SKKN Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy môn Sinh học 9 THCS

docx 20 trang Giang Anh 20/03/2024 3430
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy môn Sinh học 9 THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_long_ghep_giao_duc_moi_truong_trong_giang_day_mon_sinh.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy môn Sinh học 9 THCS

  1. Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS CÁC HÀNH ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA CON NGƯỜI GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG • Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định. • Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng. • Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi. • Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan. • Không hút thuốc là nơi công cộng. • Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá. • Ðóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh. • Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên. • Có luật và thực hiện đúng luật bảo vệ môi trường. • Đề xuất các sáng kiến bảo vệ hoặc nâng cao chất lượng môi trường; các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. • Đối với cá nhân: Đầu tiên, bản thân mình phải thực hiện tốt những việc, thiết thực và cụ thể như: - Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ - Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản trước khi in, tận dụng giấy một mặt Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố. - Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng. Trang 11
  2. Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS - Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết - Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển Đối với phong trào thanh niên: Thanh niên là tầng lớp tiên phong, đi đầu trong mọi phong trào và hoạt động. Thanh niên hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta. Cụ thể, vào các thành lập Đoàn thanh niên (26/3), môi trường thế giới (5/6), toàn thanh niên tổ chức và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố, trồng và chăm sóc cây xanh, tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện. Đối với các hội đoàn thể, cơ quan chính quyền: Hội phụ nữ, nông dân, các cơ quan ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường; thường xuyên đưa các thông tin về bảo vệ môi trường trong các buổi hội họp; tập trung dân ở từng địa phương, tuyên dương, khen thưởng những gia đình thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung, những cá nhân tiêu biểu đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những trường hợp gây tác hại đến môi trường như vứt rác bừa bãi, không tham gia đóng phí vệ sinh môi trường, nhổ cây, bẻ cành và ngắt phá cây xanh , xem xét về việc công nhận gia đình văn hóa hằng năm ở từng địa phương. Đó là những việc nhỏ và đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Hi vọng rằng, với bài viết này, mọi người, mọi nhà cùng nhau chung tay thực hiện để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn, đô thị xanh- sạch- đẹp hơn. Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên. Ngược lại, nếu chỉ biết quyền lợi của cá nhân trước mắt mà làm tổn hại đến môi trường thì bản thân ta, con cháu ta sẽ nhận lấy một hậu quả thật khó lường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta đó các bạn ạ! => Biến việc bảo vệ môi trường thành một THÓI QUEN, một LỐI SỐNG TỐT. - Hiện nay vấn nạn ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động, do đó mọi người cần có ý thức bảo vệ nó. - Thực tế ở trường THCS Bình An tôi thấy ý thức bảo vệ môi trường của học sinh đa số chưa cao. - Tôi muốn góp phần giáo dục các em và nhắc nhở mọi người hãy nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. Từ những lí do trên nên tôi chọn chuyên đề này. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xác định những khả năng khai thác lồng ghép giáo dục môi trường trong môn Sinh học 9. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Khả năng khai thác, lồng ghép giáo dục môi trường trong môn Sinh học 9 giảng dạy trên lớp ở trường THCS Bình An. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Khảo sát học sinh khối 9 năm học 2014 - 2015 có 60% HS nhận thức quá đơn giản về môi trường (đa số không chú ý về môi trường). Nguyên nhân là ý thức của các em còn thấp, phần lớn thầy cô ít khai thác giáo dục môi trường qua bài dạy trên lớp, sinh hoạt ngoại khóa ít, có đề cập về môi trường nhưng các em còn thờ ơ coi nhẹ. - Khả năng lồng ghép giáo dục môi trường trong môn Sinh học 9 giảng dạy trên lớp. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lí luận: tham khảo sách của Bộ Giáo Dục & ĐàoTạo, các Dự án về bảo vệ môi trường chống suy thoái của Quốc gia. - Phương pháp điều tra học sinh, dự giờ giáo viên trên lớp, quan sát, trao đổi. Trang 12
  3. Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS VI. PHẠM VI, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU - Giới hạn nội dung: Lồng ghép giáo dục môi trường trong môn Sinh học 9 giảng dạy trên lớp. - Giới hạn địa bàn: Trường THCS Bình An. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÍ LUẬN - Giáo dục môi trường là một quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết và quan tâm trước những vấn đề môi trường gồm: kiến thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm và kĩ năng để tự mình và cùng tập thể đưa ra giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường trước mắt cũng như lâu dài. - Hệ quả của giáo dục môi trường là mang lại cho các thế hệ thanh thiếu niên tình cảm và trách nhiệm đối với môi trường, bắt đầu bằng việc xác định các vấn đề môi trường và tìm ra các giải pháp, đóng góp cho các quyết định của môi trường ở các phạm vi và mức độ khác nhau. - Mục tiêu của Giáo dục môi trường: Giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và sự nhạy cảm đối với các vấn đề về môi trường (nhận thức), những khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường (kiến thức), những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi), những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kỹ năng), tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực). Một số khái niệm trong chuyên đề - Ô nhiễm môi trường: Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, sự ô nhiễm (hoặc sự nhiễm bẩn) là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây tác hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm giảm chất lượng môi trường. - Đạo đức môi trường: Là một hệ thống các giá trị (hành vi, ứng xử, sự tôn trọng, chấp hành, ) mà con người thể hiện với nhau và với thiên nhiên. - Ngoài ra còn một số định nghĩa mà cúng ta đã khá quen thuộc: Cân bằng sinh thái, hệ sinh thái, quần thể, kinh tế, công nghệ môi trường Những vấn đề môi trường nóng bỏng hiện nay - Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu của con người. - Những vấn đề môi trường toàn cầu (nóng lên của trái đất, nước biển dâng, băng tan, El Nino, LaNina, thủng tầng Ozon ). - Tiêu thụ năng lượng. - Ô nhiễm không khí, nước và đất. - Rác thải. - Nạn đói và khan hiếm nước ngọt. - Suy giảm đa dạng sinh học. - Chiến tranh hạt nhân, hóa học. - Sa mạc hóa, II. THỰC TRẠNG 1/ Thuận lợi a. Cơ sở vật chất: Tương đối đầy đủ tất cả các trang thiết bị để phục vụ cho dạy học khi thực hiện thành công chuyên đề này. b. Giáo viên: Tất cả các thầy cô nhóm sinh đều tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng thường xuyên về giáo dục môi trường trong giảng dạy môn Sinh học c. Học sinh: Yêu thích môn học, hứng thú khai thác, tìm tòi nội dung kiến thức để nâng cao sự hiểu biết để nâng cao sự hiểu biết ở cấp độ phổ thông của các em. 2/ Khó khăn a. Cơ sở vật chất: Số phòng học ở trường chính chỉ đủ cho các khối lớp học trong hai buổi nên việc giáo dục ngoại khóa về giáo dục môi trường gặp khó khăn. b. Học sinh: Khó khăn nhất hiện nay cho toàn trường là việc chuẩn bị bài mới của một số học sinh còn chưa tốt. Trang 13
  4. Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ: LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 9 – THCS Lồng ghép giáo dục môi trường nói về một phương thức, một cách tiến hành giảng dạy về môi trường cho học sinh. Cách này không đòi hỏi một môn học riêng, bởi vì các kiến thức về giáo dục môi trường được đưa xem vào các môn học đã có ở trường THCS. Lồng ghép là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục môi trường và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học. Như vậy, kiến thức giáo dục môi trường không phải muốn đem vào bài học nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung của bài học có liên quan với vấn đề môi trường mới có thể tìm chỗ thích hợp để đưa vào. Lồng ghép giáo dục môi trường vào môn Sinh học có thể phân thành 2 dạng khác nhau: 1. Dạng lồng ghép Ở dạng này, các kiến thức giáo dục môi trường đã có chương trình và SGK và trở thành một bộ phận kiến thức của môn học. Trong SGK THCS, kiến thức giáo dục môi trường được lồng ghép có thể: - Chiếm một vài chương: Ví dụ, trong SGK Sinh học 9 có 4 chương nói về các kiến thức môi trường và bảo vệ môi trường: chương I: Sinh vật và môi trường, chương II: Hệ sinh thái, chương III: Con người, dân số và môi trường, chương IV: Bảo vệ môi trường. - Chiếm một mục, một đoạn hay một câu trong bài học: Trong Sinh học 9 có bài 29 nói về “ Bệnh và tật di truyền ở người”. Trong bài này mục cuối cùng, mục III có nêu các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền: “Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng đúng quy cách các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chữa bệnh”. Bài 30 nói về “Di truyền học với con người”. Trong bài này có mục cuối cùng, mục III còn nêu lên hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường. 2. Dạng liên hệ Ở dạng này, các kiến thức giáo dục môi trường không được đưa vào chương trình SGK, nhưng dựa và nội dung bài học, GV có thể bổ sung kiến thức giáo dục môi trường có liên quan với bài học qua giờ giảng bài trên lớp. Có thể nói trong SGK Sinh học THCS và nhất là Sinh học 9 có hàng loạt các bài học có khả năng liên hệ kiến thức giáo dục môi trường. Tuy nhiên, GV cần xác định các bài học có khả năng lồng ghép và lựa chọn các kiến thức và vị trí hay nơi có thể đưa kiến thức giáo dục môi trường vào bài học một cách hợp lí nhất. Muốn làm được điều này có hiệu quả cao thì giáo viên Sinh học THCS luôn phải cập nhật các kiến thức về môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài đặc biệt qua Internet 3. Minh họa giải pháp qua một bài dạy Tiết 56 – Bài 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức Nêu được các tác động của con người tới môi trường, đặc biệt là nhiều hoạt động của con người làm suy giảm hệ sinh thái, gây mất cân bằng sinh thái. Nêu được các biện pháp của con người nhằm khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường. Từ đó, có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường. Ý thức được trách nhiệm cần bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho các thế hệ sau. 2/ Kỹ năng Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK. Kỹ năng kiên định, phản đối mọi hành vi phá hoại môi trường. Kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. Ứng dụng CNTT trong học tập. Tìm kiếm thông tin và hình ảnh trên mạng. Trang 14
  5. Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS Kỹ năng trình bày trước đám đông. 3/ Thái độ Có ý thức bảo vệ môi trường đồng thời tuyên truyền việc bảo vệ môi trường cho bạn bè, người thân và cộng đồng. Có trách nhiệm khi nhận được sự phân công của giáo viên trong quá trình tiến hành tìm kiếm thông tin trong SGK, hình ảnh trên internet. II/ CHUẨN BỊ 1/ Đối với giáo viên Tư liệu về môi trường, hình ảnh các hoạt động của con người qua từng thời kỳ phát triển của xã hội. Phân công cụ thể cho mỗi nhóm nội dung bài học để học sinh tự thiết kế powerpoint. Chuẩn bị phấn viết bảng, sách tham khảo, sách giáo viên, laptop, máy chiếu. 2/ Đối với học sinh Chịu trách nhiệm thiết kế bài để trình bày trước lớp. Sách giáo khoa sinh 9, nguồn tư liệu và hình ảnh từ internet. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ: không có 3/ Tiến trình bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài học - Giáo viên giới thiệu bài: Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ Vì vậy, tiết học hôm nay cô muốn các em sẽ truyền đạt được những thông tin, hình ảnh và hậu quả về ô nhiễm môi trường để từ đó chúng ta có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn. - Học sinh lắng nghe và bắt đầu tổ chức các hoạt động học. Hoạt động 2: - Tác động của con người tới môi trường qua các thời kỳ phát triển của xã hội. - Mục tiêu: Biết được sự ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của con người ở các giai đoạn phát triển của xã hội. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HS: I. Tác động của con người tới môi trường qua các thời kỳ phát triển của xã hội: Nhóm 1: Khoảng 6 triệu năm trước đây đã xuất hiên người nguyên thủy, họ sống trong hang động, - Thời kỳ nguyên thủy: mái đá hoặc cũng có thể dựng lều bằng cành cây, da thú, sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với Trang 15
  6. Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS nhau, gồm 5 - 7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm một góc lều hay góc hang. Vậy các bạn hãy quan sát những hình ảnh sinh hoạt kiếm sống hằng ngày của họ. - Yêu cầu các bạn quan sát tranh các hoạt động sống của người nguyên thủy. - Thời kỳ nguyên thủy, con người đã tác động tới môi trường tự nhiên như thế nào? Tác động đáng kể của con người là biết dùng lửa để bắt và xua đuổi thú dữ, sưởi ấm và nấu thức ăn làm nhiều cánh rừng bị đốt cháy (ở Trung Âu, Đông Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Á). - Xã hội nông nghiệp: Nhóm 2: Do số lượng người nguyên thủy ngày càng tăng và sự tiến hóa hơn của loài người nên phương thức sống bằng cách săn bắt - hái lượm không đủ đáp ứng nhu cầu sinh tồn của cuộc sống. Vì vậy, họ đã biết cách trồng trọt và chăn nuôi, Các bạn hãy quan sát những hình ảnh của thời kỳ xã hội nông nghiệp. - Nhóm 2 giới thiệu cho các bạn một số hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của xã hội nông nghiệp. - Muốn có đất để trồng trọt, chăn thả gia súc thì con người phải làm gì ở thời kỳ này? - Hoạt động cày xới đất canh tác làm thay đổi đất và nước tầng mặt dẫn đến hậu quả như thế nào? - Xã hội nông nghiệp đã ảnh hưởng đến Chặt phá, đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả môi trường như thế nào? gia súc → làm thay đổi đất, nước tầng mặt, làm cho nhiều vùng đất bị khô cằn, giảm độ màu mỡ. Nhóm 3: Bên cạnh những hoạt động sống vô tình - Xã hội công nghiệp: gây tác hại đên môi trường của loài người nguyên thủy thì thời kỳ xã hội công nghiệp với sự tiến bộ vượt bậc của con người đã góp phần to lớn cải tạo thiên nhiên. - Nhóm 3 giới thiệu cho các bạn một số hình ảnh được coi là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp. - Nền nông nghiệp cơ giới hóa, đô thị hóa Việc chế tạo ra máy móc, thiết bị hiện đại và ngày càng tăng và công nghiệp khai thác quá trình đô thị hóa đã làm ảnh hưởng nghiêm Trang 16
  7. Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS khoáng sản phát triển đã gây ra hậu quả trọng đến môi trường sống→ diện tích đất gì? trồng bị thu hẹp, nạn ô nhiễm môi trường tăng nhanh, khí hậu thay đổi, nhiều vùng đất bị sa - Bên cạnh những tác động làm suy giảm mạc hóa môi trường thì công nghiệp phát triển đã đem lại những thành tựu gì cho con người? - Cho học sinh xem một số hình ảnh về thành tựu của con người trong nền công nghiệp phát triển Hoạt động 3: Tác hại của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên Mục tiêu: Học sinh biết được những hoạt động của con người đã làm suy thoái môi trường tự nhiên Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Nhóm 4: Các bạn đã thấy được các hoạt động của II. Tác động của con người làm suy thoái con người gây tác hại tới môi trường qua từng môi trường tự nhiên: thời kỳ phát triển của xã hội, một lần nữa nhóm 4 sẽ tổng kết lại những hoạt động chính của con Bảng 53.1 người gây phá hủy môi trường tự nhiên. Tổng kết : Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nào? Hoạt động 4: Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên Mục tiêu: Nêu được các biện pháp của con người nhằm khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường. Từ đó có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Nhóm 5: Khi xã hội đã phát triển và hiểu biết của III. Vai trò của con người trong việc bảo con người ngày càng cao thì họ đã nhìn thấy môi vệ và cải tạo môi trường tự nhiên: trường chính là sự sống. Vậy có những biện pháp nào để khắc phục sự suy thoái, sự ô nhiễm của môi trường. - Hạn chế phát triển dân số. - Kể tên một số biện pháp chính mà con - Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài người thực hiện? nguyên. - Bảo vệ các loài sinh vật. - Phục hồi và trồng rừng mới. - Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất - thải gây ô nhiễm. Trang 17
  8. Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS - Tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao. Bản thân còn là học sinh thì các em có thể làm những việc gì để bảo vệ môi trường? 4/ Củng cố: Đã củng cố từng phần nội dung hoạt động 5/ Dặn dò: - Ghi lại nội dung bài học vào vở. - Mỗi nhóm hoàn thành bảng 53.2 trang 160 SGK. - Chuẩn bị bài 54: Mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung trong phần “ Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm”. Tìm hình ảnh trên internet, nội dung trong SGK và thiết kế file powerpoint. 6/ Rút kinh nghiệm Trang 18
  9. Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS CHUYỆN LẠ Một người đàn ông Peru đã gây bất ngờ cho nhiều quan khách khi tổ chức đám cưới với cô dâu “cây”. Người đàn ông kỳ quặc này là Richard Torres, một nhà hoạt động vì môi trường. Anh chàng tổ chức lễ cưới ngay tại Vườn quốc gia Peru với sự tham gia đông đảo là bạn bè thân thiết cùng hoạt động trong ngành ở Colombia, Bogota, Peru. Trong lễ cưới, Torres diện một bộ đồ màu trắng, và “cô dâu” của anh cũng được khoác một tấm voan trắng dài. Ngay tại lễ cưới, tân lang Torres không ngại ngần trao cho “tân nương” một nụ hôn vô cùng ngọt ngào. Chia sẻ về lễ cưới kỳ quái có một không hai này, Torres cho biết anh muốn truyền tải thông điệp bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái tới mỗi công dân Mỹ Latinh. Đồng thời, anh chàng cũng kêu gọi phiến quân Colombia hãy ngừng kích động chiến tranh mà thay vào đó là tập trung bảo vệ nguồn cây xanh phong phú của đất nước. Với mục đích cao cả, Torres nhận được nhiều lời tán dương của đông đảo người dân trên cả nước. Ông cho biết việc tổ chức lễ cưới với cô dâu cây nhằm tuyên truyền hoạt động bảo vệ môi trường. Trang 19
  10. Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học 9 - THCS 4. Kết quả dạy thực nghiệm năm học 2014 – 2015 Tôi đã dạy thực nghiệm lồng ghép giáo dục môi trường trong các bài giảng trên lớp môn Sinh học 9 thì nhận thức của học sinh về môi trường đúng đắn hơn. Tỉ lệ học sinh nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường về tất cả các nội dung được nâng cao rõ rệt khi khảo sát 90 học sinh lớp 9. Nhận thức của học sinh về các vấn đề cần bảo vệ môi trường như: Bụi, tiếng ồn, rác thải, thuốc bảo vệ thực vật đạt từ 90% trở lên. (không cần thì bỏ phần này em nha) PHẦN III: KẾT LUẬN Trên đây là nội dung cũng như giải pháp thực hiện chuyên đề của nhóm Sinh. Và chuyên đề này đã áp dụng dạy thí nghiệm cho học sinh khối 9 năm học 2014 – 2015 và đã đạt chất lượng học tập như trên. Trong quá trình viết chuyên đề cũng như lên chuyên đề không tránh khỏi sự thiếu sót, mong các thầy cô, BGH, tổ chuyên môn tham dự, tham gia đánh giá, góp ý chân thành để chuyên đề này được hoàn thiện hơn để nhóm chúng tôi áp dụng chuyên đề này trong việc dạy học đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn. Xin cảm ơn! Trang 20