SKKN Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh Khối 4, 5 ở trường Tiểu học Phát Diệm
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh Khối 4, 5 ở trường Tiểu học Phát Diệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_day_tap_doc_nhac_cho_hoc_sinh_khoi_4.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh Khối 4, 5 ở trường Tiểu học Phát Diệm
- “Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm” Bản thân tôi là giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn Âm nhạc, tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích học hát nhưng lại ngại học tập đọc nhạc. Một số học sinh không ghi nhớ được vị trí tên nốt nhạc trên khuông nhạc, không nhận biết được nốt nhạc trên khuông nhạc mà chỉ nghe giáo viên hướng dẫn là ghi tên bên dưới nốt nhạc để khi đọc tên nốt nhạc được dễ dàng hơn. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đối với một bài tập đọc nhạc, để các em hiểu, nắm được nội dung bài học và thực hiện đọc nhạc tốt, ghi chép được nốt nhạc của bài tập đọc nhạc đúng với yêu cầu, người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu dễ dàng kiến thức bài học. Những năm trước đây, việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc giao cho giáo viên chủ nhiệm giảng dạy, không có giáo viên chuyên biệt. Bên cạnh đó, đồ dùng dạy học còn thiếu, đặc biệt là các nhạc cụ, cùng với những phương pháp giảng dạy cũ, chủ yếu là dạy hát và dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền khẩu. Do đó kết quả đạt được chưa cao, chưa tạo được tính chủ động, tích cực và sáng tạo cho học sinh, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức của bộ môn. Trong thực tế, để hát tốt một bài hát cần hiểu được tính chất của bài hát và quan trọng nhất là phải hát đúng cao độ, trường độ của lời ca. Có như vậy mới thể hiện được tính chất của bài. Vì vậy, đọc nhạc tốt sẽ là cơ sở để các em hát đúng giai điệu bài hát. Khi đã đọc chuẩn các nốt nhạc các em sẽ xác định được trong bài hát từ nào hát cao, từ nào hát thấp, chỗ nào ngân – nghỉ, chỗ nào luyến, láy Tôi chọn nội dung này nghiên cứu mục đích để đưa ra phương pháp dạy tập đọc nhạc, giúp học sinh hiểu bài và nắm được kiến thức bài học một cách đơn giản, nhẹ nhàng, tạo cho các em nền tảng ban đầu về âm nhạc, giúp các em có những cơ sở ban đầu để phát huy khả năng âm nhạc của mình. Từ thực tế đó, tôi xin mạnh dạn đưa ra “Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm”. Với mong muốn bước đầu tạo nền móng vững chắc, giúp các em học tốt hơn phân môn Tập đọc nhạc, tạo tiền đề cho các em phát huy khả năng âm nhạc của bản thân, góp phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách của các em. Từ sáng kiến này tôi sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy trong thời gian lâu dài để nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân đồng thời trao đổi kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Giải pháp cũ thường làm 1.1. Mô tả giải pháp cũ thường làm: Thực trạng dạy các bài tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4, 5 cơ bản được thực hiện theo các bước sau: Phạm Thị Hương Ly 2 Năm học 2016 - 2017
- “Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm” - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết tên các nốt nhạc. - Cho học sinh đọc cao độ các nốt nhạc theo thứ tự trong bài. - Giáo viên cho học sinh tập đọc từng câu kết hợp gõ đệm. - Ghép các câu và đọc hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc. Cho học sinh thực hiện nhiều lần theo nhiều hình thức : tập thể, chia nhóm, cá nhân Chính vì phương pháp dạy tập đọc nhạc đơn điệu trên nên học sinh không say sưa, yêu thích các tiết học tập đọc nhạc, dẫn đến kết quả học tập đọc nhạc của học sinh chưa cao. Qua kết quả khảo sát ban đầu tôi có bảng thống kê sau: Khối Tổng số học sinh Đọc tốt, trôi chảy Đọc được Chưa đọc được 4 132 15/132 = 11,4% 85/132 =64,4% 32/132 =24,2% 5 116 17/116 =14,7% 80/116 = 68,9% 19/116 = 16,4% Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, tỉ lệ học sinh chưa đọc được nốt nhạc còn tương đối cao đặc biệt là học sinh khối lớp 4, do các em mới bắt đầu được tiếp xúc với phân môn Tập đọc nhạc. Qua kiểm tra đọc tập đọc nhạc đối với học sinh, thì số lượng các em đọc tốt còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em thực hiện bài tập, bên cạnh những em trình bày tự nhiên và thoải mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ đọc với tính chất thuộc lòng, đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà chưa đúng trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ ý không đúng tiết tấu của bản nhạc. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, tôi xin mạnh dạn trình bày kinh nghiệm của mình về vấn đề này. 1.2. Ưu điểm: Trường Tiểu học Phát Diệm nằm ở khu trung tâm văn hóa, chính trị của huyện Kim Sơn. Mặt bằng dân trí khá cao, học sinh có truyền thống hiếu học. Sự nghiệp giáo dục của địa phương liên tục phát triển. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, giúp đỡ giáo viên trong quá trình giảng dạy. Các em học sinh đi học chuyên cần và rất thích học môn Âm nhạc. 1.3. Nhược điểm và những tồn tại: Một số phụ huynh và học sinh coi thường môn học, cho đó là môn phụ nên không cần quan tâm, không dành thời gian luyện tập và ôn luyện. Phạm Thị Hương Ly 3 Năm học 2016 - 2017
- “Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm” Trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy Âm nhạc còn nghèo nàn, thiếu tranh ảnh minh họa, thiếu một số loại nhạc cụ cần thiết. Công nghệ thông tin còn hạn chế dẫn đến học sinh không nắm bắt được sự phát triển của thời đại ,vì vậy sự cập nhật, giao lưu âm nhạc chậm phát triển. 2. Giải pháp mới cải tiến. Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên tôi đã xây dựng nền nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Việc hướng dẫn học sinh đọc một bài tập đọc nhạc mà thu được kết quả cũng phải được thực hiện đúng các bước giảng dạy theo trình tự nhất định. 2.1. Xây dựng phương pháp dạy tập đọc nhạc Ngay từ khi tìm ra nguyên nhân của tình trạng trên tôi đã tiến hành tham khảo thông tin từ giáo viên chủ nhiệm từ đó lên kế hoạch để hướng dẫn cho các em. Tiến hành điều tra để nhận biết về năng khiếu của từng học sinh một cách cụ thể, từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy cụ thể như sau: - Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại cấu trúc của khuông nhạc và vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc khóa Sol, tiếp theo là tìm hiểu tên nốt và giá trị trường độ của mỗi hình nốt. - Giới thiệu cho các em 2 loại nhịp đơn giản 2/4 và 3/4, và phách mạnh, phách nhẹ trong mỗi nhịp đó, ví dụ như: Nhịp 2/4, nhịp 3/4. Cụ thể trong từng bài tập đọc nhạc, chúng ta đều thực hiện và tiến hành theo 5 bước cơ bản. Ở mỗi bước có thể chia thành các tiến trình như sau: Bước 1: Giới thiệu bài tập đọc nhạc ( Nhận xét ) Bước này giáo viên hướng dẫn giúp học sinh nhận biết được những yếu tố cơ bản của bài tập đọc nhạc như: Tên bài tập đọc nhạc, tác giả (hoặc xuất xứ), loại nhịp, tính chất, bài có mấy câu nhạc, hình nốt (trường độ), tên nốt (cao độ), nốt thấp, nốt cao Sau khi giới thiệu, giáo viên đọc cho học sinh nghe toàn bài tập đọc. Bước 2: Luyện đọc cao độ Được thực hiện theo trình tự như sau: - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết tên các nốt nhạc trong phần luyện tập cao độ. - Cho học sinh đọc cao độ trên thang âm của bài tập đọc nhạc theo cao độ của âm sắc nhạc cụ (đàn): Đọc từng nốt, đọc từng cặp âm, đọc xuôi, đọc ngược (Giáo viên đàn mẫu từng nốt để học sinh đọc theo cao độ của nhạc cụ). Phạm Thị Hương Ly 4 Năm học 2016 - 2017
- “Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm” Đây là bước quan trọng giúp học sinh nắm được cao độ của các trong bài tập đọc nhạc. Bước 3: Luyện tập tiết tấu Được thực hiện theo trình tự như sau: - Cho học sinh nhận biết hình nốt, phân tích giá trị trường độ của mỗi hình nốt. - Học sinh đọc hình nốt theo thứ tự trong tiết tấu. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, gõ tiết tấu. - Học sinh đọc kết hợp dùng thanh phách gõ tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên. - Cho học sinh chỉ gõ tiết tấu, không đọc. Đây cũng là bước quan trọng giúp học sinh định hình được độ dài các hình nốt trong bài, từ đó hình dung ra giai điệu của các câu nhạc trong bài tập đọc nhạc. Bước 4: Tập đọc nhạc từng câu Được thực hiện theo trình tự như sau: - Giáo viên đàn mẫu giai điệu của bài tập đọc nhạc. - Cho học sinh đọc cao độ các nốt nhạc theo thứ tự trong bài. Giáo viên hướng dẫn theo hiệu lệnh (dùng đàn, dùng thước, vỗ tay) không theo tiết tấu. - Giáo viên cho học sinh nghe đàn mẫu giai điệu và hướng dẫn, học sinh tập đọc từng câu kết hợp gõ đệm theo tiết tấu (giáo viên có thể đọc mẫu từng nốt trong trường hợp câu nhạc khó, học sinh không đọc được). - Ghép các câu và đọc hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc kết hợp gõ tiết tấu. Cho học sinh thực hiện nhiều lần theo nhiều hình thức : tập thể, chia nhóm, cá nhân Bước này học sinh sẽ được kết hợp giữa cao độ và tiết tấu vừa luyện trong bước 2 và bước 3 để đọc bài tập đọc nhạc đúng cao độ, trường độ. Đây là bước trọng tâm, quyết định kết quả học tập của học sinh và mục tiêu bài học. Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để giúp học sinh đọc nhạc chính xác nhất. Bước 5: Ghép lời ca, trình bày hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc Thực hiện theo trình tự sau: - Giáo viên đàn lại cả bài tập đọc nhạc. - Tiến hành ghép lời từng câu. - Ghép lời cả bài. - Chia nhóm : nhóm đọc nhạc, nhóm ghép lời ca Phạm Thị Hương Ly 5 Năm học 2016 - 2017
- “Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm” - Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu của bài tập đọc nhạc. - Củng cố, kiểm tra: Đọc lại toàn bài (cả nhạc và lời) theo nhiều hình thức ( Giáo viên có thể tổ chức trò chơi nghe giai điệu đoán câu nhạc hoặc gắn nốt nhạc còn thiếu để hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc). Bước này học sinh kết hợp hài hòa giữa trường độ và cao độ để tạo nên giai điệu, hoàn thiện bài tập đọc nhạc. * Áp dụng trong thực tiễn giảng dạy Sau đây, tôi xin giới thiệu trình tự dạy một bài tập đọc nhạc cụ thể đã áp dụng trong giảng dạy tại Trường Tiểu học Phát Diệm. Bài tập đọc nhạc số 3 : “Cùng bước đều” (Âm nhạc lớp 4) Hoạt động 1: Giới thiệu về bài tập đọc nhạc - Giáo viên chiếu bài tập đọc nhạc phóng to và hướng dẫn học sinh nhận xét về bài tập đọc nhạc: Bài tập đọc nhạc số 3 có tên “Cùng bước đều”, tác giả Phạm Kim, được viết ở nhịp 2/4, gồm 2 câu nhạc , mỗi câu có 6 ô nhịp. - Giáo viên đàn mẫu toàn bộ bài tập đọc nhạc. Hoạt động 2: Luyện đọc cao độ - Giáo viên đặt câu hỏi để HS nhận biết các nốt nhạc trong phần luyện tập cao độ (ghi trên màn hình) của bài từ thấp đến cao. - Giáo viên đàn cho HS đọc cao độ 5 nốt nhạc trong phần luyện cao độ (Đô - Rê – Mi – Pha - Sol) theo thứ tự từ thấp đến cao và ngược lại, luyện từng âm trước sau đó luyện cao độ các âm trụ ( âm chính ), tiếp theo luyện cặp âm tăng dần rồi giảm dần. - Gọi 1-2 HS đọc lại – Giáo viên nhận xét. Hoạt động 3: Luyện tập tiết tấu - Cho học sinh nhận biết hình nốt trong phần luyện tập tiết tấu (bảng phụ). + Phân tích: Nốt Trắng có giá trị trường độ gấp đôi nốt Đen. Phạm Thị Hương Ly 6 Năm học 2016 - 2017
- “Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm” - Giáo viên gõ mẫu tiết tấu – yêu cầu học sinh lắng nghe. - Giáo viên chỉ định 1 em gõ - Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh cả lớp thực hiện theo các bước: + Đọc tiết tấu theo hình nốt: Đen, Đen, Đen, Đen, Trắng, Đen, Đen, Đen, Đen, Trắng. + Đọc kết hợp dùng thanh phách gõ tiết tấu. + Dùng thanh phách gõ tiết tấu, không đọc. Hoạt động 4: Tập đọc nhạc từng câu ngắn - Giáo viên đàn mẫu toàn bộ phần nốt nhạc của bài tập đọc nhạc. - Giáo viên đàn từng nốt nhạc trong bài (không theo tiết tấu) cho HS đọc theo để các em định hình được cao độ của các nốt nhạc trong bài, trong quá trình đọc giáo viên chú ý chỉnh sửa cao độ cho học sinh nếu các em đọc sai. - Giáo viên đàn câu thứ nhất sau đó, đàn giai điệu 3 ô nhịp đầu rồi bắt nhịp 1- 2, học sinh đọc lại 2 – 3. Giáo viên chỉnh sửa. 3 ô nhịp tiếp theo thực hiện tương tự sau đó ghép 6 ô nhịp để hoàn thành câu nhạc thứ nhất. Câu nhạc thứ 2 thực hiện tương tự câu nhạc thứ nhất (trong trường hợp học sinh không đọc được thì giáo viên đọc mẫu chỗ khó và cho học sinh đọc theo). - Giáo viên chỉ định 2 đến 4 học sinh đọc lại từng câu đồng thời hướng dẫn các em chỉnh sửa những chỗ chưa chuẩn xác. - Giáo viên đàn giai điệu cả bài cho các em đọc nhạc, luyện tập với các hình thức như: tập thể, dãy (nhóm), cá nhân. - Chỉnh sửa, hoàn thiện phần đọc nhạc. Hoạt động 5: Ghép lời, đọc hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc Giáo viên hướng dẫn học sinh: + Ghép lời ca theo giai điệu từng câu. + Ghép toàn bài. + Hát lời toàn bài. + Lần 1 đọc nhạc, lần 2 ghép lời toàn bài kết hợp gõ đệm theo các hình thứ: Nhịp, phách, tiết tấu (giáo viên có thể đàn giai điệu và hướng dẫn học sinh thực hiện theo các hình thức như: tập thể, nhóm, cá nhân. Phạm Thị Hương Ly 7 Năm học 2016 - 2017
- “Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm” Chú ý: Giáo viên cần nhắc học sinh đọc diễn cảm, đúng tính chất mềm mại của giai điệu bài tập đọc nhạc. - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa, tuyên dương, khen ngợi. 2.2. Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép lại các bài tập đọc nhạc đã học, giúp các em nắm được vị trí các nốt trên khuông cũng như ghi nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học, để khắc sâu kiến thức. Do đó, đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các em phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó phải đọc như thế nào. Việc ghi chép nhạc còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc, các kiến thức đó bổ trợ cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu của tác giả. VD: Cách sử dụng dấu luyến, dấu tăng trường độ, dấu quay lại, dấu hồi đoạn, dấu lặng đen, lặng đơn, ngắt câu 2.3. Các biện pháp cải tiến Ngoài việc đầu tư, chuẩn bị cho việc học tập đọc nhạc, tôi áp dụng thêm một số biện pháp khác kết hợp sử dụng trong tiết dạy để đạt hiệu quả cao hơn, ví dụ như: + Thường xuyên kiểm tra vào các tiết học âm nhạc, chỉnh sửa cho các em, động viên tuyên dương kịp thời. + Giao bài tập về nhà cho các em thực hành, luyện tập. + Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp cho các em ôn luyện thường xuyên bằng cách đan xen vào các thời gian khác nhau như: hát đầu giờ, giữa giờ, chuyển tiết bằng hình thức đọc lại các bài tập đọc nhạc đã học. + Tận dụng triệt để các tiết học âm nhạc có nội dung ôn tập tập đọc nhạc, đó là khoảng thời gian quý báu để giáo viên giúp học sinh hoàn thiện bài tập đọc nhạc đã học trong tiết trước. + Phát động thi đua trong mỗi tiết học âm nhạc đó là một trong những động lực thúc đẩy các em say mê học tập hơn, tập trung vào bài học để đọc nhạc có hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy có rất nhiều yếu tố tác động đến chất lượng bài dạy, ví dụ như: thời gian, đối tượng học sinh, trang thiết bị dạy học những yếu tố trên tác động làm tiến trình bài dạy không theo sự sắp đặt trước. Để khắc phục được những tồn tại trên đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu kĩ từng đối tượng học sinh để phân loại cụ thể. Từ đó, đưa ra yêu cầu phù hợp với từng đối tượng. Phân phối thời gian một cách khoa học giữa các hoạt động trong Phạm Thị Hương Ly 8 Năm học 2016 - 2017
- “Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm” bài, đồng thời phải biết sử dụng các nhạc cụ, thiết bị hỗ trợ trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là dạy học bằng trình chiếu (Powerpoint) một cách linh hoạt. Biện pháp này hỗ trợ rất hiệu quả cho việc giảng dạy âm nhạc. Trường hợp nhà trường không có nhạc cụ hỗ trợ hoặc không có đủ điều kiện sử dụng nhạc cụ thì giáo viên cần thường xuyên luyện tập xướng âm, luyện thanh, tiết tấu để khi dạy các em đọc nhạc giáo viên phát âm được cao độ một cách chính xác nhất. Thường xuyên học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp. Đó là những kinh nghiệm tôi đã đúc kết được trong thời gian qua để nâng cao hiệu quả giảng dạy. III. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC: Từ đầu năm học, tôi đã áp dụng thực hiện giảng dạy tập đọc nhạc với các biện pháp như đã trình bày ở trên ở các khối lớp 4, 5 và thấy các em rất say mê hứng thú học tập, do đó kết quả đã được nâng lên rõ rệt. Sau một thời gian thử nghiệm, kết quả khảo sát tính đến giữa học kỳ II cho thấy tỉ lệ học sinh chưa đọc được tập đọc nhạc đã được cải thiện: Khối Tổng số học sinh Đọc tốt, trôi chảy Đọc được Chưa đọc được 4 132 25/132 = 18,9% 95/132 = 72% 12/132 = 9,1% 5 116 27/116 = 23,3% 80/116 = 69% 9/116 = 7,7% Qua bảng thống kê trên cho thấy, tỉ lệ học sinh thực hiện được tốt phần tập đọc nhạc đã tăng so với kết quả khảo sát khi chưa áp dụng biện pháp cải tiến. Phần nào góp phần làm giảm tỉ lệ học sinh đọc tập đọc nhạc chưa chuẩn xác so với đầu năm. Tôi tin rằng, nếu kiên trì áp dụng các biện pháp dạy đọc nhạc như đã nêu trên thì lần khảo sát tiếp theo sẽ khả quan hơn và sẽ khắc phục được tình trạng học sinh ngại học phân môn Tập đọc nhạc, tình trạng học sinh đọc nhạc yếu như hiện nay. IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Sáng kiến đã được áp dụng trong thời gian từ đầu năm học đến nay và cho thấy kết quả khả quan. Tôi tin chắc rằng sáng kiến có thể áp dụng và thực hiện lâu dài tại trường Tiểu học Phát Diệm cũng như các trường Tiểu học trong toàn huyện. V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: 1. Kết luận: Âm nhạc là môn học được hầu hết các em học sinh Tiểu học yêu thích, đó là điều tôi nhận thấy trong suốt quá trình công tác. Vì môn học này giúp các em có những giờ phút thư giãn, thoải mái, đồng thời bổ trợ cho các em tiếp thu kiến thức của các môn học khác tốt hơn. Tuy ở nội dung tập đọc nhạc các em học còn yếu nhưng điều đó không làm cho các em chán ghét môn Âm nhạc mà ngược lại "Tập đọc nhạc" là sự mới mẻ, thú vị đối với các em. Từ thực tế đó, tôi tin rằng với sáng Phạm Thị Hương Ly 9 Năm học 2016 - 2017
- “Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm” kiến kinh nghiệm "Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm" sẽ giúp các thầy cô giáo dạy tốt hơn bộ môn Âm nhạc nói chung và phân môn Tập đọc nhạc nói riêng. Từ đó, giúp các em ngày càng yêu thích học tập bộ môn Âm nhạc, đồng thời tác động tích cực đến việc học tập trau dồi và tích lũy kiến thức của các em. 2. Đề xuất: 2.1. Đối với nhà trường Cần tham mưu với các cấp lãnh đạo trang bị thêm phương tiện và đồ dùng dạy học phục vụ cho môn Âm nhạc. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để lam tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục, thường xuyên liên lạc, trao đổi thông tin với phụ huynh học sinh để phụ huynh quan tâm nhiều hơn tới việc học tập của con em mình. Từ đó, làm thay đổi tử tưởng, nhận thức của phụ huynh học sinh đối với bộ môn Âm nhạc. Tổ chức hiệu quả hơn nữa các hoạt động vui chơi, hoạt động ngoại khóa nhằm tạo môi trường thân thiện để học sinh chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động âm nhạc nhằm phát huy được kĩ năng, năng khiếu của các em. 2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Để những tiết học âm nhạc đạt hiệu quả cao không chỉ cần người giáo viên có chuyên môn vững, có phương pháp dạy học hay mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó trang thiết bị dạy học có vai trò quan trọng góp phần lớn vào hiệu quả của tiết dạy. Hiện nay nhà trường còn thiếu rất nhiều trang thiết bị giảng dạy nói chung và trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy môn Âm nhạc nói riêng, cụ thể là: Phòng chức năng chuyên dụng, loa, đài, các nhạc cụ gõ đệm, tranh ảnh mong rằng sắp tới các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn tới nhà trường, trang bị đầy đủ hơn các thiết bị giảng dạy để phục vụ cho quá trình giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn. Sáng kiến này nghiên cứu dựa trên thực tế tôi đã giảng dạy tại trường Tiểu học Phát Diệm. Vì thời gian nghiên cứu chưa lâu, tài liệu tham khảo còn hạn chế, kinh nghiệm bản thân chưa nhiều nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Kính mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Phạm Thị Hương Ly 10 Năm học 2016 - 2017
- “Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm” Phát Diệm, ngày 14 tháng 4 năm 2017 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO Người nộp đơn ĐƠN VỊ CƠ SỞ Phạm Thị Hương Ly Phạm Thị Hương Ly 11 Năm học 2016 - 2017
- “Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm” TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tác giả Tên tài liệu Nhà xuất bản Năm xuất bản 1 Hoàng Long - Sách Nghệ thuật 3 Nhà xuất bản giáo dục 2004 Hoàng Lân 2 Hoàng Long - Âm nhạc 4 Nhà xuất bản giáo dục 2005 Hoàng Lân 3 Hoàng Long - Âm nhạc 5 Nhà xuất bản giáo dục 2005 Hoàng Lân 4 Hoàng Long - Sách giáo viên Nhà xuất bản giáo dục 2005 Hoàng Lân Âm nhạc 4 5 Hoàng Long - Sách giáo viên Nhà xuất bản giáo dục 2005 Hoàng Lân Âm nhạc 5 Phạm Thị Hương Ly 12 Năm học 2016 - 2017
- “Một số phương pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh khối 4, 5 ở Trường Tiểu học Phát Diệm” MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1 1. Cơ sở lí luận của vấn đề 3 2 2. Thực trạng vấn đề 3 2.1 Những thuận lợi và khó khăn 4 2.2 Thực trạng việc học tập đọc nhạc trong trường 4 3 Các biện pháp đã tiến hành 5 3.1 Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc 5 3.2 Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc 9 3.3 Các biện pháp cải tiến 10 4 Hiệu quả của sáng kiến 11 III KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ 12 1 Kết luận 12 2 Những kiến nghị đề xuất 13 Tài liệu tham khảo 15 Phạm Thị Hương Ly 13 Năm học 2016 - 2017