SKKN Một hướng đọc - hiểu văn bản Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) của Lí Công Uẩn (Ngữ văn 8, tập hai)

pdf 32 trang binhlieuqn2 07/03/2022 7313
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một hướng đọc - hiểu văn bản Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) của Lí Công Uẩn (Ngữ văn 8, tập hai)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_huong_doc_hieu_van_ban_chieu_doi_do_thien_do_chieu.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một hướng đọc - hiểu văn bản Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) của Lí Công Uẩn (Ngữ văn 8, tập hai)

  1. - Giáo viên: Thật vậy, lịch sử đã chứng minh hai triều đại Đinh, Lê không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn. Chúng ta biết rằng, Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn mười hai sứ quân, lên ngôi hoàng đế vào năm 968 thì đến năm 979 vua bị ám hại, vương triều chỉ tồn tại đúng 11 năm. Còn triều Lê đánh dấu từ năm 931 khi Lê Hoàn lên ngôi cho đến năm 1005, Lê Đại Hành băng hà các thế lực, hoàng đế tranh chấp tổn hại cả người và của tính ra chỉ được 14 năm. So với triều Lí, được tính từ 1010 cho đến 1225 là tròn 215 năm thì những câu văn của tác giả Lí Công Uẩn không quả không có gì phải bàn cãi. THẢO LUẬN TỪNG ĐÔI: - Tuy nhiên, chúng ta với con - Khách quan mà nói thì hai triều đại mắt khách quan nhìn về lịch sử thì Đinh, Lê chưa thể dời đô là do tình hình, thế có thể thông cảm cho hai triều đại và lực đất nước lúc bấy giờ chưa đủ mạnh Đinh, Lê ở phương diện nào? vẫn cần đóng ở Hoa Lư để dựa vào thế núi (Gv gợi ý Hs dựa vào chú thích rừng hiểm trở. Đến thời Lí, với sự phát triển số 8 để trả lời câu hỏi này) lớn mạnh của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa, không thể hiện được ý chí độc lập tự cường của dân tộc. - Như vậy để thuyết phục thần = > Một vị vua không chỉ thông minh, dân cần phải dời đô, tác giả Lí hiểu biết mà còn sáng suốt, có cái nhìn sâu Công Uẩn đã lấy xưa nói nay, lấy rộng hợp thời thế, tính cách rõ ràng, hết lòng nay đối chứng với nay; dựa vào vì dân vì nước, với khát vọng, mong muốn những tính toán lịch sử cụ thể và có thay đổi đất nước, phát triển đất nước độc thái độ ngợi ca trước những việc lập, thống nhất làm đúng đắn đồng thời lên án gay gắt và vô cùng đau xót trước những hành động sai lầm làm tổn hại đến đất nước. Điều này cho ta thấy thêm những gì về con người tác giả? - Học sinh đọc đoạn còn lại - Sau khi thuyết phục thần dân bằng những lí lẽ và dẫn chứng mang tính lịch sử để thấy được sự cần thiết phải dời đô nhà vua đưa ra luận điểm thứ hai, đó là: 20
  2. 2. Thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất: - Để làm rõ luận điểm này, tác * Hai luận cứ: giả Lí Công Uẩn đã nêu những luận - Luận cứ thứ nhất: Thành Đại La đã cứ nào? từng là kinh đô. - Luận cứ thứ hai: Đại La có những lợi thế để trở thành kinh đô bậc nhất. - Những câu văn nào nói lên lợi thế của mảnh đất Đại La? Ở vào nơi trung tâm trời đất phong ( Gv cho Hs đọc) phú tốt tươi. - Nghe bạn đọc, các em nhận thấy những câu văn trên về nhịp - Nhịp văn đều đặn, nhịp nhàng, cấu tạo điệu và cấu tạo có gì đặc biệt? cân đối, có sự đối xứng giữa các hình ảnh, từ - Gv: đây là những câu văn ngữ, thanh điệu biền ngẫu (biền = hai con ngựa sóng đôi, ngẫu = chẵn cặp). Về nhà các em hãy tìm thêm những câu văn biền ngẫu tương tự. - Qua những câu văn ấy, em thấy tác giả đã đánh giá mảnh đất - Đánh giá mảnh đất Đại La qua các Đại La từ những phương diện nào? phương diện: Lịch sử, Địa lí, Phong thủy Nhận xét? -> toàn diện trên mọi mặt - Gv (chỉ vào bản đồ) Nhìn vào bản đồ học sinh cũng dễ dàng nhận ra lợi thế của thành Đại La - Sau khi nhìn nhận về lịch sử, vị trí địa lí, dân cư tác giả đã đưa - Trên cơ sở những lợi thế, tác giả đã ra những kết luận như thế nào về đưa ra những kết luận về mảnh đất Đại La: mảnh đất Đại La? + là thắng địa - Gv: Có kết luận đã có ở hiện + là chốn tụ hội trọng yếu tại ( là thắng địa) nhưng có kết luận mang tính tiên đoán, chúng ta + là nơi kinh đô bậc nhất hãy để lịch sử lên tiếng cho tính đúng đắn của những tiên đoán ấy. 21
  3. - Sự tiên đoán này có thành sự - Lịch sử đã trả lời cho những tiên đoán thực, hãy nhìn về những trang sử của Lí Công Uẩn: Đấy là năm Thuận Thiên của triều đại nhà Lí và Hà Nội ngày thứ nhất, mảnh đất Đại La được chọn làm nay để trả lời câu hỏi đó? kinh đô, khởi đầu cho sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí, một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nền văn hiến của nước nhà. (Sau khi học sinh trả lời,Gv kết Đây là triều đại hưng thịnh ghi những chiến hợp đồng thời cả thao tác mở rộng công và thành tựu kiến trúc nổi tiếng, những và thao tác trình chiếu về những thành tựu quan trọng về văn hóa Phật giáo thành tựu nổi tiếng thời Lí và những cho dân tộc. Ngày nay, Hà Nội, thủ đô của hình ảnh về Hà Nội ngày nay để bổ nước Việt Nam, trung tâm văn hóa, chính sung kiến thức cũng như thay đổi trị, kinh tế của cả nước. Điều này càng không khí lớp học) khẳng định tài trí hơn người và tầm nhìn xa trông rộng của vị vua anh minh triều Lí - Lí Công Uẩn. - Đến đây, ta có thể khẳng định = > Một con người có tầm nhìn xa trông rộng, toàn diện; có khả năng phán những phẩm chất nào của con người Lí Công Uẩn? đoán chính xác. (Hs đọc phần cuối văn bản Chiếu dời đô - > Gv đọc phần cuối một số bài chiếu khác như: Chiếu miễn thuế của Lí Thái Tông, Chiếu nhường ngôi của Lí Chiêu Hoàng hoặc Chiếu để lại lúc lâm chung của Lí Nhân Tông) - Các em vừa lắng nghe phần * Phần cuối: kết của một số bản chiếu, ai có thể nhận ra những nét khác biệt và sáng + Câu 1: khẳng định ý chí dời đô. tạo của bản Chiếu dời đô so với các + Câu 2: hỏi ý kiến thần dân bản chiếu khác? Thông thường phần kết bài chiếu là để ban bố và truyền lệnh buộc thần dân thực hiện nhưng ở bản Chiếu dời đô thì chúng ta còn nhận thấy nét đặc sắc riêng : ngôn ngữ đối thoại, tâm tình, mang tính biểu cảm cao. 22
  4. - Điều này có ý nghĩa gì đối => Tạo không khí tâm tình cởi mở, tăng với tính thuyết phục của bản chiếu tính thuyết phục cho bài chiếu; ý kiến riêng và có thể thêm nhận định nào về của nhà vua trở thành ý nguyện chung của con người Lí Công Uẩn? toàn dân trăm họ. Khẳng định thêm ý chí mãnh liệt, tính cách quyết đoán nhưng dân chủ tôn trọng quần thần và muôn dân. - Văn bản Chiếu dời đô, con - Rèn luyện những kĩ năng sống, kĩ người tác giả Lí Công Uẩn và tài năng văn học cho bản thân : Hiểu thêm về năng nghị luận của ông tác động triều đại nhà Lí (một thời đại với những khát như thế nào đến nhận thức cũng như vọng độc lập thống nhất, ý thức tự cường hành động của em? cao, một thời đại hưng thịnh và phát triển) Bản thân thêm tự hào, thêm yêu mến quê hương đất nước và những trang sử vẻ vang của dân tộc. Cảm phục trước nhân cách và trí tuệ cao đẹp của Lí Công Uẩn; có ý thức bồi dưỡng tâm hồn và nâng cao trí tuệ; học tập cách viết văn nghị luận, cách xây dựng luận điểm, luận cứ cũng như khả năng lập luận sắc sảo, đặc biệt, biết kết hợp yếu tố biểu cảm trong bài nghị luận của mình. - Trong thời khắc lịch sử các - Kỉ niệm Thăng Long - Hà Nội tròn em đang sống, cả nước ta đang 1000 năm tuổi. hướng tới kỉ niệm ngày lễ nào gắn liền với những biến cố trọng đại của lịch sử dân tộc mà Lí Công Uẩn đã có công tạo dựng nên? - Hôm nay, cô và các em đứng - Mỗi chúng ta tự nhắc nhở bản thân đây, chúng ta đã cùng nhau đi tìm hãy góp một phần nhỏ bé của mình để hình ảnh rồng thiêng bay lên ngày ấy mãi sáng vẻ đẹp của áng văn nghị luận này và ngời. cũng là để nhắc nhở lòng mình những gì trước sự kiện trọng đại ấy? 23
  5. Hoạt động 4: III. TỔNG KẾT (Gv cho hs khái quát) 1. Nghệ thuật: - Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, thuyết phục. - Kết hợp hài hòa giữa lí và tình. - Câu văn xuôi xen câu văn biền ngẫu. 2. Nội dung: Phản ánh khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất ;ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà phát triển lớn mạnh đồng thời thể hiện hình tượng Lí Công Uẩn một vị vua thông minh, hiểu biết, có khát vọng, ý chí mãnh liệt, tính cách quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng, tôn trọng và hết lòng vì thần dân, có niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc. 3. Khái quát cách đọc - hiểu văn bản nghị luận trung đại nói chung, văn bản chiếu nói riêng? Cách đọc-hiểu: - Nắm được các yếu tố ngoài văn bản (chú ý hoàn cảnh ra đời thường gắn liền với sự kiện trọng đại và những nét cơ bản có tính chất lớn lao từ con người tác giả) để soi chiếu vào nội dung làm rõ thêm những giá trị của văn bản - Cần đọc - hiểu văn bản trên cơ sở những đặc trưng thể loại. - Phải làm nổi bật được hình tượng tác giả đằng sau mỗi văn bản. - Trả văn bản về với thời điểm mà nó ra đời và thời đại mà chúng ta đang sống và rèn luyện một số kĩ năng cho bản thân. Hoạt động 5: IV. LUYỆN TẬP 1. (Gv hướng dẫn làm bài tập trong SGK. Trang 52 -> Hs làm vào giấy -> Gv thu về nhà để kiểm tra tính thực tiễn của đề tài) * Gợi ý: - Cách nêu luận cứ như thế nào? - Cách sắp xếp luận điểm ra sao? Thử đổi vị trí hai luận điểm hay nội dung ba phần xem tính thuyết phục có thay đổi không? - Có kết nào chặt chẽ hơn, lập luận nào thuyết phục nào thuyết phục hơn? 2. Trò chơi ô chữ (Nếu không còn thời gian giáo viên cho học sinh thực hiện ở nhà hoặc trong buổi phụ khóa) 24
  6. Ô CHỮ 0 * Luật chơi: - Chia lớp thành hai đội chơi. thời gian tối đa cho mỗi câu trả lời là 10 giây, mỗi câu đúng được 5 điểm.(đội 1: câu 1, 3, 5, 7; đội 2: câu 2, 4, 6, 8, 10; hàng dọc: Bất cứ đội nào khi phát hiện ra đều được nhân đôi số điểm hiện có) - Các đội lần lượt chọn từng ô chữ để trả lời. Nếu một đội không trả lời được thì đội còn lại trả lời. Đội thắng là đội có tổng số điểm cuối cùng cao nhất. * Nội dung ô chữ: Câu1: (Từ hàng ngang số 1, có 6 chữ cái) Trong bản Chiếu dời đô tác giả Lí Công Uẩn đã viện dẫn lịch sử triều đại nào ở Trung Quốc đã ba lần dời đô? (NHÀ CHU) Câu 2: (Từ hàng ngang số 2, có 8 chữ cái) Phương thức biểu đạt chính sử dụng trong văn bản Chiếu dời đô của tác giả Lí Công Uẩn? (NGHỊ LUẬN) Câu 3: (Từ hàng ngang số 3, có 7 chữ cái) 25
  7. Sau khi lên ngôi Lí Công Uẩn đã lấy tên nước ta là gì? (ĐẠI VIỆT) Câu 4: (Từ hàng ngang số 4, có 12 chữ cái) Nhan đề nguyên âm tiếng Hán của bản Chiếu dời dô? (THIÊN ĐÔ CHIẾU) Câu 5: (Từ hàng ngang số 5, có 8 chữ cái) Năm Lí Công Uẩn viết bản Chiếu dời đô? (CANH TUẤT) Câu 6: (Từ hàng ngang số 6, có 5 chữ cái) Bản Chiếu dời đô bàn về công việc gì? (DỜI ĐÔ) Câu 7: (Từ hàng ngang số 7, có 11 chữ cái) Lí Công Uẩn đã đánh giá về mảnh đất Đại La là chỗ đất có phong cảnh đẹp và địa thế đẹp bằng cụm từ gì? (NƠI THẮNG ĐỊA) Câu 8: (Từ hàng ngang số 8, có 7 chữ cái) Một trong hai triều đại mà Lí Công Uẩn đã chỉ ra trong bản Chiếu dời đô đã không dời đô để lại hậu quả khôn lường? (NHÀ ĐINH) Câu 9: (Từ hàng ngang số 9, có 10 chữ cái) Lí Công Uẩn đã chọn mảnh đất nào làm kinh đô? (THÀNH ĐẠI LA) Câu 10: Tác giả của bản Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) là ai? (LÍ CÔNG UẨN) Từ hàng dọc: CHIẾU DỜI ĐÔ * Kết quả ô chữ: N H À C H U N G H Ị L U Ậ N Đ Ạ I V I Ệ T T H I Ê N Đ Ô C H I Ế U C A N H T U Ấ T D Ờ I Đ Ô N Ơ I T H Ắ N G Đ Ị A N H À Đ I N H T H À N H Đ Ạ I L A 26
  8. L Í C Ô N G U Ẩ N 0 Hoạt động 6: V. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Gv chiếu lại sơ đồ hệ thống luận điểm (trang 11 của bản sáng kiến) và hệ thống lại kiến thức cơ bản. - Bài tập về nhà: + Đề luyện nói: Hãy sử dụng kĩ năng luyện nói trình bày trước lớp những nhận xét của em về trình tự lập luận của bản Chiếu dời đô. + Đề luyện viết: Cảm nhận của em về văn bản Chiếu dời đô(Thiên đô chiếu) - Hướng dẫn tiết học sau. 27
  9. Phần III. KẾT LUẬN 1. Quá trình triển khai và kiểm chứng kết quả sáng kiến kinh nghiệm: Bản thân tôi may mắn được tiếp xúc, học tập phương pháp dạy học mới ở trường sư phạm. Ngay từ những năm đầu công tác, tôi cũng được phân công dạy những khối lớp thực hiện chương trình thay sách giáo khoa Ngữ văn và sử dụng phương pháp dạy học mới. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tôi đã thực sự cảm nhận được những mặt mạnh của phương pháp dạy học này và ứng dụng khá thành công trong việc tổ chức đọc - hiểu văn bản. Một số tiết dạy của tôi đạt được kết quả đáng khích lệ cả nội dung và phương pháp lên lớp lẫn kết quả đạt được của học sinh sau giờ dạy. Trong kì thi giáo viên dạy giỏi Tỉnh bậc THCS chu kì 2009 - 2012, tôi đạt số điểm tương đối cao. Điển hình là tiết 90: Văn bản: Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) đã được đồng nghiệp đồng tình áp dụng rộng rãi, ủng hộ và khen ngợi. Những thành công ấy tuy chưa thật lớn nhưng cũng là nguồn động viên để tôi mạnh dạn viết bản sáng kiến này. Để kiểm tra tính thực tiễn của đề tài, tôi đã tìm hiểu sự tiếp nhận của học sinh qua câu hỏi ở phần luyện tập – SGK, trang 52: Chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục? Kết quả thu được như sau: Áp dụng SKKN Chưa áp dụng SKKN Năm học 2008 - 2009 Năm học 2009 - 2010 Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Sĩ số 38 SL Sĩ số 35 SL Sĩ số 35 SL % % % Giỏi 5 13.2 Giỏi 7 20.0 Giỏi 11 31.4 Khá 10 26.3 Khá 12 34.3 Khá 16 45.7 Trung bình 17 44.7 Trung bình 13 37.1 Trung bình 7 20.0 Yếu 6 15.8 Yếu 3 8.6 Yếu 1 2.9 Với việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi nhận thấy: Nếu giáo viên thực sự đầu tư, trăn trở cho từng tiết dạy thì học sinh sẽ yêu thích tiết học, hiểu bài và kết quả dạy học sẽ khả quan hơn. 28
  10. 2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển khai SKKN. Đọc - hiểu văn bản là một kiểu bài dạy quan trọng, có những đặc trưng riêng. Với kiểu bài này tôi rút ra được những kinh nghiệm sau đây: 2.1. Với giáo viên: * Chuẩn bị trước khi lên lớp: - Soạn bài, chuẩn bị bài chu đáo, chủ động về kiến thức. - Có thể sử dụng máy chiếu hoặc sử dụng bảng phụ, tranh ảnh đều được miễn là khoa học, và cách sử dụng hợp lý, không rườm rà, không cắt ngang mạch giảng. - Giáo viên phải giao bài cho học sinh chuẩn bị trước. (Rất nhiều giáo viên xem nhẹ thao tác này nhưng thực chất đây là thao tác cực kỳ quan trọng. Bản thân tôi thường yêu cầu các em chuẩn bị trước thông qua quá trình tự tìm hiểu kiến thức. Sau khi nghe giảng, nếu tự trả lời lại được một cách nhanh chóng và đạt kết quả tốt chứng tỏ bản thân đã lĩnh hội được yêu cầu tiết học). * Kiến thức cơ bản: - Những kiến thức lí luận về văn bản nghị luận trung đại để khai thác văn bản dưới góc độ đặc trưng thể loại, tránh suy diễn vô căn cứ. - Những kiến thức của chính bài giảng để có thể chủ động dẫn dắt và ứng biến trong mọi tình huống sư phạm có thể xảy ra. Điều này với những giáo viên trẻ lại đặc biệt quan trọng, bởi chúng ta không thật nhiều kinh nghiệm giảng dạy, chúng ta phải bù lại bằng chính sự chuẩn bị kiến thức một cách kĩ càng. - Những kiến thức liên quan tới văn bản để có thể liên hệ, mở rộng (đặc biệt, kiến thức Địa lí và Lịch sử) * Phương pháp chủ yếu: - Cần hiểu đúng tinh thần đổi mới, đổi mới không có nghĩa là phải làm khác đi những gì đã có. Trên cơ sở nền tảng truyền thống để tìm những phương pháp mới để có thể phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo không ngừng của người học. - Giáo viên phải có khả năng tổ chức quản lý lớp học, đặc biệt là trong quá trình thảo luận: + Tùy từng nội dung thảo luận, không khí lớp học mà chọn các hình thức thảo luận thích hợp, vừa phù hợp lại vừa sinh động (Ví dụ: Nhóm theo chỗ ngồi - nhóm lớn, nhỏ, hai người; nhóm ngẫu nhiên; nhóm tình bạn ) + Nêu tất cả yêu cầu trước khi thảo luận (tổ chức, thời gian, ) + Phải xác định cho các em thấy rằng: Một ý nghĩa quan trọng của thảo luận là tạo điều kiện để giúp đỡ, tương trợ, học hỏi lẫn nhau. 29
  11. + Khuyến khích học sinh bằng cách: sẽ ưu tiên nhóm có nhiều bạn giơ tay, ưu tiên những bạn mạnh dạn đại diện nhóm, ưu tiên các em trước đây rụt rè, ít phát biểu và những lời động viên khích lệ hạn chế khen ngợi cũng như chê bai một cách thái quá. + Giáo viên phải huy động đội ngũ cán bộ lớp một cách tối đa trong quá trình thảo luận. - Trước một tình huống sư pham xảy ra thì ổn định tổ chức lớp học là thao tác đầu tiên và quan trọng nhất. - Có cách đặt câu hỏi: khoa học, khéo léo và hợp lí và mang màu sắc văn chương. Trong một đơn vị kiến thức phải có nhiều dạng câu hỏi nhiều mức độ, dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp cho từng đối tượng nhất định; có câu hỏi tái hiện, có câu hỏi phát huy khả năng tư duy sáng tạo, có câu hỏi để các em tự tìm hiểu, có câu hỏi rèn luyện kĩ năng sống và dẫn dắt làm sao thu hút được các em khiến các em có mong muốn tìm tòi, khám phá. * Một số vấn đề cần trăn trở và cách chọn lựa: - Chọn những những nội dung điển hình, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đặc biệt, với thao tác bình cũng là cả một sự trăn trở: bình khi nào, bình như thế nào và bình để hướng đến điều gì? Bình nhiều quá cũng không nên mà ít quá thì không tạo được điểm nhấn và năng lực người dạy cũng khó có thể bộc lộ. Mà thao tác bình cũng là cơ hội quan trọng để tạo chất văn cho giờ dạy (Điều này rất cần thiết bởi đây là một tiết đọc - hiểu văn bản văn học và sẽ góp phần giảm bớt tính chất khô khan của thể chiếu). - Đọc - hiểu một văn bản là một quá trình mà ở đó các phần các khâu đều cần thiết, chúng ta không nên bỏ qua bất cứ hoạt động nào, vấn đề chỉ là điều tiết thời gian và thời lượng sao cho thật phù hợp. - Không quá phụ thuộc sách tham khảo kể cả sách giáo khoa, người dạy phải sáng tạo, trăn trở thật sự tìm hướng đi mới, phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Cần có sự mở rộng, liên hệ, nâng cao nhưng bám sát chủ đề, không biến những kiến thức đơn giản trở nên phức tạp, rắc rối, khó hiểu một cách không cần thiết hoặc không lượng sức người học mà thực hiện. Sáng kiến khi áp dụng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng học sinh, không khí lớp học, các tình huống sư phạm, ngôn từ, cách dẫn dắt, gợi ý câu hỏi kết hợp những yếu tố phi ngôn ngữ (ánh mắt, cử chỉ, ngữ điệu ) mà trong khuôn khổ đề tài không cho phép tôi được trình bày .Chủ yếu tôi thể hiện hướng đi của mình và lược bớt những vấn đề nghiêng về năng lực của mỗi cá nhân (lược một số lời bình, các câu hỏi cũng được tinh lược, cắt bớt những từ ngữ chuyển tiếp, những câu hỏi gợi ý ) Chính vì vậy, rất cần sự linh động và sáng tạo, vừa khoa học vừa nghệ thuật mang cả tài năng và bản lĩnh nghề nghiệp khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 30
  12. 2.2. Đối với học sinh: - Chuẩn bị bài kĩ càng, đầy đủ. (Đặc biệt là phải đọc thật kĩ văn bản ở nhà.) - Làm quen với các hình thức học tập từ trước. - Có ý thức tìm hiểu, mở rộng kiến thức liên quan đến bài học. - Tạo cho bản thân những kiến thức nền tảng nhất định và có ý thức bồi dưỡng niềm yêu thích đối với văn học để có cơ sở tiếp nhận tốt nhất. - Ý thức được vai trò của việc rèn luyện kĩ năng sống vô cùng quan trọng. Thực chất, đây là hoạt động không mới nhưng vì trước đây chúng ta chưa thật chú trọng nên các em còn cảm thấy bỡ ngỡ. Nhưng nhờ những hoạt động giáo dục gần đây mà các em đã hiểu hơn phần nào. Đặc biệt, trong cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực hiện nay cho thấy việc hình thành kĩ năng sống cho học sinh ngày càng quan trọng và bộ môn Ngữ văn đóng góp một phần không nhỏ. Nhưng để những điều này không thành lí thuyết suông thì những kĩ năng này phải được các em tự rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày. - Cũng như hoạt động rèn luyện kĩ năng sống, việc học phương pháp học cũng không phải quá mới mẻ nhưng để hoạt động này có hiệu quả thì mưa dầm thấm lâu, các em cần có ý thức rèn luyện trong cả quá trình học tập của mình. Tóm lại, tất cả đều là những kỹ năng, hình thức học kể trên giáo viên phải tự rèn luyện cho bản thân cũng như cho học sinh làm quen dần dần trong các tiết học. Có thể nói rằng, kết quả thu được từ những lời góp ý, khích lệ của đồng nghiệp đến những tiết dự giờ và các con số cụ thể từ bài kiểm tra của các em là nguồn động viên cho bản thân tôi mạnh dạn tìm tòi phương pháp giảng dạy mới, mạnh dạn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, trao đổi một hướng đọc - hiểu văn bản Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) trong chương trình Ngữ văn 8. Sáng kiến kinh nghiệm chỉ là một trong nhiều hướng tiếp cận văn bản, rất mong nhận được những góp ý, trao đổi để bản thân được hoàn thiện hơn. Hy vọng bản sáng kiến kinh nghiệm này sẽ là những gợi ý, đem lại sự hứng khởi, quan tâm của thầy cô và các bạn đồng nghiệp! Xin chân thành cảm ơn! Diễn Châu, ngày 18 tháng 5 năm 2010 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Loan 31
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Đình Chung (2009), Dạy học vản bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đat, Nxb Giáo duc. 2. Nguyễn Đăng Điệp - Đỗ Việt Hùng – Vũ Băng Tú (2009), Ngữ văn 8 nâng cao, Nxb Giáo dục. 3. Nguyễn Văn Đường (Chủ biên, 2004), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8, Tập 2, Nxb Hà Nôị. 4. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên, 2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 5. Nguyễn Thị Mai Hoa – Đinh Chí Sáng (2008), Một số kiến thức - kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 8, Nxb Giáo dục. 6. Nguyễn Trọng Hoàn (2009), Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 8, Nxb Giáo dục. 7. Nguyễn Thúy Hồng - Nguyễn Quang Ninh (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn THCS, Nxb Giáo dục. 8. Phương Lựu (Chủ biên, 1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục. 9. Đoàn Kim Nhung (2006), Phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và tích cực, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 10. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên, 2004), Sách giáo khoa Ngữ văn 8, Tập 2, Nxb Giáo dục. 11. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên, 2004), Sách giáo viên Ngữ văn 8, Tập 2, Nxb Giáo dục. 12. Phạm Tuấn Vũ (2007), Văn học trung đại Việt Nam trong nhà trường, Nxb Giáo dục. 32