SKKN Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh thông qua giáo dục STEM với chủ đề phân bón hóa học - SKG 11 cơ bản

docx 48 trang Hoàng Trang 13/05/2023 2793
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh thông qua giáo dục STEM với chủ đề phân bón hóa học - SKG 11 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_khoi_nguon_cam_hung_sang_tao_cho_hoc_sinh_thong_qua_gia.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh thông qua giáo dục STEM với chủ đề phân bón hóa học - SKG 11 cơ bản

  1. + Phương pháp chế biến thô sơ nhà nông hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Phương pháp này thường áp dụng trong cho phân chuồng, phân rác, phân xanh, than bùn. + Phương pháp công nghệ vi sinh, tức sử dụng các vi sinh vật để chế biến phân. Phương pháp này thường được áp dụng trong chế biến các nguồn hữu cơ ít vi sinh vật: rác thải đô thị, than bùn và các chất hữu cơ khó phân hủy như vỏ trấu, vỏ hạt cà phê, bôt gỗ, thân vỏ cây Các chế phẩm được sử dụng phương pháp chế biến này thường được gọi là phân hữu cơ sinh học. + Phương pháp chế biến than bùn, gồm hai giai đoạn: giai đoạn hoạt hóa và giai đoạn dưỡng hóa. Phân hữu cơ chế biến từ than bùn ngoài việc cung cấp chất mùn humat còn có vai trò là chất mang, giúp các chất dinh dưỡng khoáng ít bị rửa trôi, là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật tồn tại và phát triển. - Công dụng của phân hữu cơ: + Phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đầy đủ, cân đối, bền vững. Trong các loại phân bón hữu cơ đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K cần thiết cho cây trồng. Ngoài ra trong phân bón hữu cơ còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối. Phân hữu cơ sẽ không bị mất cân bằng dinh dưỡng khi cung cấp cho cây trồng như khi sử dụng phân bón hóa học. + Trong phân bón hữu cơ các chất dinh dưỡng sẽ được phân giải từ từ để có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Đặc biệt trong các loại phân hữu cơ còn có các loại vi sinh vật hữu ích: vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo khi sử dụng cho cây trồng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hữu ích phát triển, hạn chế tối đa các vi sinh vật gây hại. + Giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định Khi bón xuống đất phân hữu cơ phân hủy thành các chất mùn chứa các loại axít hữu cơ: axit humic, axit fulvic kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp rễ cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Trong trường hợp các chất axit này được phun lên lá cũng sẽ giúp tăng cường quá trình quang hợp của cây trồng. + Tăng chất lượng nông sản. Việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp cây trồng cho nông sản có chất lượng cao hơn so với việc sử dụng phân bón vô cơ. Đối với phân hữu cơ sau khi được chế biến sẽ loại bỏ được các yếu tố độc hại với con người, không để lại tồn dư hóa chất trong nông sản như sử dụng các loại phân bón vô cơ. Vì trong phân bón hữu cơ đã có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng cùng hệ thống vi sinh vật hữu ích giúp nhà nông hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên sản phẩm luôn an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng 31
  2. + Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn cho đất. Cân bằng vi sinh vật trong đất. Dưới tác động của môi trường, các chất hữu cơ trong đất được phân giải và tích lũy dần giúp hàm lượng dinh dưỡng trong đất ngày càng cao. Phân hữu cơ phân giải tạo ra chất mùn, tạo nên sự kết dính của kết cấu đất. Nhờ có kết cấu mà đất trở nên tơi xốp, thông thoáng tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Phân hữu cơ sẽ cải tạo đất tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống vi sinh vật phát triển, hạn chế các vi sinh vật gây hại cây trồng, điều đó góp phần cải tiến hệ thống vi sinh vật trong đất theo hướng có lợi cho đất và cây trồng. + Hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất Các chất hữu cơ được phân giải sẽ kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng trở thành các phức hệ hữu cơ- khoáng có tác dụng quan trọng trong việc làm giảm sự rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng. Ngoài ra với các chất mùn có trong phân hữu cơ sẽ làm tăng tính ổn định của kết cấu đất, chính vì thế bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế tối đa việc xói mòn. + Cải tạo đất trồng. Phân bón hữu cơ có công dụng rất tốt trong việc cải tạo đất trồng, đặc biệt đối với đất cát, đất bạc màu. Phân hữu cơ tác động mạnh đến cấu trúc đất, cải thiện các tính chất lý, hóa, sinh học của đất ngày càng trở nên tốt hơn. Chính vì thế tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ là cách quan trọng để cải tạo đất sản xuất nông nghiệp nói chung của nước ta. + Không gây ô nhiễm môi trường Không giống như phân bón vô cơ chứa các hóa chất độc hại, khó phân hủy ở môi trường tự nhiên thì phân bón hữu cơ có thể phân hủy hết trong điều kiện tự nhiên. Các chất có gốc muối sufat, clor, nitrat có trong phân hóa học khi kết hợp với các ion tự do trong đất sẽ tạo thành các axit làm đất bị chua, khi các chất độc này ngấm xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Phân bón hữu cơ làm tăng kết cấu cửa đất, giúp đất trở thành một bộ máy lọc thông minh, lọc các chất độc có trong đất, nước rồi từ từ phân hủy hoặc làm giảm tính độc của chúng, giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho con người. + Bón phân hữu cơ giúp nhà nông tiết kiệm nước tưới Việc sử dụng phân bón hữu cơ thường xuyên trong thời gian dài sẽ cải tạo đất trồng hiệu quả, giúp đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm. Chính vì thế giúp hạn chế việc phải tưới nước thường xuyên. Giúp nhà nông tiết kiệm chi phí, công sức nhưng cây trồng vẫn phát triển cân đối. 32
  3. + Hạn chế việc sử dụng phân bón vô cơ Tác hại của phân bón vô cơ đối với con ngừoi, môi trường đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp đã quá rõ ràng. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp giảm lượng phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, phục hồi đất canh tác, giúp cây trồng phát triển cân đối. Đây là giải pháp tối ưu nhất cho nền nông nghiệp + Hương vị ngon, tốt cho con người, vật nuôi. Việc sử dụng phân bón vô cơ trong không đúng quy cách sẽ khiến nông sản bị tồn dư các hóa chất độc hại, làm giảm lượng chất dinh dưỡng có nông nông sản, từ đó nông sản sẽ giá trị thấp. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp nông sản không bị tồn dư các hóa chất độc hại, tăng hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm. Cho nên việc sử dụng phân bón hữu cơ rất an toàn cho con người. Phân bón vô cơ chỉ có tác dụng trong một thời gián ngắn, chính vì thế cần phải thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho đất, một số trường hợp phân vô cơ cây không hấp thụ được gây lãng phí, phân tích tụ trong đất gây ô nhiễm môi trường. Lợi ích của phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp đã được minh chứng từ hàng ngàn năm nay. Từ xa xưa cha ông ta đã sử dụng phân bón hữu cơ cho canh tác nông nghiệp. Phân bón hữu cơ không để lại những hậu quả đối với môi trường, sức khỏe như phân bón vô cơ. Việc sử dụng phân bón hữu cơ là con đường giúp nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững. 5) Nhận xét, đánh giá Trên cơ sở các sản phẩm của cá nhân và nhóm học sinh, giáo viên đánh giá, nhận xét, giúp học sinh nêu được vấn đề cần nghiên cứu, giải pháp cho vấn đề nghiên cứu, từ đó định hướng cho hoạt động tiếp theo của học sinh. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền ( hoạt động ngoài lớp học) 1) GV chuyển giao nhiệm vụ: - Nhóm I: Làm phân bón hữu cơ từ vỏ chuối chín, chuối chín, nước và men Humic - Nhóm II: Làm phân bón hữu cơ từ bã đậu tương, đậu tương, nước và men Humic. -Sản phẩm được sử dụng cho những loại cây trồng gì và sử dụng như thế nào? - Cách bảo quản sản phẩm? 2. HS nhận nhiệm vụ và thực hiện: - Thực hiện dự án: HS lên kế hoạch làm việc nhóm, cùng tìm hiểu quy trình chế biến phân bón hữu cơ từ vỏ chuối chín, chuối chín, nước, men Humic và từ bã đậu tương, đậu tương, nước, men Humic. - Nghiên cứu và cùng thử nghiệm trên rau ăn lá và hoa hồng. - Trao đổi với GV về những khó khăn trong quá trình thực hiện qua điện thoại, email. 33
  4. - Sửa chữa, hoàn chỉnh sản phẩm. - Hướng dẫn sử dụng và bảo quản bón hữu cơ. 4) Báo cáo và thảo luận: HS gửi báo cáo sản phẩm bằng văn bản qua mail. 5) Dự kiến sản phẩm: - HS có nhật kí nghiên cứu tài liệu. - Quy trình chế biến sản phẩm Bả đậu tương và đậu tương Ngâm 10 tiếng Nước lạnh Xay nhuyễn Dịch đậu tương Men Humic Ủ 15 ngày Phối trộn Nước lạnh Bả Tách Dịch lỏng Bón gốc Phun sương Quy trình chế biến phân bón hữu cơ từ bã đậu tương, đậu tương, nước và men Humic. 34
  5. Chuối chín, vỏ chuối chín Cắt nhỏ Nước lạnh Xay nhuyễn Dịch chuối Men Humic Ủ 15 ngày Phối trộn Nước lạnh Bả Tách Dịch lỏng Bón gốc Phun sương Quy trình chế biến phân bón hữu cơ từ vỏ chuối chín,chuối chín, nước và men Humic - Hướng dẫn sử dụng: Pha 100ml dịch chuối lỏng hoặc dịch đậu tương + 1 lít nước lạnh tưới được 5 gốc hồng 2 lần/ tuần hoặc 5m2 rau cải 3 lần/tuần. - Bảo quản trong bình kín, để nơi thoáng mát. 5) Nhận xét, đánh giá 35
  6. Căn cứ vào kết quả báo cáo và thảo luận của các nhóm học sinh, giáo viên nhận xét, đánh giá, "chốt" kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận và sử dụng; làm rõ hơn vấn đề cần giải quyết; xác định rõ tiêu chí của sản phẩm ứng dụng mà học sinh phải hoàn thành trong Hoạt động 3 Hoạt động 3: Tổ chức báo cáo sản phẩm trước lớp : 45 phút 1) GV chuyển giao nhiệm vụ: • Các nhóm cử đại diện báo cáo sản phẩm của mình trước lớp. • Các nhóm còn lại trao đổi ý kiến, chất vấn những vấn đề đang còn thắc mắc. • Các nhóm đánh giá việc thực hiện dự án của nhóm kia và tự đánh giá mình, nhóm mình. 2) HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: • Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo sản phẩm của mình. • Những HS còn lại lắng nghe, ghi chép các góp ý của các thành viên nhóm khác và của GV • Dựa trên các góp ý của nhóm khác và Gv để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm 3) Dự kiến sản phẩm • Các bản ghi chép góp ý của HS • Bảng đánh giá sản phẩm • Sản phẩm của HS: - Tóm tắt báo cáo: + Lí do tham gia dự án: Qua hai tiết học về phân bón hóa học và dưới sự dẫn dắt của giáo viên làm cho chúng em hiểu thêm được những tác hại trầm trọng của việc sử dụng phân bón hóa học và việc lạm dụng phân bón hóa học đến sức khỏe con cũng như môi trường sống xung quanh. Đặc biệt hơn nữa khi giáo viên cho chúng em biết chúng em là những người có thể thay đổi được điều đó ngay bây giờ để bảo vệ sức khỏe chính gia dình mình, và trong tương lai không chỉ có thể góp phần bảo vệ sức khoẻ cho cả cộng đồng và môi trường sống xung quanh mà còn có thể phát triển kinh tế trên lĩnh vực phân bón hữu cơ. + Tên dự án nhóm I: Làm phân bón hữu cơ từ vỏ chuối, chuối, nước và men Humic. + Tên dự án nhóm II: Làm phân bón hữu cơ từ bả đậu tương, đậu tương, nước và men Humic. • Chế phẩm phân đậu tương sẽ cung cấp đầy đủ nguồn đa lượng, trung lượng, vilượng, vitamin, muối khoáng cùng các axit amin đặc biệt là axit humic giúp cây dễ hấp thu dinh dưỡng và sử dụng phân một cách triệt để. Ngoài ra, dịch đậu tương còn có kahr năng: giúp cứng cây, bật nhiều mầm lộc và mầm nụ, hoa to, lá to, đậm màu và bền hoa, bền lá; tăng mật độ vi sinh vật có ích trong đất, làm cho đất tơi xốp, dinh dưỡng được giữ, hấp thu và sử dụng triệt để; phòng ngừa, tăng sức đề kháng và hạn chế nấm bệnh cho cây trồng; hạn chế lá vàng, rụng lá trên cây, giúp bộ dễ phát triển mạnh; phân hủy các chất khó tan và độc tố trong đất. 36
  7. • Chuối chín và giá trị dĩnh dưỡng có trong chuối chín: Chuối chín nổi tiếng là một loại trái cây giàu dinh dưỡng. Có lẽ vì thế mà chuối cũng là ứng viên hàng đầu trong ủ phân bón tại nhà. Chuối chín cung cấp rất nhiều nguồn dinh dưỡng như: carbonhydrat, vitamin, khoáng chất, kali hữu hiệu, hoạt chất thực vật có hoạt tính sinh học, chất xơ, protein, chất chống oxi hóa, rất tốt cho cây trồng. Các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học rất tốt cho cây trồng như: Dopamin: Đóng vai trò như là chất chống oxy hóa mạnh Catechin: Chất chống oxy hóa mạnh Bottom Line: Chuối giàu vitamin, khoáng chất bao gồm kali, vitamin B6 và vitamin C Tuy nhiên, nếu bón trực tiếp hiệu quả hấp thu dưỡng chất từ quả chuối của cây trồng rất kém. Chính vì vậy mà chuối chín được sử dụng làm dịch chuối bón cho cầy trồng. Dịch chuối bón phù hợp các loại cây trồng khác như: rau ăn lá, hoa hồng, cây cảnh bón sai. • Men Humic : Axit humic (C16H17O8N hoặc C14H14O7N) là một thành phần quan trọng của chất hữu có trong đất được hình thành do sự tích tụ và phân huỷ không hoàn toàn tàn dư thực vật,trong hợp chất mùn hữu cơ của đất. Tác dụng của men Humic: Trước tiên làm tăng quá trình lên men tự nhiên của dịch chuối, bên cạnh đó Axit humic còn có khả năng giữ nước rất tốt. Do sự tích điện bên trong và trên bề mặt rất lớn, humic có chức năng như là miếng bọt biển hút nước. Những miếng bọt biển này có khả năng giữ được lượng nước gấp 7 lần so với đất mặt, tăng khả năng hút dinh dưỡng trong đất của cây trồng, hạn chế tối đa sự rửa trôi khoáng dinh dưỡng trong đất. (Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học: khi bón phân bón thông thường cây chỉ hấp thu tối đa 50% dinh dưỡng, 50% còn lại bị rửa trôi, côn trùng hấp thu ). Vì vậy, khi men Humic kết hợp cùng với dịch chuối đã tạo nên một phân bón hữu cơ hoàn hảo có tác dụng: Đẩy nhanh quá trình ra hoa, ra lá; Cải thiện bộ rễ cây khỏe mạnh; Làm thức ăn vi khuẩn có ích trong đất giúp đất luôn tơi xốp giúp ổn định pH của đất; Cải thiện sinh lý học thực vật; Nâng cao khả năng giữ dinh dưỡng của đất; Tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn + Cách ủ dịch chuối Nguyên liệu: 500g chuối chín và 500g vỏ chuối chín; hoặc 1kg chuối chín nục, 1 bình nhựa/ thau nhựa (loại 2 lít), nước lọc, 100ml men Humic Chuối chín cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, đổ ra phối trộn với men Humic và nước vừa đủ 2 lit, khuấy đều. Cho vào bình, hoặc bọc màng nilon 37
  8. trên miệng thau ủ 15 ngày đưa ra dùng được, Trong quá trình ủ sẽ có hiện tượng sủi tăm do quá trình lên men vi sinh tự nhiên. + Dich chuối; dịch đậu tương sau khi ủ 15 ngày, đưa ra tách bả và phần dịch lỏng. Bả để bón gốc cây, phần dịch lỏng dùng để pha với nước lạnh phun sương. + Hướng dẫn sử dụng: Pha 100ml dịch chuối lỏng; hoặc dịch đậu tương và 1 lít nước lạnh tưới được 5 gốc hồng 2 lần/ tuần hoặc 5m 2 rau cải 3 lần/tuần. Phun ướt đều 2 mặt lá, phần còn dư sau khi phun lá dùng để tưới gốc. + Bảo quản trong bình kín, để nơi thoáng mát. + Hiệu quả: Chúng em thử nghiệm sản phẩm trên rau khoai và hoa hồng, nhận thấy sau một thời gian sử dụng dịch chuối; dịch đậu tương giúp cây khoai ra lá rất tốt, lá to đều, màu xanh đẹp; hoa hồng không bị sâu bệnh, hoa nở to thắm màu. - Một số hình ảnh về sản phẩm Dịch đậu tương Dịch chuối Hoa hồng và rau khoai chỉ sử dụng dịch chuối và dịch đậu tương 38
  9. • Phiếu đánh giá Phiếu 1: Đánh giá các thành viên hoạt động trong nhóm Họ và tên người đánh giá: Lớp trưởng: Hoàng Đăng Minh Nhóm được đánh giá : Nhóm I Họ và tên Tổ Nhiệt Làm Đóng Hỗ trợ Đánh chức tình việc góp ý đồng giá và QL nghiêm hợp kiến đội chung nhóm túc tác 1.Phan Khánh Huyền 4 4 4 4 4 Rất tốt 2.Nguyễn Ngọc Huyền 4 4 4 4 Rất tốt 3. Hoàng Đăng Minh 4 4 4 4 4 Rất tốt 4. Nguyễn Đức Dũng 3 3 3 3 Tốt 5. Nguyễn Nhật Linh 4 4 4 4 Rất tốt 6. Nguyễn Khánh Linh 4 4 4 4 Rất tốt 7. Nguyễn Ánh Dương 3 3 3 3 Tốt 8. Hoàng Anh Tuấn 2 3 3 3 Tốt Chú ý: Rất tốt (4); Tốt (3); Bình thường (2; Chưa đạt (1) Phiếu 2: Tự đánh giá bản thân Họ và tên HS: Nguyễn Thị Ngọc Nhi. Lớp 11A2 Tương Thường đối Thỉnh Hiếm TT Tiêu chí đánh giá xuyên thường thoảng khi (4) xuyên (2) (1) (3) 1 Tôi hoàn thanh các công việc cá nhân trong nhóm X 2 Tôi theo sự điều hành của trưởng nhóm X 3 Tôi chủ động tham gia thảo luận X 4 Tôi chăm chú lắng nghe các bạn khác nói và không làm gián đoạn X khi họ đang phát biểu 5 Tôi bày tỏ sự tôn trọng các bạn X 6 Tôi luôn đưa ra những lý do chính đáng cho những ý kiến của mình X 7 Tôi hiểu nhiệm vụ của mình trong X nhóm 8 Xếp loại chung Rất tốt 39
  10. Phiếu 3: Đánh giá hoạt động của nhóm I Tương Thỉnh Hiếm Thường đối Tiêu chí đánh giá thoảng khi STT xuyên (4) thường (2) (1) xuyên (3) 1 Nhóm hoạt động vui vẻ X 2 Các thành viên cùng X tham gia tích cực 3 Nhóm đi đúng trọng X tâm nhiệm vụ 4 Nhóm có chia sẽ với X nhóm khác 5 Nhóm trình bày tốt X 6 Xếp loại chung Tốt Phiếu 4: Đánh giá hoạt động của nhóm II Tương Thường Thỉnh Hiếm đối Tiêu chí đánh giá xuyên thoảng khi STT thường (4) (2) (1) xuyên (3) 1 Nhóm hoạt động vui vẻ X 2 Các thành viên cùng X tham gia tích cực 3 Nhóm đi đúng trọng X tâm nhiệm vụ 4 Nhóm có chia sẽ với X nhóm khác 5 Nhóm trình bày tốt X 6 Xếp loại chung Tốt 5) Nhận xét, đánh giá: Căn cứ vào kết quả báo cáo và thảo luận của các nhóm giáo viên nhận xét, đánh giá, "chốt" kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận và sử dụng; làm rõ hơn vấn đề cần giải quyết; rút kinh nghiệm cho những buổi học STEM tiếp theo. 40
  11. KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Với nội dung phương pháp như trình bày ở trên, chúng tôi đã áp dụng giảng dạy ở các lớp 11A2 và so sánh với một số lớp khác không định hướng giáo dục STEM như 11A7 trường THPT huỳnh Thúc Kháng, Thành phố Vinh, Nghệ An, năm học 2019 - 2020 bằng hình thức tổ chức kiểm tra TNKQ kết hợp các câu hỏi vấn đáp và thu được kết quả như sau: - Kết quả : •Mức độ nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh các lớp đều tương tự nhau, nhưng đối với các tình huống vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế; năng lực họp tác nhóm; năng lực thuyết trình giữa đám đông; năng lực xử lý các tình huống mâu thuẩn thì học sinh lớp 11A2 cho kết quả kiểm tra TNKQ và kĩ năng xử lý tinh huống trong các câu hỏi vấn đáp nhanh hơn, chính xác hơn, tốt hơn. • Bảng tổng hợp kết quả khảo sát bằng hình thức thi TNKQ kết hợp vấn đáp trực tiếp trong giờ dạy: Điểm <5,0 5,0 5,5 6,0 6,5 7,0 7,5 8,0 8,5 9,0 9,5 10,0 Số HS 11A7 2 3 5 5 6 7 8 6 5 2 1 0 Số HS 11A2 0 0 0 0 0 3 5 5 5 6 6 11 • Bảng điểm được biểu diễn trên đồ thị sau 12 Số HS 10 8 6 11A7 11A2 4 2 Điểm 0 <5,0 5,0 5,5 6,0 6,5 7,0 7,5 8,0 8,5 9,0 9,5 10,0 Đồ thị so sánh điểm kiểm tra TNKQ kết hợp vấn đáp của lớp 11A7 và 11A2 41
  12. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của đề tài: Trong đề tài này, chúng tôi đã giúp HS biết sử dụng kiến thức liên môn, hiểu biết thực tiễn gắn bó với đời sống con người, kinh doanh ngành nghề tại địa phương và khơi dậy lòng trắc ẩn của học sinh với tình yêu thương con người, yêu quê hương đất nước; ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng; cho một bài học cụ thể, đó là bài “phân bón hóa học- hóa học lớp 11- chương trình chuẩn” để từ đó học sinh có thể tự tìm hiểu, sáng tạo ra những loại phân bón hữu cơ từ những phế phẩm của rau củ quả như vỏ chuối chín, chuối chín nục; bả đậu tương, đậu tương hỏng để chế biến thành công phân bón hữu cơ có tác dụng tốt với một số loại cây ăn lá và hoa hồng. Cũng từ đó giúp học sinh có ý thức tích cực trong bài học, phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh, giúp các em yêu thích hơn môn hóa học, cũng như các môn toán, khoa học; công nghệ; kỹ thuật, giáo dục công dân 2. Kiến nghị: Nên tiếp tục nghiên cứu để dạy học định hướng giáo dục STEM với nhiều chủ đề có tính thực tiễn cao của môn hóa học nhằm giúp cho học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo; phát triển được năng lực biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn, định hướng sớm ngành nghê tương lai. 42
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội. 2. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Hóa học 11. Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Nguyễn Thanh Nga, Hoàng Phước Muội, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Nguyễn Anh Dũng, Ngô Trọng Tuệ (2018), Dạy học chủ đề STEM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Thanh Nga, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Muội (2018), Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 5. Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần Trung Ninh, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh- Quyển 1 Khoa học tự nhiên. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội. 6. trinh-giao-duc-pho-thong-nhu-the-nao-163618.ict 7. trinh-giao-duc-pho-thong-nhu-the-nao-163618.ict 8. lien-voi-thuc-tien-doi-song-3964413-v.html. 43
  14. PHỤ LỤC Một số hoạt động của giáo viên và học sinh Hình 1: GV và HS đang hoạt động dạy – học Hình 2: Đại diện nhóm I, II báo cáo sản phẩm Hình 3: Đại diện nhóm III, IV báo cáo sản phẩm. 44
  15. Hình 4 : Các nhóm đang trao đổi thảo luận Hình 5: Các nhóm đang trao đổi thảo luận Hình 6 : Chuẩn bị nguyên liệu và làm dịch chuối Hình 7: Chuẩn bị nguyên liệu và làm dịch đậu tương 45
  16. DANH MỤC VIẾT TẮT STEM Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học). GV Giáo viên. HS Học sinh. TNKQ Trắc nghiệm khách quan. KHKT Khoa học kỹ thuật THPT Trung học phổ thông 46