SKKN Một số giải pháp nâng cao kỹ năng trong học môn Toán Lớp 4, Lớp 5 – Phần luyện tập thực hành

doc 26 trang binhlieuqn2 08/03/2022 2850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao kỹ năng trong học môn Toán Lớp 4, Lớp 5 – Phần luyện tập thực hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_ky_nang_trong_hoc_mon_toan_lo.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nâng cao kỹ năng trong học môn Toán Lớp 4, Lớp 5 – Phần luyện tập thực hành

  1. - Bước 1: Tính độ dài cạnh hình vuông bằng cách: Hình vuông ABCD được chia thành bốn tam giác vuông có diện tích bằng nhau, mỗi cạnh góc vuông của tam giác vuông này đều có độ dài bằng nhau và bằng nửa nửa đường chéo. A B a h D C + Áp dụng công thức tính diện tích hình tam giác: S = Trong đó: a là cạnh đáy của tam giác. h là chiều cao của tam giác. Lập luận: Vì a = h = r= d : 2 => S = => S hình vuông = S tam giác x 4) - Bước 2: Sau khi đã biết diện tích hình vuông, học sinh lại phải dựa vào công thức tính diện tích hình vuông S = a x a Trong đó: a là cạnh của hình vuông => a ( cạnh hình vuông) => đường kính hình tròn ( bằng cạnh hình vuông) - Bước 3: Biết d ( đường kính hình tròn) áp dụng công thức S = x x 3,14 , thay số và tính toán cẩn thận là xong. * Ví dụ minh họa: Tính diện tích hình vuông ABCD, diện tích hình tròn tâm O, biết đường chéo BD = 8cm. 10
  2. A B D C - Bước 1: Hình vuông ABCD được chia thành bốn tam giác vuông có diện tích bằng nhau, mỗi tam giác vuông có cạnh góc vuông là: 8 : 2 = 4 (cm) Diện tích của mỗi tam giác vuông là: = 8 ( cm² ) Diện tích hình vuông ABCD là : 8 x 4 = 32 ( cm² ) Gọi a là cạnh của hình vuông ABCD (cũng là đường kính của hình tròn tâm O) Ta có S = a x a = 32 ( cm² ). Ta có là bán kính của hình tròn tâm O. Diện tích hình tròn tâm O là : x x 3,14 = x 3,14 = x 3,14 = 25,12 ( cm² ). Trong chương trình toán của Tiểu học nói chung và Toán lớp 4, lớp 5 nói riêng, giáo viên phải là người chủ động tìm tòi hướng dẫn học sinh, tôi cũng vậy. Với cách dạy cách đếm hình ở lớp 4, lớp 5, để hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo cho học sinh, tôi đã tổ chức, hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua 11
  3. các bước tiến hành của quy trình dạy học. Chẳng hạn tôi đã thực hiện các bước dạy học như sau: Bước 1: Giáo viên đưa ra bài toán: Hình vẽ dưới đây có bao nhiêu hình chữ nhật? Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào kiến thức đã học, để tìm ra dấu hiệu chung bản chất: Thế nào là một hình chữ nhật?( Hình có bốn cạnh và bốn góc vuông) Hình vuông có phải là một hình chữ nhật không?( có) Trong hình gồm 5 x 5 ô vuông, hình chữ nhật nào to nhất?(Hình bao gồm tất cả các ô vuông). Giải thích như thể nào về các hình chữ nhật khác nhau? (khác nhau về kích thước, khác nhau về hình dạng, khác nhau về vị trí). Bài toán có còn những yếu tố nào khác? (phải chăng chúng ta cần phải tìm một quy tắc để tính? Bước 3: Tiếp theo giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào các dấu hiệu chung để phỏng đoán, từ đó tìm ra quy tắc. Chẳng hạn : Hình vẽ có 1 cột, 1 hàng ta sẽ được 1 hình chữ nhật: 1 = x Hình vẽ có 2 cột, 1 hàng ta sẽ được 3 hình chữ nhật: 3 = x 12
  4. Hình vẽ có 2 cột, 2 hàng ta sẽ được 9 hình chữ nhật: 9 = x Khi có 3 cột, 2 hàng ta sẽ được 18 hình chữ nhật: 18 = x Khi có a cột, b hàng ta sẽ được n hình chữ nhật . Công thức tổng quát là : n = x Áp dụng : Khi có 5 cột, 5 hàng ta sẽ được số hình chữ nhật là : x = 15 x 15 = 225 (hình) 13
  5. Như vậy, ở phần luyện tập thực hành và qua dạng bài tập này đã tập dượt cho các em đi từ suy luận đơn giản đến phức tạp. Đồng thời rèn luyện cho học sinh có tư duy sáng tạo, rèn khả năng khái quát hóa cho học sinh. Chúng ta có thể tiến hành tương tự đối với các bài toán dạng cách đếm hình khác trong chương trình toán lớp 4, lớp 5 như đếm hình vuông, hình tam giác, hình bình hành, Qua 4 ví dụ trên, tùy từng bài mà học sinh phải biết sử dụng số lượng cấp độ phù hợp trong tư duy sáng tạo. Cụ thể : Thông thường các bài toán về tính chu vi của hình vuông, biết độ dài cạnh (như ví dụ 1) học sinh chỉ cần sử dụng 3 cấp độ Nhớ- hiểu- vận dụng. Sang đến bài toán : biết diện tích của hình vuông là 36cm² , tìm chu vi của hình vuông, ngoài 3 cấp độ Nhớ- hiểu- vận dụng học sinh phải biết sử dụng thêm cấp độ phân tích. Ở ví dụ 3 (Tính diện tích hình vuông ABCD, diện tích hình tròn tâm O, biết đường chéo BD = 8cm).và ví dụ 4 học sinh không chỉ sử dụng 3 cấp độ Nhớ- hiểu- vận dụng mà các em phải biết sử dụng thêm 2 cấp độ phân tích và sáng tạo thì mới giải quyết được bài toán. Như vậy với việc vận dụng phép cấp độ tư duy sáng tạo vào dạy học phần luyện tập thực hành giáo viên sẽ giúp học sinh tự tìm tòi, lĩnh hội tri thức mới một cách tự nhiên, không bị gò bó, áp đặt từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 7.1.3.1. Kỹ năng giải quyết vấn đề. a) Khái niệm Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng phân tích, nhìn nhận, đánh giá một vấn đề của cá nhân để có thể tự mình quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống khó khăn đang gặp phải trong cuộc sống. b) Vấn đề rèn cách giải quyết vấn đề Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, chúng ta cần: 14
  6. - Xác định rõ vấn đề hoặc tình huống đang gặp phải, kể cả tìm kiếm thêm thông tin cần thiết. - Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/ tình huống đã có. - Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra nếu ta lựa chọn phương án giải quyết nào đó. - So sánh các phương án để đưa ra quyết định cuối cùng. - Hành động theo quyết định đã lựa chọn. - Kiểm định lại kết quả để rút kinh nghiệm cho những lần ra quyết định và giải quyết vấn đề sau. c) Vai trò của kỹ năng giải quyết vấn đề. Vai trò của kỹ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng giúp con người có thể giải quyết khó khăn cũng như hướng đi đúng hướng để đạt được đích đến của mình, không những cần thiết cho việc học toán mà còn cần thiết cho các môn học khác, cho công tác và hoạt động của con người. Ví dụ dạy bài: Một lớp muốn thuê một chuyến xe khách đi tham quan. Họ đã tham khảo giá thuê xe ở 3 công ty khác nhau (giả sử rằng chất lượng, mẫu mã xe là như nhau). Công ty A có giá khởi đầu là 3.750.000 đồng cộng thêm 5.000 đồng cho mỗi km chạy xe.Công ty B có giá khởi đầu là 2.500.000 đồng cộng thêm 7.500 đồng cho mỗi km chạy xe.Công ty C có giá “nền” là 3.500.000 nếu không quá 200 km, cộng thêm 10.200 đồng cho mỗi km chạy xe vượt quá 200 km.Lớp đó nên chọn công ty nào, nếu chuyến tham quan có tổng đoạn đường cần di chuyển ở trong khoảng: a) 200 km, b) 400 km và c) 600 km? Để giải quyết bài toán này tôi hướng dẫn học sinh theo các bước sau: 15
  7. Bước 1: Xác định rõ vấn đề đang gặp phải: chon công ty nào để số tiền phải chi trả ít nhất (vì giả thiết là chất lượng và mẫu mã các xe như nhau). Học sinh tự xác định. Bước 2: Liệt kê các cách giải quyết vấn đề đã có: Mỗi em sẽ đưa ra cách giải quyết vấn đề riêng. Công ty 200 km 400 km 600 km A 4.750.000 đồng 5.750.000 đồng 6.750.000 đồng B 4.000.000 đồng 5.500.000 đồng 7.000.000 đồng C 3.500.000 đồng 5.540.000 đồng 7.580.000 đồng Bước 3: Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra nếu ta lựa chọn phương án giải quyết nào đó. Sau khi làm việc cá nhân, các nhóm học sinh chia sẻ để lựa chọn phương án giải quyết nào đó. Bước 4: So sánh các phương án để đưa ra quyết định cuối cùng. Giáo viên kết luận và đưa ra các phương án để học sinh lựa chọn. Như vậy, các phương án có thể được đưa ra là: a) Nếu đi trong phạm vi 200 km, có thể chọn xe của công ty C. b) Nếu đi trong phạm vi 400 km, có thể chọn xe của công ty B. 16
  8. c) Nếu đi trong phạm vi 600 km, chọn xe của công ty A. Bước 5: Hành động theo quyết định đã lựa chọn. Bước này học sinh phải biết dựa vào thực tế quãng đường mà lớp đi để lựa chon phương án hợp lý . Từ tình huống đó, hs phải phát huy những khả năng của mình tìm cách giải quyết vấn đề là làm thế nào để tìm được kết quả của bài toán. Như vậy để rèn kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động trong dạy học môn Toán, cần chú trọng những bài toán có vấn đề, để giúp học sinh rèn luyện và phát triển năng lực này vì năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực quan trọng của con người mà nhiều nền giáo dục tiên tiến đang hướng tới. Đặc biệt ở độ tuổi tiểu học là giai đoạn học sinh cần được rèn luyện.Tuy nhiên, tuỳ theo từng đối tượng hs mà gv có thể định hướng cách giải quyết vấn đề cho phù hợp. 7.1.3.3. Kỹ năng hợp tác a) Khái niệm Hợp tác là phương pháp pháp học tập trong đó nhóm hoặc tập thể các HS cùng nhau chiếm lĩnh tri thức của một bài học . Mỗi thành viên trong nhóm học tập này có trách nhiệm tự học tập, đồng thời có trách nhiệm giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm để cùng hoàn thành mục đích học tập chung của nhóm. Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ phương pháp học của mình, biết cam kết và cùng chia sẻ kinh nghiệm học tập có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. b) Vai trò của kỹ năng hợp tác. Kỹ năng hợp tác có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp phát triển một số năng lực cần thiết cho học sinh như: -Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. -Năng lực vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn,. -Năng lực khám phá, -Năng lực tự học. -Năng lực hợp tác, 17
  9. Ngoài ra còn giúp học sinh phát triển năng lực xã hội, phát triển những kĩ năng như: sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, thảo luận, bảo vệ ý kiến, giải quyết mâu thuẫn, HS có cơ hội phát biểu, trao đổi và học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm hiểu kiến thức mới. Những HS yếu, kém có cơ hội được học hỏi những bạn giỏi hơn; HS khá giỏi không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình mà còn cần giúp đỡ các bạn yếu hơn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kỹ năng hợp tác giúp học sinh hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong học tập, tạo nên sức mạnh trí tuệ, vượt qua những vướng mắc, những ẩn số của bài toán, đem lại chất lượng và hiệu quả cao. d) Vấn đề rèn kỹ năng hợp tác. Để có được sự hợp tác hiệu quả, giáo viên cần: Tổ chức chia học sinh thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người hoặc tập thể học tập. Nếu là các nhóm nhỏ thì phải biết dựa trên cơ sở là tính đa dạng (không đồng nhất) để chia nhóm. Mỗi nhóm đều có đủ các đối tượng học sinh về trình độ, về khả năng thuyết trình, diễn giải theo 4 mức sau: Ở mức độ 1:Đối tượng học sinh yếu kém Ở mức độ 2:Đối tượng học sinh trung bình: Ở mức độ 3: Đối tượng học sinh khá Ở mức độ 4: Đối tượng học sinh giỏi Hướng dẫn học sinh vận dụng tốt nhiều kỹ năng khác như: tự nhận thức, xác định rõ yêu cầu đề bài, đảm nhận trách nhiệm được giao, ra quyết định, giải quyết vấn đề, kiên định, Ví dụ: Khi dạy phần luyện tập thực hành bài “ Diện tích hình bình hành.”- Toán lớp 4. (Bài 61- Toán lớp 4 trang 9- Tập hai) Sử dụng hình thức: - Khởi động: Cả lớp ôn lại quy tắc, công thức tính diện tích hình bình hành. - Kiểm tra học thuộc quy tắc và công thức tính diện tích hình bình hành. - Hoạt động thực hành. 18
  10. Với bài toán: Tính diện tích hình bình hành, biết số đo theo bảng dưới đây: STT Độ dài đáy Chiều cao Diện tích 1 4 dm 34cm 2 4m 18dm tôi đã hướng dẫn học sinh theo các bước như sau: Bước 1: Giáo viên đưa ra bài toán: Tính diện tích hình diện tích hình bình hành có kích thước ghi trên bảng Học sinh sẽ tự áp dụng công thức để tính diện tích hình bình hành rồi điền vào bảng sau: STT Độ dài đáy Chiều cao Diện tích 1 4 dm 34cm 2 4m 18dm Bước 2: Sau khi làm việc cá nhân xong, giáo viên tổ chức cho học sinh dựa vào kiến thức đã học, các nhóm học sinh chia sẻ các cách làm của mình, so sánh, nhận xét các cách làm và kết quả với nhau. Ở bước này học sinh hợp tác , hỗ trợ kiểm tra nhau từng lượng kiến thức như: phải biết đổi đơn vị đo về cùng đơn vị, . Sau khi thảo luận nhóm, học sinh hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh bảng danh mục công việc của mình 19
  11. STT Độ dài đáy Chiều cao Diện tích 1 4 dm = 40 cm 34cm 1360 cm² 2 4m= 40 dm 18dm 720 dm² Cuối cùng, giáo viên kết luận đưa ra kết quả chính xác. Học sinh so sánh kết quả của mình với kết quả của giáo viên. Các bài tập trong các bài luyện tập thực hành thường được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản dến phức tạp, từ thực hành và luyện tập trực tiếp đến vận dụng một cách tổng hợp và linh hoạt hơn. Ở ví dụ trên (phần luyện tập thực hành bài “ Diện tích hình bình hành.”)Học sinh thuộc 3 nhóm đối tượng: trung bình- khá- giỏi đều giải quyết bài toán một cách dễ dàng, nhưng với học sinh yếu kém thì cần phải có sự hỗ trợ của 3 nhóm đối tượng trên mới biết đổi đơn vị đo trước khi giải bài toán. Ví dụ sau khi học bài “Hình thoi” .” Toán lớp 4. (Bài 86- Toán lớp 4 trang 66- Tập hai) có yêu cầu thực hành gấp, cắt một hình thoi. Giáo viên có thể tổ chức học tập hợp tác bằng cách yêu cầu HS thảo luận cách gấp giấy để cắt được một hình thoi cạnh 5 cm. Học sinh cả 4 đối tượng Ở mức độ 1:Đối tượng học sinh yếu kém Ở mức độ 2:Đối tượng học sinh trung bình: Ở mức độ 3: Đối tượng học sinh khá Ở mức độ 4: Đối tượng học sinh giỏi sẽ hợp tác hỗ trợ, bổ sung cho nhau thảo luận cách gấp giấy để cắt được một hình thoi cạnh 5 cm theo 5 bước sau: 20
  12. Qua ví dụ trên sẽ giúp HS hoàn thiện được biểu tượng và một số đặc điểm của hình thoi. Hay với dạng bài tập sau đây: Bài toán 1 : Tính diện tích của hình thoi, biết: a) Độ dài các đường chéo là 5dm và 20dm b) Độ dài các đường chéo là 4m và 15dm. Bài này Không cần đến kỹ năng hợp tác bị mờ nhạt, cả 4 đối tượng đều xử lí được bài toán này (vì đây là dạng bài tập cơ bản). Các em chỉ áp dụng công thức S = (m x n) : 2 Diện tích hình thoi là: (5 x 20) : 2 = 50 (dm2) Đáp số: 50 dm2 Hoặc phần b các em thêm 1 bước Đổi: 4m = 40dm và áp dụng công thức S = (m x n) : 2 Các em tính được Diện tích hình thoi là: (40 x 15) : 2 = 300 (dm2 ) Đáp số: 300 dm2 Nhưng những bài toán khó, phức tạp chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra năng lực hợp tác của học sinh rất quan trọng qua bài toán sau : 21
  13. Bài toán 2 :Một hình thoi có diện tích là 60 cm2, độ dài một đường chéo là 12cm. Tính độ dài đường chéo thứ hai” Bài này học sinh ở 2 nhóm đối tượng: Đối tượng học sinh yếu kém và Đối tượng học sinh trung bình sẽ không tìm ra cách làm. Lúc này học sinh đối tượng khá – giỏi sẽ dựa vào gợi ý của giáo viên để giải quyết bài toán. Tôi sẽ gợi ý như sau: Ở bài này có thể tiến hành giải theo hai bước (đưa vào tìm thành phần chưa biết của phép tính): Bước 1: Vì m x n = 60 ( theo công thức tính diện tích hình thoi Nên coi m x n là số bị chia chưa biết thì ta có: m x n = 60 x 2 = 120 ( Hay tính hai lần diện tích). Bước 2: Vì m = 12 nên coi n là thừa số chưa biết, khi đó: m x n = 120 hay 12 x n = 120 n = 120 : 12 n = 10 Ở mức độ 1:Đối tượng học sinh yếu kém Đối tượng này các em Ở mức độ 2:Đối tượng học sinh trung bình không xử lí được bài tập Ở mức độ 3: Đối tượng học sinh khá Các em chỉ giải quyết được bước 1 Ở mức độ 4: Đối tượng học sinh giỏi. Các em giải quyết được cả bài toán. Các em trong nhóm nêu quan điểm của mình, nghe quan điểm của bạn khác trong nhóm, sau đó cả nhóm trao đổi bàn luận về các ý kiến khác nhau và đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao cho nhóm. Đương nhiên các em đối tượng học sinh giỏi sẽ là người chủ động và quyết định chính. 22
  14. Nhờ kỹ năng hợp tác nên không khí thảo luận của nhóm, của lớp luôn cởi mở nên học sinh, đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn. Qua đó học sinh học được trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe ý kiến của bạn; từ đó, giúp học sinh dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Với cách làm đó giờ học toán của các em trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn rất nhiều từ đó kích thích được khả năng tư duy của các em. Từ đó vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của học sinh thêm phong phú; kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác của học sinh được phát triển. Trong phần luyện tập thực hành, sau khi HS thực hành giải các bài tập được giao, thay cho việc chữa bài và đưa ra đáp án, giáo viên có thể hướng dẫn HS cùng nhau thảo luận về những kết quả của bài làm hoặc về các cách giải khác nhau, từ đó giúp HS tìm ra đáp án hay nhất. Điều này thực sự bổ ích vì có nhiều bài tập HS làm đúng đáp số nhưng chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của bài toán và các bước giải. Dạy cho học sinh kỹ năng hợp thích hợp với nhiều tình huống dạy học toán ở tiểu học. Tuy nhiên để áp dụng phương pháp hợp tác một cách thành công còn tùy thuộc vào việc lựa chọn tình huống áp dụng , phụ thuộc vào tài tổ chức, điều khiển của mỗi giáo viên và việc tích cực hợp tác của học sinh. 7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong môn học Toán lớp 4, lớp 5 trong các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 8. Các thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để sáng kiến có thể thực hiện một cách hiệu quả, những điều kiện cần thiết: Đối với giáo viên: - Sách giáo khoa Toán 4, Toán 5; - Sách tham khảo Toán 4, Toán 5; - Sách giáo viên Toán 4, Toán 5; 23
  15. - Sách Các bài toán lý thú ở Tiểu học.( Nhà xuất bản Giáo dục năm 2017). - Sách 135 bài toán có lời giải thông minh Lớp 5. (Nhà xuất bản Giáo dục năm 2016). - Sách Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở Tiểu học lớp 4. Lớp 5. (Nhà xuất bản Giáo dục năm 2014) - Sách Tư duy sáng tạo (Nhà xuất bản Trí tuệ ) - Phòng học đạt chuẩn; - Thiết bị dạy học phục vụ giảng dạy Đối với học sinh: - Sách giáo khoa Toán 4, Toán 5; - Sách tham khảo Toán 4, Toán 5; Ngoài các điều kiện cần có của giáo viên và học sinh, điều kiên không thể thiếu để sáng kiến đạt hiệu quả là - Cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu trong nhà trường. - Được đầu tư trang thiết bị cần thiết cho môn học. - Cần có sự phối kết hợp của các tổ chức Đoàn, Đội, gia đình phụ huynh học sinh. 10. Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Sau một thời gian áp dụng sáng kiến này đối với học sinh tại lớp 4A1, trường Tiểu học Đống Đa, do tôi chủ nhiệm và giảng dạy, các lớp trong khối 4 của trường Tiểu học Đống Đa, học sinh lớp 4B trường Tiểu học Thanh Trù và học sinh lớp 5E trường Tiểu học Hướng Đạo- huyện Tam Dương từ tháng 02/2018 đến nay, vừa qua tôi đã khảo sát chất lượng học sinh, tôi thấy các em rất hào hứng và hăng hái tham gia vào tiết học. Đặc biệt là phần luyện tập thực hành. Giờ học Toán đối với các em trở nên nhẹ nhàng và thú vị. Vì vậy các biện pháp dạy học trên đã kích thích được hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của các em. Các em đón nhận nhiệt tình và hứng thú làm bài. * Kết quả đạt được về xếp loại Toán của lớp cuối học kỳ II năm học 2017-2018 và đến giữa học kỳ II năm học 2018-2019 như sau: 24
  16. Thời HS Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 gian Lớp dự SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ kiểm tra 4A1 46 19 41,3% 17 37% 6 13% 4 8,7% Trước 4A2 48 21 43,75% 15 31,25% 7 14,6% 5 10,4% khi áp 4A3 35 15 42,8% 10 28,6% 5 14,3% 5 14,3% dụng 4A4 32 14 43,8% 9 28,1% 5 15,6% 4 12,5% SKKN 4A5 36 14 38,9% 12 33,3% 6 16,7% 4 11,1% 4A6 44 21 47,73% 13 29,55% 6 13,63% 4 9,09% 4B 36 13 36,1% 12 33,3% 7 19,5% 4 11,1% 5E 38 14 36,85% 13 34,25% 7 18,4% 4 10,5% 4A1 46 22 47,8% 20 43,5% 4 8,7% 0 Sau 4A2 48 26 54,15% 17 35,45% 5 10,4% 0 khi áp 4A3 35 20 57,2% 11 31,5% 4 11,3% 0 dụng 4A4 32 18 56,25% 3 9,3% 0 SKKN 11 34,45% 4A5 36 20 55,6% 12 33,3% 4 11,1% 0 4A6 44 27 61,4% 14 31,8% 3 6,8% 0 4B 36 20 55,6 12 33,4 3 8,3 1 2,7 5E 38 21 55,3 13 34,2 3 7,9 1 2,6 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân. Căn cứ vào bảng số liệu trên ta nhận thấy: Kết quả rèn kỹ năng của học sinh nhóm trước khi áp dụng sáng kiến và sau khi áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy ở lớp 4A1 thực nghiệm sáng kiến này, các lớp trong toàn khối 4 của nhà 25
  17. trường và Hai lớp ở trường bạn, huyện bạn. Qua thực nghiệm, hầu hết các đồng chí giáo viên áp dụng sáng kiến đều cho thấy các em học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, hào hứng với giờ học. Như vậy, bước đầu có thể khẳng định một số giải pháp nâng cao kỹ năng trong học môn Toán lớp 4, lớp 5 - Phần luyện tập thực hành có ưu thế và hiệu quả, có thể nhân rộng ra các trường bạn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng dùng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Tên tổ chức/cá Phạm vi/lĩnh vực TT Địa chỉ nhân áp dụng sáng kiến Trường tiểu học Đống Đa, Vĩnh 1 Học sinh khối lớp 4 Cả khối Yên, Vĩnh Phúc. Trường tiểu học Thanh Trù – 2 Học sinh lớp 4B Cả lớp Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Trường tiểu học Hướng Đạo,Tam 3 Học sinh lớp 5E Cả lớp Dương, Vĩnh Phúc. Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2019 Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2019 Lãnh đạo nhà trường Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Thanh Quyên Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2019 Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở 26