SKKN Nâng cao chất lượng thực hành kĩ năng vẽ cho học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

pdf 6 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4070
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng thực hành kĩ năng vẽ cho học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_nang_cao_chat_luong_thuc_hanh_ki_nang_ve_cho_hoc_sinh_l.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Nâng cao chất lượng thực hành kĩ năng vẽ cho học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

  1. I. TÊN ĐỀ TÀI “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH KĨ NĂNG VẼ CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC”. II. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những vấn đề đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao là phải nói đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Theo Chỉ thị 29/2001/CT- BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, theo nhóm, cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học tin học theo hướng đảm bảo các kiến thức cơ bản, tính cập nhật của chương trình, tăng cường các kỹ năng sử dụng máy tính, nâng cao năng lực thực hành, sử dụng phần mềm nhằm hỗ trợ cho dạy và học. Chương trình Tin học ở bậc Tiểu học được phân bố xen kẽ giữa các bài vừa học, vừa chơi. Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng trong học tập một số môn học như Toán, Mĩ thuật, Âm nhạc, Rèn kĩ năng vẽ hình trên máy tính, phát huy năng khiếu của bản thân. Qua thực tế ở trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, đối với phân môn vẽ một số học sinh chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa môn Mĩ thuật để thực hành những nội dung kiến thức liên quan đến bộ môn. Khi thực hành trên máy tính kĩ năng còn chậm, vận dụng lý thuyết chưa phù hợp với bài. Sử dụng công cụ vẽ còn nhầm lẫn, dẫn đến bài vẽ chưa hoàn thiện, không đẹp. Một số bài chưa phân tích kĩ để dùng biện pháp phù hợp nhằm giảm thời gian khi thực hành do đó mà một số em chưa đạt yêu cầu. Vì vậy khi dạy thực hành phân môn vẽ việc làm sao để các em tiếp thu bài nhanh, nắm bắt được bài tốt và có thể thực hành ngay sau giờ học lý thuyết. Từ thực tế trên, trong quá trình dạy học tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng vẽ trong mỗi giờ thực hành, giúp các em thành thục các thao tác cơ bản với máy tính. Đây là vấn đề khiến tôi băn khoăn và tìm ra giải pháp hữu hiệu để giúp các em thực hiện yêu cầu của bài tập thực hành. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng thực hành kĩ năng vẽ môn tin học lớp 5 của trường”. * Giới hạn nghiên cứu: Nghiên cứu trên phạm vi học sinh lớp 5 của trường. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN Trong thực tế của lớp tôi đang giảng dạy, đối tượng học sinh là dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ hơn 50% tổng số học sinh của lớp. Phần lớn các em học sinh lớp 5 có ý thức tự học cao, luôn tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới. Bộ môn Tin học là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành phân môn vẽ. Tuy nhiên trong
  2. quá trình thực hành các em còn chậm, thao tác chuột còn lúng túng, sử dụng các nút biểu tượng, thanh công cụ, hoặc câu lệnh vẽ chưa phù hợp với nội dung bài thực hành. Từ đó tốc độ còn chậm, bài vẽ chưa đẹp, chất lượng chưa cao. Sở dĩ chất lượng như trên là do sử dụng máy tính các em còn mang tính rụt rè, chậm chạp. Bên cạnh đó các em còn ảnh hưởng một phần không nhỏ từ đời sống kinh tế của địa phương gặp nhiều khó khăn, rất ít học sinh ở nhà có máy vi tính. Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, việc thực hành ở nhà các em chưa thực hiện được, chưa kết hợp được học lý thuyết đi đôi với hành. Do đó từ thực trạng trên vào đầu năm học, tôi chú trọng việc ôn luyện kiến thức ở lớp dưới, rèn kĩ năng sử dụng chuột, chú trọng học sinh người địa phương tiếp xúc với máy tính nhiều hơn. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Một trong những yêu cầu về đổi mới giáo dục ở trường tiểu học là phải phát huy được tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm trong dạy học. Giáo viên phải tổ chức tiết học sao cho sinh động, hấp dẫn, học sinh được lôi cuốn vào những tiết học, nhằm phát huy được tính hứng thú, tự giác của học sinh. Có như vậy thì hiệu quả giảng dạy trong những tiết học thực hành mới đạt hiệu quả cao. Để thực hiện điều đó thì bản thân tôi cần thiết phải thực hiện một số nội dung cụ thể như sau: 1. Phân tích bài vẽ, thực hành theo nhóm đối tượng. Để tạo nên bức tranh đẹp phụ thuộc một phần bởi năng khiếu, bên cạnh đó các em phải biết sử dụng các biện pháp phù hợp, kết hợp hỗ trợ học nhóm tốt. Ví dụ 1: Thực hành bài T1 sách giáo khoa trang 32. Phối hợp các công cụ có sẵn của Paint sử dụng công cụ lật và quay hình để vẽ một bàn tiệc có các li kem theo mẫu. Nhìn vào hình vẽ trên em nhận xét các li kem như thế nào? Học sinh: Li kem thứ nhất giống li kem thứ hai, li kem thứ ba và thứ tư giống nhau, nhưng vị trí nằm đối diện nhau, li kem thứ năm giống thứ sáu, li kem thứ năm và sáu đối diện với li kem hai, ba. Giáo viên: Vậy để vẽ các li kem giống nhau em hãy nêu cách vẽ? Học sinh: Em sử dụng công cụ đường cong , và đường thẳng , phối hợp công cụ màu để vẽ li kem thứ nhất, sử dụng biện pháp sao chép để vẽ li kem thứ hai, với li kem năm và sáu em sử dụng công cụ lật và quay hình để được hai li kem đối diện nhau. Với li kem thứ ba em sử dụng công cụ vẽ như trên để vẽ, sau đó sử dụng công cụ lật và quay hình để được li kem 4. Để hoàn thiện hình ảnh trên tôi chia nhóm theo đối tượng học sinh có năng khiếu vẽ, kĩ năng sử dụng thành thạo, hai em ngồi một máy. Đối tượng học sinh có
  3. năng khiếu nhưng thao tác đúng hơn ngồi cùng với bạn có kĩ năng tốt hai bạn này hỗ trợ cùng vẽ, phần máy còn lại ưu tiên chia vị trí ngồi cho các em địa phương sử dụng máy tính nhiều hơn, giúp các em rèn kĩ năng vẽ, thao tác chuột thành thạo. Sau khi học sinh thực hành xong giáo viên: Nhận xét một số nhóm học sinh thể hiện “đôi bạn cùng tiến” có hỗ trợ nhau cùng học, biết kết hợp các biện pháp phù hợp với hình vẽ, một số em thao tác chậm có tiến bộ rõ rệt. Tương tự cách tiến hành như trên tôi áp dụng được cho ví dụ 2 bài T4 sách giáo khoa trang 38. Dùng các công cụ thích hợp để vẽ bức tranh miêu tả phong cảnh quê hương em theo hình mẫu sau: Với bài tập này, tôi phân tích kĩ cho các em để định hướng các thao tác vẽ tốt hơn. Nhìn vào bức tranh ngoài vẽ đồi núi, mặt trời thì chúng ta nhìn thấy rõ hình ngôi nhà, cây, bông hoa đều giống nhau. Bên trái của bức tranh sử dụng công cụ đường thẳng, công cụ vẽ hình chữ nhật, hình vuông để vẽ được 1 ngôi nhà. Sử dụng công cụ cọ vẽ để vẽ cây và bông hoa, tôi hướng dẫn các em sử dụng biện pháp sao chép để được ngôi nhà, cây tiếp theo bên góc phải của bức tranh, vẽ được hình bông hoa các em sao chép thành 3 bông hoa. Sử dụng công cụ đường cong , và đường thẳng , công cụ viết chữ , sử dụng bình phun màu, tô màu phù hợp với bức tranh, cách chia nhóm cũng giống như trên. Đối với vẽ hình trên Paint các bức tranh với nhiều chi tiết sau khi phân tích kết hợp với sử dụng biện pháp sao chép, lật và quay hình khi vẽ nhằm giảm bớt thời gian, so với tiết dạy không sử dụng biện pháp này các em mất gấp đôi, có khi gấp ba với những bức tranh có nhiều chi tiết giống nhau. Kết hợp với việc chia nhóm theo đối tượng các em hỗ trợ học tập giúp bài vẽ hoàn thành tốt, học sinh không có năng khiếu, thao tác chậm có sự tiến bộ rõ rệt. 2. Dạy vẽ bắt đầu từ những chữ số. Trong quá trình dạy học tôi luôn vận dụng nghiên cứu đổi mới, đem lại sự sáng tạo trong từng tiết học, giúp học sinh hứng thú, đam mê môn học hơn. Với phương pháp dạy vẽ bắt đầu từ những chữ số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 đem lại hiệu quả cao trong từng bài học. Ví dụ 3: Dạy bài thực hành 2, dùng các công cụ thích hợp để vẽ con thuyền lướt trên sóng như hình 25, sách giáo khoa trang 23.
  4. Nhìn vào bức tranh em cho cô biết ta vẽ bức tranh gì? Học sinh trả lời phong cảnh con thuyền lướt trên sóng. Vậy thân con thuyền được bắt đầu vẽ bằng chữ số gì trong dãy số sau 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9? Học sinh: Chữ số 1. Giáo viên: Số 1 đã vẽ xong, em tiếp tục vẽ con thuyền và cánh buồm. Giáo viên: Em sử dụng công cụ vẽ hình tròn để vẽ hình mặt trời, công cụ đường cong và đường thẳng để vẽ con thuyền và cánh buồm, sử dụng công cụ màu để phun màu phù hợp với bức tranh. Với bài tập này, tôi cho các em thực hành theo nhóm đôi. Qua phương pháp trên, nhằm giúp học sinh phát huy hết khả năng quan sát, nhận biết và dùng các chữ số phù hợp để vẽ được cái sườn chính các chi tiết phụ còn lại vẽ được một cách dễ dàng. 3. Tổ chức trò chơi ghép và đoán tên hình ảnh. Tổ chức trò chơi trong giờ dạy là quan trọng, tạo không khí sinh động, cuốn hút, gây hứng thú cho học sinh. Bởi vì học sinh bao giờ cũng thích vừa học vừa chơi, để lĩnh hội kiến thức mới, làm cho không khí lớp học trở nên vui vẻ, tạo ra sự đoàn kết giữa các em, giảm căng thẳng trong các giờ học. Các em sẽ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả và không thấy chán mỗi khi đến giờ Tin học. Sau đây là trò chơi ghép hình tôi tổ chức sau mỗi tiết học thực hành vẽ. Ví dụ 4: Dạy bài thực hành T1 sách giáo khoa trang 18. Để tăng khả năng ứng dụng công cụ vẽ, thao tác sử dụng chuột linh hoạt, sử dụng thao tác sao chép, di chuyển thành thạo hơn, tôi tổ chức trò chơi ghép hình nhằm khắc sâu kiến thức cho bài tập thực hành T1 sách giáo khoa trang 18. Ở trò chơi này giáo viên yêu cầu các em ghép bốn mảnh khác nhau thành một bức tranh. Học sinh thao tác chuột linh hoạt, sử dụng công cụ di chuyển để ghép các mảnh thành một hình hoàn chỉnh. Hình thức chơi: Giơ tay Sau khi các em ghép xong giáo viên nêu câu hỏi “đố em đây là con gì”? Học sinh trả lời: “Con rắn lục xanh đuôi đỏ”. Giáo viên tiếp tục hỏi: Nguyên nhân xuất hiện? Học sinh: Do khai thác rừng bừa bãi làm đất trống đồi trọc khiến cho rắn không có chỗ ẩn nấu, vào mùa sinh sản xuất hiện rắn lục xanh đuôi đỏ khá nhiều. Giáo viên: Vậy các em làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh. Học sinh: Trồng cây gây rừng, không săn bắt động vật rừng, giữ gìn vệ sinh nhà ở sạch sẽ, tạo cảnh quang thoáng để tránh chỗ ẩn nấu của rắn.
  5. Giáo viên kết luận: Lưu ý đối tượng học sinh Tiểu học cần chú ý về mùa đông đến mùa sinh sản để phòng tránh rắn cắn, phòng tránh nguy hiểm bản thân. Trò chơi ghép hình nhằm giúp các em thao tác chuột nhanh linh hoạt, sử dụng thành thạo các công cụ vẽ để thực hiện trò chơi. Qua trò chơi này, nhằm giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường sinh thái rừng, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, cách phòng tránh đối với bản thân. IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để nắm kết quả vận dụng kinh nghiệm trong giảng dạy, tôi đã tổ chức ra đề kiểm tra thực hành trên máy tính, đề như sau: Câu 1: Em hãy sử dụng phần mềm Paint để vẽ bức tranh quê hương em. Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học lớp 5, so sánh với tổng hợp trước đây đã thu được kết quả như sau: Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài Mức độ thao tác Số HS Tỉ lệ Số HS Tỉ lệ Thao tác nhanh 8/35 22.8% 13/35 37.1% Thao tác đúng 15/35 42.9% 16/35 45.7% Thao tác chậm 10/35 28.6% 6/35 17.1% Chưa hoàn thành 2/35 5.7% 0 0 Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học phân môn vẽ lớp 5 đã trình bày ở trên. Sau khi nghiên cứu và qua quá trình trải nghiệm tôi nhận thấy đã đạt được hiệu quả đáng khích lệ. Số lượng học sinh sử dụng thành thạo máy tính để học vẽ mỗi năm một tăng lên. Tiết dạy cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, tạo được nhiều hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài. Phần đông là các em thao tác thực hành nhanh, đúng, một số học sinh chưa hoàn thành có sự tiến bộ rõ rệt, đồng thời giảm thiểu tối đa thời gian học thêm ở nhà. Học sinh có kĩ năng vẽ tốt đem lại kết quả cao như em Lâm lớp 5/1 qua cuộc thi thiết kế Poster cấp tỉnh. Vì vậy muốn đạt hiệu quả cao trong giờ dạy thì mọi học sinh trong lớp đều tham gia học tập, bên cạnh đó giáo viên phải suy nghĩ, nghiên cứu, chuẩn bị kĩ các nội dung bài dạy phù hợp có như vậy hiệu quả thực hành tốt, thu hút được nhiều đối tượng học sinh. Với cách vận dụng các hình thức tổ chức mà tôi đã trình bày ở trên đã kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh, tạo được không khí vui tươi và thi đua trong học. Qua đó chất lượng thực hành vẽ nâng lên rõ rệt qua từng tiết học. V. KẾT LUẬN Để tạo hứng thú học tập cho học sinh và từng bước nâng cao chất lượng thực hành của bộ môn đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả. Trong quá trình dạy học áp dụng việc tổ chức hoạt động nhóm phù hợp với các đối tượng học sinh trong giờ thực hành, phân tích bài tập, định hướng thao tác thực hành. Dạy vẽ bắt đầu từ những chữ số đem lại hiệu quả cao. Đồng thời kết hợp tổ chức các trò chơi phù hợp với từng bài thực hành nhằm tạo không khí vui vẻ trong từng tiết học. Từ đó tôi thấy rằng các em thực
  6. hiện các kĩ năng cơ bản trên máy tính thành thạo hơn, tích cực tự giác trong các giờ học và các em áp dụng được nhiều kiến thức vào các môn học khác. Chất lượng thực hành bài vẽ được nâng lên rõ rệt qua từng bài học. Nếu áp dụng phương pháp dạy học này trong những giờ thực hành môn Tin học khối lớp 5 tôi tin chắc rằng nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng thực hành vẽ bộ môn. VI. ĐỀ NGHỊ Những sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên dạy giỏi hằng năm cần đưa vào nội dung sinh hoạt chuyên môn để giáo viên học hỏi, vận dụng vào thực tế giảng dạy và phát huy hiệu quả. Phần trình bày báo cáo kinh nghiệm nói trên của tôi không tránh khỏi những hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của chỉ đạo chuyên môn và đồng nghiệp để báo cáo của tôi được hoàn hảo hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Khâm Đức, ngày 20 tháng 11 năm 2017 Người thực hiện Trần Thị Tình