Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học giải các bài toán tỉ số phần trăm cho học sinh Lớp 5

doc 20 trang binhlieuqn2 08/03/2022 5835
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học giải các bài toán tỉ số phần trăm cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_giai_cac_bai_toan_ti_so_phan_t.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học giải các bài toán tỉ số phần trăm cho học sinh Lớp 5

  1. Bước 3: Giúp học sinh nhận ra bài toán có dạng tổng quát: Tìm b% của số a. ( Ở bài toán tổng quát này giáo viên cần giúp học sinh hiểu b% của số a có nghĩa là: Nếu coi số a là 100 phần bằng nhau thì số cần tìm là b phần như thế). * Cách giải: Muốn tìm một số phần trăm của một số ta lấy số đó chia cho 100 rồi nhân với số phần trăm cần tìm hoặc lấy số đó nhân với số phần trăm cần tìm rồi chia cho 100. Công thức: a : 100 x b = c hoặc a x b : 100 = c (Trong đó c là kết quả của phép tính, c có đơn vị giống đơn vị của số a). +) Dạng 3: Tìm một số biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó Với dạng 3 của bài toán tỉ số phần trăm tôi tiến hành theo các bước tương tự như ở dạng 2. Cụ thể: Bước 1: Giáo viên đưa ra bài toán cụ thể và hướng dẫn học sinh giải bài toán đó. Bước 2: Hướng dẫn học sinh nêu nhận xét cách tìm một số biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó trong bài toán cụ thể. Bước 3: Giúp học sinh nhận ra bài toán có dạng tổng quát là: Tìm số a biết b% của số a là c. Cách giải: Muốn tìm một số biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó ta lấy giá trị của tỉ số phần trăm chia cho số phần trăm đã biết rồi nhân với 100 hoặc lấy số phần trăm đã biết nhân với 100 rồi chia cho giá trị của tỉ số phần trăm. Công thức: a = b : c x 100 hoặc a = b x 100 : c +) Biện pháp 3: Dạy học phân hóa đối tượng học sinh. Các bài toán về tỉ số phần trăm mang tính trừu tượng và tương đối khó đối với học sinh lớp 5 nên để phát triển năng lực giải toán tỉ số phần trăm cho học sinh thì việc dạy học phân hóa đối tượng học sinh chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Chúng ta đều biết trong một lớp học nhận thức của các em là không đồng đều. Chính vì vậy để thu hút các em vào bài học giáo viên cần nắm chắc khả năng nhận thức của từng học sinh trong lớp để đưa ra những nhiệm vụ học tập phù hợp với các em. Việc làm này sẽ tránh được việc dạy quá tải đối với những học sinh tiếp thu chậm và không gây nhàm chán đối với những em nhận thức nhanh hơn. Ví dụ: Trong cùng một bài toán: Trong dịp tết trường em dự định trồng 800 cây lấy gỗ, nhưng trường đã trồng được 1200 cây. Hỏi trường đó thực hiện được bao nhiêu phần trăm và vượt mức bao nhiêu phần trăm? Đối với học sinh đại trà giáo viên giữ nguyên yêu cầu của đề bài. Đối với học sinh nhận thức chậm hơn giáo viên có thể giảm mức độ khó của yêu cầu bài tập như: Trong dịp tết trường em dự định trồng 800 cây lấy gỗ, nhưng trường đã trồng được 1200 cây.
  2. a. Tính tỉ số phần trăm số cây nhà trường đã trồng được và số cây nhà trường dự định trồng. b. Nhà trường trồng được số cây nhiều hơn so với dự định bao nhiêu phần trăm? Còn đối với học sinh nhận thức nhanh hơn giáo viên có thể nâng mức độ khó của bài toán như: Trong dịp tết trường em dự định trồng 800 cây lấy gỗ, nhưng thực tế trường đã trồng được nhiều hơn so với dự định 400cây. Hỏi trường em đã vượt mức bao nhiêu phần trăm? Ngoài ra, dạy học phân hóa đối tượng học sinh sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian, phát huy tối đa khả năng tự học, chủ động chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Điều này phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Từ đó phát huy được năng lực giải toán tỉ số phần trăm cho các em để góp phần nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán lớp 5. * Biện pháp 4: Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực giải toán cho học sinh. Khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh trong một lớp là không đồng đều. Bởi vậy sau khi trang bị cho các em những kiến thức cơ bản nhất của loại toán này giáo viên cần lựa chọn và đưa ra một hệ thống các bài tập theo mức độ từ dễ đến khó để học sinh thực hành. Trong quá trình học sinh thực hành giải bài tập giáo viên sẽ phát hiện được những học sinh có năng khiếu hoặc thế mạnh về loại toán tỉ số phần trăm. Từ đó giáo viên sẽ giao nhiệm vụ học tập phù hợp với khả năng nhận thức của các em để phát triển khả năng, năng lực giải toán tỉ số phần trăm cho học sinh. Chẳng hạn, sau khi học sinh nắm chắc cách giải của ba dạng toán về tỉ số phần trăm, thực hiện tốt các bài toán trong sách giáo khoa, giáo viên nên đưa ra các bài toán ở mức độ cao hơn phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh để các em có cơ hội tìm tòi, khám phá và phát triển năng lực giải toán của mình. *Lưu ý: Khi xây dựng hệ thống bài tập giáo viên cần lưu ý tới khả năng nhận thức của học sinh, các bài tập phải đảm bảo các tính hệ thống, tính vừa sức, dạy học phát triển, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học. 7.1.3. Quá trình áp dụng của bản thân. Trước khi dạy sang các bài toán về tỉ số phần trăm tôi giúp học sinh nắm chắc các kiến thức về bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên, số thập phân, phân số; nắm vững cách thành lập tỉ số của hai số trong những bài toán cụ thể và tổng quát. Trên cơ sở đó tôi hướng dẫn học sinh nắm chắc các dạng toán về tỉ số phần trăm đồng thời khơi gợi ở các em sự yêu thích loại toán này để các em tiếp cận nó một cách dễ dàng. Tiếp theo tôi phân loại tượng học sinh và giao nhiệm vụ học tập phù hợp cho các em. Đối với những học sinh nhận thức chưa nhanh tôi động viên khuyến khích và đưa ra nhưng bài tập dễ để các em tự tin học tập. Còn đối với học sinh có nhận thức nhanh hơn tôi khuyến khích các em thực
  3. hiện những bài tâp khó hơn để phát triển tư duy nói chung và năng lực giải toán về tỉ số phần trăm nói riêng. Các bài tập được đưa ra theo hệ thống từ dễ đến khó phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5. Ví dụ: Khi dạy xong cách giải của dạng 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số, giáo viên đưa ra bài tập: Bài 1: Tìm tỉ số phần trăm của: a.4 và 5 b. 5 và 8 c. 30 và 5 Ở bài tập này học sinh chỉ cần áp dụng công thức và thực hành tính để được kết quả: a. 4 : 5 = 0,8 = 80% ; b. 5 : 8 = 0,625 = 62,5% ; c. 30 : 5 = 6 = 600% Tiếp theo giáo viên đưa ra bài tập dưới dạng bài toán có lời văn để rèn kỹ năng phân tích đề bài cho học sinh. Bài 2: Trong vườn có 12 cây cam và 28 cây chanh. Tìm tỉ số phần trăm của số cây cam so với số cây trong vườn? Đối với bài toán này giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán, xác định cái đã cho và yêu cầu cần tìm của đề bài từ đó suy luận ngược để giải bài toán. Chẳng hạn: + Bài toán cho gì? Bài toán yêu cầu tìm gì? + Để tìm tỉ số phần trăm của số cây cam so với số cây trong vườn ta cần biết những gì?( Biết số cây cam và số cây trong vườn). Số cây trong vườn biết chưa? Để tìm số cây trong vườn ta làm thế nào?( ta lấy 12+ 28 = 40 (cây)). Làm thế nào để tính được tỉ số phần trăm của số cây cam so với số cây trong vườn?( lấy số cây cam chia cho số cây trong vườn: 12 : 40 = 0,3 = 30%). Giáo viên tiếp tục nâng mức độ khó của bài tập như sau: Bài 3: Một người bỏ ra 42000 đồng tiền vốn để mua rau. Sau khi bán hết số rau, người đó thu được 52 500 đồng. Hỏi: a.Tiền bán rau bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn? b.Người đó thu lãi bao nhiêu phần trăm? Tóm tắt: Tiền vốn: 42000 đồng Tiền bán: 52 500 đồng a. Tiền bán: .% tiền vốn? b. Tiền lãi: .% tiền vốn? Trong bài toán này giáo viên cần hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế để biết: Tiền bán = tiền vốn + tiền lãi; Tiền vốn = tiền bán – tiền lãi Tiền lãi = Tiền bán – tiền vốn. Từ đó học sinh vận dụng kiến thức để giải bài toán.
  4. Bài giải: a.Tỉ số phần trăm tiền bán ra so với tiền vốn là: 52 500 : 42 000 = 1, 25 = 125% b. Số phần trăm tiền lãi là: 125% - 100% = 25% Đáp số: a.125%; b.25% GV yêu cầu HS tìm ra cách giải khác của phần b) ở bài toán này.Chẳng hạn: b. Số tiền lãi của người đó là: 52 500 – 42 000 = 10 500( đồng) Số phần trăm tiền lãi của người đó là: 10 500 : 42000 = 0,25 = 25% Sau khi học sinh đã nắm được ba dạng cơ bản của bài toán về tỉ số phần trăm, giáo viên cần giúp học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa dạng 2 và dạng 3 để tránh nhầm lẫn khi vận dụng . Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập các bài toán tổng hợp cả ba dạng để củng cố cách giải, rèn kĩ năng và phân biệt sự khác nhau của ba dạng bài đó bằng cách thay đổi dữ kiện của bài toán trên để có bài toán mới. Bài 4: Một người bỏ ra 42000 đồng tiền vốn để mua rau. Sau khi bán hết số rau, người đó được lãi 25% giá vốn. Hỏi: a. Người ấy được lãi bao nhiêu tiền? b. Người ấy bán rau được bao nhiêu tiền? c. Người ấy được lãi bao nhiêu phần trăm so với giá bán? Giải: Cách 1: a. Người ấy được lãi số tiền là: 42000 : 100 x 25 = 10 500( đồng) b. Người ấy bán rau được số tiền là: 42000 + 10 500 = 52 500( đồng) c. Tiền lãi so với tiền bán thì chiếm số phần trăm là: 10 500 : 52 500 = 0,2 = 20% Đáp số: a. 10 500 đồng; b. 52 500 đồng; c. 20% Cách 2: Nếu coi tiền vốn là 100% thì tiền lãi là 25% tiền bán là: 100% + 25% = 125% Người ấy bán rau được số tiền là: 42 000 : 100 x125 = 52 500( đồng) Người ấy được lãi số tiền là: 52 500 - 42000 = 10 500( đồng) Tiền lãi so với tiền bán thì chiếm số phần trăm là: 25% : 125% = 20%
  5. Bài 5: Một người bỏ ra 42000 đồng tiền vốn để mua rau. Sau khi bán hết số rau, người đó được lãi 20% giá bán. Hỏi: a.Người ấy bán rau được bao nhiêu tiền? b.Người ấy được lãi bao nhiêu tiền? * Hướng dẫn: Giáo viên cần hướng dân học sinh hiểu : lãi 20% giá bán có nghĩa là nếu coi giá bán là 100% thì tiền lãi là 20% và tiền vốn là : 100% - 20% = 80%. Từ đó học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập. Bài giải Nếu coi giá bán là 100% thì tiền lãi là 20% và tiền vốn là : 100% - 20% = 80%( giá bán) Người ấy bán rau được số tiền là: 42000 : 80 x 100 = 52 500( đồng) Người ấy được lãi số tiền là: 52 500 - 42 000 = 10 500( đồng) Đáp số: a. 52 500 đồng b.10 500 đồng; Bài 6: Một người bỏ một số tiền vốn để mua rau. Sau khi bán hết số rau, người đó thu được 52 500 đồng, tính ra được lãi 25% giá vốn. Hỏi: a.Người ấy bỏ ra bao nhiêu tiền để mua rau? b.Người ấy được lãi bao nhiêu tiền? Bài giải Nếu coi giá vốn là 100% thì tiền lãi là 25% và tiền bán là : 100% + 25% = 125%( giá vốn) Người ấy bỏ ra số tiền vốn để mua rau là: 52 500 : 125 x 100 = 42000( đồng) Người ấy được lãi số tiền là: 52 500 – 42 000 = 10 500( đồng) Hoặc: 42 000 : 100 x 25 = 10 500( đồng) Đáp số: a. 42000 đồng; b.10 500 đồng Giáo viên có thể tiếp tục thay đổi dữ kiện của bài toán trên để được nhiểu bài toán khác. Với sự thay đổi dữ kiện của bài toán như trên học sinh sẽ được khắc sâu về ý nghĩa của tỉ số phần trăm và cách giải từng dạng toán về tỉ số phần trăm. Giáo viên tiếp tục nâng mức độ khó của bài tập:
  6. Bài 7: Một thư viện có 6 000 quyển sách. Cứ sau mỗi năm số sách thư viện lại tăng thêm 20% ( so với năm trước). Hỏi sau hai năm thư viện có tất cả bao nhiêu quyển sách? * Các bước giải: + Tìm số sách thư viện tăng năm thứ nhất + Tìm tổng số sách có sau năm thứ nhất + Tìm số sách thư viện tăng năm thứ hai + Tìm tổng số sách có sau năm thứ hai. Bài giải: Năm thứ nhất thư viện tăng số sách là: 6 000 : 100 x 20 = 1 200 (quyển) Sau năm thứ nhất số sách thư viện có là: 6 000 + 1 200 = 7 200 (quyển) Năm thứ hai thư viện tăng số sách là: 72 000 : 100 x 20 = 1 440 (quyển) Sau hai năm số sách thư viện có tất cả là: 72 000 + 1 440 = 8 640 (quyển) Đáp số: 8 640 quyển GV gợi ý HS giải theo cách 2: Tỉ số phần trăm của số sách năm sau so với năm trước là: 100% + 20% = 120% Sau năm thứ nhất thư viện có số sách là: 6 000 : 100 x 120 = 7 200 (quyển) Sau hai năm số sách thư viện có tất cả là: 72 000 : 100 x 120 = 8 640 (quyển) Đáp số: 8 640 quyển Bài 8: Lượng nước trong hạt tươi là 16 %. Người ta lấy 200 kg hạt tươi đem phơi khô thì lượng hạt đó giảm đi 20 kg. Tính tỉ số phần trăm lượng nước trong hạt phơi khô? *Phân tích: Lượng nước trong hạt tươi là 16% nên ta tìm được lượng nước có trong 200kg hạt tươi. Từ đó tìm lượng nước còn lại trong hạt khô, tìm lượng hạt đã phơi khô và đưa bài toán về tìm tỉ số phần trăm hai số để tìm lượng nước trong hạt phơi khô. Bài giải Vì lượng nước chứa trong hạt tươi là 16% nên trong 200 kg hạt tươi có lượng nước đó là: 200: 100 x 16 = 32( kg)
  7. Sau khi phơi khô 200 kg hạt tươi thì lượng hạt đó nhẹ đi 20 kg, nên lượng còn lại trong hạt phơi khô là: 32 – 20 = 12( kg) Lượng hạt đã phơi khô còn lại là: 200 – 20 = 180 (kg) Tỉ số phần trăm của lượng nước trong hạt phơi khô là: 12 : 180 = 6,7% Đáp số: 6,7% Để phát triển năng lực giải các bài toán về tỉ số phần trăm của học sinh giáo viên đưa ra các bài toán không thuộc dạng cơ bản. Để giải được các bài toán về tỉ số phần trăm liên quan đến các dạng toán điển hình đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng biến đổi bài toán đó để đưa về các dạng toán điển hình đã học. Biết làm thành thạo các phép tính với các tỉ số phần trăm và các phép đổi tỉ số phần trăm ra phân số và ngược lại. Khi thực hiện phép nhân và phép chia hai tỉ số phần trăm học sinh phải biết cách đổi các tỉ số phần trăm đó ra phân số sau đó thực hiện phép nhân, chia các phân số. Bài 9: Giá hàng tháng Chạp tăng 10% so với tháng 11, nhưng giá hàng tháng Giêng lại giảm 10% so với tháng Chạp. Hỏi giá hàng tháng Giêng tăng hay giảm mấy phần trăm? *Phân tích: Giá hàng trong bài toán này được tính qua 3 thời điểm: Tháng 11 – tháng Chạp – tháng Giêng. Trong đó giá hàng tháng Chạp tăng 10% so với tháng 11 ; giá hàng tháng Giêng giảm 10% so với tháng Chạp. Ở bài toán này giáo viên khắc sâu cho học sinh hiểu ý nghĩa của từng tỉ số phần trăm trong bài để giải bài toán. Bài giải Nếu coi giá hàng tháng 11 là 100% thì giá hàng tháng Chạp là: 100% + 10% = 110%( Giá hàng tháng 11) Nếu coi giá hàng tháng Chạp là 100% thì giá hàng tháng Giêng là: 100% - 10%= 90%( giá hàng tháng Chạp) Vậy giá hàng tháng Giêng so với tháng 11 là: 110% x 90% = 99%( giá hàng tháng 11) Vì 100%> 99% nên giá hàng tháng Giêng giảm hơn tháng 11 và giảm hơn là: 100% - 99% = 1% Đáp số: Tháng Giêng giảm 1%. Bài 10: Một cánh đồng vụ này diện tích được mở rộng thêm 20% so với diện tích vụ trước nhưng do thời tiết nên năng suất lúa của vụ này bị giảm đi 20% so với vụ
  8. trước. Hỏi số thóc thu được của vụ này tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với vụ trước? * Phân tích:Muốn biết số thóc thu được của vụ này tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với vụ trước ta phải đi tìm xem số thóc thu được của vụ này chiếm bao nhiêu phần trăm so với vụ trước. Từ cách tính: Số thóc thu được bằng năng suất lúa nhân với diện tích cấy lúa Ta có cách giải sau: Bài giải: Coi năng suất lúa của vụ trước là 100%, diện tích cấy lúa của vụ trước là 100%, số thóc thu được của vụ trước là 100% thì: Năng suất lúa của vụ này là: 100% - 20% = 80% ( năng suất lúa vụ trước) Diện tích cấy lúa của vụ này là: 100% + 20% = 120% ( diện tích lúa vụ trước) Số thóc của vụ này thu được chiếm số phần trăm so với vụ trước là: 80% x 120% = 96% ( Số thóc vụ trước) Vì 96% < 100% nên số thóc vụ này thu được giảm hơn so với vụ trước và giảm số phần trăm là: 100% - 96% = 4% Đáp số: 4% Giáo viên cần cho các em nắm chắc lại một số tính chất của phép cộng và phép trừ hai số như: tổng hai số không đổi nếu ta thêm vào số này đồng thời bớt ở số kia đi cùng một số như nhau. Hiệu hai số không đổi nếu ta cùng thêm hoặc cùng bớt ở hai số đi một số như nhau. Để giải được các bài toán phần trăm có chứa các yếu tố hình học nắm chắc các công thức liên quan đến tính chu vi, diện tích và các yếu tố cạnh của các hình đó. Bài 11: Một mảnh đất hình chữ nhật nay được mở rộng chiều dài thêm 10%, chiều rộng thêm 10%. Hỏi diện tích hình chữ nhật đó tăng thêm bao nhêu phần trăm? *Phân tích: Muốn biết diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó tăng thêm bao nhiêu phần trăm phải đi so sánh diện tích mảnh đất sau khi mở rộng với diện tích ban đầu. Từ công thức: S = a x b Ta có cách giải sau: Bài giải: Coi chiều dài mảnh đất ban đầu là 100% , chiều rộng mảnh đất ban đầu là 100% , diện tích mảnh đất ban đầu là 100% thì: Chiều dài mới của mảnh đất là: 100% + 10% = 110%(chiều dài ban đầu) Chiều rộng mới của mảnh đất là:
  9. 100% + 10% = 1 10% (chiều rộng ban đầu) Diện tích mảnh đất mới sẽ là: 110% x 110% =121%( diện tích ban đầu) Như vậy, diện tích của mảnh đất tăng thêm số phần trăm là so với diện tích mảnh đất ban đầu là: 121% - 100% = 21% Đáp số: 21% Bài 12: Cho một hình chữ nhật. Nếu tăng chiều rộng của hình chữ nhật đó thêm 6,4 cm, đồng thời giảm chiều dài của nó đi 15% thì diện tích của hình chữ nhật tăng thêm 2%. Tính chiều rộng hình chữ nhật ban đầu? * Phân tích: Muốn tìm được chiều rộng hình chữ nhật ban đầu ta phải đi tìm xem chiều rộng sau khi tăng thêm 6,4cm so với chiều rộng ban đầu chiếm bao nhiêu phần trăm. Từ cách tính: Chiều rộng bằng diện tích chia cho chiều dài. Ta có cách giải sau: Bài giải: Coi chiều rộng của hình chữ nhật ban đầu là 100% , chiều dài của hình chữ nhật ban đầu là 100% , diện tích của hình chữ nhật ban đầu là 100% thì: Chiều dài của hình chữ nhật sau khi giảm chiếm số phần trăm là: 100% - 15% = 85% (chiều dài ban đầu) Diện tích hình chữ nhật khi đó là: 100% + 2% =102%(diện tích ban đầu) Chiều rộng hình chữ nhật sau khi tăng 6,4 cm chiếm số phần trăm là: 102% : 85% = 120% (chiều rộng ban đầu) Như vậy, 6,4cm chiếm số phần trăm là: 120% - 100% = 20%( chiều rộng ban đầu) Chiều rộng của hình chữ nhật ban đầu là: 6,4 : 20 x 100 = 32 (cm) Đáp số: 32cm Khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm dạng hai tỉ số, học sinh thường hay mắc phải sai lầm là thiết lập các phép tính không cùng đơn vị. Để khắc phục tồn tại này, khi hướng dẫn học sinh giải giáo viên cần cho các em thảo luận để tìm ra đại lượng không đổi trong bài toán đó. Lấy đại lượng không đổi đó làm đơn vị so sánh để thiết lập tỉ số giữa các đại lượng liên quan với đại lượng không đổi đó. Bài 13: Lượng nước trong cỏ tươi chiếm 55%, trong cỏ khô là 10%. Hỏi phơi 100 kg cỏ tươi được bao nhiêu ki – lô- gam cỏ khô?
  10. * Phân tích: Trong bài toán này giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát hiện được lượng cỏ nguyên chất không thay đổi khi phơi khô từ đó đi tìm lượng cỏ nguyên chất và sẽ tìm được lượng cỏ khô theo yêu cầu của bài tập. Bài giải Lượng cỏ nguyên chất trong cỏ tươi chiếm: 100% - 55% = 45%( lượng cỏ tươi) Lượng cỏ nguyên chất trong 100kg cỏ tươi là: 100 : 100 x 45 = 45(kg) Vì lượng cỏ nguyên chất không thay đổi sau khi cỏ phơi khô nên 45kg này ứng với: 100% - 10% = 90%( lượng cỏ khô) Vậy sau khi phơi 100 kg cỏ tươi ta thu được số cỏ khô là: 45 : 90 x 100 = 50(kg) Đáp số: 50 kg * Lưu ý: Do phạm vi hẹp của đề tài nên tại sáng kiến này tác giả chỉ đưa ra một số bài toán điển hình của từng loại. Trong quá trình vận dụng, đối với mỗi loại bài toán giáo viên có thể đưa ra nhiều bài tương tự để học sinh nắm vững cách giải sau đó mới chuyển sang loại bài toán khác. Sau khi hoc xong phần các bài toán về tỉ số phần trăm tôi cho học sinh làm bài kiểm tra để nhận thông tin ngược từ phía học sinh. Trên cơ sở kết quả học tập của học sinh tôi sẽ điều chỉnh phương pháp dạy của minh để năm học tiếp theo sẽ đạt được kết quả cao hơn. 7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến Sau đây là kết quả học tập của học sinh trong tháng 2 năm học 2015- 2016 so với kết quả tháng 11 mà tôi đã tổng hợp được: Số HS Kết quả Lớp dự khảo 9- 10 7- 8 5 - 6 Dưới 5 sát SL % SL % SL % SL % 5A5 45 28 62,2% 15 33,3% 2 4,5% 0 0% 5A1 30 14 46,7% 12 40% 4 13,3% 0 0% So sánh giữa hai kết quả khảo sát đầu năm học và kết quả khảo sát cuối năm học sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ta có thể nhận thấy kết quả cụ thể mà học sinh đạt được như sau:
  11. Kết quả Số HS dự 9 - 10 7 – 8 5 - 6 Thời gian khảo sát Dưới 5 Trước khi 45 15( 33,3%) 18( 40%) 7( 15,6%) 5 ( 11,1% ) áp dụng SKKN 30 9 (30% ) 12(40%) 6(20%) 3(10%) Sau khi áp 45 28 ( 62,2%) 15 ( 33,3% ) 2 ( 4,5% ) 0 ( 0%) dụng SKKN 30 14(46,7%) 12(40%) 4(13,3%) 0(0%) Qua quá trình thực tế giảng dạy, khi áp dụng SKKN vào các tiết học tôi thấy có hiệu quả rõ rệt. Bài học có sức lôi cuốn, hấp dẫn học sinh học tập nhiều hơn, gây nên sự hứng thú học tập ở mỗi học sinh, học sinh tập trung vào bài học hơn. Giúp cho việc truyền đạt kiến thức của giáo viên có hiệu quả nhiều so với trước. Việc tiếp thu bài của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Lúc bắt đầu học có rất nhiều em còn sợ học giải các bài toán về tỉ số phần trăm, không thích học đến nay chất lượng học đã tăng khá đồng đều. Đa số các em đã thích học dạng toán này, ở các tiết học có phần sôi nổi hơn, lượng học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài khá nhiều, góp phần làm cho giờ học sinh động. Chất lượng học tập của học sinh dần được nâng cao. 8. Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để sáng kiến có thể thực hiện một cách hiệu quả, những điều kiện cần thiết cần có là: Cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu trong nhà trường. Được đầu tư trang thiết bị cần thiết cho môn học. 10. Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến Đối với bản thân tôi khi áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy trên lớp học, tôi nhận thấy các em cảm thấy hào hứng hơn và mạnh dạn hơn trong các giờ học.
  12. Giáo viên có thời gian bao quát lớp hơn, hướng đến mọi đối tượng học sinh trong lớp, thực hiện tiết dạy nhẹ nhàng hơn và đạt hiệu quả cao. Khi áp dụng sáng kiến này đối với học sinh, các em rất hào hứng và hăng hái tham gia vào tiết học. Giờ học Toán đối với các em trở nên nhẹ nhàng và thú vị. Kết quả học tập của các em cũng được nâng cao rõ rệt. 11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng dùng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Phạm vi/lĩnh TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ vực áp dụng sáng kiến Trường tiểu học Đống 1 Học sinh lớp 5A5 Đa – Vĩnh Yên – Vĩnh Cả lớp Phúc Trường tiểu học Đồng 2 Học sinh lớp 5A Tâm – Vĩnh Yên – Cả lớp Vĩnh Phúc Đống Đa, ngày 07 tháng 3 năm 2016 Đống Đa, ngày 25 tháng 2 năm 2016 Thủ trưởng đơn vị Người viết sáng kiến ( ký tên, đóng dấu ) Hà Thị Thúy An