SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường Mầm non

docx 25 trang binhlieuqn2 07/03/2022 6743
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_long_ghep_giao_duc_ky_nang_song_cho_tr.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường Mầm non

  1. động khám phá tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau: Thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Ở chủ đề gia đình khi dạy trẻ câu truyện “Nhổ củ cải”. Ngoài hệ thống câu hỏi đàm thoại trong câu truyện, Tôi còn đặt thêm một câu hỏi để cho trẻ trải nghiệm như: “Vì sao tất cả mọi thành viên trong gia đình ông già đều phải giúp ông nhổ củ cải?”. Hay qua bài thơ “cảm ơn” các con thấy Sóc con là người như thế nào? Nếu là con thì con có giúp bạn như Sóc không? từ câu hỏi đó tôi sẽ cho trẻ được nói ra suy nghĩ của mình dưới sự gợi ý của cô giáo, về những gì trẻ định làm để giúp bạn. Đó cũng là một cách rất hiệu quả để rèn cho trẻ kỹ năng tư duy cho trẻ. Cũng ở chủ đề gia đình khi tôi dạy trẻ bài thơ “ Chia bánh” Ngoài những hệ thống câu hỏi đàm thoại trong bài thơ, tôi còn đặt thêm một số câu hỏi cho trẻ trải nghiệm như:“ Nếu con là chị con sẽ làm gì cho em của mình?”. Từ câu hỏi đó trẻ cũng sẽ nói lên được suy nghĩ cả mình về cách chăm sóc em, nhường nhịn em. Và ngược lại tôi lại đưa ra một câu hỏi trải nghiệm nữa đó là: “Nếu con là em thì con sẽ làm gì khi được chị chia phần bánh to hơn?” từ câu hỏi đó trẻ cũng được nói lên suy nghĩ của mình. Và tôi có thể giáo dục trẻ là khi được chia phần bánh nhiều các con phải biết cảm ơn chị và nhận bánh bằng hai tay, khi có quà bánh, có đồ chơi phải biết chia sẻ cho người khác Từ đó trẻ hình thành được ý thức biết chia sẻ, giúp đỡ và nhường nhịn lẫn nhau. Thông qua môn học tạo hình. Trong chủ đề trường mầm non, trong giờ học tạo hình “Tô màu đu quay”. Cháu Đức Huy lớp tôi ngồi yên, tôi lại gần hỏi “Đức Huy ơi tại sao con không cầm bút tô màu?” Cháu lúng túng trả lời. “Cháu không biết tô màu ” tôi lại gần trẻ vừa trò chuyện cùng trẻ đồng thời vừa hướng dẫn trẻ cách tô màu và cao hơn nữa là cách phối hợp màu sao cho bức tranh thật là đẹp, việc đầu tiên cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút đúng tay và tư thế ngồi khi tô màu cho đúng, sau nữa là cách phối màu của bức tranh khi hướng dẫn trẻ tôi luôn đóng vai trò là người hướng dẫn để trẻ làm theo trong quá trình hướng dẫn tôi luôn đặt câu hỏi mở để kích thích trẻ tò mò, tìm tòi, tư duy, trải nghiệm để trẻ cảm nhận được công việc mình vừa làm xong thật có ích, ngoài ra thông qua môn học này tôi muốn cho trẻ tập cảm nhận về vẽ đẹp của cuộc sống xung quanh trẻ. Tôi luôn động viên khuyến khích trẻ để trẻ luôn cảm thấy tự tin để thực hiện bài tập của mình một cách tốt nhất. H4.Trẻ ngồi học bài 9 / 16
  2. Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống mọi lúc, mọi nơi. Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không chỉ dừng lại ở các hoạt động học mà phải ở tất cả các hoạt động khác như: mọi lúc, mọi nơi nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá là rất cần thiết. Trẻ vừa được học vừa được cung cấp kiến thức vừa được giáo dục kỹ năng cần thiết giúp trẻ lĩnh hội và trải nghiệm một cách nhanh chóng và thiết thực các kỹ năng sống đơn giản phù hợp với độ tuổi. Thông qua hoạt động vui chơi: Vui chơi là hoạt động cho trẻ nhiều hứng thú và cũng cho trẻ cơ hội được vận dụng nhiều kiến thức kỹ năng khác nhau vào giả quyết nhiệm vụ chơi. Trẻ được thử nghiệm nhiều vai trò khác nhau qua các vai chơi, được phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, học hỏi, và hợp tác với các bạn cùng chơi. Ví dụ: Trẻ chơi ở hoạt động góc sau khi cô giới thiệu các góc chơi, trẻ nhận vai chơi và có sự phân công nhiệm vụ trong các nhóm với nhau và trong khi chơi phải luôn đoàn kết, giao lưu với nhau. Trẻ chơi trò chơi “ cửa hàng bán tạp hóa” với các buổi chơi đầu tiên với các vai chơi mới và trò chơi mới tôi luôn đóng vai là người hướng dẫn trẻ cách chơi và hướng lái để trẻ tự nhận vai chơi theo sở thích và sở trường của từng trẻ, đồng thời là người bạn chơi để cùng giao lưu với trẻ cũng từ đây tôi có thể dạy trẻ một số kỷ năng của người bán hàng như: Bác ơi bác mua gì ạ? Hay cô ơi cô mua hàng đi ạ? và người mua hàng như: Cô bán bao nhiêu hộp bánh này? đồng thời dạy trẻ khi nhận hàng phải bằng hai tay và nói cảm ơn khi nhận hàng hoặc tiền.Từ các hoạt động đơn giản tôi đã hướng dẫn trẻ và dần hình thành một số kỹ năng khi nhận hàng bằng hai tay, và biết cảm ơn khi nhận hàng H5.Trẻ chơi hoạt động góc, các đồ chơi ngoài trời Thông qua hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời là hoạt động đa dạng tích cực của trẻ, trong quá trình hoạt động trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên: với mây, với nắng và gió, với hoa, lá, cỏ, cây Qua việc tiếp xúc đó đã hình thành ở trẻ một số kỹ năng sống thiết thực hàng ngày cho trẻ thông qua việc cho trẻ quan sát, thực hành trải nghiệm trực tiếp nhất là trẻ phải được thường xuyên quan sát, làm quen với môi trường sống hàng ngày, có như vậy mỗi trẻ mới có ý thức bảo vệ môi trường sồng và môi trường thiên nhiên quanh trẻ. Ví dụ: Ở chủ đề “Trường mầm non”Sau khi tổ chức cho trẻ quan sát khu nhà hiệu bộ, tôi cho trẻ đi dạo xung quanh tôi nhặt một lá rụng ở sân trường và hỏi trẻ. Đố con biết đây là lá của cây gì? (Cây nhãn ạ) Tại sao con biết? Muốn sân trường sạch đẹp thì hàng ngày chúng ta phải làm gì? (Nhặt lá rụng ạ) Ai sẽ 10 / 16
  3. nhặt lá rụng cùng cô? (Cô cho số trẻ còn lại giúp cô nhặt lá rụng) Khi nhặt lá rụng bỏ vào đâu? (Vào thùng rác ạ). Trong khi trẻ lao động cô đến từng khu vực để kiểm tra và hướng dẫn trẻ các thao tác làm gọn gàng. Trong quá trình tham gia lao động, trẻ sẽ tự tích lũy được các kinh nghiệm trong cuộc sống, trẻ lao động là cơ hội được thể hiện và rèn luyện các phẩm chất nhân cách quan trọng của người lao động, đó là: sự cần cù, chịu khó, sự kiên trì, quyết tâm, cố gắng vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ. Việc tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời đã tạo cho trẻ thích thú bởi qua hoạt động trẻ được trực tiếp nhìn, sờ, được trực tiếp, tiếp xúc người với môi trường sống, được trải nghiệm và tập làm người lớn trong thế giới của lớn đã giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm sống cho chính bản thân trẻ. Tạo tình huống cụ thể. Trước đây, với những nội dung dạy trẻ nhận biết một số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh thì giáo viên thường giáo dục trẻ với những lời dặn dò nhắc nhở đơn giản thông qua nội dung các bài thơ, câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục dạy trẻ. Song trên thực tế, trong chương trình có rất ít bài hát, bài thơ, câu chuyện có nội dung đó. Vì vậy, trong năm học này, tôi nghiên cứu lựa chọn những tình huống bất trắc thường xảy ra đưa ra những tình huống cụ thể để dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống khó khăn, biết cách suy nghĩ và giải quyết. Ví dụ: tôi đặt ra tình huống “Khi ra ngoài đường hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với ai?, nếu như bị lạc thì trẻ sẽ phải xử lý như thế nào? Tôi đã cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của riêng trẻ. Lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm như vậy có được không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ chờ. Hoặc bé có thể nhờ người lớn xung quanh đó giúp đỡ như gọi điện cho bố mẹ, hay đọc địa chỉ nhà mình để người lớn mang về. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ. Với tình hình phức tạp trong xã hội hiện nay, nhiều tình huống bất trắc có thể xảy ra đối với trẻ như bị bắt cóc, xâm hại Tôi đã đưa ra những tình huống để dạy trẻ như: “Nếu có người không quen biết cho con quà, con nên làm như thế nào?” hay có người lạ đến rủ đi chơi ? Ở tình huống này, với lứa tuổi của trẻ trên thực tế trẻ rất thích khi được cho quà và sẽ không biết tại sao không được nhận. 11 / 16
  4. Khi trẻ thảo luận, tôi đưa ra những giả thiết, những tình huống xấu “Nếu đó là người xấu thì sẽ rất nguy hiểm cho bé”. Tôi phân tích, giải thích cho trẻ và giúp trẻ có phương án giải quyết đó là: Tuyệt đối không nhận quà, ăn bánh kẹo, đi theo người lạ vì có thể bị người xấu tẩm thuốc mê và trúng mưu của kẻ xấu. Và khi gặp trường hợp này tôi còn dạy trẻ nên nói “Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu không cho nhận quà của người lạ ”, hoặc có thể la to để mọi người xung quanh chú ý. Ngoài các tình huống trên tôi còn dạy trẻ cách tránh xa các đồ vật, vật dụng nguy hiểm trong gia đình. Trong cuộc sống hàng ngày sẽ có rất nhiều tình huống xẩy ra với trẻ ở trường cũng như ở tại gia đình như : đuối nước, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọi nhà. Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tuy trẻ còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng cần dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra. Chính vì vậy mỗi chủ đề tôi thường đưa ra 3-4 tình huống nguy hiểm xảy ra mà trẻ là người trực tiếp hoặc gián tiếp bị để thảo luận cùng trẻ, tôi cho trẻ nói lên ý tưởng giải quyết tình huống và cô giáo sẽ là người cũng cố, bổ sung định hướng cho trẻ. Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm cách giải quyết vấn đề. Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũng chính là kinh nghiệm mà ta cần dạy trẻ. Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự tư duy lôgích, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. Giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các trò chơi: Tổ chức trò chơi cho trẻ không chỉ đơn giản là mang lại sự thoải mái qua tiếng cười của trẻ để trẻ bước vào hoạt động khác hứng thú hơn, mà thông qua trò chơi đã cung cấp cho trẻ những kiến thức kỹ năng gì trong cuộc sống. Vì vậy trong mỗi một chủ đề tôi luôn lựa chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi nội dung chủ đề và phù hợp với các mục tiêu cụ thể. Thông qua trò chơi phát triển ở trẻ kỹ năng tự tin, giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về trong cá nhân và trong mối quan hệ với người khác kỹ năng này chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi. Trẻ tự tin sẽ duy trì được khả năng học hỏi, khám phá. Thông qua các trò chơi tôi tôi kết hợp lồng ghép giáo dục cho trẻ các kỹ năng xử lí tình huống và kỹ năng giữ an toàn cá nhân như: Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, nhận biết và không tự ý sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm, không đi theo và nhận quà 12 / 16
  5. của người lạ khi chưa được người thân cho phép, biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định của một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm. Như vậy việc sử dụng các trò chơi để phát triển các kỹ năng sống cho trẻ là rất hiệu quả ở lớp tôi phụ trách, thông qua các trò chơi này, tôi thấy trẻ lớp tôi đã “trưởng thành” hơn hẳn. Trẻ độc lập, chủ động giải quyết các tình huống có vấn đề và hơn hết là biết giải quyết cùng nhau, biết bàn luận, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn và lựa chọn giải pháp phù hợp, biết bảo vệ an toàn cho bản thân mình. H6. Trẻ chơi trò chơi ngoài trời Biện pháp 5: Kết hợp với các bậc phụ huynh để dạy kỹ năng sống cho trẻ Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không chỉ đơn thuần là giáo viên mà phụ huynh là một trong yếu tố rất quan trọng. Chính vì vậy tôi thường xuyên gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dạy trẻ tính tự lập từ bé: Như dạy trẻ biết tự chải tóc, mặc quần áo. Dạy trẻ biết đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, mỗi khi tay bẩn. Dạy trẻ cách giao tiếp, cảm ơn, xin lỗi khi mình mắc lỗi. Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thống nhất phương pháp giáo dục trẻ. 5. Hiệu quả đạt được Sau khi tiến hành các biện pháp trên cuối cùng lớp tôi đã đạt kết quả sau BẢNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG Tổng số trẻ trong lớp: 33 cháu. Nam 21 cháu chiếm 65%. Nữ 12 cháu chiếm 35% Trước khi thực Đến thời điểm S hiện đề tài thực hiện đề tài T Tiêu chí Tốt Khá TB Tốt % T Khá % TB% % % % Tính tự tin, tự lập 7 9 17 21/ 8 4 =21% =27 =52% =64% =24% =12% 1 % Tăng: 14= Giảm 11 Giảm 43% cháu 13 cháu Kỹ năng giao tiếp, 5 8 20 20 10 3=9% chào hỏi = =24 =61% =61% =30% Giảm 2 15% % Tăng: 15= Tăng 02 11 46% cháu cháu 13 / 16
  6. Kỹ năng hợp tác 4 11 18 21 =64% 8 4=12% =12% =33 =55% Tăng: 17= =24% Giảm 3 % 52% Giảm 3 14 cháu cháu Kỹ năng xử lý tình 7 9/ 17 22=67% 7=21% 4=12% huống =21% =27 =55% Tăng: 15= Giảm 2 Giảm 4 % 46% cháu 13 cháu Kỹ năng giữ an toàn 4 7 22 18=65% 10=3% 5=15% cá nhân. =12% =21 =67% Tăng: 14= Giảm Giảm 5 % 43% 3cháu 17 cháu Sự tò mò và khả năng 7 8 18 18=55% 10=30% 5=15% sáng tạo. =21% =24 =55% Tăng: 11= Giảm 21 Giảm 6 % 3443% cháu 13 Tăng: 14= cháu 43% Kỹ năng quan hệ xã 7 9 17 22 = 67% 8=24% 3=9% hội =21% =27 =52% Tăng: 14= Giảm Giảm 7 % 43% 1cháu 14chá u 14 / 16
  7. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Do đó tôi đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp trên nhằm phát triển cho trẻ một số kỷ năng sống đơn giản phù hợp với lứa tuổi một cách có hiệu quả giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Thông qua việc áp dụng các biện pháp mới này tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: * Đối với trẻ: * Kỹ năng giao tiếp,chào hỏi * Kỹ năng hợp tác * Tính tự tin, tự lập * Kỹ năng giữ an toàn cá nhân. * Sự tò mò và khả năng sáng tạo. * Kỹ năng xử lý tình huống * Kỹ năng quan hệ xã hội Qua bản kết quả đánh giá tôi thấy các cháu đều có các kỹ năng tốt số liệu cuối năm tăng lên rõ rệt, trẻ tự tin, tự lập, khả năng sử lý tình huống tốt, có khả năng sáng tạo, trong các hoạt động luôn hợp tác với bạn bè để là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. * Đối với phụ huynh + Giúp phụ huynh thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không chiều chuộng, không làm hộ trẻ. + Tạo cho phụ huynh có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, thường xuyên có sự trao đổi thông tin hai chiều giữa phụ huynh và giáo viên. * Đối với giáo viên + Giáo viên nhiệt tình, chịu thương, chịu khó tìm tòi, tham khảo tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, tìm ra các phương pháp dạy sáng tạo, phù hợp mang lại hiệu quả cao. + Lắng nghe ý kiến của trẻ không gò bó áp đặt trẻ + Tích cực đổi mới phương pháp dạy nhằm khuyến khích sự tích cực ở trẻ, khai thác tiểm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Luôn tạo cho trẻ cơ hội để trẻ được thể hiện mình, được bộc lộ bản thân mình trước mọi người. + Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục phát huy tính tích cực ở trẻ, giúp trẻ hứng thú chủ động khám phá, tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, + Biết xử lý các tình huống sư phạm, luôn tìm cách tạo tình huống cho trẻ, để cho trẻ có cơ hội bộc lộ năng khiếu tạo cơ hội để trẻ thực hiện sở thích của mình. 15 / 16
  8. 2. Kiến nghị: Qua thực tế giảng dạy và sau khi áp dụng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tôi xin đề xuất một số ý khuyến nghị như sau: - BGH nhà trường nghiên cứu và góp ý để sáng kiến của tôi được nhân rộng trong khối 3 tuổi của nhà trường - Xây dựng các tiết dạy mẫu lồng ghép các chuyên đề để cho tất cả các giáo viên được dự và tham gia góp ý kiến đặc biệt là hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trên đây là một số biện pháp và kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn trong quá trình tổ dạy trẻ “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại lớp mẫu giáo bé C2 trường mầm non Cổ Bi” tôi đã tích luỹ được trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các quý nghành, đồng nghiệp để sáng kiến kimh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn để nhân rộng trong toàn trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! 16 / 16
  9. IV. PHỤ LỤC Hình ảnh minh họa H1.Dạy trẻ kỹ năng chào cô, chào bố mẹ. H2.Trẻ bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định 17 / 16
  10. H3.Dạy trẻ kỹ năng nhặt rau H4.Trẻ ngồi học bài 18 / 16
  11. H5.Trẻ chơi hoạt động góc H6. Trẻ chơi trò chơi ngoài trời 19 / 16
  12. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SKKN Tên đề tà Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non (Tổng số điều tra 33/33học sinh lớp 3 tuổi C2) Số trẻ hứng thú Kỹ năng giao Kỹ năng hợp Kỹ năng xử lý Kỹ năng giữ an Sự tò mò và khả Kỹ năng quan Tính tự tin, tự tiếp tác tình huống toàn cá nhân. năng sáng tạo. hệ xã hội STT Họ và tên trẻ lập Tốt K TB Tốt K TB Tốt K TB Tốt K TB Tốt K TB Tốt K TB Tốt K TB 1 Hà Thúy An TB TB TB TB TB TB TB 2 Nguyễn Đức An Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 3 Đinh T Tâm Anh K TB K K TB K K 4 Phạm N.Phương K Tốt K K K K K Anh 5 Bùi Ng. Huyền TB TB TB TB TB TB TB Anh 6 Lê Thiên Ân TB TB TB TB TB TB TB 7 Nguyễn Lê Hà K K K K K K K Chi 8 Lê Khánh Duy Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 9 Phạm Thành Đạt K K K K K K K 10 Nguyễn Đ.Thành TB TB TB TB TB TB TB Đạt 11 Bùi Ngọc Hân Tốt K K Tốt K K Tốt 12 Lê Công Hiếu TB TB TB TB TB TB TB 13 Đặng Minh Hiếu K K K K TB K K 14 Đỗ Gia Huy TB TB TB TB TB TB TB 15 Lê Thanh Huyền Khá TB TB TB TB TB TB 16 Nguyễn Minh Khá Khá TB Khá TB TB Khá Khang (a) 17 Nguyễn Minh TB TB TB TB TB TB TB Khang (b) 18 Đinh Viết Đăng Tốt Khá Khá Tốt Khá Khá Tốt 1 / 16
  13. Khôi 19 Bùi Phương Linh TB TB TB TB TB TB TB 20 Tô Hải Linh Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 21 Tô Mạnh Linh TB TB TB TB TB TB TB 22 Nguyễn Thảo TB TB TB TB TB TB TB Linh 23 Nguyễn Khánh TB TB TB TB TB TB TB Linh 24 Lê Quốc Nhật TB TB TB TB TB TB TB 25 Nguyễn Ngọc Nhi TB TB TB TB TB TB TB 26 Đinh Gia Phong TB TB Khá TB TB Khá TB 27 Đinh Thuận Khá TB Khá Khá TB Khá Khá Phong 28 Nguyễn Hồng Khá Khá Khá Khá Khá Khá Khá Phúc 29 Đinh Mạnh Quân TB TB TB TB TB TB TB 30 Nguyễn Đức Sơn Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 31 Nông Nguyễn Tốt Khá Khá Tốt Khá Khá Tốt Anh Thư 32 Cao Ngọc Minh TB TB TB Khá TB TB Khá Thư 33 Nguyễn Minh TB TB TB TB TB TB TB Thư Tổng cộng % 7/3 9/3 17/ 5/3 8/3 20/ 4/3 11/ 18/ 7/3 9/3 17/ 4/3 7/3 22/ 4/3 11/ 18/ 7/3 9/3 17/ 3 3 33 3 3 33 3 33 33 3 3 33 3 3 33 3 33 33 3 3 33 =21 =27 =52 =15 =24 =61 =12 =33 =55 =21 =27 =52 =12 =21 =67 =12 =33 =55 =21 =27 =52 % % % % % % % % % % % % % % % % % % % % % 2 / 16
  14. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG ĐẾN THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI Tên đề tà Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong Trường Mầm non (Tổng số điều tra 33/33học sinh lớp 3 tuổi C2) Số trẻ hứng thú Kỹ năng giao Kỹ năng hợp tác Kỹ năng xử lý Kỹ năng giữ an Sự tò mò và khả Kỹ năng quan hệ Tính tự tin, tự tiếp tình huống toàn cá nhân. năng sáng tạo. xã hội STT Họ và tên trẻ lập Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB 1 Hà Thúy An Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 2 Nguyễn Đức An Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 3 Đinh T Tâm Anh Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 4 Phạm N.Phương Anh Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 5 Bùi Ng. Huyền Anh Tốt Tốt Khá Khá Khá Khá Khá 6 Lê Thiên Ân Tốt Khá Khá Khá Khá Khá Khá 7 Nguyễn Lê Hà Chi Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 8 Lê Khánh Duy Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 9 Phạm Thành Đạt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 10 Nguyễn Đ.Thành Đạt TB TB TB TB TB TB TB 11 Bùi Ngọc Hân Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 12 Lê Công Hiếu Khá Khá Khá Khá Khá Khá Khá 13 Đặng Minh Hiếu Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 14 Đỗ Gia Huy Tốt Khá Khá Khá Khá Khá Khá 15 Lê Thanh Huyền Tốt Khá Khá Khá Khá Khá Khá 16 Nguyễn Minh Khang Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt (a) 17 Nguyễn Minh Khang Tốt Khá Khá Tốt Tốt Khá Tốt (b) 18 Đinh Viết Đăng Khôi Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 19 Bùi Phương Linh Khá Khá Khá Khá Khá Khá Khá 20 Tô Hải Linh Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 21 Tô Mạnh Linh Khá Tốt TB Khá Khá TB Khá 22 Nguyễn Thảo Linh Khá Tốt Khá Tốt Tốt Khá Tốt 3 / 16
  15. 23 Nguyễn Khánh Linh Tốt Khá Khá Khá Tốt Khá Khá 24 Lê Quốc Nhật Khá Khá Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 25 Nguyễn Ngọc Nhi TB TB TB TB TB TB TB 26 Đinh Gia Phong Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 27 Đinh Thuận Phong Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 28 Nguyễn Hồng Phúc Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 29 Đinh Mạnh Quân Khá Tốt Tốt Tốt Khá Tốt Tốt 30 Nguyễn Đức Sơn Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 31 Nông Nguyễn Anh Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Thư 32 Cao Ngọc Minh Thư Tốt Khá Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt 33 Nguyễn Minh Thư Khá TB TB TB Khá TB TB Tổng cộng % 24/ 7/3 2/3 21/ 9/3 3/3 20/ 9/3 4/ 22/ 8/3 3/3 22/ 9/3 2/3 20/ 9/3 4/ 22/33 8/3 3/3 33 3 3 33 3 3 33 3 33 33 3 3 33 3 3 33 3 33 = 3 3 =72 =21 =6 =64 =27 =7 = = = = =24 =9 =67 =27 =6 = = = 67% =24 =9 % % % % % % 61 27 12 67 % % % % % 61 27 12 % % % % % % % % % 4 / 16
  16. 1 / 16