SKKN Một số hình thức khởi động bài học trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

docx 42 trang Giang Anh 26/09/2024 5022
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số hình thức khởi động bài học trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_hinh_thuc_khoi_dong_bai_hoc_trong_day_hoc_mon_li.docx
  • pdfCao Thị Hằng_Phan Đăng Lưu_ Lịch sử.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số hình thức khởi động bài học trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

  1. Ví dụ 1: Khởi động bài “ Những thành tựu văn hóa thời cận đại”- , Lịch sử 11, kì I. Bản nhạc: Hồ Thiên nga Bước 1: Giáo viên thông qua hình thức tổ chức HĐKĐ. Bước 2: Học sinh nghe nhạc, nêu những cảm nhận của mình về nội dung đoạn nhạc. Giáo viên cho HS nghe một đoạn trong bản nhạc “Hồ Thiên nga” Sau khi kết thúc giáo viên cho học sinh trình bày cảm nhận về đoạn nhạc: Theo em, đoạn nhạc trên, nói lên điều gì? HS: 1-2 học sinh trả lời. Bước 3: Giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Đúng vậy, Những điệu múa uyển chuyển, mềm mại, thanh thoát thể hiện net đẹp của con người trong thời kì cận đại, đồng thời nói lên tư tưởng tự do của giai cấp tư sản. Bản nhạc Hồ Thiên nga là một trong những thành tựu về lĩnh vực âm nhạc nói riêng và cũng là là thành tựu văn hóa từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX nói chung. Vậy vào thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX văn hóa thời cận đại có những thành tựu tiêu biểu nào, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay. 33
  2. - Ví dụ 2: Bản nhạc: Giải phóng miền Nam Bản nhạc: Tiến về Sài Gòn Khi dạy bài 23 - Tiết 2 - Lịch sử lớp 12, học kỳ II: “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)” Bước 1: Tuỳ thuộc vào đặc diểm của từng lớp và đối tượng của học sinh, Giáo viên tiến hành tổ chức khởi động bài học bằng nhiều cách sau: + Cho học sinh hoặc nghe một đoạn nhạc không lời, 34
  3. + Hoặc xem bài hát “Tiến về Sài Gòn” và “Giải phóng miền Nam” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước + Hoặc cho học sinh hát 1 trong 2 bài hát trên Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra nội dung của bài hát. Bước 3: Giáo viên nhận xet và dẫn dắt vào bài mới. - Ví dụ 3: Khi dạy bài 20 tiết 2: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)”( Lịch sử lớp 12 Học kì I) cho học sinh đóng vai làm ca sĩ: Bước 1: Giáo viên cho học sinh đóng vai làm ca sĩ ( bài hát đã chuẩn bị trước) về nhạc phẩm” Giải phóng Điện Biên” của nhạc sỹ Đỗ Nhuận. Bước 2: Học sinh lắng nghe, thảo luận câu hoi. Bài hát đó gợi cho em những cung bậc cảm xúc như thế nào về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954? Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: Giáo viên nhận xet, đánh giá và chuyển tiếp vào bài học. 1.3.5. Khởi động bài học lịch sử từ việc xây dựng tình huống có vấn đề. “Tình huống có vấn đề” là thời điểm thể hiện mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh để nhận ra điều mình chưa biết, mà chưa giải quyết được. Tình huống này buộc học sinh phải quyết tâm tìm hiểu, chứ không khoanh tay khuất phục. Song không phải điều không biết nào được đặt ra cũng tạo được tình huống có vấn đề, mà chỉ khi nào những điều học sinh nhận thấy không thể không biết, không thể không tìm hiểu để nhận thức đúng, sâu sắc vấn đề đặt ra, nhằm vào việc học tập. Việc giải quyết vấn đề là tiến hành tìm hiểu, làm sáng to những điều chưa biết để biết. Để tổ chức các hình thức khởi động trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh , giáo viên luôn chú trọng khêu gợi học sinh đặt vấn đề để tìm hiểu, không dừng lại ở việc tiếp thu thụ động. Đặt câu hoi nêu ra điều mình chưa biết là một yếu tố quan trọng để học tập thông minh, chủ động. Vấn đề đặt ra là phải nhằm vào bản chất, những điều quan trọng để hiểu sự kiện, chứ không phải những chi tiết vụn vặt, hình thức bên ngoài. Giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề thông qua việc khai thác sách giáo khoa, sử dụng đồ dùng trực quan, tư liệu thành văn 35
  4. Học sinh tự mình nắm kiến thức, tự mình rút ra kết luận sau khi đã suy nghĩ kỹ. Những kết luận này là phản ánh những quan điểm riêng, có căn cứ khoa học, do các em nhận thức được. Học sinh chỉ học tập tốt, có kết quả khi các em phát hiện ra vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề. Câu hoi đưa ra phải là vấn đề mới mà học sinh chưa biết. Câu trả lời của học sinh phải là sản phẩm của hoạt động tư duy. Bước 1: Giáo viên đưa ra quan điểm trái chiều về một vấn đề của bài học. Bước 2: Yêu cầu học sinh đưa ra chính kiến về vấn đề tìm hiểu của bài học. Bước 3: Giáo viên nhận xet và dẫn dắt vào bài học. Ví dụ: Khi học về Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 giáo viên đưa ra vấn đề: Bàn về thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam, một số sử gia tư sản cho rằng: đó là một sự “ăn may” vì nó diễn ra trong điều kiện “trống vắng quyền lực”. Các nhà sử học của chúng ta lại khăng định: Thành công của cách mạng tháng Tám không phải là sự “ăn may”. Các em đồng ý với ý kiến nào, vì sao? 2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trong thời gian áp dụng thử, đặc biệt là sau khi đề tài được phổ biến rộng rãi trong tổ Lịch sử ở đơn vị trường THPT Phan Đăng Lưu, chúng tôi nhận thấy, sáng kiến đã mang tới không khí học tập sôi nổi, vui nhộn, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh trước khi vào bài mới đồng thời giúp tôi kiểm tra, đánh giá được mức độ tìm hiểu bài trước khi lên lớp của học sinh, tôi thấy được những điều học sinh đã biết và chưa biết để dẫn dắt, đặt vấn đề, tạo tâm lí tò mò, thu hút sự chú ý của học sinh trước khi vào bài mới. Khi đã kích hoạt được động cơ học tập tích cực, sẽ giúp các em hăng say, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt kết quả học tập tốt nhất, và từ đó người học sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủ động và tự giác. Học sinh đã có sự thay đổi tích cực, từ việc sợ tiết sử, chán tiết sử nhiều em đã mong đến tiết Sử. Một số học sinh đầu năm còn nhút nhát chưa dám xung phong trả lời bài cũ hay tham gia xây dựng bài mới thì về cuối năm đã tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài Để đi đến kết luận về những lợi ích thiết thực của sáng kiến, tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hứng thú của học sinh với môn Lịch sử ở 3 lớp trong hai thời điểm, trước và sau khi áp dụng đề tài. Kết quả cụ thể như sau: 36
  5. Trước khi thực hiện đề tài: Học kì I, Năm học 2020-2021 Đối tượng Mức độ yêu thích, hứng thú với môn Lịch sử khảo sát Thích Không thích Bình thường Lớp Sĩ số Số lượng % Số lượng % Số lượng % 10a3,4,12 114 20 22,8% 80 70,2% 14 12,2% Sau khi thực hiện đề tài: Học kì II, Năm học 2020-2021 Đối tượng Mức độ yêu thích, hứng thú với môn Lịch Sử khảo sát Thích Không thích Bình thường Lớp Sĩ số Số lượng % Số lượng % Số lượng % 10a3,4,12 112 82 73,2% 10 8,9% 20 17,8% Kết quả này cho thấy, sau khi áp dụng những hình thức khởi động theo hướng phát triển năng lực học sinh như đã đề xuất trong đề tài thực sự đã tạo được hứng thú học tập, làm cho học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn nhiều so với trước khi chưa áp dụng sáng kiến. 37
  6. C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Trong thời gian áp dụng thử, đặc biệt là sau khi đề tài được phổ biến rộng rãi trong nhóm Lịch sử ở đơn vị trường THPT Phan Đăng Lưu, chúng tôi nhận thấy, sáng kiến đã mang tới không khí học tập sôi nổi, vui nhộn, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh trước khi vào bài mới đồng thời giúp tôi kiểm tra, đánh giá được mức độ tìm hiểu bài trước khi lên lớp của học sinh, tôi thấy được những điều học sinh đã biết và chưa biết để dẫn dắt, đặt vấn đề, tạo tâm lí tò mò, thu hút sự chú ý của học sinh trước khi vào bài mới. Khi đã kích hoạt được động cơ học tập tích cực, sẽ giúp các em hăng say, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt kết quả học tập tốt nhất, và từ đó người học sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủ động và tự giác. Học sinh đã có sự thay đổi tích cực, từ việc sợ tiết Sử, chán tiết Sử nhiều em đã mong đến tiết Sử. Một số học sinh đầu năm còn nhút nhát chưa dám xung phong trả lời bài cũ hay tham gia xây dựng bài mới thì về cuối năm đã tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Sau khi sự dụng các hình thức khởi động trong các giờ học được nhiều giáo viên đặc biệt là các em học sinh hưởng ứng rất tích cực, giờ học vui vẻ, học sinh hứng thú học tập. 2.Đề xuất Đối với tổ bộ môn. - Tăng cường dự giờ, thao giảng để trao đổi, học hoi kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. - Tổ chức hội giảng, sinh hoạt chuyên đề để giáo viên học hoi, rút kinh nghiệm. Đối với giáo viên. Cần nhận thức đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ, là yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, tự giác nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư thời gian, chất xám để thiết kế bài học nói chung, phần khởi động bài học nói riêng theo hướng phát triển năng lực, tăng cường hoạt động của học sinh để thu hút các em tham gia vào những hoạt động học tập tiếp theo của bài học. Đối với học sinh Để có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học nói chung, hoàn thành tốt phần khởi động nói riêng, học sinh cần có ý thức tự giác tìm hiểu, chuẩn bị bài ở nhà trước khi lên lớp.Trong quá trình học tập phải tích cực, tự giác, chủ động, thăng thắn, mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến, quan điểm của cá nhân, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao. 38
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Bộ GD&ĐT(2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Lịch sử 10, NXB Giáo dục. 3. Bộ GD&ĐT, Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông. 4. Sách giáo khoa môn Lịch Sử khối 10, 11, 12 cơ bản và nâng cao. 5. Bộ GD&ĐT, Lịch Sử khối 10,11,12 sách giáo viên, NXB Giáo dục. 6. Bộ GD&ĐT, Tài liệu tập huấn chuyên đề đổi mới sách giáo khoa, NXB Giáo dục. 7. Bộ GD&ĐT, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, NXB Giáo dục. 8. Bộ GD&ĐT, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Lịch Sử trường THPT, NXB Giáo dục. 9. Bộ GD&ĐT, Thiết kế bài giảng 10,11,12 Lịch Sử, NXB Hà Nội 10. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet và SKKN của đồng nghiệp. 39