SKKN Một số phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy chương “Đội hình, đội ngũ” thể dục Lớp 6 Trung học Cơ sở

doc 11 trang thulinhhd34 4543
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy chương “Đội hình, đội ngũ” thể dục Lớp 6 Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_chuong.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy chương “Đội hình, đội ngũ” thể dục Lớp 6 Trung học Cơ sở

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta. Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đã góp phần hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng. Tầm quan trọng của TDTT thể hiện rõ trong tư tưởng và việc làm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công”. Chỉ thị số 36 – CT/TW ngày 24 tháng 03 năm 1994 của BCH TW Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác TDTT trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng “Phát triển TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế – Xã hội của Đảng và nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động của xã hội và năng lực chiến đấu của lực lượng vũ trang”. Trong cuộc sống hiện nay, vị trí công tác TDTT trong nhà trường càng được xác định theo đúng tầm quan trọng của nó. Thông qua giáo dục trong bộ môn thể dục, bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, giúp học sinh biết được kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh. Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về thể dục thể thao, biết vận dụng những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường, góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống, tác phong công nghiệp. Trong giáo dục thể chất, điền kinh là nội dung cơ bản, là nền tảng để phát triển các tố chất thể lực cơ sở cho các môn thể thao khác. Trong đó nội dung Đội hình đội ngũ trong chương trình môn thể dục lớp 6 là một nội dung cơ bản để 1
  2. phát triển các yếu tố đó. Trước yêu cầu này đòi hỏi giáo viên lên lớp phải có những phương pháp giảng dạy, những bài tập hợp lí phù hợp với sách giáo khoa, phù hợp với lứa tuổi. Trường THCS Đồng Tĩnh nằm trên địa bàn xã Đồng Tĩnh, nền tảng thể lực của học sinh vẫn còn hạn chế. Đặc biệt khả năng hình thành kỹ năng vận động, động tác của học sinh vẫn còn hạn chế so với các trường trong huyện Tam Dương và của tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Tên sáng kiến: Một số phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy chương “Đội hình, đội ngũ” thể dục lớp 6 trung học cơ sở. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Xuân Huy - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Đồng Tĩnh – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0989.243.717 Email: nguyenxuanhuy.c2dongtinh@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Giáo viên: Nguyễn Xuân Huy 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Áp dụng một số phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phù hợp với học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ở nhà trường phổ thông nói chung và ở học sinh khối lớp 6 Trường THCS Đồng Tĩnh nói riêng. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: - Đối với học sinh nam lứa tuổi 12 (Học sinh khối 6): 06/09/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: * Về nội dung của sáng kiến: 7.1. Cơ sở lí luận khoa học: Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập để đào tạo ra những con người năng động, sớm thích ứng với đời sống xã hội đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đòi hỏi đội ngũ giáo viên chúng ta phải không ngừng đổi mới nội dung phương pháp, để trong mỗi tiết dạy bình thường ở trường phổ thông cơ sở, học sinh 2
  3. chúng ta được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trong con đường chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập. - Việc nâng cao chất lượng dạy và học môn thể dục ở cấp THCS là một vấn đề rất quan trọng. Vì đây là cầu nối sự phát triển các tố chất thể lực giữa cấp tiểu học với cấp THPT. - Việc luyện tập ở đây với mục tiêu chính nhằm giúp học sinh củng cố các kĩ năng đã có ở cấp tiểu học, có kỹ năng, kiến thức nhất định làm cơ sở cho học tập bộ môn, phát triển các tố chất thể lực phục vụ cho học tập môn học ở cấp THPT, cuộc sống lao động. - Mặt khác việc học tập tốt phần “Đội hình đội ngũ” thể dục lớp 6 sẽ là cơ sở cho việc học tập tốt bộ môn thể dục ở cấp học và vận dụng thực tiễn vào các hoạt động đoàn thể trong và ngoài nhà trường một cách nhanh nhẹn, có nền nếp và đạt hiệu quả cao. Tóm lại, trong quá trình giảng dạy chúng ta cần căn cứ vào đặc điểm phát triển tố chất, đồng thời dùng các phương pháp giảng dạy khoa học, xúc tiến cho việc hình thành kỹ năng thực hành của học sinh. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa vào nghiên cứu Sáng kiến: “Một số phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy chương “Đội hình, đội ngũ” thể dục lớp 6 trung học cơ sở”. 7.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu - Căn cứ và thực tế giảng dạy của bản thân và việc luyện tập của học sinh. Trong giảng dạy thực tiễn lớp 6 THCS tôi nhận thấy: Việc nắm bắt kĩ thuật, hình thành kĩ năng động tác của học sinh còn rất yếu kém nhất là các kĩ năng đội hình đội ngũ. Mà đây là một nội dung rất quan trọng và thiết thực. Nội dung này các em đã được học tập và vận dụng từ các lớp mầm non, tiểu học. Điều này có nhiều nguyên nhân. Trong đó vấn đề giảng dạy của giáo viên là chủ yếu. Bên cạnh đó lí do nhận thức của học sinh và thời gian dành cho việc tự tập, tự rèn của học sinh còn ít. Qua đó tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp thực hiện vấn đề này. - Việc giảng dạy bộ môn thể dục ở các trường tiểu học trong huyện hiện nay chủ yếu là giáo viên giảng dạy kiêm nhiệm. Do đó kĩ năng động tác mẫu còn rất nhiều hạn chế, phương pháp dạy có nhiều điểm không phù hợp với đặc thù của bộ môn. Từ đó việc hình thành kĩ năng động tác của học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn và thiếu sự chính xác. 3
  4. - Thực tế học sinh: Còn rất nhiều em chưa hiểu biết về ý nghĩa, tác dụng của luyện tập đối với sự phát triển cơ thể người tập. Do đó việc luyện tập mới chỉ dừng lại ở mức độ qua loa để lấy điểm. Kĩ năng động tác còn yếu, chưa hình thành kĩ sảo, thiếu sự luyện tập thường xuyên, liên tục mà đây là một nguyên tắc quan trọng của luyện tập thể dục thể thao. - Trong thực tiễn hoạt động, phần dội hình đội ngũ được vận dụng rất nhiều trong các hoạt động mang tính tập thể trong và ngoài nhà trường 7.3. Mô tả, phân tích các giải pháp: Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trên chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 7.3.1. Phương pháp tham khảo tài liệu: tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu, hệ thống lại các kiến thức có liên quan đến đề tài nghiên cứu, hình thành cơ sở lí luận, xác định các nhiệm vụ, lựa chọn các phương pháp và các chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá kết quả nghiên cứu trong khi thực hiện đề tài cũng như tìm chọn các bài tập phát triển sức mạnh trong nhảy cao làm cơ sở cho việc phỏng vấn và thực nghiệm. 7.3.2. Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phiếu điều tra. Phương pháp này nhằm tìm hiểu và xác định các bài tập được sử dụng trong thực tiễn huấn luyện – giảng dạy chạy ngắn. 7.3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: - Phương pháp này nhằm mục đích đưa các bài tập mới vào thực tiễn, qua thực nghiệm góp phần làm sáng tỏ những yếu tố tác động trực tiếp (yếu tố thực nghiệm) tới kết quả tập luyện của đối tượng nghiên cứu. - Thông qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. - Qua thực tế việc luyện tập và vận dụng của học sinh vào luyện tập và các hoạt động khác còn chậm và lúng túng ở một số loại đội hình. - Việc nắm bắt các kĩ thuật động tác còn yếu nên gặp nhiều khó khăn trong việc hình thành kĩ năng vận động. - Chính vì lí do đó mà tồi luôn tìm tòi, nghiên cứu làm thế nào để học sinh dễ nắm bắt kĩ thuật, hình thành được một số kĩ năng động tác một cách nhanh chóng. Tạo cho các em có thói quen luyện tập thường xuyên, liên tục, nâng cao 4
  5. dần một cách có hệ thống khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng trong các hoạt động đoàn thể khác. - Thông qua việc khảo sát chất lượng đầu năm, kiểm tra thường xuyên và định kỳ. - Nắm được ý thức, thái độ và quá trình luyện tập của từng đối tượng học sinh. - Nắm được khả năng nhận thức, hình thành kĩ năng và vận dụng của từng em. Từ đó có phương hướng, biện pháp dạy cho từng bài, từng tiết dạy, giờ tập phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. - Trong giảng dạy phải luôn khích lệ, khơi dậy lòng ham mê luyện tập, gây hứng thú luyện tập. Qua đó giúp các em nắm được kiến thức, nhanh chóng hình thành kĩ năng động tác, nâng cao được hiệu quả luyện tập, rèn luyện được các tư thế cơ bản đúng và nâng cao được thể lực. - Ngoài kinh nghiệm qua giảng dạy. Tôi còn tham khảo qua một số tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn giảng dạy môn thể dục từ các lớp cấp tiểu học, cấp THCS 7.4. Tổ chức nghiên cứu: 7.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 152 học sinh khối lớp 6 Trường THCS Đồng Tĩnh, Huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc. 7.4.2. Địa điểm nghiên cứu: Trường THCS Đồng Tĩnh. 7.4.3. Trang thiết bị sử dụng: Dụng cụ phục vụ cho việc lấy số liệu gồm: - Cờ hiệu, Đồng hồ bấm giờ, Còi. - Cọc, Xà, Nệm, Hố cát. 7.5. Kết quả thực hiện đề tài: 7.5.1. Thời gian và các bước tiến hành: Kiểm tra khảo sát chất lượng chương đội hình đội ngũ vào 2 tuần (Tháng 9/2018) Chất lượng cụ thể : Tổng số học sinh 152 em Đạt yêu cầu: 95/152 = 62,5% Áp dụng vào giảng dạy từ tuần 3 tháng 9/2018. 5
  6. 7.5.2 . Nội dung thực hiện : - Về phía giáo viên: + Nắm vững mục tiêu, yêu cầu nội dung của chương Đội hình đội ngũ. + Qua nghiên cứu và đã giảng dạy ở những năm học vừa qua theo chương trình đổi mới phương pháp dạy học tôi nhận thấy có một số vấn đề sau: + Ở chương trình thể dục lớp 6 những nội dung tập hợp đội hình ở đây chỉ có hàng dọc - hàng ngang - không có đội hình vòng tròn , chữ U . Mà trong thực tế lại rất hay sử dụng loại đội hình này. + Cùng với đó là cách di chuyển đội hình sang phải - trái - lùi cũng không được đề cập đến trong nội dung chương trình. - Trong giảng dạy cho học sinh trong trường tôi đã và đang sử dụng dạy học như sau: + Để chuẩn bị cho việc học tập một loại đội hình nào đó ở giờ tới thì phần dặn dò của bài trước là một số hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, nghiên cứu về loại đội hình đó , cách chỉ huy ( Khẩu lệnh, hiệu lệnh, kĩ thuật triển khai ) Yêu cầu các em xác định được tư tưởng luyện tập, tư thế tác phong, phương hướng triển khai đội hình + Qua sự tìm tòi khám phá như trên. Đến khi vào tập phần nào các em đã có chút kiến thức về đội hình đó . - Giới thiệu và tổ chức luyện tập tôi thường tiến hành: Cử một nhóm học tập, một em chỉ huy thực hiện tập hợp, dóng hàng, dàn hàng gọi một số học sinh nhận xét : + Loại đội hình vừa tập hợp? + Cách triển khai đội hình? + Cách điều khiển của người chỉ huy? - Vị trí của người chỉ huy đội hình: + Vị trí: Phải chọn địa hình thích hợp sao cho khi tập hợp, triển khai đội hình có đủ chỗ cho toàn đội hình hướng tập hợp không bị ánh nắng soi thẳng vào mặt hoặc thẳng sau gáy . + Tác phong của chỉ huy: Nhanh nhẹn, khẩu lệnh to, rõ ràng, dứt khoát, hiệu lệnh chính xác, tư thế nghiêm trang. 6
  7. Ví dụ: Tập hợp triển khai đội hình hàng dọc + Sau khi quan sát sân bãi, người chỉ huy chọn vị trí đứng thích hợp. Hô: "Chú ý thành n hàng dọc tập hợp". Đồng thời với khẩu lệnh là tư thế đứng nghiêm trang của người chỉ huy và một tay chỉ thẳng ra trước về hướng tập hợp (năm ngón tay khép kín), mắt nhìn thẳng trước. + Đội hình đã tập hợp, người chỉ huy tiến vào khoảng giữa trước đội hình, đứng nghiêm quan sát điều khiển đội hình dóng hàng - điểm danh, dàn hàng, dồn hàng. + Giáo viên quan sát, giúp đỡ (chỉ đạo) em làm chỉ huy thực hiện điều khiển đội hình. + Nhận xét, rút kinh nghiệm cho cả lớp cùng biết về nhiệm vụ của người chỉ huy đội hình và tầm quan trong của vị trí đó. Ở nội dung này tôi thường thu được kết quả cao với phương pháp tổ chức học sinh tìm hiểu - vào giờ giáo viên hỏi học sinh nêu ý hiểu -> học sinh thực hiện -> nhận xét, đánh giá - làm mẫu (nếu cần) . Lưu ý cho học sinh về tư thế, tác phong của người chỉ huy , cách lựa chọn phương hướng luyện tập ; chọn học sinh có tác phong nhanh nhẹn (1 nhóm học sinh) thực hiện (làm mẫu) theo hướng dẫn của giáo viên . Các nhóm học sinh còn lại quan sát -> đưa ra kiến nhận xét về tư thế, tác phong, khẩu lệnh, hiệu lệnh, cách chọn phương hướng, địa hình tập hợp của người chỉ huy. Qua đó giúp học sinh nắm được và hình thành được kĩ năng, động tác của người chỉ huy. - Vị trí của đội hình tập hợp: - Khi có lệnh tập hợp, các thành viên chú quan sát hiệu lệnh của người chỉ huy và khẩu lệnh tập hợp. Người đứng đầu hàng 1 nhanh chóng chạy đến đứng đối diện người chỉ huy, cách người chỉ huy khoảng 0,8m đến 1 mét . Bên trái hàng số 1 là hàng số 2 số 3 (toàn đội hình triển khai từ phải sang trái). - Dóng hàng: Người đứng sau cách người đứng trước 50 đến 60cm; hàng nọ cách hàng kia 20 đến 30 cm. (Không đưa tay lên để dóng hàng mà áng chừng) 7
  8. Người đứng sau nhìn thẳng gáy người đứng trước mình để dóng hàng: Luôn đứng nghiêm, đánh mặt sang bên phải để dóng hàng ngang (hàng số 1). Ở đây vận dụng phương pháp sau: + Cử một nhóm học sinh thực hiện cho cả lớp quan sát các động tác dóng hàng, điểm số theo chỉ đạo của giáo viên. Học sinh quan sát đưa ra ý kiến nhận xét Giáo viên: Đánh giá những điểm được, chưa được để học sinh cùng rút kinh nghiệm và sửa sai. Tôi chỉ ra cho học sinh thấy được những đông tác thường mắc sai sót, những thói quen đi theo các em từ các lớp tiểu học -> cách khắc phục nhằm hình thành cho các em kĩ năng vận động mới hoàn thiện hơn, ở mức độ cao hơn => Tiến hành cho học sinh luyện tập đồng loạt ở mức độ chậm rồi nhanh dần nhằm rèn luyện cho học sinh có tác phong nhanh nhẹn trong hoạt động. Luyện tập ổn định, củng cố ở một loại đội hình sau đó thay đổi vị trí tập hợp. Sử dụng phương pháp chia nhóm luyện tập nhằm phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh. Qua đó học sinh dễ nắm bắt kĩ thật, hình thành kĩ năng động tác cả vị trí của người chỉ huy và vị trí người tập hợp. - Trong giảng dạy chương "Đội hình đội ngũ" tôi đã sử dụng phương pháp trên để giới thiệu và luyện tập cho học sinh. Riêng đội hình vòng tròn và hình chữ U trong chương trình không đè cập đến song tôi đã kết hợp với các loại đội hình khác để giới thiệu và hướng dẫn cho học sinh hiệu lệnh tập hợp, hướng dẫn, cách giãn cách cự ly nhằm phục vụ tốt cho các hoạt động. Lưu ý cho các em riêng đội hình vòng tròn, người chỉ huy luôn làm tâm. Khi tập hợp chạy ngược chiều kim đồng hồ, lần lượt từ tổ 1 cho đến hết. - Trong giảng dạy, công tác làm mẫu là khâu quan trọng. Nên tôi thường sử dụng phương pháp soi gương, lấy một nhóm học sinh có khả năng nhanh nhẹn để làm chuẩn cho lớp quan sát. Kết hợp với đó là giới thiệu về kĩ thuật và học sinh luyện tập theo rồi chia nhóm học sinh luyện tập. Qua phương pháp này tôi nhận thấy học sinh nắm vững được kiến thức, dễ hình thành kĩ năng động tác của người chỉ huy cũng như ở từng vị trí thực hiện triển khai đội hình. Sau khi giới thiệu, luyện tập một loại đội hình nào đó, tôi sử dụng cho học sinh tập theo nhóm (tổ). Từng nhóm thay phiên nhau trình diễn bài, các nhóm 8
  9. còn lại quan sát, theo dõi và đưa ra ý kiến nhận xét, rút kinh nghiệm (như phương pháp thi đấu). Qua việc sử dụng phương pháp này, tôi thu được kết quả cao, đa số học sinh nắm vững được kiến thức, có kĩ năng động tác chính xác. - Giảng dạy nội dung này yêu cầu người thầy phải nắm vững kĩ thuật động tác, các kiến thức có liên quan đến nội dung đội hình đội ngũ, cách tập hợp, triển khai các loại đội hình để phục vụ tốt cho giảng dạy. Phương pháp giảng dạy phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cần nắm được trong thực tế thường hay vận dụng loại đội hình nào. Học sinh đã có dược những kĩ năng gì? Để tăng cường luyện tập, củng cố cho học sinh nhằm nâng cao kĩ năng vận dụng trong các hoạt động tập thể khác. Ở đây phần đội hình đội ngũ thể dục lớp 6 THCS chỉ mang tính chất ôn tập, củng cố, nâng cao các kĩ năng vận động, tư thé tác phong đúng trong thực hiện. Có tính kế thừa của cáp tiểu học. Chính vì thế ở đây chủ yếu tôi xây dựng kế hoạch chủ yếu rèn luyện tư thế tác phong của người học sinh, rèn luyện ý thức tập luyện, tinh thần tập thể và bổ khuyết một số kĩ năng còn yếu kém, sai lệch và một số kiến thức cơ bản để vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt. * Về phía học sinh: - Tích cực, tự giác, năng động trong việc tìm tòi, học hỏi về các nội dung kiến thức chuẩn bị cho bài mới. Qua đó ít nhiều đã nắm được một số vấn đề nội dung của bài. - Chú ý nghe giảng, quan sát động tác mẫu khi giáo viên giảng giải, làm mẫu hoặc nhóm bạn thực hiện. - Quan sát, theo dõi động tác của bạn, mạnh dạn đưa ra ý kiến nhận xét theo ý hiểu, Qua đó rút kinh nghiệm những điểm sai sót để sửa chữa. - Tự giác luyện tập thường xuyên, xây dựng cho mình có thói quen luyện tập, tự mình nâng cao khả năng vận động, kĩ năng và thể lực. - Qua luyện tập nắm vững được các kĩ năng động tác đội hình đội ngũ. Cách tập hợp, triển khai các loại đội hình, các động tác tại chỗ và di động. - Biết vận dụng có hiệu quả các động tác đã học vào thực tế luyện tập cũng như các hoạt động tập thể khác trong và ngoài nhà trường. 9
  10. - Qua học tập chương đội hình đội ngũ rèn cho mình có ý thức tốt, tư tưởng đúng đắn về việc học tập bộ môn, đoàn kết, giúp đỡ bạn, phát triển các tố chất vận động, tăng cường thể lực, góp phần giáo dục học sinh phát triển cân đối toàn diện. Để giảng dạy đạt hiệu quả cao trong phần học này. Người thầy cần phải nghiêm túc nghiên cứu, phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tránh nhàm chán, gây được hứng thú luyện tập cho học sinh. Luôn chú ý đến các đối tượng học sinh trong lớp để vận dụng phương pháp cho phù hợp, linh hoạt, sáng tạo trong từng bài giảng. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Nguồn lực: - Học sinh khối lớp 6 trường THCS Đồng Tĩnh. - Giáo viên: vững chuyên môn, nhiệt tình, trách nhiệm. + Thời gian: Bố trí thời gian phù hợp để tập luyện và đánh giá. + Cơ sở vật chất: Dụng cụ tập luyện, sân tập đầy đủ. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến: Từ những kết quả nghiên cứu trên cho phép rút ra những kết luận như sau: Sau quá trình nghiên cứu và đã đưa vào giảng dạy ở lớp 6 trường THCS Đồng Tĩnh tôi đa thu được kết quả cụ thể sau phần kiểm tra kết thúc chương như sau: - Tổng số học sinh: 152 em Đạt yêu cầu: 152/152 = 100% Qua kết quả trên so với kết quả khảo sát đầu năm đã có bước tiến bộ vượt bậc. Điều đáng nói ở đây là qua phần học, 100% số học sinh đã vận dụng tương đối tốt các loại đội hình vào các hoạt động của nhà trường 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: + Đề tài được áp dụng có hiệu quả trong năm học 2018- 2019 và đạt được kết quả cao trong quá trình giảng dạy. 10
  11. + Có thể áp dụng rộng rãi trong các trường THCS trong toàn huyện, và áp dụng bồi dưỡng học sinh tham gia các hoạt động khác như thi nghi thức đội, các hội thi do các cấp tổ chức. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Tên tổ Phạm vi/Lĩnh vực Địa chỉ TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Học sinh khối Trường THCS Đồng Tĩnh Bài tập nâng cao chất lượng lớp 6 - Tam Dương - Vĩnh Phúc giảng dạy chương “Đội hình, Đội ngũ” lớp 6. , ngày tháng năm 2019 Đồng Tĩnh, ngày . tháng năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Xuân Huy 11