Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 5 ở trường Tiểu học

docx 28 trang thulinhhd34 5775
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 5 ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Lớp 5 ở trường Tiểu học

  1. Ví dụ 2: Bài Thu - đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp” để giảng nguyên nhân xuất hiện chiến dịch, tôi treo bản đồ hành chính Việt Nam, để học sinh chỉ được 6 tỉnh thuộc căn cứ địa Việt Bắc từ đó nắm vững được vị trí của căn cứ địa Việt Bắc trên bản đồ Việt Nam. Sau đó học sinh thảo luận trong nhóm để tìm ra được nguyên nhân xuất hiện chiến dịch từ những cơ sở gợi ý của phiếu học tập và nội dung sách giáo khoa rồi viết ý kiến ra phiếu học tập để trình bày. Để giảng về diễn biến của chiến dịch, tôi giới thiệu lược đồ của chiến dịch để học sinh nắm được. Các em dựa vào lược đồ sách giáo khoa để trình bày ra phiếu học tập và cử đại diện trình bày lại diễn biến theo phiếu học tập của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét bổ xung nếu thiếu.Sau đó học sinh được trực tiếp lên chỉ lược đồ để nói lại diễn biến của chiến dịch. Để tái hiện lại không khí hào hùng của quân và dân ta trên trận đánh sông Lô: gây cho địch tổn thất lớn, tôi cho để các em cùng nghe ca khúc “Sông Lô”của nhạc sĩ văn Cao. Ở phần củng cố, tôi yêu cầu các em lên thuyết minh về những bức tranh hay những bài thơ các em đã sưu tầm được theo nhóm có liên quan đến chiến khu Việt Bắc để các em có thể hình dung được căn cứ địa kháng chiến nơi Bác Hồ - Đảng - Chính phủ đã hoạt động lâu dài để chỉ huy cuộc kháng chiến chống Pháp của ta. Chính nhờ việc sử dụng phong phú đồ dùng dạy học giúp học sinh gần gũi với các sự kiện, nhân vật lịch sử hơn dễ gây cho các em ấn tượng sâu sắc, hứng thú tìm tòi, học tập. Nó tạo điều kiện cho học sinh dễ nhớ, nhớ lâu và từ đó phát triển năng lực quan sat, óc tò mò khoa học. Đặc biệt, nó phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm lứa tuổi của các em. Bước thứ 4: Kết luận vấn đề. Việc giáo viên chốt lại kiến thức, khẳng định kiến thức hoặc liên hệ mở rộng là việc làm rất cần thiết. Bởi vì: những thông tin học sinh thu lượm được còn rời rạc, kiến thức mà các em thu lượm được khác nhau, đôi khi sai lệch hoặc chưa chuẩn. Chính vì vậy, giáo viên phải chốt lại chuẩn kiến thức, từ đó mở rộng vừa tầm học cho học sinh, gây cho các em sự hứng thú trong giờ học. Ví dụ: Bài “Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950” Khi tìm hiểu về diễn biến của chiến dịch. Sau khi học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát lược đồ, trao đổi, thảo luận trong nhóm để trình bày lại diễn biến của chiến dịch. Giáo viên sẽ chốt lại và mở rộng: Sáng sớm ngày 16 - 9 - 1950, quân ta nổ súng đánh chiếm cứ điểm Đông Khê, mở màn cho chiến dịch. Đông Khê là cụm cứ điểm quan trọng nằm trên đường số 4 ở giữa Cao Bằng và Thất Khê và cũng là một mắt xích nối hai khu vực này. Đánh Đông Khê trước tiên mà không đánh vào các nơi khác là chủ trương sáng suốt, tài tình của ta vì: Trên phòng tuyến này Cao Bằng, Thất 18
  2. Khê lực lượng của địch rất mạnh, nếu đánh vào đây quân ta sẽ bị tổn thất nhiều. Do đó ta đánh vào Đông Khê là một mắt xích yếu của địch thì Cao Bằng sẽ bị cô lập, Thất Khê sẽ bị uy hiếp từ đó để tiêu hao nhiều sinh lực địch. Chính vì vậy, ở Đông Khê địch không giám phản kích chỉ cố thủ, máy bay địch yểm trợ bắn phá suốt ngày đêm. Quân ta chiến đấu dũng cảm, cuộc chiến đấu diễn ra gay go trong từng lô cốt của địch. Chính vì Đông Khê quan trọng như vậy nên Bác Hồ đã ra chỉ đạo trực tiếp trận đánh ở đài quan sát trên đồi cao. Nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm của quân ta và dân ta đã xuất hiện. Trong đó nổi bật là tấm gương của chiến sĩ bộc phá La Văn Cầu đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay bị thương rồi tiếp tục xông lên phá lô cốt địch, nêu cao lá cờ đầu trong phong trào thi đua “giết giặc, lập công”. Sau 54 giờ chiến đấu, ngày 18 - 9 - 1950, bộ đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê. Sau khi mất Đông Khê, quân Pháp được lệnh rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4 để phối hợp với cánh quân khác từ Thất Khê lên hòng chiếm lại Đông Khê. Đoán được ý định đó của giặc, quân ta mai phục trên đường số 4 khiến hai cánh quân từ Cao Bằng về và từ Thất Khê lên không liên lạc được với nhau, địch bị tiêu diệt ở nhiều nơi, bị bao vây chặt không còn con đường thoát chúng ra hàng lũ lượt. Một lần nữa ta lại thấy sự chỉ đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ: Chỉ cần đánh một điểm yếu mà hai điểm khác phải dấn thân vào chỗ chết. Chiến dịch Biên giới thắng lợi rực rỡ, ta giải phóng được một dải biên giới Việt - Trung dài 750 km từ Cao Bằng đến tận Đình Lập, đường số 4 sạch bóng quân thù. Và như vậy chúng ta đã đạt được 3 mục tiêu đề ra: Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc. d) Biện pháp 4:Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lich Sử Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao tính tích cực trong dạy học là xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ thông tin. Các chức năng của công nghệ thông tin mang lại cho con người như thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt dữ liệu. Với lịch sử, điều này càng có ý nghĩa quan trọng bởi lịch sử là hiện thực trong quá khứ chỉ có nhờ vào các công cụ đa phương tiện của máy tính như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, hoạt cảnh giáo viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động thu hút sự tập trung của các em, dễ dàng thể hiện được các phương pháp như phương pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề đồng thời còn tăng tính tích cực chủ động tham gia học tập của các em.Việc sử dụng công nghệ thông tin giúp các em được sống lại, được chứng kiến những giây phút lịch sử hào hùng đó. Ví dụ, khi dạy bài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tôi cho các em xem đoạn phim tư liệu về sự chuẩn bị của ta để các em thấy 19
  3. được quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta cho chiến dịch.Hay khi dạy bài lịch sử địa phương Giải phóng Thủ đô 10 - 10 - 1954, tôi đã dùng đoạn phim tư liệu Quân đội Việt Minh vào tiếp quản Hà Nội năm 1954 bản quyền thuộc Đài truyền hình Việt Nam cho các em xem. Qua đó, tôi nhận thấy các em dễ dàng cảm nhận được một không khí tưng bừng, cờ hoa ngợp trời Hà Nội khi quân giải phóng về tiếp quản Thủ đô. Và để các em nhớ được những nơi quân giải phóng tiến vào tôi sử dụng lược đồ quân giải phóng tiến vào tiếp quản Thủ đô kết hợp với thuyết trình. Không những công nghệ thông tin có tác dụng trong bài giảng điện tử mà nhờ công nghệ thông tin, chúng ta dễ dàng tìm kiếm được các nguồn tài liệu, tranh ảnh trong thư viện không có để phục vụ cho bài giảng làm cho bài giảng hấp dẫn hơn. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi luôn cố gắng tiếp cận và làm giàu vốn kiến thức lịch sử để các em có những bài học hấp dẫn. Bên cạnh đó tôi cũng dặn các em đến các ngày lễ lớn nên đón xem trên ti vi bởi những dịp đó thường chiếu lại các đoạn phim tư liệu, tài liệu Khuyến khích các em xem phim lịch sử trong nước và địa phương: Lý Công Uẩn, Đừng đốt, Trần Thủ Độ, Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông e) Biện pháp 5: Tích hợp kiến thức văn học vào dạy Lịch sử Thơ văn đã đem lại sự nhẹ nhàng, giảm bớt khô cứng trong tiết dạy sử. Việc vận dụng một cách hợp lý kiến thức Văn học vào dạy Lịch sử sẽ làm cho giờ Lịch sử hay hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn, cuốn hút học sinh hơn và cuối cùng là làm cho tiết dạy - học Lịch sử mang lại hiệu quả cao hơn. Thường là việc người giáo viên đọc những trích đoạn thơ về nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử ở phần giới thiệu bài học, phần củng cố, liên hệ, cũng có khi là cả trong phần chính của bài. Ví dụ, khi giới thiệu bài “ Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”, tôi đọc hoặc ngâm một trong số các đoạn trích thơ như: “Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm con sóng dưới thân tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bến dần lui, làng xóm khuất Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi càng thấy nước đau thương” 20
  4. Hay đoạn trích trong bài “Bác ơi!” của nhà thơ Tố Hữu “Từ đó người đi những bước đầu Lênh đênh bốn biển một con tàu Cuộc đời sóng gió trong than bụi Tay đốt lò, lau chảo, thái rau.” Với bài Cách mạng mùa thu, để học sinh thấy được khí thế tưng bừng của cuộc khởi nghĩa đang lan rộng ra khắp các địa phương trong cả nước, tôi dùng đoạn trích: “Đồng cỏ héo đã bùng lên lửa cháy Nước non ơi hết thảy vùng lên Bắc, Trung, Nam khắp ba miền Toàn dân khởi nghĩa chính quyền về tay” Học sinh rất chú ý lắng nghe, các em còn khái quát được không khí của cuộc khởi nghĩa. Hoặc bài thơ miêu tả Bác trong buổi lễ đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”: “Hôm nay, sáng mồng 2 tháng 9 Thủ đô vàng nắng Ba Đình Muôn triệu tim chờ chim cũng nín Bỗng vang lên tiếng hát ân tình. Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh Người đứng trên đài lặng phút giây Trông đàn con đó vẫy hai tay Cao cao vầng trán ngời đôi mắt Độc lập bây giờ mới thấy đây” Khi nói về Chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: “ .56 đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng, trí không mòn” Và khi chiến dịch thắng lợi, tôi trích dẫn hai câu thơ: “Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”. 21
  5. Ngoài ra trong một số giờ dạy của môn Tiếng Việt, tôi đã khai thác những yếu tố lịch sử có liên quan đến nội dung bài để củng cố, trau dồi thêm kiến thức lịch sử đã học cho các em. Ví dụ: Khi dạy bài “Thư gửi các học sinh” (tuần 1), tôi nêu vắn tắt sự kiện nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (02/9/1945). Đến khi dạy bài Lịch sử số 12 “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”, tôi sử dụng chi tiết Bác Hồ gửi thư cho học sinh trong ngày đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để cho học sinh thấy rằng dù nước nhà mới giành được độc lập, gặp rất nhiều khó khăn nhưng Bác rất quan tâm đến giáo dục (chống giặc dốt) Bài chính tả “Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ”, tôi thông qua chi tiết Phrăng Đơ Bô-en chạy sang hàng ngũ kháng chiến để giới thiệu về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Khi dạy bài “Ôn tập chín kháng chiến chống Pháp” (1945-1954), tôi lại sử dụng chi tiết này để cho học sinh thấy rằng cuộc kháng chiến chính nghĩa của ta được bạn bè quốc tế ủng hộ. Hay bài kể chuyện: “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai”, “Anh hùng Núp ở Cu Ba” (Chính tả), “Ê-mi-li, con” (Tập đọc) đều có thể khai thác để thấy sự nghiệp cách mạng của ta luôn được cả thế giới ủng hộ. Bài tập đọc “Người công dân số Một” (tuần 19), tôi khai thác thác chi tiết trong truyện để cho học sinh thấy quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ thời trẻ. Bài “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng” (tuần 20), tôi nhắc lại tình thế khó khăn của nước ta những năm đầu sau Cách mạng Tháng tám (Vượt qua tình thế hiểm nghèo) và nhấn mạnh nhờ sự nhiệt tình ủng hộ của nhân dân trong đó có ông Đỗ Đình Thiện nên nước ta đã vượt qua khó khăn về tài chính. Ngoài ra trong một số bài khác như “Thái sư Trần Thủ Độ”, “Trí dũng song toàn”, “Phong cảnh đền Hùng” (Tập đọc), “Chiếc Đồng Hồ”, “Vì môn dân” (Kể chuyện) đều có thể khai thác các yếu tố lịch sử ở mức độ khác nhau để tích hợp với phân môn Lịch sử . g) Biện pháp 6: Tổ chức các hoạt động tham quan ngoại khóa. Lịch sử đã đi qua nhưng không hoàn toàn biến mất mà còn để lại “dấu vết” của nó qua văn học dân gian, phong tục tập quán, lễ hội, những thành tựu văn hóa vật chất (nhà cửa, lâu đài, đình chùa ) qua ghi chép của người xưa, qua tên đất, tên làng, tên đường phố Chỉ có trên cơ sở những chứng cứ vật chất nói trên mới có sự nhận thức và trình bày về lịch sử. Bởi vậy, hình thức tổ chức dạy học tại thực địa, bảo tàng, khu di tích được tôi rất quan tâm.Với hình thức 22
  6. này, các em được trực tiếp tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hướng dẫn viên cùng với việc tự tìm hiểu thông tin, tư liệu, các em được trau rồi thêm kiến thức về lịch sử. Vì vậy, vào mỗi dịp nhà trường tổ chức cho các em tham quan thực tế, tôi luôn có ý kiến đề xuất cho học sinh tham quan các di tích lịch sử, viện bảo tàng Đồng thời trong các hoạt động ngoại khóa, tôi cũng mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu tổ chức các hội vui học tập theo chủ đề cho các em. Thông qua các hội vui, trò chơi đó vốn kiến thức lịch sử của các em được củng cố và mở rộng thêm. Tôi xin dẫn một ví dụ trong đợt Kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn 26/3, nhờ sự quan tâm của Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu trường, sự phối hợp của Đoàn thanh niên, trường đã tổ chức thành công hoạt động ngọai khóa. Trong đó, có trò chơi “Theo dòng lịch sử” tìm hiểu về Bác và về lịch sử nước nhà dành cho học sinh lớp 5. Được phân công phụ trách, tôi đã thiết kế như sau: Mỗi lớp 5 chọn cử 20 học sinh tham gia thi. Nội dung thi bao gồm khoảng 10 câu hỏi liên quan đến các kiến thức. Mỗi câu hỏi sẽ có 15 giây để học sinh suy nghĩ trả lời. Sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi,học sinh sẽ ghi kết quả vào bảng con và giơ lên. Các thầy cô trong ban giám khảo ghi kết quả của học sinh. Khi 10 câu hỏi kết thúc, học sinh nào có nhiều câu trả lời đúng nhất là người thắng cuộc. Hệ thống câu hỏi: Câu Nội dung hỏi Đáp án 1 Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? 19 - 0 5 - 1890 2 Bác Hồ bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước 5 - 6 - 1911 vào ngày, tháng, năm nào? 3 Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là ngày, tháng, năm nào? 30 - 4 - 1975. 4 Chiến dịch nào đã đánh dấu sự kiện giải Chiến dịch Hồ Chí Minh. phóng miền Nam, thống nhất đất nước? 5 Chiếc xe tăng mang số hiệu nào, do ai chỉ Xe 390, doVũ Đăng huy đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập vào 30 - 4 Toàn chỉ huy. khi quân ta tiến vào Dinh Độc Lập? 6 Ai là người cắm lá cờ lên nóc Dinh Độc Lập Bùi Quang Thận. trong ngày 30 - 4 - 1975? 23
  7. 7 Ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Ngày 15/5/1941 Chí Minh là ngày nào? 8 Bài hát được chọn làm Đội ca là bài hát nào, Cùng nhau ta đi lên, sáng do ai sáng tác? tác: nhạc sĩ Phong Nhã. 9 “ .Tiến về Sài Gòn, ta quét sạch giặc thù Tiến về Sài Gòn, nhạc và Tiến về đồng bằng, giải phóng thành” lời Lưu Hữu Phước. Là đoạn lời trong bài hát nào? 10 Nhân dân ta chọn ngày nào là ngày giỗ tổ Ngày 10 – 3 Hùng Vương âm lịch. Qua trò chơi, không chỉ kiến thức của các em được củng cố, nâng cao mà còn rèn luyện cho các em tinh thần tập thể, tinh thần đồng đội và giúp các em phát triển các phẩm chất: thật thà, kiên trì, dũng cảm. Bên cạnh đó, để củng cố và làm giàu thêm kiến thức lịch sử cho các em, trong các tiết Đọc sách thư viện, tôi luôn chú trọng việc tìm, giới thiệu và khuyến khích các em đọc những câu chuyện lịch sử. Ví dụ truyện “Vụ án ở Hồng Kông”, “Anh cả Nguyễn Lương Bằng”, “Những ngày tháng tám ở Hà Nội”, “Ba anh em cùng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ”, “Bắt sống tướng Đờ Cát-tơ- ri”, “Người thợ điện anh hùng” trong cuốn sách Truyện Lịch sử Việt Nam và thế giới dành cho học sinh tiểu học (Tập 2) của Nhà xuất bản Giáo dục và cuốn Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng giới thiệu về thời niên thiếu của Bác Hồ. Ngoài ra tôi còn định hướng cho HS tìm và đọc những câu chuyện về các anh hùng, danh nhân lịch sử Việt Nam thông qua Internet, thư viện điện tử. Trong chương trình lịch sử ở Tiểu học có nội dung dành cho giáo dục lịch sử địa phương. Khi dạy tôi phô tô tài liệu, tìm kiếm thông tin, tranh ảnh phục vụ bài học, đưa câu hỏi để học sinh tìm hiểu trước đó để các em sưu tầm tư liệu, tìm hiểu thông tin liên hệ với địa phương, với môi trường sống xung quanh các em. 7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến Để đảm bảo tính khách quan của quá trình thực nghiệm, tôi lựa chọn 2 lớp trong khối 5 của trường mình và trưởng Tiểu học Kim Long, tương đương nhau về trình độ để làm đối tượng thực nghiệm. Trong đó lớp thực nghiệm là lớp 5A trường Tiểu học Kim Long B–huyện Tam Dương Vĩnh Phúc (tổng số 35 học sinh) và lớp đối chứng là lớp 5B trường Tiểu học Kim Long- huyện Tam Dương – Vĩnh Phúc (tổng số 34 học sinh) 24
  8. Với lớp 5B trường Tiểu học Kim Long, giáo viên vẫn áp dụng các biện pháp như cũ, còn lớp 5A trường Tiểu học Kim Long B, tôi áp dụng các biện pháp đã đề xuất như trên trong quá trình dạy lịch sử. Sau thực nghiệm, tôi đã tiến hành khảo sát để so sánh kết quả và rút ra kết luận Dưới đây là bảng thống kê các kết quả khảo sát trước và sau khi thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Bảng 1: Kết quả khảo sát của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước khi thực nghiệm Kết quả Điểm Điểm 9; 10 Điểm 7; 8 Điểm 5; 6 dưới 5 TSHS Lớp SL TL SL TL SL TL SL TL Lớp thực 35 5 14,3% 10 28,6 % 16 43,6% 4 11,4% nghiệm Lớp đối chứng 34 4 11,7 % 9 26,4% 16 47,2 % 5 14,7% Bảng 2. Kết quả khảo sát của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi thực nghiệm Kết quả TSHS Điểm 9; 10 Điểm 7; 8 Điểm 5; 6 Điểm dưới 5 Lớp SL TL SL TL SL TL SL TL Lớp thực 35 14 40 % 14 40% 7 20% 0 0 nghiệm Lớp đối 34 6 20,5% 12 34,2% 14 39,5 % 2 5,8% chứng 25
  9. Bảng3. Kết quả khảo sát của lớp thực nghiệm, trước và sau khi thực nghiệm. Điểm Kết quả Điểm 9; 10 Điểm 7; 8 Điểm 5; 6 TSHS dưới 5 SL TL SL TL SL TL SL TL Trước khi 35 5 14,3% 10 28,6% 16 45,7% 4 11,4% thực nghiệm Sau khi 35 12 34,2 % 14 40% 9 25,2% 0 0 thực nghiệm - Nhìn vào kết quả trên, ta thấy chất lượng của học sinh sau khi thử nghiệm nâng lên rõ rệt. Cụ thể: số học sinh đạt điểm 9 - 10 của lớp thực nghiệm tăng lên 2,4 lần; học sinh đạt điểm 5 - 6 giảm gần 2 lần và không còn HS nào đạt điểm dưới 5. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Sau một thời gian áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp 5, qua các kết quả kiểm tra, đề tài đã thu được một số kết quả nhất định. Học sinh có những chuyển biến rõ rệt trong việc học phân môn Lịch sử của chương trình lớp 5. Đồng thời, bản thân tôi cũng rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau: - Trước hết, người thầy giáo phải luôn có lòng yêu nghề, yêu người, có ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng những cái mới vào trong thực tiễn giảng dạy. - Nhiệm vụ quan trong bậc nhất của người giáo viên tiểu học là phải nắm vững đối tượng học sinh, hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích của từng em cũng như tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. Phân loại được học sinh, người giáo viên mới có thể áp dụng những pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, với từng cá thể học sinh. - Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn để nắm bắt những thông tin về nội dung, phương pháp của từng môn học. Từ đó, giáo viên mới có thể lập kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học một cách khoa học, có sự tích hợp giữa kiến thức các môn học và các lớp học với nhau. 26
  10. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả * Kết quả cụ thể: Khi chưa áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 5 ở trường tiểu học” tại lớp mình đang giảng dạy. Lúc chấm bài, tôi nhận thấy kết quả các em làm bài như sau: - Một số em đã ghi nhớ các sự kiện, nhân vật lịch sử nhưng chưa có hệ thống. - Nhiều học sinh rất hay nhầm lẫn các sự kiện lích sử với nhau, các nhân vật lịch sử với những giai đoạn thời gian khác nhau. - Quan trọng nhất là hầu như các em không thể nhớđược ý nghĩa của các sự kiện, các nhân vật lịch sửa đối với xã hội. Sau khi áp dụng những giải pháp trên vào các tiết học, tôi thấy hiệu quả giảng dạy được nâng lên đáng kể.Bản thân tôi cũng cảm thấy tự tin hơn nhiều, không còn lúng túng khi tổ chức các hoạt động học tập cho các em. Kết quả được ghi nhận như sau: - Học sinh biết quan sát sự vật, hiện tượng; thích thu thập tìm kiếm tư liệu lịch sử qua sách giáo khoa, sách báo khác, quan nguồn internet. - Học sinh nhận biết được các sự kiện, bảng thống kê. - Trình bày được kết quả hiểu biết của mình bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơđồ. - Học sinh không những không thấy sợ phải học môn Lịch sử như trước mà còn thấy thích thú hi tham gia học tập môn này. - Các em ghi nhớ được các mốc Lịch sư một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử cấp tiểu học nói chung và khối lớp 5 nói riêng 27
  11. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Sáng kiến được đưa ra tập huấn trước tổ khối chuyên môn, hội đồng sư phạm nhà trường đã được tập thể đón nhận, đánh giá là sang kiến hay. Đây là sang kiến đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy môn Lịch sử lớp 5, không chỉ áp dụng trong trường, trong huyện mà có thể áp dụng trong toàn tỉnh, ngành giáo dục. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT nhân áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Thị Giáo viên trường Môn Lịch sử lớp 5 Hường TH Kim Long B Kim Long, ngày tháng năm 2020 Kim Long, ngày tháng năm 2020 HIỆU TRƯỞNG Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Lệ Hương Nguyễn Thị Hường 28