phát triển tính sáng tạo của trẻ. Từ đó tôi nghĩ ra cách: Cho trẻ sử dụng đồ chơi để tạo mối liên kết giữa các góc chơi: Khi chơi xây dựng trường mầm non ngoài xây hàng rào xung quanh, cô giáo có thể gợi ý cho trẻ mở rộng liên kết với các góc khác bằng những đường nối từ góc này sang góc kia, như từ khu chợ đến góc gia đình, từ khu vui chơi đến cửa hàng, lúc này góc xây dựng làm nhiệm vụ trung tâm nối các góc lại với nhau, muốn đi chợ phải đi băng qua góc xây dựng. Vì vậy tôi lấy những lõi giấy, ống sữa, để trẻ sử dụng làm hàng rào, làm đường đi, dùng thùng giấy làm đường hầm cho trẻ chui qua, nhằm tạo sự khéo léo, hứng thú cho trẻ. + Góc xây dựng, góc bán hàng còn là chỗ trưng bày sản phẩm của góc tạo hình. Sau khi trẻ làm xong những sản phẩm, trẻ sẽ trưng bày ra các góc chơi, từ đó trẻ nhìn thấy các sản phẩm đẹp do chính mình và các bạn tạo ra và khi phụ huynh đưa đón con thì sẽ nhìn thấy sản phẩm của con mình qua đó phụ huynh biết được con mình hôm nay học được gì? Và làm được gì? (hình ảnh 2: Trang 1- Phần phụ lục) * Bước 2: Sử dụng nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo đa năng, đa dạng, phong phú ở các góc chơi: - Kế hoạch: Tôi rà soát lại các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, những đồ dùng nào có thể mua sắm, đồ dùng nào cần làm, bổ sung từ từ theo từng chủ đề, đồ chơi nào cần phải bổ sung trước, đồ chơi nào cần phải bổ sung sau. - Tăng cường các biện pháp tuyên truyền đối với phụ huynh: Tôi tích cực tuyên truyền với phụ huynh thông qua bảng tuyên truyền chủ đề tại cửa lớp. Qua đó phụ huynh nắm được chủ đề trẻ đang được học Từ đó tích cực ủng hộ, sưu tầm các nguyên học liệu phục vụ cho các hoạt động của trẻ. (hình ảnh 3: Trang 2- Phần phụ lục) - Tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho trẻ: Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: Thùng catton, xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ sò, lõi giấy, tăm tre, khối gỗ, tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ chơi ở các góc cho trẻ. (hình ảnh 4: Trang 2- Phần phụ lục) Ví dụ: Lõi giấy vệ sinh tôi tận dụng để trẻ gắn hình ảnh rối kể chuyện sa bàn hay rối tay để trẻ chơi kể chuyện sáng tạo, hay làm mic(dụng cụ âm nhạc cho trẻ biểu diễn ở góc nghệ thuật) (hình ảnh 5,6: Trang 3- Phần phụ lục) Ví dụ: Đĩa nhựa, bông không dùng nữa tôi tận dụng làm rối cho trẻ chơi góc kể chuyện (hình ảnh 7: Trang 3- Phần phụ lục) Cũng từ những nguyên vật liệu đó trẻ làm ra nhiều sản phẩm như: dùng vỏ chai nước, lọ sữa để làm cây rau, xây hàng rào, thùng giấy làm xe kéo hàng Đặc biệt việc chuẩn bị đồ dùng cần phải phù hợp với nội dung chủ điểm. (hình ảnh 8: Trang 4- Phần phụ lục)
  6. - Tăng cường tính đa năng, đa dạng của đồ dùng đồ chơi Ví dụ: Lõi của ống giấy, lọ sữa nếu không quan tâm hướng dẫn trẻ cách sử dụng, trẻ sẽ không biết cách chơi mà chỉ cầm ống lăn qua lăn lại. Nếu được gợi ý, hướng dẫn từ 1 ống chỉ trẻ có thể dùng làm thân cây dừa, dùng để chơi xâu ống chỉ vào dây, ống chỉ để xây tường bao, trồng cây hoa hoặc cũng chỉ là những chiếc thùng catton bằng sự khéo léo và sáng tạo chúng tôi đã tạo thành một chiếc hộp chơi đa năng tận dụng được tối đa tất cả các mặt để tạo nên nhiều trò chơi hấp dẫn. (hình ảnh 9,10: Trang 4- Phần phụ lục) - Ở từng chủ đề, ngoài những đồ dùng đồ chơi làm mới tôi vẫn tiếp tục lưạ chọn đồ dùng đồ chơi trẻ đã chơi nhưng làm mới bằng cách ít sử dụng ở góc chơi cũ mà di chuyển sang góc mới với kỹ năng chơi khác (hình ảnh 11: Trang 5- Phần phụ lục) Ví dụ: Ở chủ đề “Gia đình” góc chơi với “Em bé”, đồ chơi bát, thìa, cốc trẻ cho búp bê ăn bột, uống nước. Sang chủ đề “Những con vật đáng yêu” góc chơi “Bác sĩ khám bệnh" đồ chơi bát, thìa, cốc cũng được trẻ sử dụng cho các con vật ăn và cho các con vật uống thuốc. Song sang chủ đề nghề thì dùng bát, thìa, cốc để chơi bán hàng (hình ảnh 12: Trang 6- Phần phụ lục) Ví dụ: Ở chủ đề động vật tôi tận dụng các đĩa nhựa, bông cũ làm đồ chơi trong tiết học kể chuyện cho trẻ cũng đồng thời cho trẻ sử dụng trong góc kể chuyện để trẻ kể lại chuyện và kể chuyện sáng tạo (Hình ảnh 13: Trang 7- Phần phụ lục) Qua việc thực hiện áp dụng biện pháp mới tôi thấy trẻ thích chơi hơn, sáng tạo hơn, linh động hơn, nhanh nhẹn hơn, thay vào sự nhàm chán của trẻ ở những năm học trước bằng những sự hứng thú, tập trung, giúp trẻ chơi với đồ chơi thể hiện được sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn bè thông qua đồ chơi. * Bước 3: Tôn trọng sở thích, năng lực của mỗi trẻ và động viên khuyến khích, khen thưởng kịp thời kích thích sự hứng thú của trẻ khi chơi. Trẻ sẽ tự chọn những hoạt động mình thích,trao quyền làm chủ cho trẻ, trẻ tự quyết định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết “tự chịu trách nhiệm” với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại của mình trong quá trình chơi. Dần dần trẻ rút ra được những bài học kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Khi trẻ đã biết chơi nghĩa là trẻ đã nắm được vai chơi, thao tác chơi thì giáo viên là người động viên, khuyến khích trẻ chơi. Khi trẻ chơi giáo viên luôn quan sát, kịp thời giúp đỡ trẻ khi trẻ cần. Khi trò chơi của trẻ trở lên đơn điệu, lặp lại, có chiều hướng bị phá vỡ thì giáo viên là người gợi ý, góp ý tạo ra tình huống giúp trẻ hướng vào vai chơi một cách tích cực, giao lưu nhóm chơi khác, đổi vai chơi cho bạn. Trong tất cả mọi hoạt động thảo luận cô động viên khuyến khích trẻ tạo cho trẻ hứng thú khi chơi, cô quan sát động viên trẻ kịp thời khi trẻ thực hiện tốt. Khi trẻ không làm được cô động viên trẻ. Chỉ bằng những câu nói động viên như: “ Cố lên, cô tin con có thể làm được”, “ Cô cùng làm với con nhé”, “ Con có cần bạn giúp
  7. mình không”, hay những câu khen ngợi như: “ Con làm tốt lắm”, “ Con đã làm thế nào vậy”, “ Con còn có thể làm những việc khó hơn đúng không nào” c. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. * Các văn bản chỉ đạo: - Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP, ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến. - Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN, ngày 01/8/2013 của Bộ khoa học và Công nghệ hướng dẫn một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị Định số 13/2012/NĐ-CP, ngày 02/3/2012 của Chính phủ. - Căn cứ Thông tư 28/2016/TT-BGĐT ngày 30/12/2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Hướng dẫn số 153/HD-UBND, ngày 01/2/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải hướng dẫn xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở trên địa bàn huyện Cát Hải. - Công văn số 924/PGD ngày 12/11/2020 về việc thu nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở năm học 2020- 2021. * Các điều kiện thực tế tại đơn vị áp dụng sáng kiến: - Nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết cho các hoạt động chung của trẻ. - Đa số phụ huynh quan tâm tạo điều kiện, ủng hộ các đồ dùng đồ chơi, các nguyên học liệu cần thiết phục vụ cho các hoạt động của trẻ. - Lớp học có 2 cô với trình độ chuyên môn trên chuẩn với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ mới vào nghề, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, với tình yêu nghề mến trẻ, hăng say trong công việc tôi luôn nghiên cứu tìm tòi phương pháp giáo dục, cách xây dựng môi trường lớp để trẻ chơi bằng học - học bằng chơi, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên và hứng thú thông qua hoạt động vui chơi. - Trẻ hoạt bát, thông minh, mạnh dạn, nhanh nhẹn thích tham gia vào hoạt động vui chơi - Ngôn ngữ của trẻ tốt, thường xuyên có sự trao đổi thông tin giữa trẻ với trẻ, giữa cô và trẻ, giữa cô và phụ huynh. d. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết. Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, là phương tiện giúp phát triển toàn diện. Với trẻ nhỏ “Học bằng chơi, chơi mà học”, thông qua chơi, trẻ tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống cho mình. Không những thế thông qua hoạt động vui chơi hằng ngày giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình, trẻ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội từ bạn
  8. bè, cô giáo làm cho thế giới xung quanh của trẻ đẹp hơn và rộng lớn hơn. Trẻ được thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, giúp trẻ phát triển và rèn luyện kỹ năng xã hội, phát huy được sự hứng thú tích cực, tăng kĩ năng giao tiếp, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Chính vì các nhu cầu cần thiết của trẻ, nên tôi đã lựa chọn đề tài này để nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi cho trẻ 3 tuổi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. - Tính mới trong giải pháp giáo viên và trẻ cùng xây dựng môi trường góc lấy trẻ làm trung tâm có thể thay đổi theo từng chủ đề, chơi được nhiều trò chơi trên một bảng. Xây dựng quy định về từng góc chơi rõ ràng nhằm giúp trẻ biết những quy định của góc chơi, cách chơi, thái độ chơi với bạn và sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Trong quá trình chơi trẻ tự sáng tạo các trò chơi, các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm cùng với các phương thức sử dụng đa dạng, linh hoạt đã giúp trẻ hoạt động chơi góc đạt hiệu quả cao. e. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến: - Sáng kiến “Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 3 tuổi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm – Tại lớp 3TB trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải”, đã được áp dụng vào thực tế từ tháng 9/2020 đến nay, các bước thực hiện giải pháp được áp dụng để tổ chức hoạt động vui chơi tại lớp 3TB và đã áp dụng rất thành công tại các lớp trong trường mầm non Sơn Ca đạt hiệu quả rất cao. Tôi nhận thấy rằng các trường mầm non lớn trên địa bàn như: Trường mầm non 3/2, mầm non Phù Long, mầm non thị trấn Cát Hải có thể áp dụng triển khai thực hiện tại đơn vị với các bước thực hiện như trong đề tài. Còn những trường nhỏ như Mầm non Xuân Đám, mầm non Trân Châu, mầm non Sao Mai có thể căn cứ vào thực tế tại đơn vị đề lựa chọn cho phù hợp như: - Bước 2: Sử dụng nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo đa năng, đa dạng, phong phú ở các góc chơi + Giáo viên có thể tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ như là : Vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ sò, quả thông, lá cọ, hay những phế liệu: Thùng cattong, vỏ hộp sữa, đĩa nhựa không sử dụng, lõi giấy vệ sinh thông qua sưu tầm hay là kêu gọi ủng hộ từ phụ huynh, học sinh. + Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh và quan trọng là làm tốt công tác tuyên truyền thì tôi tin chắc rằng phụ huynh sẽ rất nhiệt tình ủng hộ. - Bước 3: Tôn trọng sở thích, năng lực của mỗi trẻ và động viên khuyến khích, khen thưởng kịp thời kích thích sự hứng thú của trẻ khi chơi. 4. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả - Sáng kiến được áp dụng vào thực tế từ tháng 9/2020 đến nay. Bản thân tôi đã được nâng cao nhận thức trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, tôi đã chủ động hơn, sáng tạo hơn khi xây dựng môi trường trong lớp học, đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng kích thích trẻ hoạt động. Khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ thì tôi thấy tự tin, thoải
  9. mái không gò bó, chủ trong trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động. Được phụ huynh càng thêm tin tưởng và ủng hộ, được các lớp trong tổ, trong trường và chuyên môn đánh giá cao. 5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến. a. Hiệu quả kinh tế: - Đồ dùng, đồ chơi được cải tạo và bổ sung kịp thời ngày càng phong phú và đa năng cho cô và trẻ sử dụng. - Đã tận dụng tối đa nguyên vật liệu phế thải để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi thông qua nguồn huy động ủng hộ của phụ huynh như: chai lọ nhựa, thùng xốp, thùng cattong, giấy báo, vỏ ngao, vỏ sò Việc tận dụng các nguyên vật liệu này đã giúp hạn chế tối đa nguồn chi phí cho việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học - Ngoài ủng hộ bằng hiện vật phụ huynh còn trực tiếp tham gia đến lớp làm cùng cô giáo như: Trang trí môi trường trong lớp, làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ b. Hiệu quả về mặt xã hội * Đối với giáo viên: - Nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. - Giáo viên chủ động sáng tạo khi xây dựng môi trường trong lớp học, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của lớp. - Tâm thế tự tin, thoải mái không gò bó khi hướng dẫn trẻ hoạt động. * Đối với trẻ: - Được hoạt động trong môi trường sinh động với các nguyên học liệu mới lạ làm cho trẻ hào hứng tích cực tham gia các hoạt động. Tôi nhận thấy trẻ đã rất thích thú khi tham gia các hoạt động . - Trẻ được thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, giúp trẻ phát triển và rèn luyện kỹ năng xã hội, phát huy được sự hứng thú tích cực, tăng kĩ năng giao tiếp, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. * Đối với phụ huynh: - Phụ huynh có nhận thức sâu sắc hơn về việc hoạt động vui chơi của trẻ. - Phụ huynh nhiệt tình giúp đỡ, ủng hộ các nguyên liệu sẵn có của địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi. - Phụ huynh tương tác với cô giáo, làm cho mối quan hệ giữa gia đình và lớp học được gắn bó mật thiết, thúc đẩy sự phối kết hợp của phụ huynh vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  10. Cát Hải, ngày 15 tháng 01 năm 2021 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Đặng Thị Quỳnh Nga