SKKN Một số số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền cho học sinh nữ Lớp 11 trường THPT Nguyễn Thị Giang

pdf 23 trang thulinhhd34 5576
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền cho học sinh nữ Lớp 11 trường THPT Nguyễn Thị Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_so_phuong_phap_giang_day_nham_nang_cao_hieu_qua.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền cho học sinh nữ Lớp 11 trường THPT Nguyễn Thị Giang

  1. + Giáo viên giới thiệu tên các động tác kỹ thuật, tính năng, tác dụng cho học sinh. + Thị phạm và phân tích cấu trúc kỹ thuật động tác, những điểm cần chú ý và những điểm sai cần chú ý trong luyện tập. Giáo viên kết hợp cho các em xem tranh ảnh về kỹ thuật động tác, đưa ra các bài tập khắc phục, sửa sai cho các em. + Gọi 1 – 2 em lên làm thử, cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét. + Giáo viên triển khai tập luyện đồng loạt cho cả lớp. Sau đó giáo viên cho học sinh thực hiện theo nhóm học tập, nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện tập, giáo viên theo dõi quan sát các nhóm và sửa sai cho các em. Cả lớp thực hiện theo khẩu lệnh chung. + Trong quá trình luyện tập các em trong nhóm có thể tự sửa sai cho nhau, em học khá hơn sửa cho nhưng bạn chưa tực hiện kỹ thuật động tác tốt, các em tự trao đổi thảo luận những vấn đề đang còn thắc mắc. * Sau khi tập xong giáo viên củng cố gọi 1 – 2 em lên thực hiện lại kỹ thuật động tác đó. Cho các em tự nhận xét bạn làm chỗ nào đúng chỗ nào đang còn sai, hướng khắc phục. Giáo viên lại kiến thức, nhắc cho học sinh những sai lầm thường mắc và cách sửa sai. +Tư thế chuẩn bị: Sai vì đứng khoảng cách giữa hai chân quá lớn hoặc bàn chân chạm đất cả bàn, trọng tâm cơ thể dồn không đúng chân, nên khi di chuyển rất chậm và khó khăn. Cách sửa: Chỉ dẫn cho các em tư thế của hai bàn chân và khoảng cách hai bàn chân, sau đó cho học sinh tập riêng tư thế chân để giáo viên kiểm tra và sửa sai. + Di chuyển: Sai thân người nhấp nhô, không ổn định, bước chân quá cao, nhảy bước. Mất thăng bằng khi di chuyển. Cách sửa: Không thay đổi tư thế thân trên, giữ góc độ đúng giữa cẳng chân và đùi. Thân trên hơi đổ về trước, không để trọng tâm rơi ra phía sau gót chân. + Bước nhảy: Sai vì xuất phát chậm, do tư thế đứng chuẩn bị không đúng. Dừng lại không dừng được ngay, do không biết dùng gót chân chạm đất ở bước cuối cùng. Cách sửa: Tập lại tư thế đứng chuẩn bị cơ bản, tập đứng tại chỗ đưa một chân ra trước chạm đất bằng gót chân, tập chạy và dừng lại hoặc thay đổi theo hướng tín hiệu. 9
  2.  Kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay (trước mặt): Đội hình dạy kỹ thuật . x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay (trước mặt) thường được sử dụng khi bóng có điểm rơi ngang đầu và trước mặt. Đây là cầu nối giữa phòng thủ và tấn công, và là giai đoạn trọng tâm để điều chỉnh và tổ chức các phối hợp chiến thuật trong tấn công cũng như trong phản công. Ở kỹ thuật này điều cốt lõi là học sinh phải nắm và hiểu được mẫu chốt kĩ thuật động tác và thực hiện một cách cơ bản đúng về kỹ thuật. Khi bóng đến, tay tiếp xúc bóng ở phía sau và chếch xuống bên dưới của bóng. Tầm tiếp xúc ngang trán, cách trán khoảng 15 – 20cm. Tầm chuyền bóng có thể thay đổi tùy thuộc vào trình độ và đặc điểm cá nhân người tập.  Phương pháp: Đội hình tập luyện không có bóng. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Giáo viên dùng phương pháp sử dụng lời nói, phương pháp trực quan, phương pháp luyện tập. + Giáo viên giới thiệu tên các động tác kĩ thuật, tính năng, tác dụng cho học sinh 10
  3. + Thị phạm và phân tích cấu trúc kỹ thuật động tác, những điểm cần chú ý và những điểm sai cần chú ý trong luyện tập. Giáo viên kết hợp cho các em xem tranh ảnh về kỹ thuật động tác, đưa ra các bài tập khắc phục, sửa sai cho các em. + Gọi 1 – 2 em lên làm thử, cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét. + Giáo viên triển khai tập luyện đồng loạt cho cả lớp. Sau đó giáo viên cho học sinh thực hiện theo nhóm học tập, nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện tập, giáo viên theo dõi quan sát các nhóm và sửa sai cho các em. Cả lớp thực hiện theo khẩu lệnh chung. + Trong quá trình luyện tập các em trong nhóm có thể tự sửa sai cho nhau, em học khá hơn sửa cho nhưng bạn chưa tực hiện kỹ thuật động tác tốt, các em tự trao đổi thảo luận những vấn đề đang còn thắc mắc. + Luyện tập hình tay chuyền bóng, tầm tiếp xúc bóng. Tập không có bóng và có bóng. + Luyện tập kỹ thuật chuyền bóng mô phỏng từ hình tay tiếp xúc bóng đến phối hợp toàn thân chuyền bóng. Đội hình tập luyện với bóng. xxxxx xxxxxxxxxx X X GV + Tự tung bóng và đón bóng theo hình tay khi tiếp xúc bóng. 11
  4. + Cầm bóng theo hình tay khi chuyền bóng, phối hợp lực toàn thân và đẩy bóng đi theo hướng chuyền. + Một người tung bóng, một người đón bóng theo tư thế chuyền (yêu cầu đúng về hình tay, tầm tiếp xúc, điểm tiếp xúc giữa các ngón tay và bóng). + Tự tung bóng, đón bóng đúng kỹ thuật và chuyền bóng đi. + Một người tung bóng, một người chuyền bóng. + Hai, ba người chuyền bóng cho nhau. + Giáo viên triển khai tập đồng loạt cả lớp (không bóng). Giáo viên chia nhóm cho học sinh tập luyện theo đội hình từng đôi một, tập từ không bóng đến có bóng và vào trong sân có lưới để tập. Giáo viên theo dõi quan sát sửa sai cho các em. * Sau khi tập xong giáo viên củng cố bằng cách gọi một số em của các nhóm lên thực hiện lại kỹ thuật động tác. Cho các em tự nhận xét bạn mức độ thực hiện kỹ thuật (chỗ nào đúng chỗ nào đang còn sai khoảng bao nhiêu điểm, ), cho các nhóm đánh giá sau đó các nhóm thi đua với nhau. Giáo viên nhắc lại kiến thức, nhận xét đánh giá cá nhân và từng nhóm. Nhắc cho học sinh những sai lầm thường mắc và cách sửa sai. + Chuyền bóng cao tay bằng hai tay (trước mặt) sai như: Bóng đi thấp; Bóng không đi xa; Đau ngón tay khi chuyền bóng. Cách sửa: Tập lại hình tay khi tiếp xúc bóng. Nâng góc độ hướng chuyển động của hai tay khi chuyền bóng. Tập lại tư thế tiếp xúc bóng, hướng phát lực đi qua tâm bóng. Hai người tự tập, một người tung bóng một người chuyền bóng trả lại, cự li chuyền bóng và tung bóng tăng dần. Phối hợp đạp chân, kết hợp với tay đẩy bóng đi. Tiếp xúc bóng không đúng, cần xèo rộng bàn tay để khi tiếp xúc bóng phần thân đốt các ngón tay ôm lấy bóng.  Kỹ thuật đệm bóng: Đây là kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong phòng thủ, đồng thời cũng được yểm hộ tấn công. Đệm bóng gồm hai kỹ thuật chính: Đệm bóng bằng hai tay và một tay. Đệm bóng là cơ sở để phát triển thành nhiều kỹ thuật ứng dụng khác nhau: lăn ngã cứu bóng, cá nhảy, Kỹ thuật cơ bản được sử dụng nhiều nhất trong thi đấu và cho những người mới tập là kỹ thuật đệm bóng bằng hai tay. 12
  5. Lực để đánh bóng tùy thuộc vào tốc độ bóng đến và cự li (khoảng cách) vị trí cần đưa bóng đến. Góc độ của đường bóng đến quyết định góc độ của tay (góc tạo thành giữa cẳng tay và mặt đất) khi bóng đến.  Phương pháp: Đội hình tập luyện không có bóng. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Giáo viên dùng phương pháp sử dụng lời nói, phương pháp trực quan, phương pháp luyện tập. + Giáo viên thị phạm, phân tích cấu trúc kỹ thuật động tác ngắn gọn đủ ý, những điểm cần chú ý (tư thế chuẩn bị, động tác tiếp xúc bóng, đệm bóng đi, kết thúc động tác). + Giáo viên kết hợp cho các em xem hình ảnh minh họa, học sinh chú ý nghe, quan sát giáo viên làm mẫu. + Gọi 1 – 2 em lên thực hiện lại theo động tác mẫu, cả lớp xem và nhận xét nhanh, giáo viên nhận xét lại. Đội hình tập luyện với bóng. xxxxx xxxxxxxxxx X X GV 13
  6. + Một người tung cho một người đệm (tăng dần khoảng cách giữa hai người, tăng dần lực đánh bóng). + Hai người cùng đệm hoặc một người chuyền, một người đệm. . + Giáo viên theo dõi quan sát sửa sai cho các em và chú ý cự li tập luyện cho hợp lí tránh xẩy ra chấn thương. * Sau khi tập xong giáo viên củng cố gọi một số em của các nhóm lên thực hiện lại kỹ thuật động tác. Cho các em tự nhận xét bạn mức độ thực hiện kỹ thuật (chỗ nào đúng chỗ nào đang còn sai khoảng bao nhiêu điểm, ), cho các nhóm đánh giá sau đó các nhóm thi đua với nhau. Giáo viên nhắc lại kiến thức, nhận xét đánh giá cá nhân và từng nhóm. Nhắc cho học sinh những sai lầm thường mắc và cách sửa sai. + Đệm bóng sai vì di chuyển chậm, không kịp đến để đệm bóng; thân ngã quá nhiều về trước; hai tay gập ở khớp khuỷu; vị trí tiếp xúc bóng không đúng; bóng đi thấp; bóng không đi theo ý muốn; đánh bóng không có lực. Cách sửa: Nhắc lại những kỹ thuật cơ bản của động tác, tay đánh bóng đưa từ dưới lên – ra trước, hạ thấp gối phối hợp đạp chân với tay đánh bóng. Tập lại tư thế mô phỏng hình tay, tập tiếp xúc bóng cố định, một người đứng bên cạch giữ bóng, phối hợp giữa tay và đạp chân, thân đẩy bóng đi. Một người tung bóng người kia đệm bóng.  Kỹ thuật phát bóng thấp tay chính diện: Phát bóng là một trong những kỹ thuật quan trọng của bóng chuyền. Phát bóng không chỉ đơn thuần là quả bóng khởi đầu mà nó còn là vũ khí tấn công sắc bén ở trong một trận đấu. Vì vậy kỹ thuật phát bóng cần được chú ý và tập luyện thật tốt.  Phương pháp: Đội hình tập luyện không có bóng. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 14
  7. Giáo viên dùng phương pháp sử dụng lời nói, phương pháp trực quan, phương pháp luyện tập. + Giáo viên thị phạm, phân tích cấu trúc kỹ thuật động tác ngắn gọn đủ ý, về yêu cầu chung của từng yếu lĩnh, những điểm cần chú ý (tư thế chuẩn bị, động tác tay tiếp xúc bóng, kết thúc động tác). + Bên cạch làm mẫu động tác thì giáo viên cho các em xem hình ảnh minh họa về kỹ thuật động tác. + Gọi 1 – 2 em lên thực hiện lại theo động tác mẫu, cả lớp xem và nhận xét nhanh, giáo viên nhận xét lai. + Luyện tập TTCB và chuyển động của tay đánh bóng (không bóng). + Luyện tập phối hợp kỹ thuật tung bóng và đánh bóng (không bóng). + Tự tung bóng theo yêu cầu kỹ thuật và để bóng rơi xuống đất, học sinh tự kiểm tra độ cao của bóng khi tung và độ chính xác của điểm rơi khi bóng chạm đất. + Tung bóng và mô phỏng kỹ thuật đánh bóng (tay không chạm vào bóng). + Phát bóng và tường, phát bóng cho bạn ở cự li gần, tập trung chú ý điểm tay tiếp xúc bóng. + Phát bóng qua lưới từ giữa sân, sau đó lùi dần về biên ngang. + Luyện tập hoàn chỉnh kỹ thuật: khả năng dùng sức, phối hợp lực toàn thân. + Điều chỉnh điển rơi của bóng khi phát theo đúng ý muốn. - Một bên phát bóng còn bên kia các bạn phục vụ nhặt bóng và lăn sang cho bạn phát, sau đó đổi bên phát bóng. Đội hình tập luyện với bóng. 15
  8. X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X * Sau khi tập xong giáo viên củng cố gọi một số em của các nhóm lên thực hiện lại kỹ thuật động tác. Cho các em tự nhận xét bạn mức độ thực hiện kỹ thuật (chỗ nào đúng chỗ nào đang còn sai khoảng bao nhiêu điểm, ), cho các nhóm đánh giá sau đó các nhóm thi đua với nhau. Giáo viên nhắc lại kiến thức, nhận xét đánh giá cá nhân và từng nhóm. Nhắc cho học sinh những sai lầm thường mắc và cách sửa sai. + Những sai lầm thường mắc trong phát bóng thấp tay chính diện: Tung bóng không đúng; điểm tiếp xúc bóng chưa đúng nên bóng chỉ bay lên cao, không đi xa, bóng đi lệch hướng. Cách sửa: Tại chỗ tập tư thế chuẩn bị (không bóng), tại chỗ tập động tác tung bóng nhiều lần và thẳng hướng, tay tiếp xúc bóng đúng vị trí (đánh vào giữa sau và dưới tâm bóng). Đứng mũi chân trước đúng hướng phát bóng. Tập phát bóng qua lưới vào các vị trí khác nhau ở bên kia sân. 16
  9.  Đấu tập, thi đấu: - Trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật thì giáo viên có thể vận dụng phương pháp đấu tập và thi đấu vào tổ chức cho các em vận dụng các kỹ thuật đã học vào thực tế, vận dụng các điểm luật vào đấu tập và tập làm công tác trọng tài, và đó cũng là biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng, kỹ xảo vận động, thấy được điểm mạnh – yếu của mình. rèn luyện nâng cao sức khỏe, tinh thần đoàn kết cho các em. Ngoài ra tạo không khí vui chơi, rèn luyện thể lực. Phương pháp: Giáo viên cho các em thành lập nhiều đội để thi đấu trong thời gian ngắn nhất định và thay nhau vào thi đấu tập. 7.6. Kiểm tra đánh giá và kết quả thực hiện. Qua kết quả thu được sau khi kiểm tra đánh giá giữa các lớp thực nghiệm nghiên cứu và các lớp đối chứng tôi thấy được sự khác biệt giữa các lớp. Lớp được áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình giảng dạy thì các em hiểu và nắm bắt được kĩ thuật từ đó trong quá trình học tập và kiểm tra đánh giá đạt kết quả cao hơn và có sự khác biệt hơn so với các lớp không được vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào học tập. Kết quả đạt được như sau:  Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt Lớp Lớp áp dụng Lớp không áp dụng 11A2( 40 HS) 11A3( 40HS) Điểm Đạt 38 95% 12 30% Chưa đạt 2 5% 28 70%  Kỹ thuật đệm bóng Lớp Lớp áp dụng Lớp không áp dụng 11A2 (40HS) 11A3 (40HS) Điểm Đạt 39 97,5% 17 42,5% Chưa đạt 12,5% 23 57,5% 17
  10.  Kỹ thuật phát bóng thấp tay chính diện Lớp Lớp áp dụng Lớp không áp dụng Điểm 11A2( 40HS) 11A3(40HS) Đạt 40 100% 19 47,5% Chưa đạt 0 0% 21 52,5% - Kết quả kiểm tra ở trên cho thấy kết quả của các em có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể ở lớp 11 A2 (lớp áp dụng thực nghiệm): Các lớp không được áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình học tập thì không có sự chuyển biến và thay đổi về chất lượng và kết quả học tập không cao. 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đối với giáo viên: Tự trao dồi kiến thức, tích cực học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, áp dụng những phương pháp cũng như kiến thức mới vào giảng dạy để tạo ra những giờ học vui vẻ và hứng thú cho học sinh. Đối với học sinh: Không ngừng học tập và rèn luyện trong các giờ học thể dục Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao của trường cũng như của huyện và tỉnh tổ chức. Phần lớn học sinh đều yêu thích và nhiệt tình, hăng say tập luyện. Ở trong nhà trường có nhiều giáo viên yêu thích và chơi tốt môn bóng chuyền qua đó lối cuốn nhiều học sinh chơi và tập luyện thể thao. Đối với nhà trường: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất đầy đủ cho các giờ học thể dục Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể trong Nhà trường đã xây dựng sân bóng chuyền để giúp cho học sinh có điều kiện tổ chức tập luyện và tổ chức thi đấu giao lưu môn bóng chuyền. 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến: 18
  11. - Qua so sánh 2 bảng thành tích kiểm tra trên của 2 nhóm đối tượng thực nghiệm và không thực nghiệm tôi thấy. Kết quả học tập của các em được nâng lên rõ rệt. Thứ nhất: các em được áp dụng các phương pháp giảng dạy có tinh thần thoải mái hơn, yêu thích tập luyện hơn mặc dù tập luyện mệt hơn khi học Bóng Chuyền. Kết quả kiểm tra đánh giá về kỹ thuật cũng như tố chất thể lực của nhóm được thực nghiệm tăng lên rõ rệt. Thứ hai: Từ cơ sở các phương pháp giảng dạy ở các giờ học, ở lớp, các em đã tích cực hơn trong việc luyện tập ở nhà và ở các câu lạc bộ bóng chuyền ở địa phương. Từ đó các em phát triển tốt hơn về mặt thể chất cũng như trình độ, thể lực và kỹ thuật của môn bóng chuyền chuẩn bị cho việc tiếp thu nhanh các môn học khác. So sánh thành tích kiểm tra của 2 nhóm nghiên cứu: Loại giỏi: Quân bình tăng 11,4% (Do loại trung bình và chưa đạt giảm) Loại khá: Quân bình tăng 29,3% (Do loại trung bình và chưa đạt giảm) Loại đạt: Quân bình giảm 34,8% (Do loại khá giỏi tăng lên) Chưa đạt: Quân bình giảm 5,8% ( Do loại khá giỏi tăng lên) Và thời gian nghiên cứu và đem vào áp dụng các phương pháp giảng dạy vào môn học bóng chuyền cho các em học sinh, tôi thấy kỹ thuật của các em được nâng lên rõ rệt. Từ đó các em thực hiện kỹ thuật được tốt hơn. Giờ học của các em sinh động hơn, không bị nhàm chán, gò bó. Khi các em vui chơi thể thao ( chơi bóng chuyền) ở ngoài giờ học, ở nhà , ở các câu lạc bộ ở địa phương cũng tốt hơn. Và nhất là các buổi đấu tập, các em đã nhanh nhẹn hơn, kỹ thuật chuẩn hơn trong từng pha dứt điểm. Với con số 40 em được thực nghiệm và 40 em không được áp dụng bài tập trên ở 2 lớp 11 trong 1 năm liên tục ở Trường THPT Nguyễn Thị Giang - huyện VT - tỉnh VP, tôi thấy kết quả rất tốt với các em được thực nghiệm. Vì vậy tôi mạnh dạn đem một phần sáng kiến nhỏ của mình trong hai năm làm công tác giảng dạy ở trường phổ thông để góp phần chung vào việc đào tạo thế hệ trẻ. Để đạt được mục đích giáo dục thể chất trong sự nghiệp giáo dục con người phát triển toàn diện, việc sử dụng những phương pháp giảng dạy nhằm nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng vận động, góp phần nâng cao sức khoẻ cho học sinh là rất cần thiết, đặc biệt trong những tiết học có nhiều nội dung lồng ghép với nhiều kỹ 19
  12. thuật khác nhau. Vì vậy, vận dụng “Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11 ” đã giúp các em nhanh chóng nhận thức được tính chất và yêu cầu động tác sớm hơn từ đó hoàn thiện được kỹ năng, kỹ xảo vận động. Bên cạch đó còn giúp cho giáo viên tích lũy thêm những phương pháp dạy học tích cực, biết vận dụng các phương pháp vào bài giảng một cách khoa học. Sẽ dẫn tới những tiết học thực sự sinh động sôi nổi, học sinh trở nên hứng thú hăng say học tập tích cực thêm mà không bị nhàm chán. Do đó, theo bản thân tôi có thể áp dụng phương pháp này vào từng tiết dạy để giảng dạy cho học sinh. Những kinh nghiệm được trình bày trên đây là xuất phát từ thực tiễn mà bản thân tôi đã đúc rút trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Thị Giang. Bản thân công tác chưa lâu nên chắc chắn kinh nghiệm còn hạn chế và thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến chân thành từ các đồng chí, đồng nghiệp để tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu. Ngày càng hoàn thiện hơn trong quá trình giảng dạy, đem lại kết quả cao hơn. Giáo dục thể chất là môn học rất có ý nghĩa, mang tính giáo dục cao, không chỉ tạo ra những con người khỏe mạnh về thể chất, mà thông qua đó còn giáo dục về đạo đức, ý chí, tính kiên trì, lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết, Vì vậy để đạt được ý nghĩa ấy của môn thể dục thì giáo viên phải có phương pháp để cho những giờ dạy đạt kết quả cao, giáo viên phải luôn bám sát từng khâu lên lớp, giảng dạy cần phải lựa chọn những phương pháp và hình thức đa dạng, hấp dẫn, tạo không khí sôi nổi, thoải mái, vui vẻ, lối cuốn học sinh, tạo sự hưng phấn khi tập luyện, làm cho học sinh hứng thú say mê trong khi học, hiểu được ý nghĩa của việc tập luyện. Từ đó học sinh mới ý thức được việc tập luyện và vận dụng được những điều đã tiếp thu được vào học tập, lao động và vui chơi. Trên đây là nội dung đề tài của tôi mặc dù đã được đầu tư nghiên cứu, song thời gian nghiên cứu chưa được nhiều, điều kiện phục vụ nghiên cứu có hạn. Hơn nữa điều kiện về sân bãi và dụng cụ tập luyện phục vụ cho việc học tập đang còn hạn chế, tài liệu nghiên cứu không được nhiều chắc rằng còn nhiều thiếu sót mong được các anh chị đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện thêm để có được những phương pháp dạy học hay để áp dụng vào giảng dạy gây sự kích thích, đam mê và hứng thú học tập cho học sinh, để đạt hiệu quả cao hơn và được nhân rộng nhiều hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ dạy và học môn thể dục. 20
  13. Trên đây là một số kinh nghiệm tích luỹ được của bản thân trong quá trình giảng dạy, tuy chưa được đầy đủ song cũng là một phần đóng góp nhỏ cho công tác giáo dục thể chất, rất mong được sự góp ý, bổ sung của các đồng chí đồng nghiệp. Mặt khác là một thành viên trong nhóm thể dục mong được sự quan tâm về kinh phí, cơ sở vật chất của ban giám hiệu, giúp chung tôi thực hiện tốt công tác nâng cao chyên môn giảng dạy trong nhà trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! , ngày tháng năm , ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị/ Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Trang 21
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật giáo dục. 2. Kế hoạch năm học 2018 – 2019 của trường THPT Nguyễn Thị Giang. 3. Sách giáo giáo viên Thể dục lớp 10, 11, 12. 4. Giáo trình bóng chuyền trường ĐHSP TDTT Hà Nội 5. Sách luật thi đấu bóng chuyền trường ĐHSP TDTT Hà Nội. 6. Giáo trình điền kinh trường ĐHSP TDTT Hà Nội. 7. Giáo trình thể dục trường ĐHSP TDTT Hà Nội. 22
  15. MỰC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . MỰC LỤC 1. LỜI GIỚI THIỆU 1 2. TÊN SÁNG KIẾN 3 3.TÁC GIẢ SÁNG KIẾN .3 4. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN 3 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 3 6. NGÀY SÁNG KIẾN ÁP DỤNG 3 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN 7.1 Mục đích của đề tài 4 7.2 Phương pháp nghiện cứu 4 7.3 Phạp vi nghiên cứu .4 7.4 Trang thiết bị 5 7.5 Nội dung .5 7.5.1 Cơ sở lý luận 5 7.5.2 Thực trạng giảng dạy môn bóng chuyền hiện nay 6 7.5.3 Những khó khăn bất cập khi giảng dạy môn bóng chuyền .6 7.5.4 chọn đối tượng .7 7.6 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 17 8. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 18 9. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN .18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23