SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_ung_dung_phuong_phap.docx
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
- 23 Cô hướng dẫn trẻ in bông hoa bằng ống hút tạo thành các bức tranh đẹp Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình. Giáo viên không nên vội vàng phê phán đúng- sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận và có thể đưa ra kết luận của mình. II.2.6 Giải pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh. Để trẻ khắc sâu và hoàn thiện hơn thì sự cần thiết nhất đó là phối kết hợp với gia đình, như chúng ta đã biết gia đình là nơi trẻ cảm giác ấm cúng và an toàn nhất có ý nghĩa đặc biệt giải đáp mọi thắc mắc băn khoăn trong lòng trẻ, quan trọng đối với cuộc sống và sự phát triển của trẻ mầm non. Kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ phụ thuộc một phần rất lớn vào việc kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Đây là sự kết hợp hai chiều, cùng chung mục đích. Sẽ trang trí lớp học và các đồ chơi của trẻ bằng các nguyên vật liệu STEAM, cho trẻ thực hành, trang trí theo sở thích của trẻ. Tổ chức buổi họp PHHS đầu năm của lớp, tuyên truyền cho phụ huynh hiểu khi áp dụng phương pháp giáo dục STEAM vào trong quá trình học đặc biết đối với môn học tạo hình sẽ đem lại cho trẻ những lợi thế, từ đó phụ huynh sẽ hiểu để
- 24 phối hợp cho con các hoạt động STEAM tổ chức tại nhà trường, tại lớp trong năm học 2023-2024. Qua các chủ đề, chủ điểm mà giáo viên giới thiệu, trẻ được củng cố, rèn luyện kiến thức, kĩ năng sống hằng ngày, đồng thời thu nhận các kiến thức, kĩ năng mới một cách tự nhiên, thông qua trải nghiệm chứ không phải chỉ từ lời nói của người lớn. Các chủ điểm chủ đề là các trải nghiệm thực tế ví dụ như tham quan hay các hoạt động nghệ thuật. Tổ chức mời phụ huynh tham dự tiết dạy thực hành tại lớp, nhằm giúp phụ huynh hiểu được phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giữa giáo viên và trẻ. Trong năm học chúng tôi được phụ huynh quan tâm ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt như: Phụ huynh phối hợp về mặt cung cấp kiến thức cho trẻ về các nội dung mà giáo viên yêu cầu trẻ phải chuẩn bị để chia sẻ trong các hoạt động.Ngoài ra phụ huynh lớp còn rất nhiệt tình khi chuẩn bị cùng con những đồ dùng kĩ thuật an toàn, phù hợp với các con: búa, tua vít, cưa Qua thời gian áp dụng đề tài:“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi” vào thực tế tôi thấy rằng đề tài này đưa ra các giải pháp có tính mới, khi áp dụng đạt hiệu quả cao so với năm học trước như sau: III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: III.1. Hiệu quả kinh tế(giá trị làm lợi tính thành tiền) - Trên đây là kết quả tự bản thân tôi học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ trên thực tế của tôi nên không tốn kém về kinh phí. - Phụ huynh luân quan tâm ủng hộ các nguyên vật liệu thiên nhiên nguyên vật liệu đã qua sử dụng để giáo viên và trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp theo hướng áp dụng phương pháp STEAM tại lớp mình. III.2. Hiệu quả về mặt xã hội : a. Giá trị làm lợi cho môi trường Trong quá trình giảng dạy, áp dụng phương STEAM bản thân tôi thêm
- 25 kiếnthức, kinh nghiệm giảng dạy để truyền đạt đến trẻ một cách hiệu quả nhất qua đó trẻ, xây dựng kế hoạch phù hợp với nội dung chương trình và nhu cầu nhận thức của trẻ,tạo cho trẻ có nhiều cơ hội được thực hành, trải nghiệm. b. Giá trị làm lợi cho an toàn lao động Trẻ hứng thú hơn với hoạt động tạo hình,trẻ có kĩ năng hoạt động nhóm tốt hơn, có kĩ năng thuyết trình để nói ra được trí tưởng, sáng tạo của mình,Trẻ tích cực và say mê trong việc thử nghiệm để tạo ra sản phẩm trẻ thích đi học hơn Phụ huynh hiểu về tầm quan trọng của việc áp dụng phương pháp giáo dục STEAM vào dạy trẻ, từ đó phối hợp tích cực với nhà trường giúp trẻ phát triển toàn diện.Phụ huynh quan tâm,ủng hộ nhiều nguyên vật liệu an toàn, phù hợp cho trẻ hoạt động.Phụ huynh phấn khởi, tin tưởng khi cho con đến trường đi học. c. Giá trị làm lợi khác: * Về phía giáo viên: Tôi có thêm nhiều kiến thức, phương pháp được đổi mới hơn để cho trẻ có thêm hứng thú trong hoạt động tạo hình. Hình thức tổ chức phong phú hơn để cho trẻ được tự mình trải nghiệm, thỏa sức sáng tạo khi áp dụng phương pháp giáo dục sream trong hoạt động tạo hình. Rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động STEAM cho trẻ.trở thành gần gũi với trẻ hơn. Luôn tạo ra hướng giáo dục trẻ với mục tiêu “Học mà chơi, chơi mà học” để việc học trẻ trở nên nhẹ nhàng nhưng mang lại hiểu quả cao. Lựa chọn nội dung cho trẻ hoạt động với phương pháp STEAM phù hợp với nhậnthức, nhu cầu khám phá của trẻ, phù hợp với hoạt động. Tích cực tìm hiểu, nghiên cứu để có nhiều hoạt động STEAM đến với trẻ. Như vậy, qua khảo sát các tiêu chí, và so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy hứng thú và các kĩ năng của trẻ đối với hoạt động tạo hình đã tặng lên rõ rệt. Trẻ tích cực, say mê tích cực tham gia hoạt động. Thay vì quan sát mẫu và làm theo mẫu của cô như trước đây, trẻ hoàn toàn chủ động, độc lập trong ý tưởng, thoải mái sáng tạo các sản phẩm tạo hình theo ý tưởng của mình.
- 26 * Đối với trẻ: Trong hoạt động tạo hình trẻ mạnh dạn đưa ra ý tưởng, biết cách lựa chọn các nguyên vật liệu để thực hiện kế hoạch của mình. Trẻ dám thử vật liệu mới, khi không làm được chủ động thay đổi vật liệu. Nhờ đó, trẻ có hiểu biết nhiều hơn về các vật liệu tạo hình, để có những ứng dụng phù hợp. Biết cùng nhau hợp tác làm việc theo nhóm, trao đổi với nhau trong khi hoạt động. Tạo cơ hội cho trẻ có thêm kỹ năng đo, so sánh, sắp xếp bố cục sao cho cân bằng hợp lý. Trẻ tự tin và mạnh dạn hơn. Qua trò chuyện cùng cô, chia sẻ về ý tưởng và cảm xúc của mình khi tham gia hoạt động, khả năng thuyết trình, phản biện của trẻ tốt hơn, trẻ nói lưu loát và mạnh dạn hơn trong giao tiếp * Với phụ huynh: Phụ huynh hiểu và cùng cô phối hợp với nhau để cho trẻ được hoàn thiện hơn. Phụ huynh rất vui khi con được tiếp cận với chương trình giáo dục mới hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Từ những biện pháp trên tôi đã áp dụng trên trẻ và đã đạt được một số kết quả sau: Năm học 2023 - 2024 Đầu năm Cuối năm STT Tiêu chí T9/2023 T5/2024 Mức độ đạt được Đ CĐ Đ CĐ Trẻ hứng thú, chủ động Số trẻ 20/38 18/38 36/38 2/38 1 tham gia hoạt động tạo hình Tỉ lệ % 53% 47% 94% 6% Có kĩ năng tự khám phá, Số trẻ 16/38 22/38 37/38 1/38 2 tìm hiểu, lên ý tưởng tạo sản Tỉ lệ % 42% 58% 97% 3% phẩm. Có kĩ năng sử dụng đồ Số trẻ 20/38 18/38 36/38 2/38 3 dùng, dụng cụ Tỉ lệ % 53% 47% 94% 6%
- 27 Trẻ sáng tạo khi tham gia Số trẻ 20/38 18/38 37/38 1/38 4 hoạt động Tỉ lệ % 53% 47% 97% 3% Trẻ sáng tạo khi tham gia Số trẻ 16/38 22/38 36/38 2/38 5 hoạt động Tỉ lệ % 42% 58% 94% 6% *. Khả năng áp dụng và nhân rộng Từ những kết quả đạt được,tôi tin rằng với các giải pháp nêu trên khi được áp dụng thường xuyên ở các lớp sẽ đạt được kết quả cao, giúp trẻ phát huy óc sáng tạo, trí tưởng tượng của mình. Để việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt, cần có sự thống nhất về phương pháp giáo dục của 2 cô giáo trong lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Để hoạt động tạo hình tổ chức theo phương pháp STEAM thực sự đạt hiệu quả cao, cần tích cực bồi dưỡng các kĩ năng tạo hình cho trẻ, rèn luyện cho trẻ tính tự lập, cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với các nguyên vật liệu đa dạng. Qua một năm học áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy sáng kiến phù hợp và mang lại hiệu quả tích cực. Trẻ hứng thú hơn, tham gia hoạt động tạo hình chủ động, sáng tạo hơn, trẻ không chỉ phát triển năng khiếu thẩm mĩ, mà còn phát huy sự mạnh dạn, tích cực, dám suy nghĩ, biết chia sẻ, phản biện và ham hiểu biết, tìm tòi khám phá, đưa ra cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Nếu sáng kiến được áp dụng linh hoạt, sáng tạo tại các trường mầm non sẽ góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi ứng dụng phương pháp dạy học STEAMvà các hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non khiếu bẩm sinh về tạo hình. Trên đây là giải pháp: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổitại lớp 3TA3 Trường mầm non xã Nghĩa Trung. Quá trình tổ chức hoạt động phải luôn lấy trẻ làm trung tâm và tạo cơ hội, tình huống để trẻ tự khám phá, suy nghĩ và giải quyết vấn đề dựa trên vốn kinh nghiệm, hiểu biết của trẻ.
- 28 IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam đoan trên đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết, không sao chép và vi phạm bản quyền. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam kết này. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Đỗ Thị Hạnh
- CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Trường Mầm non xã Nghĩa Trung xác nhận sáng kiến:“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi”của đồng chíĐỗ Thị Hạnh - Giáo viên lớp mẫu giáo 3 tuổi trường Mầm non xã Nghĩa Trung có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng tại trường Mầm non xã Nghĩa Trung năm học 2023 - 2024. Nghĩa Trung, ngày 28 tháng 5 năm 2024 HIỆU TRƯỞNG Vũ Thị Luyến
- XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Ký tên, đóng dấu)
- MỤC LỤC THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN . 1 BÁO CÁO SÁNG KIẾN 2 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 2 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP .3 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến .3 2.Mô tả giải pháp sau khhi có sáng kiến 5 Giải pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên môn về phương pháp STEAM, xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ 5 Giải pháp 2:Tích cực bồi dưỡng kĩ năng tham gia hoạt động theo phương pháp STEAM cho trẻ 7 Giải pháp 3:Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng 9 Giải pháp 4:Tổ chức đa dạng các hoạt động tạo hình lồng ghép phương pháp giáo dục STEAM giúp bồi dưỡng kĩ năng cho trẻ. . 12 Giải pháp 5:Luôn kiên nhẫn khuyến khích động viên trẻ: . 20 Giải pháp 6:Phối kết hợp với phụ huynh 21 III. Hiệu quả sáng kiến đem lại: 22 1.Hiệu quả về mặt kinh tế: 22 2. Hiệu quả về mặt xã hội: 22 -Đối với giáo viên: 23 - Đối với trẻ: 23 -Đối với phụ huynh: 24 3.Khả năng áp dụng nhân rộng: 24 IV. Cam kết không sao chép bản quyền: .25