Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận chứng minh cho học sinh Lớp 8

doc 18 trang thulinhhd34 5685
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận chứng minh cho học sinh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_xay_dung_doan_van_ng.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận chứng minh cho học sinh Lớp 8

  1. * Luyện tập đưa và phân tích dẫn chứng Việc sắp xếp dẫn chứng rất quan trọng trong văn chứng minh. Đưa dẫn chứng nào trước, để dẫn chứng nào sau là một kỹ năng để bài viết mạch lạc, khoa học và nhiều khi còn thể hiện sắc thái tình cảm. Bài tập : So sánh hai đoạn văn 1. Tiếng hát ngợi ca tình cảm vợ chồng trong ca dao cũng ngọt ngào, tha thiết biết bao. Cuộc sống cơ cực, bần hàn đến nỗi họ phải dùng những thứ mà người khác bỏ đi, thế mà bằng cử chỉ âu yếm, chăm sóc cho nhau, những thứ đó trong bữa cơm đạm bạc của họ trở nên tuyệt ngon với niềm vui hạnh phúc: “Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.” Dù trong nghèo túng họ vẫn thương yêu, thuỷ chung với nhau: “Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người.” Đó là sự thuỷ chung, son sắt, chia sẻ vất vả trong lao động cực nhọc, kiếm sống gian nan, nhưng họ vẫn hát lên tiếng ca đầy ân nghĩa: “Rủ nhau lên núi đốt than Chồng mang đòn gánh vợ mang quang giành Củi than nhem nhuốc với tình Ghi lời vàng đá xin mình chớ quên.” 2. Tiếng hát ngợi ca tình cảm vợ chồng trong ca dao cũng tha thiết ngọt ngào biết bao. Đó là sự thuỷ chung chia sẻ vất vả trong lao động cực nhọc kiếm sống gian nan nhưng họ vẫn hát lên tiếng ca ân nghĩa: “Rủ nhau lên núi đốt than Chồng mang đòn gánh vợ mang quang giành Củi than nhem nhuốc với tình Ghi lời vàng đá xin mình chớ quên.” Và dù trong nghèo túng, họ vẫn yêu thương thuỷ chung với nhau: “Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người.” Cuộc sống cơ cực, bần hàn đến nỗi họ phải dùng những thứ mà người ta bỏ đi, bằng cử chỉ âu yếm, chăm sóc cho nhau, những thứ đó trong bữa cơm trở nên tuyệt ngon với niềm vui hạnh phúc: “Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.” Hướng dẫn: Đoạn 1: Dẫn chứng sắp xếp như vậy sẽ có cảm giác trình bày lộn xộn, làm nhạt đi cảm xúc của người viết. 8
  2. Đoạn 2: Dẫn chứng được sắp xếp theo thứ tự tăng dần (tình cảm vợ chồng thuỷ chung, ấm áp trong lao động cực nhọc - nghèo túng - bần hàn cơ cực). * Luyện tập cách diễn đạt, trình bày. Giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy: nếu không có đoạn phân tích thì người đọc không thể hiểu được tại sao người viết lại dùng dẫn chứng này cho lập luận ấy. Để viết hay, hấp dẫn, người viết phải biết trình bày linh hoạt giữa hai yếu tố: dẫn chứng và phân tích. Bài tập : Giáo viên đưa ra tình huống - Học sinh thảo luận Có người nói: "Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong". Ví dụ sau khi nêu luận điểm "Tiếng Việt ta giàu đẹp", chỉ cần dẫn ra câu ca dao : Trong đầm gì đẹp bằng sen. Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Theo em, nói như vậy có đúng không? Để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần phải có thể điều gì? Có cần chú ý tới chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không? Chúng cần phải như thế nào thì đạt yêu cầu? Hướng dẫn: Giáo viên lưu ý cho học sinh thấy là qua câu trả lời, người nói tỏ ra không hiểu về cách làm văn lập luận chứng minh. Chứng minh trong văn nghị luận đòi hỏi phải phân tích, diễn giải sao cho dẫn chứng "nói lên" điều mình muốn chứng minh. Điều cần lưu ý nữa là dẫn chứng phải tiêu biểu. Câu ca dao trên làm theo thể lục bát, tiêu biểu cho Tiếng việt đẹp về thanh điệu, vần nhịp nhưng phải diễn giải thì điều cần chứng minh ở đó mới có sức thuyết phục. * Luyện tập liên kết đoạn: Đoạn văn không tồn tại độc lập, riêng biệt mà là một bộ phận của bài văn, khi viết đoạn, phải xác định xem đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào của bài văn, có thế mới tạo được sự liên kết, liền mạch của bài viết. Bài tập 1: Tìm hiểu cách liên kết đoạn của hai đoạn văn trong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta". “Lịch sử ta đã có những cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cùng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc " Hướng dẫn: 9
  3. Hai đoạn văn cùng hướng về nội dung: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. + Đoạn 1: Tinh thần yêu nước của nhân dân trong quá khứ. + Đoạn 2: Tinh thần yêu nước của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Hai đoạn văn liên kết liền mạch không chỉ bằng nôi dung của các câu văn mà tác giả còn sử dụng câu chuyển ý rất tự nhiên: "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước". Không chỉ có tác dụng liên kết mà còn diễn tả được lịch sử dân tộc anh hùng mang truyền thống yêu nước từ ngàn xưa được nối tiếp trong dòng chảy của thời gian, trong mạch nguồn sức sống của dân tộc. Có nhiều cách liên kết đoạn (liên kết nội dung, liên kết hình thức ) + Các câu viết trên là liên kết nội dung. + Có thể dùng những quan hệ từ, những phụ từ để liên kết. Bài tập 2: Hãy viết hai đoạn văn chứng minh trình bày hai ý sau: 1. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có. 2. Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Ngoài những kỹ năng viết đoạn văn đã được rèn luyện nhiều, bài tập này chú ý kỹ năng liên kết đoạn. Với hai đoạn văn này, học sinh có thể dùng những câu liên kết đoạn như sau: + Văn chương không những gây ra cho ta những tình cảm mà ta không có mà còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. + Không chỉ đem đến cho ta những tình cảm ta không có mà văn chương còn làm cho những tình cảm ta sẵn có trở nên sâu sắc và thiết tha hơn * Luyện viết đoạn kết bài. Trong thực tế, tôi nhận thấy học sinh rất ít chú ý đến đoạn kết bài, chỉ tóm lược nội dung của bài hay liên hệ đôi câu công thức là xong. Đó là một thói quen xấu, làm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng bài viết. Vì thế, giáo viên cũng cần dành thời gian thích đáng để học sinh được luyện viết đoạn văn kết bài. * Kết bài phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Phần kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần trên. + Kết bài nêu ra ý kiến khái quát, tổng hợp, đánh giá vấn đề đã trình bày. * Có 4 cách kết bài: + Tóm tắt nội dung đã nêu ở thân bài. + Phát triển: Mở rộng thêm vấn đề đặt ra trong đề bài. + Vận dụng: Nêu phương hướng, bài học áp dụng hay phát huy, khắc phục vấn đề nêu trong bài. + Liên tưởng: Mượn ý kiến tương tự, những ý có giá trị để thay thế cho lời tóm tắt của người làm bài. Yêu cầu của kết bài cũng giống như mở bài, không chỉ đúng mà còn phải hay. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải luyện cho các em viết, phải cho các 10
  4. em ý thức được rằng nếu chưa có một kết bài ưng ý thì chưa bằng lòng vì bài viết chưa hoàn chỉnh. Trong bài ‘‘Cách làm bài văn nghị luận chứng minh’’ có hướng dẫn viết đoạn kết bài tôi đưa ra một số bài tập như sau: Bài tập 1: Nêu nhận xét của em về các đoạn kết bài của đề bài: Chứng minh "Ca dao là tiếng hát về tình cảm gia đình đằm thắm và ngọt ngào". Kết bài 1: Những tình cảm trên chứng tỏ một tình cảm gia đình đằm thắm và ngọt ngào, thể hiện bằng những câu ca dao. Kết bài 2: Tình cảm gia đình gắn bó ngọt ngào, đằm thắm được thể hiện rõ trong ca dao như những lời ca ngọt ngào, đằm thắm nhất. Thể hiện trong cuộc sống hàng ngày những tình cảm trong sáng. Hướng dẫn: Cả 2 kết bài đều chưa đạt yêu cầu, chưa gây được tình cảm ấn tượng, tạo dư âm cho người đọc về bài viết. Kết bài 1: Nhắc lại nội dung của vấn đề chứng minh - diễn đạt vụng về. Kết bài 2: - Lỗi lặp từ, diễn đạt không thoát ý. Bài tập 2: Hãy viết ít nhất hai kết bài cho đề bài sau: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Sau khi đã được giáo viên hướng dẫn, học sinh viết được những đoạn kết bài như sau: 1. Lòng biết ơn "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" - là phẩm chất đạo đức vô cùng cao quý và cần có trong mỗi con người. Nó sẽ trở nên sâu sắc, ý nghĩa khi được thể hiện bằng những việc làm, hành động cụ thể. Ai cũng có lòng biết ơn, có lối sống ân nghĩa, thuỷ chung thì mọi người luôn sống gần nhau hơn, xã hội sẽ là một gia đình chung ấm áp biết bao! (Nguyễn Phương Anh – 8E) 2. Bằng hình ảnh ẩn dụ giản dị, mộc mạc, câu tục ngữ cho ta bài học luân lý sâu sắc. Nó nhắc nhở chúng ta về đạo làm con, đạo thầy trò, nghĩa vụ của người công dân đối với Tổ quốc. Lòng biết ơn phải được khắc sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, phải được gìn giữ bền vững mãi mãi cùng với thời gian. ( Hoàng Khánh Chi - 8E) Có thể nói rằng để viết được một bài văn đúng và hay là rất khó, bởi ngoài việc có kiến thức vững vàng nó còn đòi hỏi người viết phải vận dụng nhiều kĩ năng khác nhau. Nhìn chung các kĩ năng đó các em đã được học nhưng do đặc điểm lứa tuổi, cũng như thời gian thực hành còn hạn chế nên người giáo viên phải có biện pháp giúp các em thành thạo những kĩ năng đó mới mong các em vận dụng tốt được. 7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến 11
  5. Khi áp dụng các giải pháp, biện pháp trên để hướng dẫn học sinh lớp 8 biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh, năm học 2018 – 2019 tôi thấy học sinh có hứng thú học tập và tiến bộ ró rệt. Quan trọng hơn là học sinh đã biết viết được bài văn nghị luận chứng minh đúng và hay. Chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rất nhiều. Và trong năm học này điều đáng chú ý là một số em trước đây không viết được một đoạn văn hoàn chỉnh thì bây giờ cũng dễ dàng viết được đoạn, bài văn đạt yêu cầu. Đề tài này tôi đã nghiên cứu và thực hiện tương đối thành công ở trường THCS Tích Sơn. Tôi nghĩ có thể áp dụng được ở một số trường THCS trong thành phố Vĩnh Yên. 8. Những thông tin bảo mật (nếu có): không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Học sinh nắm được những bước cơ bản của của đoạn văn để viết tốt bài văn. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Khi học sinh có kiến thức và kỹ năng tạo lập văn bản, các em sẽ có được sự tư duy logic trong nói, viết. Các vấn đề về xã hội sẽ được các em trình bày một cách ngắn gọn rõ ràng và có tính thuyết phục cao đối với người đọc, người nghe. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Nắm được cách diễn đạt, và nắm được các bước viết đoạn văn thuyết minh, các em sẽ biết vận dụng, liên hệ thực tế để làm tốt một bài văn nghị luận 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Thực tế qua bài viết số 6 văn nghị luận có yếu tố biểu cảm lớp 8E (2018 - 2019) cho thấy các em nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể là: Kết quả Kết quả khi chưa áp dụng: Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu-kém số SL % SL % SL % SL % 40 0 0 06 15 20 50 14 35 Kết quả khi áp dụng: Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu số SL % SL % SL % SL % 40 2 0.5 8 20 24 60 6 15 12
  6. Sau một thời gian giảng dạy lớp 8E trường THCS Tích Sơn tôi đã kịp thời tìm ra nguyên nhân vì sao bài làm văn nghị luận của các em chưa đạt kết quả chưa cao. Tôi nhanh chóng tìm ra giải pháp của bản thân cá nhân tôi mong rằng chất lượng bài làm của các em từng bước nâng cao dần lên. Học sinh đã có bước chuyển biến đáng kể cụ thể giảm tối đa hoc sinh yếu kém. Trên đây là những định hướng của bản thân về phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn thể loại văn nghị luận chứng minh được rút ra trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên việc vận dụng phương pháp dạy học có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi giáo viên, đối tượng học sinh ở từng địa phương. Vì thế trong quá trình dạy học, mỗi giáo viên cần linh hoạt trong việc thiết kế bài giảng, linh hoạt sử dụng phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, phát huy tối đa khả năng tìm tòi sáng tạo của học sinh trong giờ học, chắc chắn chúng ta sẽ có được những thành công. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân tham gia áp dụng thử, hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu(nếu có): Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT nhân áp dụng sáng kiến 1 Lớp 8E Trường THCS Tích Sơn Áp dụng trong chương trình học chính khóa Tích Sơn, ngày tháng năm 2019 Tích Sơn, ngày 25 tháng 4 .năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Trần Thị Thu Hương 13
  7. 2. Cơ sở thực tiễn Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8E trường THCS Tích Sơn Thành phố Vĩnh Yên năm học: 2018 – 2019. 3. Thực trạng của vấn đề: Trong các phân môn của bộ môn Ngữ văn, Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong quá trình học tập và thi cử. Dạy đọc – hiểu văn bản và tiếng Việt là khó, dạy Tập làm văn cũng có những cái khó riêng. Bởi vì, hơn bất cứ phân môn nào, ở đây giáo viên phải đặc biệt coi trọng chủ thể trò, giữ đúng vai trò người hướng dẫn, điều chỉnh để hoạt động tư duy và kỹ năng thực hành của học sinh đi đúng hướng nhằm tiến tới viết (hoặc nói) được văn bản quy định trong chương trình. Để đảm bảo hiệu quả dạy học giáo viên có nhiều hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh và có không ít những biện pháp thúc đẩy hoạt động tích cực của học sinh. Kết hợp giữa hướng dẫn ôn tập lý thuyết và luyện tập. Từ đó học sinh rút ra phương pháp làm bài tập làm văn, dùng bài tập để luyện kỹ năng cụ thể. Để có thể làm được một bài văn hoàn chỉnh, học sinh cần luyện cách tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, trong đó kỹ năng viết bài là cơ bản nhất. Bởi một bài văn nghị luận chứng minh gồm nhiều đoạn văn, những đoạn văn ấy cùng hướng vào làm sáng tỏ vấn đề cần chứng minh. Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 8 đã thể hiện được yêu cầu tích hợp ba phân môn Văn - Tiếng việt - Tập làm văn, tuy nhiên vẫn phải luôn tạo điều kiện cho việc đảm bảo yêu cầu riêng có tính chất tương đối độc lập của mỗi phân môn. Kiểu bài nghị luận chứng minh là một kiểu bài khó so với văn nghị luận nói riêng và phân môn Tập làm văn nói chung. Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích, đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về Xã hội, về Văn học, về Lịch sử và đặc biệt là kĩ năng trình bày. Vì vậy trong chương trình Ngữ văn 8 dành nhiều tiết học chính khóa để các em học cách xây dựng Đoạn văn, bài văn có sử dụng các phép liên kết. Đoạn văn, bài văn Nghị luận có yếu tố tự sự, có yếu tố Miêu tả, biểu cảm. Phần văn học có 14
  8. nhiều văn bản nghị luận cổ như: Chiếu dời đô, Hịch Tướng sỹ, nước Đại Việt ta, bàn về phép học. Nhiều văn bản văn học nước ngoại cũng được tìm hiểu trong chương trình càng làm cho nhận thức về văn bản nghị luận của các em được hoàn thiện hơn. Nhìn vào chương trình và quá trình thực dạy, tôi nhận thấy chương trình có hướng đổi mới đó là chú ý đến kỹ năng thực hành, luyện kỹ năng cho học sinh để có thể viết được một bài văn chứng minh. Trong thực tế, kỹ năng viết đoạn văn của học sinh còn rất yếu, nhất là văn nghị luận chứng minh đối với các em học sinh lớp 8 - vốn đã quen với những đoạn văn tự sự, miêu tả, biểu cảm. Vì vậy số đông học sinh rất ngại học, không hứng thú học bởi đặc trưng môn khó, khô và trừu tượng. Hơn nữa phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng ở mức độ cao để tạo lập văn bản. Nếu không nắm chắc lý thuyết cơ bản, không có vốn hiểu biết thực tế sâu sắc, không được rèn luyện kĩ năng viết đoạn, viết bài thường xuyên học sinh dễ sinh ra tâm lý lười học, lười suy nghĩ. Cũng vì thế mà học sinh ỷ lại vào sách tham khảo, sách bài văn mẫu rất nhiều. Trong giờ dạy, giáo viên yêu cầu viết đoạn văn là các em rất ngại thậm chí ngại hơn viết cả bài. Vì viết cả bài không được ý nọ còn được ý kia, còn nếu viết đoạn mà không biết cách viết sẽ không thành một đoạn văn chứng minh theo yêu cầu. 4. Nguyên nhân: 4.1. Đối với người dạy: Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau : - Chỉ giúp các em nắm bắt được những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa. - Trong quá trình dạy chỉ dạy tập làm văn ở những tiết học về tập làm văn. - Chưa tận dụng được thời gian ở các phân môn khác để tích hợp với phần tập làm văn. Đặc biệt chưa chú trọng luyện tập và ra bài tập về nhà cho các em để từ đó hình thành kĩ năng viết đoạn văn và làm bài. - Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học. 4.2. Đối với học sinh: - Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, hổng kiến thức nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Ngữ văn. - Nhiều học sinh chưa chú ý đến việc học, ý thức chưa cao, về nhà không làm bài nên khi làm bài thường vụng về, lúng túng khi viết văn. 15
  9. - Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, một số em còn lười học và chưa nắm chắc kiến thức cơ bản, phương pháp học bộ môn chưa khoa học. - Kĩ năng viết đoạn văn chưa tốt, khả năng tư duy sáng tạo còn yếu. - Học sinh còn nhầm lẫn các phương thức đặc trưng của kiểu bài nghị luận. - Một số phụ huynh đi làm ăn xa, ít có thời gian quan tâm kèm cặp con em mình. Gia đình chưa đôn đốc và kèm cặp các em sát sao. Bản thân các em còn chưa ý thức được việc học của mình. - Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập. Với những khó khăn như vậy, mỗi giáo viên dạy Ngữ văn phải tìm biện pháp giúp học sinh nắm được kỹ năng hình thành đoạn văn từ đó làm tốt bài tập làm văn. 16
  10. KẾT LUẬN 1. Kết luận: Văn chứng minh là kiểu bài rất quan trọng của văn nghị luận. Vậy làm thế nào để học sinh có thể làm tốt bài văn nghị luận? Làm thế nào để học sinh diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một vấn đề? Điều đó có thể thực hiện được khi giáo viên biết kết hợp giữa dạy lý thuyết và rèn kỹ năng viết văn chứng minh đúng, hay, có sức thuyết phục. Hướng dẫn học sinh biết cách làm văn nghị luận chứng minh không phải là một nội dung hoàn toàn mới trong chương trình Ngữ Văn THCS. Tuy nhiên để học sinh có được kĩ năng viết văn chứng minh đúng, hay thì cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ, tận tình, kĩ càng của giáo viên bộ môn. Người thầy phải trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản của dạng bài; xác định trọng tâm cần truyền đạt; kết hợp sự phân tích, tạo tình huống hứng thú, từ đó khích lệ được các em chủ động tìm tòi, suy nghĩ và viết bài. Người thầy cần có kế hoạch xây dựng chương trình, cụ thể từ dễ đến khó, khắc sâu kiến thức thành một hệ thống, để học sinh tự ý sáng tạo khi viết bài, tránh áp đặt cho học sinh. Văn nghị luận vốn khô khan, dễ gây chán nản cho học sinh nên người giáo viên phải tạo được cho học sinh sự thoải mái trong tiết học, không nên gò bó, áp đặt học sinh theo sự sắp đặt của mình, mà nên để học sinh tự phát hiện, tự nêu những suy nghĩ của mình. Giáo viên phải định hướng được kiến thức để học sinh không sai lạc vào các vấn đề khác Bên cạnh đó giáo viên khai thác tối đa việc tự học của học sinh, khuyến khích các em tìm tòi thêm các kiến thức văn học bên ngoài chương trình học các đề ở sách nâng cao để các em có được kho tri thức làm văn nghị luận đạt hiệu quả. Học tốt văn nghị luận sẽ giúp học sinh dễ dàng trong việc tiếp thu các kiểu bài ở những lớp trên. 2. Đề xuất, kiến nghị: Với nhà trường, các cấp quản lí giáo dục: + Tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu học hỏi kinh nghiệm các đơn vị trong thành phố, tỉnh về phương pháp dạy học môn Ngữ Văn. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã rút ra khi hướng dẫn học sinh lớp 8 học chuyên đề văn nghị luận chứng minh và luyện tập viết đoạn văn chứng minh. Trong quá trình trình bày bài viết, khó tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi mong muốn nhận được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tích Sơn, ngày tháng năm 2019 Người thực hiện: Trần Thị Thu Hương 17
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu của hội thảo khoa học “ Đổi mới phương pháp dạy học môn Văn - Tiếng Việt, góp phần nâng cao chất lượng giáo viên THCS”. Sách giáo khoa Ngữ văn 6. Sách giáo khoa Ngữ văn 7. Sách giáo khoa Ngữ văn 8. Sách giáo viên Ngữ văn 7. Sách giáo viên Ngữ văn 8. Tài liệu hướng dẫn chương trình Ngữ văn 7. Tài liệu hướng dẫn chương trình Ngữ văn 8. Một số bài viết của học sinh. 18