SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử đạt hiệu quả tại trường THPT Huỳnh Thị Hưởng” để tất cả quý đồng nghiệp cùng tham khảo
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử đạt hiệu quả tại trường THPT Huỳnh Thị Hưởng” để tất cả quý đồng nghiệp cùng tham khảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_boi_duong_hoc_sinh_gioi_bo_mon_lich_su.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử đạt hiệu quả tại trường THPT Huỳnh Thị Hưởng” để tất cả quý đồng nghiệp cùng tham khảo
- - Triều đại nhà Trần có những chính sách tiến bộ quan tâm đến phát triển kinh tế đất nước về mọi mặt từ đó tạo niềm tin cho nhân dân quyết tâm bảo vệ độc lập để có được cuộc sống mới. Khi đất nước có ngoại xâm nhà Trần biết đoàn kết vua tôi, đoàn kết tướng sĩ làm cơ sở để tập hợp đoàn kết nhân dân cả nước. Câu 3: Phong trào Tây Sơn nổ ra trong bối cảnh lịch sử nào? Vai trò của Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược năm 1789. Học sinh phải nêu được: a. Hoàn cảnh của phong trào Tây Sơn. - Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, các cuộc chiến tranh phong kiến kéo dài suốt hai thế kỷ để lại hậu quả nghiêm trọng. - Cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến làm cho mâu thuẫn xã hội cực kỳ gay gắt, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp Tuy thất bại nhưng thể hiện sức mạnh vươn lên của nông dân Việt Nam chống áp bức đặt cơ sở cho phong trào Tây Sơn bùng nổ. - Đàng Trong sự lộng hành của chúa Nguyễn, đặc biệt là Trương Phúc Loan và quan lại ăn chơi sa đọa , kinh tế sa sút, chính quyền chúa Nguyễn khủng hoảng. Đời sống của nhân dân đói kém cơ cực - Ở Ấp Tây Sơn (Bình Định) ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã dựng cờ khởi nghĩa b. Vai trò của Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh năm 1789. - Tổ chức và lãnh đạo nhân dân chuẩn bị những điều kiện để tiến quân ra Bắc chống quân Thanh xâm lược: Lê ngôi Hoàng đế, tập hợp quân sỹ, khao quân, vạch ra chiến lược, chiến thuật tiến ra Bắc - Trực tiếp chỉ huy quân đội tiến ra Bắc, lập nên những chiến công lững lẫy: Ngọc Hồi, Đống Đa đã đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Để lại nghệ thuật quân sự độc đáo: Nghệ thuật tiến công thần tốc, chớp thời cơ, trận quyết chiến chiến lược Câu 4 : Hãy ghi lại bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Cho biết hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của bài thơ đó? Trả lời: Đó là bài thơ thần bất hủ của Lý Thường Kiệt có tên gọi là Nam Quốc Sơn Hà, dịch là sông núi nước Nam: Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời * Hoàn cảnh: 33
- - Cuộc kháng chiến chống Tống của nhân dân ta thời Lý đang đi đến giai đoạn cuối.Giặc bị đẩy lùi về phía bắc bờ sông Như Nguyệt, phòng ngự.Quân sĩ chán nản, chết dần, chết mòn - Để động viên tinh thần chiến đấu của quân ta, đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người vào một ngôi đền trên bờ sông ngân vang bài thơ. * Ý nghĩa: -Khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta. -Làm giảm nhuệ khí của quân giặc. -Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta. 3.2. Rèn luyện kỹ năng làm bài phần Lịch sử lớp 11 a) Phần lịch sử Việt Nam Câu 1: Những nguyên nhân nào thúc đẩy các nước Phương Tây xâm lược phương Đông thế kỉ XIX. Tình thế của Việt Nam trong bối cảnh đó? Học sinh phải nêu được nguyên nhân sau: a) Nguyễn nhân: - Vào thế kỉ XIX, nền kinh tế công nghiệp của các nước phương Tây phát triển mạnh, đặt ra nhu cầu thị trường, nguyên liệu, nhân công để đáp ứng yêu cầu phát triển đó. - Ở Phương Đông nơi có đất rộng, người đông, nhất là Ấn Độ và Trung Quốc, giàu tài nguyên thiên nhiên. Phương Đông đã trở thành miếng mồi béo bở cho các nước phương Tây. b) Tình thế Việt Nam: - Trong khi các nước phương Tây xâm lược phương Đông, Việt Nam cũng không tránh khỏi bị dòm ngó, vì Việt Nam cũng có những đặc điểm giống với các nước phương Đông. -Trên thực tế, trong cuộc chạy đua giữa các thế lực tư bản chủ nghĩa phuông Tây, tư bản Pháp đã bám sâu vào Việt Nam, rồi lần lượt tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Câu 2: Pháp xâm lược Việt Nam cuối thế kỉ XIX có phải tất yếu lịch sử không? Tại sao? Hãy nêu những nguyên nhân của việc mất nước ta vào tay Pháp cuối thế kỉ XIX? Học sinh phải xác định được vấn đề: - Cuối thế kỉ XIX, VN đang trong giai đoạn phong kiến khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt, lạc hậu cách xa so với các nước phương Tây. - Thực dân Pháp đang chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa có nhu cầu cấp thiết về nguyên liệu, thị trường và từ lâu đã dòm ngó nước ta. - Với hoàn cảnh đó, việc xâm lược VN của thực dân Pháp là một tất yếu của lịch sử. Nguyên nhân mất nước: + Đất nước ta bị chia cắt, chiến tranh phong kiến liên miên làm cạn kiệt nền kinh tế, lạc hậu về quân sự, chính trị không ổn định suy giảm khả năng đề kháng của dân tộc. + Chế độ chính trị phong kiến ở Việt Nam vốn đã quá lỗi thời lạc hậu và khủng hoảng trầm trọng. 34
- + Thực dân Pháp đang ở trình độ tiên tiến hơn hẳn VN một phương thức sản xuất. + Triều đình nhà Nguyễn đánh mất vai trò đoàn kết nhân dân lại không kiên quyết chống giặc. + Nhà Nguyễn đã khước từ những cải cách, canh tân đất nước trong khi canh tân đất nước là con đường hữu hiệu nhất cuối thế kỉ XIX như Nhật Bản, Xiêm đã thực hiện thành công. → Chính những yếu tố đó làm cho nước ta mất khả năng kháng cự trước sự xâm lược của Pháp và trở thành thuộc địa của Pháp. Câu 3: Trình bày khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ 1858 đến 1884. Em có nhận xét gì về lãnh đạo các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta thời kỳ này. 1) Trình bày khái quát: Ngày 1/9/1858 thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương nhân dân kiên quyết chống giặc làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. - Tháng 2/1859 quân Pháp đánh Gia Định. Dưới sự lãnh đạo của Trương Định, Đỗ Trinh Thoại, Nguyễn Thông nhân dân Nam Kỳ đã hăng hái kháng chiến. Tiêu biểu khởi nghĩa của Trương Định, khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực anh em Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Hữu Huân Ngày 20/11/1873 thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần 1. Nhân dân Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống giặc giữ thành. Nhân dân và nghĩa quân Bắc Kỳ tự tổ chức kháng chiến làm nên thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất - Năm 1882 Pháp đánh Bắc Kì lần thứ 2 . Cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội của cha con Hoàng Diệu .cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Nội chiến thắng cầu Giấy lần 2, hoạt động của nghĩa quân cờ đen 2. Nhận xét về lãnh đạo phong trào : - Thời kỳ đầu do triều đình Phong kiến lãnh đạo cử các quan lại nhà Nguyễn tổ chức phong trào đấu tranh chống Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu Phạm Văn Nghị - Khi triều đình Phong kiến thỏa hiệp với Pháp không cùng nhân dân chống Pháp, Phong trào do nhân dân ta tự đứng lên tổ chức đấu tranh, lãnh đạo Phong trào do những người có uy tín ở các địa phương lãnh đạo như Phó Quản cơ Trương Định Lưu Vĩnh Phúc lãnh đạo nghĩa quân cờ đen Câu 4: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở Bắc Kì đã diễn ra như thế nào trong những năm 1873-1883? Tại sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi? 1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở Bắc Kì trong những năm 1873-1883 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm nhưng không giữ nổi thành Tại cửa Ô Thanh Hà, dưới sự chỉ huy của viên chưởng cơ, khoảng 100 binh lính triều đình đã chiến đấu và hy sinh đến người cuối cùng 35
- - Khi Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ, tới đâu chúng cũng bị quân dân ta chặn đánh. Tại Phủ Lý, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định quân Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta, phải rút về cố thủ trong thành ở các tỉnh lị. Các sĩ phu, văn thân yêu nước lập Nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp - 21-12-1873, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy, nhân dân phấn khởi đứng lên chống Pháp, quân Pháp hoảng sợ, hoang mang. 1874, Triều đình Huế kí Hiệp ước (Giáp Tuất) gây bất bình lớn trong nhân dân - 1882, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu lên mặt thành chỉ huy quân sĩ chiến đấu nhưng không giữ được thành. - Khi quân Pháp nổ súng tấn công, nhân dân Bắc Kì đã anh dũng đứng lên chiến đấu. Ở Hà Nội, dọc sông Hồng, nhân dân tự tay đốt nhà mình, tạo thành bức tường lửa làm chậm bước tiến của giặc Khi quân Pháp đánh chiếm các tỉnh đồng bằng, đi đến đâu chúng cũng vấp phải sức chiến đấu quyết liệt của các địa phương - 19-5-1883, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần hai, làm nức lòng nhân dân cả nước, bồi đắp ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân, quân Pháp hoang mang lo sợ trong khi triều Nguyễn vẫn tiếp tục đường lối hoà hoãn 2. Nguyên nhân cuộc kháng chiến chống thực Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi - Thực dân Pháp có sức mạnh của chủ nghĩa tư bản ;Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc triều đình nhà Nguyễn đã không có sự chuẩn bị chu đáo trước cuộc kháng chiến - Trong quá trình kháng chiến triều đình nhà Nguyễn đã không phát huy được truyền thống đánh giặc của dân tộc: đoàn kết, đường lối đấu tranh vũ trang ; bỏ qua nhiều cơ hội để xoay chuyển cục diện chiến tranh Câu 5: Hãy tóm lược các giai đoạn phát triển chính của phong trào Cần vương 1885- 1896. Những hạn chế nào làm phong trào Cần Vương kết thúc? Rút ra tính chất của phong trào Cần Vương? a/ Các giai đoạn phát triển chính của phong trào Cần Vương: + Giai đoạn 1(từ tháng 7/1885 đến tháng 11/1888) phong trào bùng nổ trên một địa bàn rộng lớn từ biên giới Việt –Trung đến Bình Thuận. Đặc điểm của giai đoạn này trong chừng mực nhất định , phong trào còn đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của một triều đình lưu vong đứng đầu là vua Hàm nghi và Thượng Thư Bộ binh Tôn thất Thuyết. +Giai đoạn 2 ( từ cuối năm 1888 đến 1896 ) : từ khi vua Hàm nghi bị bắt tháng 11/1888 ) đã ít nhiều gây nên tâm lý hoang mang trong một bộ phận sĩ phu, văn thân yêu nước. trong điều kiện chiến đấu mới ,nghĩa quân phải chuyển địa bàn hoạt động từ đồng bằng lên vùng trung du và vùng rừng núi để tổ chức chống Pháp. ở giai đoạn này quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có trình độ tổ chức cao và duy trì cuộc kháng chiến kéo dài trong nhiều năm cuối thế kỷ XIX.Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hùng Lĩnh, khởi nghĩa Hương Khê . 36
- b/ Những hạn chế của phong trào Cần Vương: + Các cuộc khởi nghĩa còn mang tính lẻ tẻ,địa phương,thiếu sự liên kết và chỉ đạo thống nhất nên khó đối phó được khi Pháp tấn công. + Tầng lớp lãnh đạo là văn thân sĩ phu ( trí thức ,quan lại phong kiến) nên không coi trọng và quan tâm đến lực lượng chủ yếu lại là nông dân yêu nước. +Mục đích của phong trào khi thắng lợi sẽ khôi phục lại chế độ phong kiến đã suy tàn mà không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân nên về sau lực lượng suy giảm dần. + Tương quan lực lượng với Pháp quá suy yếu nên dù có kiên cường và tiêu biểu như khởi nghĩa Hương Khê vẫn bị thất bại. c) Tính chất : Giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong kiến. Câu 6: Nội dung so Phong trào Cần Vương Phong trào yêu nước đầu TK XX sánh Triều đình Huế đã ký hai Hiệp ước - Cuộc khai thác thuộc địa lần nhất của 1883 và 1884. Pháp ở Đông Dương Bối cảnh -Cuộc phản công của phái chủ - Ảnh hưởng những trào lưu tiến bộ lịch sử chiến ở Huế thất bại Vua Hàm thế giới. Nghi hạ chiếu kêu gọi nhân dân vì - Sự hình thành các tầng lới mới,giai vua cứu nước. cấp mới Chống Pháp, giành độc lập, khôi -Chống Pháp, giành độc lập, hướng Mục tiêu phục chế độ phong kiến. theo chế độ tư bản chủ nghĩa. Gắn độc đấu tranh lập dân tộc với việc xây dựng một xã hội tiến bộ hơn. Hình thức Khởi nghĩa vũ trang Đa dạng, phong phú: Phong trào Đông đấu tranh Du, Đông Kinh nghĩa thục Văn thân, sĩ phu yêu nước, nông Sĩ phu yêu nước tiến bộ chịu ảnh Lực lượng dân. hưởng tư tưởng dân chủ tư sản (Phan tham gia Bội Châu, Phan Châu Trinh), nông dân, tư sản, tiểu tư sản. Gây cho địch nhiều tổn thất, Dấy lên phong trào yêu nước theo Kết quả nhưng cuối cùng bị đàn áp và thất khuynh hướng mới, với hình thức đấu bại tranh phong phú; có những đóng góp nổi bật về văn hóa. Nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí - Có nhiều đóng góp vào sự sự nghiệp đấu tranh bất khuất của dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc. Ý nghĩa - Mở ra một con đường mới - Tuy thất bại, phong trào đã thức tỉnh lòng yêu nước của quần chúng nhân 37
- dân, đánh dấu bước tiến mới của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam. - Nổ ra trong khi thực dân Pháp đã - Thực dân Pháp đã ổn định nền thống khuất phục được triều đình Huế, trị ở Việt Nam. biến một bộ phận giai cấp phong - Thiếu một giai cấp tiên tiến có khả Nguyê kiến thành tay sai. năng lãnh đạo cách mạng. n nhân thất - Sự bất cập của con đường phong - Khuynh hướng tư sản hạn chế về thời bại kiến. đại, thiếu cơ sở xã hội để phát triển. - Yếu kém của những sĩ phu, văn thân đứng đầu. Câu 7: a. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 – 1918 - 5/6/1911, trên chiếc tàu buôn Pháp mang tên Đô đốc La-Tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, với quyết tâm “tôi sẽ làm việc, tộ sẽ làm tất cả việc gì để sống và để đi”. - Tháng 7/1911, Người đến cảng Mác-xây, sau đó đi qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu. Đặc biệt, Người đã dừng chân khá lâu ở ba nước đế quốc Mỹ, Anh, Pháp - 12/1917, từ Anh, Người trở về Pháp tham gia vào phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào vô sản Pháp. Các phong trào đó đang phát triển mạnh dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. Người nhanh chóng trở thành người lãnh đạo của tổ chức “Hội người Việt Nam yêu nước” ở Pari b. Hãy nhận xét con đường cứu nước của Người có điểm gì mới so với các bậc yêu nước tiền bối - Nhìn thấy hạn chế của các bậc yêu nước tiền bối và quyết tâm không đi theo con đường đó Hướng đi mới, ra nước ngoài để đi tìm đường cứu nước nhưng không theo hướng đi của các bậc tiền bối: Phan Bội Châu sang Nhật Bản - Cách thức hoạt động để đi tìm con đường cứu nước mới: Phan Bội Châu cầu viện, đưa học sinh sang Nhật Bản học Nguyễn Tất Thành qua thực tế lao động của bản thân ở nhiều nước, qua tìm hiểu thực tế cuộc sống, lao động của giai cấp vô sản ở nhiều nước, tìm hiểu phong trào đấu tranh ở các nước - Những nhận thức và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy là bước đầu, nhưng rất đúng hướng, là điều kiện cần thiết để sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Người đến với chủ nghĩa Lênin, tìm ra con đường đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. * Phần lịch sử thế giới: Câu 1: Phân tích nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918). Đánh giá tính chất và nêu kết cục của cuộc chiến tranh thế giới này. 1. Nguyên nhân bùng nổ: 38
- - Quy luật phát triển không đều giữa các nước đế quốc dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa - Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất vì có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa. Thái độ của Đức làm cho quan hệ quốc tế ở châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau. - Đến đầu thế kỉ XX, trên thế giới hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: Đức-Áo- Hung và Anh-Pháp-Nga. Cả 2 khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang . - Tình hình căng thẳng ở Ban-căng từ năm 1912 đến năm 1913 đã tạo cơ hội cho chiến tranh bùng nổ, tiêu biểu là sự kiện Xéc- bi 2. Tính chất - Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược và phi nghĩa 3. Kết quả - Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, kinh tế châu Âu bị kiệt quệ. - Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới. Câu 2: Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy làm rõ vai trò của Lê-nin đối với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. - Từ những cuộc biểu tình, bãi công, tổng bãi công của công nhân, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin và Đảng Bônsêvích, cách mạng tháng Hai đã phát triển thành khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng, thành lập ra các Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính. - Cách mạng tháng Hai thắng lợi, song xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính. Trước tình hình đó, tháng 4-1917 Lênin trình bày Luận cương tháng Tư, chỉ rõ mục tiêu và đường lối chuyển từ Cách mạng dân chủ tư sản sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa - Trải qua 8 tháng đấu tranh, từ đấu tranh hòa bình nhằm tập hợp lực lượng quần chúng đông đảo để đủ sức lật đổ giai cấp tư sản, Lênin, Đảng Bônsêvích đã chuyển sang thời kì khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Đầu tháng 10-1917, Lênin về Pê-tơ-rô-grát trực tiếp chỉ đạo cách mạng, vạch ra kế hoạch khởi nghĩa - Sáng suốt quyết định khởi nghĩa ngay trong ngày 24-10-1917, trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, giành chính quyền ở các địa phương làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại. Câu 3: Nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Nước Mỹ và nước Đức đã giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng như thế nào? 39
- 1. Nguyên nhân khủng hoảng: Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, không đều, thiếu kế hoạch của các nước tư bản chủ nghĩa. Đời sống của người lao động các nước tư bản không được cải thiện tương ứng với sự phát triển mâu thuẫn giữa cung và cầu 2. Hậu quả: - Kinh tế: Nền kinh tế các nước bị tàn phá nặng nề, sản xuất đình đốn - Chính trị xã hội: Số người thất nghiệp tăng nhanh ở các nước Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng, các phong trào đấu tranh diễn ra khắp các nước tư bản - Khủng hoảng đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Các nước tư bản tìm cách thích nghi mới Câu 4: Lập bảng so sánh giữa cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) theo mẫu sau. Nội dung Chiến tranh thế giới thứ nhất Chiến tranh thế giới thứ hai so sánh (1914-1918) (1939-1945) - Quy luật phát triển không đều giữa các - Quy luật phát triển không đều nước đế quốc dẫn đến mâu thuẫn giữa giữa các nước đế quốc dẫn đến các nước đế quốc với các nước đế quốc mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường. với các nước đế quốc về vấn đề thị trường. - Đến đầu thế kỉ XX, trên thế giới hình - Hậu quả của cuộc khủng hoảng Nguyên thành hai khối quân sự đối đầu nhau: kinh tế 1929-1933 Trên thế giới nhân. Đức-Áo-Hung và Anh-Pháp-Nga. Cả 2 hình thành hai khối quân sự kình khối đều tiến hành chạy đua vũ trang . địch nhau: Đức-Italia-Nhật Bản và Anh-Pháp-Mĩ, nhưng cả hai khối - Sự kiện Xéc- bi này đều muốn chống Liên Xô (XHCN). - Sự kiện phát xít Đức vu cáo Ba Lan tấn công. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi + Từ 1939 đến trước tháng 6- nghĩa với cả hai bên tham chiến. 1941: chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa đối với cả hai bên Tính tham chiến. chất. + Từ tháng 6-1941 đến 1945: chính nghĩa đối với Liên Xô và các lực lượng hoà bình dân chủ. - 38 nước bị lôi cuốn vào vòng khói lửa; - 76 nước bị lôi cuốn vào vòng khói 10 triệu người chết, trên 20 triệu người lửa; Khoảng 60 triệu người bị chết, Kết cục. bị thương; thiệt hại về vật chất 338 tỷ 90 triệu người bị thương; thiệt hại USD, trong đó chi phí trực tiếp quân sự về vật chất 4000 tỷ USD, trong đó là 85 tỷ USD. 40
- chi phí trực tiếp quân sự là 1384 tỷ USD. - Các nước châu Âu trở thành con nợ của - Hệ thống các nước XHCN ra đời Mĩ. Mĩ sau chiến tranh giàu lên. Nhật ở Đông Âu và châu Á; thế và lực nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và trong hệ thống các nước tư bản chủ Thái Bình Dương. Cách mạng tháng nghĩa thay đổi; phong trào giải Mười Nga thắng lợi, nhà nước Xô viết phóng dân tộc có điều kiện phát được thành lập. triển. Phụ lục 4: Đề thi thử cho học sinh tổng hợp kiến thức: Minh họa đề thi thử TRƯỜNG THPT ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC HSG HUỲNH THỊ HƯỞNG MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1 : Em hãy phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền ? Phân tích nét độc đáo về nghệ thuật giữ nước của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Câu 2 Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên thế kỷ XIII. Giải thích tại sao nhân dân ta sẵn sàng theo triều Trần chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc? Câu 3: Bối cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077). Qua đó rút ra nét độc đáo trong cách đánh giặc, phòng thủ, tấn công, kết thúc chiến tranh của thời Lý trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống Câu 4: Phong trào Tây Sơn nổ ra trong bối cảnh lịch sử nào? Vai trò của Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược năm 1789. Câu 5 Đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn ở Việt Nam được thiết lập trong bối cảnh lịch sử nào? Thách thức đặt ra cho triều Nguyễn khi lên nắm quyền là gì? 41