Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt đại từ và đại từ xưng hô

docx 4 trang binhlieuqn2 07/03/2022 7593
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt đại từ và đại từ xưng hô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_hoc_tot.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt đại từ và đại từ xưng hô

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi) . . . . . . . . . . . . . . . 1.Tên sáng kiến: “Giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt đại từ và đại từ xưng hô ”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Dạy học Tiếng Việt Tiểu học.) 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc giao tiếp và cách hành văn trong giao tiếp rất quan trọng nên tôi giúp học sinh lớp 5 học tốt đại từ và đại từ xưng hô. Tình trạng của lớp có những ưu điểm, hạn chế như sau: * Ưu điểm: - Nề nếp học tập tương đối ổn định, học đều chăm ngoan. - Một số em có khả năng giao tiếp và sử dụng tương đối tốt đại từ và đại từ xưng hô. - Một vài em có kỹ năng sử dụng đại từ và đại từ xưng hô. * Hạn chế: - Đa số các em xác định đại từ và đại từ xưng hô không đúng. - Các em sử dụng đại từ và đại từ xưng hô trong giao tiếp còn lúng túng. - Khi nói và viết, các em còn mắc lỗi do sử dụng đại từ không phù hợp. - Kỹ năng sử dụng đại từ trong viết câu và viết đoạn văn chưa linh hoạt. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: Giúp học sinh nắm vững kiến thức về đại từ và có kĩ năng sử dụng từ loại này trong văn viết cũng như trong giao tiếp hàng ngày, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học đại từ nói riêng. - Nội dung giải pháp: * Nhận biết đại từ và đại từ xưng hô: - Để nhận biết được đại từ cần đọc đoạn văn, khổ thơ (văn cảnh), rồi tìm các từ trỏ vào nhân vật hoặc sự vật trong văn cảnh đó. Từ dùng gọi mình hoặc người nói chuyện với mình hoặc nói về người khác và từ dùng thay thế từ khác để tránh lặp từ. Các em nêu các từ mình đã tìm và trình bày từ trước lớp bằng các câu hỏi gợi ý: - Hỏi từ nào thay thế cho từ nào? Các từ ấy là loại từ gì? Các em nhận xét, bổ sung cho nhau, giáo viên chốt lại ý đúng, tuyên dương em nêu đúng. Tôi nhấn mạnh vào các loại đại từ. + Các đại từ thay thế cho danh từ như: Tôi, tao, chúng, chúng tôi, mày, nó, họ, ấy, kia, này, nọ, ai, đâu, thế Các đại từ này có khả năng hoàn thành các chức năng ngữ pháp như danh từ. + Các đại từ thay thế cho động từ, tính từ đồng thời cũng có khả năng và cách thực hiện các chức năng ngữ pháp trong câu như các động từ và tính từ (hoặc cụm động từ và tính từ).
  2. + Các đại từ thay thế cho số từ: bao, Bao nhiêu, bấy, bấy nhiêu. Những đại từ này có đặc điểm ngữ pháp như số từ: thường làm phụ trước cho danh từ để biểu hiện ý nghĩa số lượng. - Từ đó các em rút ra ghi nhớ: “Đại từ là từ dùng để xưng hô để trỏ vào các sự vật, sự việc hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ( hoặc cụm danh từ, cụm danh từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy. * Giúp học sinh hiểu mục đích của đại từ thay thế: - Tôi viết sẵn hai đoạn văn có cùng nội dung trên hai bảng phụ; một đoạn có đại từ bị lặp lại, một đoạn sử dụng đại từ thay thế. Bảng 1: Trước đây, con bé là cô gái xinh đẹp, duyên dáng nhất làng. Quả nhiên, bao nhiêu năm trôi qua trông con bé vẫn thế. Con bé thích leo núi. Tôi cũng thích. Bảng 2: Trước đây, con bé là cô gái xinh đẹp, duyên dáng nhất làng. Quả nhiên, bao nhiêu năm trôi qua trông nó vẫn thế. Nó thích leo núi. Tôi cũng vậy. -Mời 2 em đọc to trước lớp. Cả lớp theo dõi để phân biệt điểm khác ở hai đoạn này. Yêu cầu các em nêu cách dùng từ ở hai đoạn có điểm gì khác nhau? Đoạn nào viết hay hơn? Vì sao? - Từ đó, các em nhận thấy được đại từ thay thế danh từ, động từ, tính từ ( hoặc cụm danh từ, cụm danh từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy nhưng còn có tác dụng làm cho câu văn, đoạn văn hay hơn nhất là khi viết các bài văn sẽ tránh được nhàm chán cho người đọc. * Vận dụng đại từ xưng hô qua trò chơi “Đố bạn”: - Cho mỗi em đặt ít nhất hai câu có sử dụng đại từ vào ghi giấy nháp. - Giáo viên phổ biến trò chơi. Ví dụ: Học sinh 1 hô to: Đố bạn! Đố bạn! Cả lớp hô: Đố gì? Đố gì? Tôi đố các bạn câu: “Trong lớp ta có bạn Ái Vy rất xinh gái. Bạn ấy còn học giỏi và hát hay nữa”. Vậy trong các câu có từ nào là đại từ xưng hô? - Học sinh 2 nhận tờ giấy ghi câu của học sinh 1 và tìm đại từ xưng hô và nêu trước lớp. - Nếu trả lời đúng được tuyên dương và tiếp tục đố bạn khác câu của mình đã đặt. Và làm tương tự với các em tiếp theo. * Vận dụng đại từ xưng hô trong học tập và giao tiếp: - Trong các tiết học tôi thường sử dụng đại từ xưng hô vào giao tiếp với các em qua cách xưng hô với nhau như: Thầy cô xưng hô học sinh và ngược lại học sinh xưng hô với thầy cô; xưng hô với bạn bè. - Ngoài ra, tôi cho các em nêu cách xưng hô của mình với bố mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình, ngoài xã hội. Từ đó tôi cùng các em nhận xét, đánh giá từ dùng để xưng hô có phù hợp tuổi tác, thứ bậc, giới tính chưa để chọn đại từ cho đúng. * Chọn lựa đại từ khi xưng hô: - Để xác định và chọn lựa từ xưng hô, tôi cho các em đọc đoạn đối thoại hoặc câu văn có sử dụng đại từ thay thế trước lớp và cho các em tìm đại từ. Tôi kể một một đoạn truyện “ Rùa và Thỏ” kết hợp với bức tranh vẽ Rùa và Thỏ giao tiếp với nhau. Yêu câu cả lớp quan sát, lắng nghe giáo viên kể chuyện. Kể song, tôi phát phiếu học tập cho từng em, yêu cầu các em điền vào phiếu. Nhân vật Đại từ Thái độ
  3. Rùa Tự xưng mình: Gọi thỏ: Thỏ Tự xưng mình: Gọi rùa: -Sau đó, tôi cho các em trao đổi phiếu với nhau. Nhận xét và cùng nhau sữa chữa. Tôi mời 2-3 em đọc lại nội dung trong phiếu của em đã làm trước lớp. Nhận xét của các bạn trước lớp. Từ đó, các em thấy được mà cách xưng hô của mình với mọi người cần phải lựa chọn đại từ xưng hô sao cho phù hợp với đối tượng. Qua đoạn truyện trên, tôi giáo dục các em: Khi sử dụng đại từ và đại từ xưng hô cần lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng, nhằm thể hiện đúng mối quan hệ mình với người nghe và người được nhắc tới với sự kính trọng người trên, thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp. * Giúp học sinh hiểu chức năng của đại từ trong Tiếng Việt: gồm hai chức năng. + Đại từ có chức năng đảm nhiệm thành phần câu: Chức năng đảm nhiệm thành phần câu của đại từ trong Tiếng Việt được cấu tạo bởi rất nhiều các thành phần khác nhau. Chức năng ngữ pháp của đại từ khi làm thành phần câu rất cơ động. Nó có thể là chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ và cả bổ ngữ. -Để hiểu rõ về đại từ đảm nhiệm thành phần trong câu, tôi cho các em làm các bài tập tìm và gạch chân dưới đại từ và đại từ đó có chức năng gì trong câu: - Yêu cầu từng em đọc câu văn rồi nêu đại từ trong từng câu, nó có chức năng gì trong câu. Sau đó, tôi nhận xét và kết luận, khen những em nêu ý kiến đúng từ bài tập. Tôi//múa rất đẹp. Đại từ có chức năng làm chủ ngữ trong câu. Người được nhà trường biểu dương //là tôi. Đại từ có chức năng làm vị ngữ trong câu. Bạn Hà đi học muộn. Bạn Thảo// cũng thế. Đại từ thay thế cho vị ngữ. Anh chị tôi//đều học giỏi. Đại từ có chức năng làm định ngữ: thay thế cho sự vật, hiện tượng đứng sau danh từ, bổ sung ý nghĩa, làm rõ nghĩa cho danh từ. Cả nhà // rất yêu quý tôi. Đại từ có chức năng làm bổ ngữ: thay thế cho sự vật, hiện tượng đứng sau động từ, làm rõ nghĩa cho động từ. Trong tôi, một cảm xúc khó tả // bỗng dâng trào. Đại từ cũng có thể đảm nhiệm chức năng làm trạng ngữ trong câu. + Chức năng liên kết giữa các câu trong văn bản: Các câu trong một đoạn văn hay văn bản luôn luôn phải đảm bảo sự mạch lạc, logic. Chính vì vậy, chúng phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau về cả mặt nội dung lẫn mặt hình thức. Đại từ một trong những phương tiện tạo ra sự liên kết đó. Ví dụ: Thanh niên ngày nay rất năng động, giỏi giang, giàu nghị lực. Đó là những ưu thế của họ. Từ “đó” thay thế cho toàn bộ nội dung của câu đi trước. Làm cho văn bản ngắn gọn, súc tích. Từ “họ” thay thế cho cụm từ “thanh niên ngày nay”. - Để tạo lập kiểu câu theo mục đích nói. Một trong những dấu hiệu để nhận biết câu nghi vấn đó là các đại từ nghi vấn được sử dụng trong câu: ai, gì, nào, sao, bao giờ, cái gì, ở đâu. * Giúp học sinh sử dụng đại từ và đại từ xưng hô và làm văn tốt hơn:
  4. - Các câu trong một đoạn văn hay văn bản luôn luôn phải đảm bảo sự mạch lạc, logic. Chính vì vậy, chúng phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau về cả mặt nội dung lẫn mặt hình thức. Đại từ một trong những phương tiện tạo ra sự liên kết đó. - Trong những tiết lập dàn ý bài văn tả người, tôi thường yêu cầu các em viết một đoạn văn có sử dụng đại từ. Sau đó yêu cầu các em đọc đoạn văn trước lớp rồi nêu các từ thay thế trong đoạn văn đó. Các em khác lắng nghe và nhận xét đại từ của bạn sử dụng có phù hợp với đối tượng chưa, đại từ thay thế có đúng với thứ bậc, tuổi tác, giới tính trong câu không. Rồi cho cả lớp bình chọn những em sử dụng đại từ đúng và hay trong đoạn văn để từ đó học sinh sửa chữa và viết bài văn của mình hay hơn như: Tả bạn: Yến Nhi trong lớp là một người có dáng hình mảnh mai nhưng rất mạnh mẽ. Bạn ấy có làn da trắng như bông bưởi, gương mặt trái xoan có sức hút mọi người. Không những xinh xắn mà cô bạn ấy còn được thầy cô và các bạn yêu quí. Lưu ý: Trong khi viết câu hoặc viết văn bản phải vận dụng hai chức năng đảm nhiệm thành phần câu và liên kết giữa các câu mà chọn lựa đại từ cho phù hợp và đúng với đối tượng câu văn sinh động hơn. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp trên, đã được áp dụng đạt hiệu quả ở lớp 5/2 của trường Tiểu học Vĩnh Bình Nam 4. Giải pháp này cũng đã được báo cáo cho đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề tại trường, được đồng nghiệp đánh giá cao và đang áp dụng cho học sinh các khối lớp 5 của trường Tiểu học Vĩnh Bình Nam 4. Do đó, giải pháp mà bản thân đã đúc kết được trong giảng dạy có thể nhân rộng ra các trường tiểu học trong toàn huyện. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: - Đại từ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngôn ngữ và trong giao tiếp. Mặc dù chiếm số lượng không nhiều nhưng đại từ lại có tần suất sử dụng cao cả trong văn nói và văn viết. Nhờ có đại từ, các em trong lớp tôi có rất nhiều tiến bộ có thể linh hoạt trong giao tiếp để thiết lập được các mối quan hệ với mọi người trong xã hội. Không dừng lại ở đó, đại từ còn có chức năng làm các từ ngữ thay thế giúp cho nhiều em viết được câu văn trở nên mượt mà, câu văn chau chuốt hơn và logic hơn. - Kết quả thực nghiệm trong năm học 2018 - 2019 đạt được: Mức đạt Thời gian TSHS Hoàn % Hoàn % Chưa hoàn % thành tốt thành thành Đầu học kì I 32 8 25 22 68,75 2 6,25 Cuối học kì I 32 10 31,25 22 68,75 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: - Tờ đơn yêu cầu công nhận sáng kiến 1 (bản). Vĩnh Bình Nam, ngày 18 tháng 12 năm 2018 Người mô tả Phạm Thị Diên