Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh Lớp 5

doc 15 trang trangle23 16/08/2023 4664
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho_hoc.doc

Nội dung tóm tắt: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh Lớp 5

  1. hoạt động giáo dục, nhưng không phải là lồng ghép, tích hợp thêm kinh nghiệm sống vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục một cách quá tải, mà theo một cách tiếp cận mới: đó là sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh thực hành, trải nghiệm kỹ năng sống trong quá trình học tập. Từ đó lồng ghép một cách nhẹ nhàng những kinh nghiệm sống vào bài học đến từng đối tượng học sinh. Trong quá trình dạy lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các môn học cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của các em bên cạnh sự hướng dẫn của giáo viên. Tuyệt đối không nên áp dụng ý kiến hay suy nghĩ chủ quan của giáo viên. Tuyệt đối không được phê bình hay đánh giá khi các em làm gì đó chưa tốt. Bởi nếu vậy sẽ làm mất sự chủ động, tự tin và hoà nhập cùng bạn bè vì ở lứa tuổi này các em rất muốn thể hiện mình.Trong chương trình giáo dục lớp 4,5 vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thể hiện rõ nhất trong một số phân môn như: Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lý. * Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động. Thông qua hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người. Kỹ năng sống đặc thù, thể hiện ưu thế của môn Tiếng Việt là kỹ năng giao tiếp, sau đó là kỹ năng nhận thức, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, . Trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học có nhiều bài học mà tên gọi của nó đã nói rõ mục tiêu giáo dục các kỹ năng giao tiếp xã hội như: lập danh sách học sinh, lập thời gian biểu, viết đơn, làm biên bản cuộc họp, Khả năng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của môn Tiếng Việt không chỉ thể hiện ở nội dung môn học mà còn được thể hiện qua phương pháp của giáo viên. Để hình thành các kiến thức và kỹ năng mà chương trình môn Tiếng Việt đặt ra với học sinh tiểu học, người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi - đáp Thông qua các hoạt động học tập, học sinh được trải nghiệm, rèn kỹ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai học sinh có cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kinh nghiệm sống cần thiết. Chẳng hạn: Khi dạy phân môn Tập đọc giáo viên cho các em đọc to, trả lời câu hỏi tròn câu, chia sẻ ý kiến trước lớp, nêu cảm nhận của bản thân qua bài học, để rèn kỹ năng giao tiếp; trao đổi nhóm đôi hay nhóm lớn để rèn kỹ năng làm việc nhóm, phân công công việc (bạn nào nêu ý kiến, bạn nào ghi, ) để hoàn thành nhiệm vụ. Khi học phân môn Tập làm văn, việc luyện nói theo dàn ý cũng là cách để các em rèn kỹ năng diễn đạt bằng lời một cách mạch lạc, rõ ý. Giáo viên cho mỗi em tự đọc đề bài, xác định xem đề bài yêu cầu gì, cần thực hiện những nội dung gì, yêu cầu học sinh tìm ý để lập dàn ý hay viết thành bài văn hoàn chỉnh, giúp các em biết tự giải quyết vấn đề. Hoặc cho các em lập kế hoạch tổ chức 7
  2. một hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn nhằm giúp các em rèn kỹ năng phân công công việc, kỹ năng hợp tác. Khi dạy phân môn Kể chuyện giáo viên cho các em kể theo cách phân vai vừa rèn kỹ năng giao tiếp vừa phát huy tinh thần hợp tác. * Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua môn Đạo đức. Bản thân nội dung môn Đạo đức đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến kỹ năng sống như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử (với ông, bà, cha, mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh), kỹ năng bày tỏ ý kiến của bản thân, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi, kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, kỹ năng tự phục vụ và tự quản lý thời gian, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin về các vấn đề trong thực tiễn đời sống ở nhà trường, ở cộng đồng có liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong môn Đạo đức nhằm bước đầu trang bị cho học sinh các kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi tiểu học, giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh, với cộng đồng, quê hương, đất nước và với môi trường tự nhiên; giúp các em bước đầu biết sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỷ luật, biết hợp tác, tiết kiệm, gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh, để trở thành người con ngoan trong gia đình, học sinh tích cực của nhà trường và công dân tốt của xã hội. Để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh, phương pháp dạy học môn Đạo đức đã được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Quá trình dạy học tiết Đạo đức là quá trình tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú đa dạng như: kể chuyện theo tranh, quan sát tranh ảnh, phân tích, xử lý tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa, hát, đọc thơ, vẽ tranh Thông qua các hoạt động đó sự tương tác giữa giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh được tăng cường và học sinh có thể tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học môn Đạo đức rất đa dạng, bao gồm nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, theo dự án, giải quyết vấn đề, đóng vai, trò chơi, động não, Và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Tuỳ từng bài học, chúng ta nên giáo dục kỹ năng phù hợp cho các em. Ví dụ: Khi dạy bài Hợp tác với những người xung quanh (Đạo đức lớp 5), giáo viên giao một nhiệm vụ, quy định thời gian hoàn thành, cho các nhóm thi đua. Nhóm nào hoàn thành trước sẽ được tuyên dương. Nhóm trưởng sẽ phân công công việc cho các bạn, cùng nhau bàn bạc và thực hiện nhiệm vụ. Như vậy các em rèn được kỹ năng làm việc nhóm. Dạy bài Em là học sinh lớp 5, giáo viên cho học sinh đóng vai làm phóng viên. Các em sẽ hỏi đáp nhau một số câu hỏi như: - Theo bạn học sinh lớp 5 cần làm những gì? 8
  3. - Bạn cảm thấy thế nào khi mình là học sinh lớp 5? - Hãy nêu những điểm mà bạn thấy mình xứng đáng là học sinh lớp 5. - Hãy hát, đọc thơ, về chủ đề trường em. Qua đó rèn cho các em sự tự tin, khả năng nói trước đám đông giúp phát triển kỹ năng giao tiếp. Hay khi dạy bài Kính già yêu trẻ, giáo viên cho học sinh đóng vai xử lý các tình huống: - Em sẽ làm gì khi thấy hai em nhỏ đánh nhau để tranh giành đồ chơi? - Lan đang chơi nhảy dây cùng bạn thì có một cụ già đến hỏi thăm đường. Nếu là Lan, em sẽ làm gì? Qua việc tham gia đóng vai xử lý tình huống, học sinh rèn được kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Do các đặc trưng trên nên có thể khẳng định Đạo đức là môn học có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. * Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Các môn Khoa học, Lịch sứ và Địa lý là những môn học giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khoẻ, về một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên - xã hội. Chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kỹ năng trong học tập như: quan sát, nêu nhận xét, thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt hiểu biết của bản thân về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và trong xã hội. Đặc biệt môn Khoa học giúp học sinh xây dựng các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; yêu gia đình, quê hương, trường học và có thái độ thân thiện với thiên nhiên. Ví dụ: Dạy bài Phòng tránh bị xâm hại – Khoa học lớp 5 Học sinh tự phân tích các tình huống có nguy cơ bị xâm hại, cách tự bảo vệ khi gặp những tình huống đó, cách ghi nhớ các số điện thoại của người thân, của trường, giúp các em biết tự bảo vệ mình khi không có cha mẹ bên cạnh. Hoặc khi dạy bài Vệ sinh tuổi dậy thì (Khoa học lớp 5), giáo viên cho học sinh liên hệ bản thân về việc giữ vệ sinh tốt hay chưa tốt. Qua đó giúp các em biết tự chăm sóc mình tốt hơn. Khi dạy bài Châu Âu (Địa lý lớp 5), trong hoạt động thực hành, giáo viên cho học sinh thực hiện hoạt động làm hướng dẫn viên du lịch, dùng những tranh ảnh, thông tin đã sưu tầm về châu Âu để giới thiệu về thiên nhiên, con người ở châu Âu, tạo cơ hội để các em thể hiện năng khiếu, phát triển kỹ năng thuyết trình, giao tiếp. Cùng với kiến thức cơ bản về con người, về tự nhiên và xã hội, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các môn Khoa học, Lịch sứ và Địa lý sẽ góp phần không chỉ khắc sâu thêm các kiến thức của môn học mà còn hình thành 9
  4. thái độ và hành vi tích cực, phù hợp, cần thiết giúp học sinh có thể ứng xử có hiệu quả các tình huống thực tế trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua các môn học đã giúp các em hình thành, xây dựng và rèn các kỹ năng sống cần thiết để các em tự giải quyết được các vấn đề trong học tập, hoạt động và trong cuộc sống hàng ngày. 3.2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Mỗi thầy giáo, cô giáo muốn hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm trước hết phải có tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời phải hiểu về tâm lý lứa tuổi, phải có cái nhìn tinh tế. bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đối với học sinh có những biểu hiện lệch lạc về nhân cách, giáo viên chủ nhiệm chính là người cùng với gia đình có những biện pháp “kéo” em về với “cái thiện”. Thầy, cô giáo chủ nhiệm là cầu nối quan trọng để kết nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo về lời ăn, tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ với trò như người thân để trò cảm thấy vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì giáo dục học sinh theo kiểu mưa dầm thấm đất. Trước đây, giáo viên chủ nhiệm chủ yếu là định hướng, hướng dẫn hành vi đạo đức cho học sinh. Hiện nay giáo viên chủ nhiệm không chỉ làm công tác chuyên môn mà còn phải có tình cảm để giải quyết những tình huống phát sinh của học sinh trong lớp. Vì thế ngoài việc phải đảm bảo nội dung lên lớp vừa tạo sự hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ, gây hứng thú học tập cho học sinh. Và điều không thể thiếu là người giáo viên chủ nhiệm phải có tâm huyết với nghề và tình yêu thương đối với học sinh. Vì vậy, để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua công tác chủ nhiệm lớp thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần: - Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hình thức dạy học của mình, qua các giờ sinh hoạt tập thể để giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh. - Xây dựng hành vi giao tiếp giữa thầy với thầy, trò với trò, thầy với trò, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá, lên án mọi hành vi bạo lực học đường và xã hội. - Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh, kịp thời nắm bắt thông tin, cùng kết hợp với cha mẹ học sinh rèn cho học sinh kỹ năng ứng xử văn hoá, rèn luyện sức khoẻ, phòng chống bạo lực. - Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy được tính tích cực trong việc rèn luyện kỹ năng sống của thầy cô giáo và học sinh. Giáo dục cho 10
  5. học sinh nhận biết được lợi ích của việc rèn luyện kỹ năng về mọi mặt: cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước, đồng thời biết quan tâm chia sẻ đến mọi người xung quanh. - Tổ chức lớp theo hướng đổi mới: chủ tịch hội đồng tự quản, phó chủ tịch hội đồng tự quản, trưởng ban, nhóm trưởng, thay đổi theo từng tháng để từng học sinh biết được các công việc của người lãnh đạo, các khó khăn gặp phải và xử lí ra sao. Đồng thời biết cảm thông với công việc của người chỉ huy. Qua đó, rèn cho các em những kỹ năng chỉ huy, lãnh đạo cần thiết. - Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự đổi mới phương pháp trong việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp: thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, tạo sự gần gũi, thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò với trò; tâm sự, động viên các em vượt qua khó khăn để vươn lên; khuyến khích các em làm việc tốt bằng những lời khen, tạo điều kiện để học sinh rèn luyện và tự rèn luyện. Vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy. Học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của thầy. Vì vậy để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh học sinh đạt hiệu quả cao, trước hết cần thực hiện “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành Giáo dục đã phát động. 3.3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: con đường học trên lớp và con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Giúp em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Có thể nói việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân học sinh. Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Ví dụ: Tổ chức cho học sinh làm báo tường chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Để hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm sẽ phân công công việc theo điểm mạnh của từng bạn và trong quá trình thực hiện các em sẽ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm được phát triển. 11
  6. Hay tổ chức các chuyến tham quan, dã ngoại, qua chuyến đi các em được trải nghiệm, chia sẻ, trao đổi với nhau và với những người xung quanh. Từ đó năng giao tiếp sẽ của các em sẽ phát triển. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học là điều kiện tốt nhất giúp học sinh tích luỹ và rèn kỹ năng sống có hiệu quả. Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp các em được hợp tác, trải nghiệm các kỹ năng sống. Vậy giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và người khác. 3.4. Giáo dục kỹ năng sống thông qua các tiết dạy thực hành kỹ năng sống. Dạy thực hành kỹ năng sống cho học sinh tiểu học giúp các em vừa củng cố hiểu biết của mình về các kỹ năng đã được học ở các môn học như Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, vừa thực hành, vận dụng các kỹ năng ấy vào cuộc sống. Ví dụ: Dạy bài Tinh thần hợp tác (Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 5) giúp các em củng cố kỹ năng giao tiếp, hợp tác và vận dụng vào cuộc sống. Thông qua câu chuyện “Chuyện của Minh” học sinh hiểu được vì sao nhóm của Minh không hoàn thành bài tập, nêu được việc cần làm để nhóm mình hoàn thành bài tập. Qua hoạt động trải nghiệm, học sinh xác định được những việc làm thể hiện tinh thần hợp tác với những người xung quanh: học nhóm, động viên, khích lệ bạn, cùng anh (chị, em) làm việc nhà. Khi rút ra bài học, học sinh biết được tinh thần hợp tác là phát huy điểm mạnh của từng người, tích cực tham gia thảo luận, phát biểu đóng góp ý kiến, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, hoàn thành tốt công việc được giao; tránh tìm điểm xấu của bạn, phản bác, chê bai ý kiến của bạn, tạo bè phái đánh nhau. Sau mỗi bài học các em tự đánh giá về kỹ năng đạt được trước và sau khi học bài này là tốt hay chưa tốt bằng cách tô màu vào số bông hoa tương ứng (tốt: 5 bông hoa, chưa tốt: 3 bông hoa). Từ đó các em tự điều chỉnh, rèn luyện để tốt hơn. 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng Qua quá trình áp dụng đề tài, tôi nhận thấy học sinh có những chuyển biến rõ rệt: các em tự tin hơn, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình; biết tự chăm sóc bản thân thể hiện qua việc ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, tự chuẩn bị đồ dùng học tập và sắp xếp ngăn nắp; biết tự học; biết phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm, tích cực tham gia cùng các bạn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, Kết quả đánh giá một số nội dung rèn kỹ năng sống của lớp tôi qua một năm học như sau: 12
  7. Kết quả đánh giá Tổng số Các kỹ năng Tốt Đạt Chưa đạt học sinh SL TL% SL TL% SL TL% Kỹ năng giao tiếp 16 61,5 10 38.5 0 0 Kỹ năng tự chăm sóc 15 57,7 11 42.3 0 0 bản thân 26 Kỹ năng giải quyết vấn 18 69.2 8 30,8 0 0 đề Kỹ năng làm việc 19 73.1 7 26,9 0 0 nhóm So với đầu năm, số học sinh được đánh giá tốt ở các kỹ năng tăng lên rõ rệt, cụ thể: + Kỹ năng giao tiếp: số học sinh được đánh giá tốt tăng 34,6% + Kỹ năng tự chăm sóc bản thân: số học sinh được đánh giá tốt tăng 23,1% + Kỹ năng giải quyết vấn đề: số học sinh được đánh giá tốt tăng 50% + Kỹ năng làm việc nhóm: số học sinh được đánh giá tốt tăng 50% Có các kỹ năng sống cần thiết giúp các em học tập tốt hơn thể hiện qua kết quả học tập cuối năm học như sau: + Lớp duy trì sĩ số 100% + Hoàn thành chương trình tiểu học 26/26HS, đạt 100% + Tham gia đầy đủ phong trào cấp trường, cấp huyện như vẽ tranh (2 em được chọn dự thi cấp huyện), thi tìm hiểu kiến thức lịch sử (giải nhất cấp trường), kể chuyện, hội khỏe Phù Đổng, giải toán qua mạng internet (5em tham gia, 2 em đạt cấp trường), tiếng Anh (2 em tham gia, 1 em đạt cấp huyện), + Tham gia cuộc thi sáng tạo: 1 mô hình + Tham gia hội thi tuyên truyền An toàn giao thông đạt giải nhì cấp huyện. Dù không đạt giải cao nhưng các em rất tự tin, hứng thú khi tham gia các phong trào. 13
  8. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp Qua quá trình thực hiện đề tài tôi thấy rằng việc sử dụng các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các hoạt động trong nhà trường là điều cần thiết, tác động tốt đến việc hình thành nhân cách của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện trở thành những người công dân tốt phù hợp với quá trình phát triển của xã hội hiện nay. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học phải đảm bảo các yếu tố: giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ với mọi người xung quanh; biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hoá, Muốn vậy, giáo viên cần: - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động giáo dục, để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kỹ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Học sinh được giáo dục kỹ năng sống xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. - Giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của người thầy. Vì vậy, để học sinh không thất vọng vì thầy thì trước hết “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành giáo dục đang vận động. - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là công việc “một sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương. - Giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà của cả xã hội, cộng đồng, có như vậy mới mong đào tạo ra được những thế hệ trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. 2. Phạm vi áp dụng Đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5” đã tạo cơ hội để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức; trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành ở học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống trong học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt 14
  9. động. Đề tài cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp nói riêng và của nhà trường nói chung. Với những giải pháp và kết quả đạt được như trong đề tài đã trình bày, tôi nghĩ đề tài này có thể áp dụng cho học sinh ở tất cả các trường tiểu học trong tỉnh. 15