SKKN Phát triển óc sáng tạo cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động “thổi bong bóng”

doc 5 trang vanhoa 6301
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát triển óc sáng tạo cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động “thổi bong bóng”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_oc_sang_tao_cho_tre_3_4_tuoi_thong_qua_hoat.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Phát triển óc sáng tạo cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động “thổi bong bóng”

  1. Nguyễn Thu Hà – Mầm non Ph¸t triÓn ãc s¸ng t¹o cho trÎ 3-4 tuæi th«ng qua ho¹t ®éng “thæi bong bãng” Nguyeãn Thu Haø Tröôøng Maàm non Hoaøn Kieám I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cở sở lí luận Ngày nay, trẻ em không chỉ tếp xúc với thế giới xung quanh thông qua người lớn mà đứa trẻ được tiếp xúc bằng những công nghệ thông tin hiện đại: tivi, internet Đây là những nguồn thông tin nhanh nhạy được cập nhật thường xuyên. Điều đó chứng tỏ, thế giới không còn quá rộng lớn đối với trẻ, trẻ có thể tìm kiếm thông tin ở mọi lúc, mọi nơi và lúc này người lớn (giáo viên) chỉ đóng vai trò là những người giúp trẻ biết lựa chọn những thông tin cần thiết đến với trẻ. Thế giới không ngừng phát triển và luôn biến đổi, trẻ em cũng vậy. Giờ đây nhu cầu giao tiếp của trẻ với xã hội là không có giới hạn nhất với trẻ 3 tuổi - Cái tuổi luôn luôn tìm hiểu, luôn luôn khám phá tìm ra những cái mới mẻ. Chính vì vậy mà những nền giáo dục tiến tiến trên thế giới cũng không ngừng đưa ra những nội dung và phương pháp mới, đòi hỏi người giáo viên mầm non cũng phải vận hành và thay đổi theo xu thế của thời đại để trẻ không bị tụt lùi lại phía sau. Nền giáo dục của Việt Nam cũng vậy trong đó Giáo dục mầm non đóng vai trò tiên phong và người giáo viên mầm non là những người đặt nền móng cho sự phát triển sau này của trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn Trẻ 3 tuổi - giai đoạn đầu của tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp đặc biệt là các vận động tinh, khéo còn chưa hoàn thiện (kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán còn vụng về). Mặt khác, môi trường sống lúc này với trẻ lá quá rộng (trẻ mới rời vòng tay của gia đình đến với nhà trường, lớp, cô giáo ), mọi sự vật, hiện tượng đến với trẻ còn quá mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể. Ngôn ngữ của trẻ còn quá ít để có thể diễn đạt một cách nguyên vẹn những mong muốn và ước muốn của mình. Vì vậy, thông qua những hoạt động mà giáo viên tổ chức, những sản phẩm mà trẻ làm chính là sự phản ánh thế giới xung quanh qua con mắt của trẻ. Những sản phẩm của trẻ ở giai đoạn này chưa thực sự phong phú, chưa có sự đa dạng về thể loại và những sản phẩm tạo hình còn chưa thể hiện sự sáng tạo của trẻ, trẻ thường không mất nhiều thời gian phải suy nghĩ mà thường là làm theo mẫu hay sự hướng dẫn của cô. Vì vậy, vai trò của giáo viên trong các hoạt động tạo hình của trẻ 3 tuổi còn quá lớn chưa kích thích trẻ 3 tuổi phải tích cực hoạt động và tích cực tham gia tạo ra các sản phẩm. 1
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Phát triển óc sáng tạo cho trẻ 3-4 tuổi II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Thực trạng khi nghiên cứu đề tài 1.1. Về phía giáo viên Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên chúng tôi có cơ hội được tổ chức các hoạt động mang tính sáng tạo, các hoạt động mang tính trải nghiệm cho trẻ. Tuy nhiên khi tổ chức các hoạt động phát triển thẩm mỹ nhất là tổ chức các hoạt động tạo hình, nhìn chung giáo viên mầm non còn gặp phải nhiều khó khăn. 1.2. Các trò chơi phát triển óc sáng tạo cho trẻ 3 tuổi Lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu nhận biết thế giới xung quanh một cách khá rõ. Đây cũng là lúc trẻ hiếu động nhất vì muốn khám phá thế giới xung quanh và bản thân mình. Trẻ rất tỉ mỉ về các sự vật xung quanh, trẻ sẽ bắt dầu hành trình khám phá của mình thông qua các trò chơi nhất là những trò chơi giúp các bé hình thành và phát triển trí tưởng tượng, kích thích trí tò mò khoa học và sáng tạo. 2. Cách tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới được thiết kế theo các chủ đề, cho phép giáo viên tổ chức các hoạt động xoay quanh chủ đề bằng nhiều hình thức qua các lĩnh vực hoạt động khác nhau: Chơi các trò chơi, tổ chức các hoạt động khám phá Nhờ vốn kinh nghiệm của bản thân, sự sáng tạo và nắm vững kiến thức, nội dung chương trình mà giáo viên có thể lựa chọn, tổ chức các hoạt động khám phá, trải nghiệm cho trẻ một cách phong phú. Hoạt động “Thổi bong bóng” là một trong nhiều hoạt động mà tôi đã tổ chức cho trẻ đạt hiệu quả. Khi thực hiện, tôi đã tổ chức hoạt động theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp. 2.1. Làm thế nào để thổi được bong bóng? a. Mục đích - yêu cầu - Về kiến thức: + Trẻ biết tạo ra nước xà phòng bằng cách pha nước lã với nước rửa bát. + Trẻ so sánh, phân biệt và nhận ra đâu là cốc nước đã được pha lẫn xa phòng thông qua mùi, độ sánh của nước . + Trẻ biết kiểm tra khi nào có thể dùng nước xà phòng để thổi bong bóng. - Về kỹ năng: + Trẻ có kỹ năng quan sát và phát đoán các hiện tượng xảy ra. + Có kỹ năng rót và khuấy cho tan xà phòng. + Biết dùng hơi để thổi bong bóng. - Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. b. Chuẩn bị - Nước rửa bát; - Khăn giải bàn. 2
  3. Nguyễn Thu Hà – Mầm non - Nước lã; - Khăn lau tay; - Cốc giấy; - Ống hút; - Đũa; c. Cách tiến hành - Hướng dẫn trẻ pha nước xà phòng - Trẻ thực hiện: Trẻ thực hiện tại nhóm. Mỗi nhóm 4-5 trẻ. - Tổ chức cho trẻ chơi. 2.2. Hoạt động “Thổi bong bóng” a. Mục đích - yêu cầu - Kiến thức: + Trẻ biết cách thổi bong bóng theo yêu cầu của cô. + Trẻ biết lựa chọn các dụng cụ thổi khác nhau để thổi được bóng bóng theo yêu cầu của cô. - Kỹ năng: + Trẻ có kỹ năng quan sát, phán đoán và so sánh khi sử dụng các dụng cụ thổi bong bóng khác nhau, lúc thổi mạnh, lúc thổi nhẹ sẽ cho những quả bong bóng khác nhau. + Biết dùng hơi để thổi bong bóng. - Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động b. Chuẩn bị - Các dụng cụ để thổi bong bóng: ống hút các loại (ống hút to, ống hút nhỏ, ống hút dài, ống hút ngắn ) thìa sữa chua đã được khoét rỗng. - Sân chơi rộng rãi, sạch sẽ và thoáng mát. c. Cách tiến hành * Chơi với ống hút Trẻ quan sát và so sánh các dụng cụ để thổi bong bóng và đưa ra các nhận xét của mình: ống hút này to, ống hút này nhỏ, ống hút này ngắn, ống hút này dài * Trẻ thổi bong bóng - Cô mời 2 trẻ thổi bong bóng với các dụng cụ khác nhau để trẻ so sánh. - Cứ lần lượt mời từ 2-3 trẻ thổi với các dụng cụ khác nhau, các cách thổi khác nhau (thổi mạnh, thổi nhẹ). * Trẻ chơi thổi bong bóng - Thổi bong bóng theo yêu cầu của cô (thổi bong bóng to, thổi bong bóng nhỏ, thổi nhiều quả cùng một lúc, thổi 1 quả bong bóng ). - Xem bong bóng của ai bay cao hơn. - Vì sao bong bóng hay vỡ tan 3
  4. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM – Phát triển óc sáng tạo cho trẻ 3-4 tuổi Qua những hoạt động trên, trẻ không chỉ hào hứng tham gia mà trẻ còn có cơ hội quan sát, ghi nhớ, phát hiện những tình huống. Từ đó mà ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển, trẻ không còn rụt rè, sợ hãi khi cô giáo hỏi mà đã mạnh dạn trả lời và đưa ra những câu hỏi. Trẻ đã có tiền đề cho việc hoạt động nhóm, nhanh chóng vượt qua giai đoạn “chơi một mình” ở tuổi lên ba. 2.3. Hoạt động “Tạo hình bằng bong bóng” Tôi tiếp tục phát triển việc “Thổi bong bóng” cho trẻ tạo thành sản phẩm tạo hình bằng cách thổi bong bóng lên giấy. Khi trẻ thực hiện hoạt động này, trẻ đã tạo ra rất nhiều quả bóng có hình dạng, màu sắc khác nhau. a. Chuẩn bị - Các khay màu nước xà phòng đã được pha sẵn. - Ống hút. - Giấy hoặc tranh khổ to. - Bút dạ. - Bút sáp. - Khăn lau tay. - Khăn giải bàn. - Tranh mẫu theo chủ đề. b. Cách tiến hành - Hướng dẫn trẻ cách thổi bong bóng lên trên giấy. - Vẽ thêm các hình trên tranh cho bức tranh thêm sinh động. - Dùng bút dạ hoặc bút sáp để hoàn thiện các hình vẽ. c. Hiệu quả sử dụng Do óc tưởng tượng và sáng tạo của trẻ 3-4 tuổi còn kém nên tôi đã mang các sản phẩm của trẻ về nhà ngắm nghía để từ đó hoàn thiện và bổ sung thêm các chi tiết để cho các sản phẩm trở nên sinh động và phong phú hơn. 3. Kết quả 3.1. Về phía trẻ Qua việc tổ chức hoạt động “Thổi bong bóng” cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi, tôi thấy hoạt động này rất phù hợp cho sự phát triển của trẻ, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ đặc biệt là óc tư duy, tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ trở nên phong phú hơn. - Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động. - Trẻ hứng thú tạo ra các sản phẩm theo ý thích của mình. - Hoạt động này giúp trẻ phát triển cả về 5 mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội. 4
  5. Nguyễn Thu Hà – Mầm non - Hoạt động này không chỉ giúp trẻ phát triển các vận động tinh (sự khéo léo khi sử dụng đôi tay) mà còn giúp trẻ phát triển các cơ quan hô hấp. - Trẻ được tham gia vào hoạt động trải nghiệm, khám phá để tạo ra được bong bóng một cách hoàn toàn tự nhiên nên trẻ dễ nhớ do vậy mà trẻ ghi nhớ lâu hơn. - Hoạt động này còn giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát và vận dụng tư duy sáng tạo trong suốt quá trình hoạt động. - Trẻ tạo ra các sản phẩm dựa trên những cảm nhận và quan sát thực tế của trẻ, trẻ được đặt tên và tưởng tượng ra những điều mình yêu thích thông qua hoạt động thổi bong bóng, từ đó làm nảy sinh cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây là yếu tố cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện. 3.2. Về phía cô - Gây được hứng thú cho trẻ vào hoạt động. Tỷ lệ chuyên cần cao: 88%/cả năm. - Làm phong phú thêm các hoạt động cho trẻ. - Các nguyện liệu và dụng cụ để thực hiện đều dễ kiếm, dễ tìm không mất thời gian. - Có nhiều sản phẩm phục vụ cho chủ đề. - Các sản phẩm được giáo viên tận dụng để trang trí lớp, tạo môi trường giáo dục cho trẻ phù hợp với chủ đề. - Giáo viên có thể tận dụng sản phẩm của trẻ vào các hình thức khác nhau của tiết học: Kể chuyện, phân loại, đếm III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Bài học kinh nghiệm - Giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để đưa ra các hình thức và hoạt động phù hợp với lứa tuổi của trẻ, gây được hứng thú, lôi cuốn trẻ. - Luôn nghiên cứu, nắm vững nội dung chương trình theo lứa tuổi để sáng tạo, lựa chọn các nội dung hoạt động cho phù hợp. - Tìm tòi, suy nghĩ, ứng dụng các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục chăm sóc trẻ mầm non. - Chịu khó học hỏi để luôn sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ và đưa ra các hình thức hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo và tích cực của trẻ. 2. Kết luận chung Tổ chức các hoạt động phát triển óc sáng tạo cho trẻ ở lứa tuổi 3-4 tuổi là rất khó nhưng để đạt được mục đích giúp trẻ hoạt động tích cực lại càng khó hơn. Vì vậy giáo viên mầm non phải cố gắng tìm tòi, khám phá, tổ chức các hoạt động phù hợp với nhận thức và khả năng của trẻ, thu hút được trẻ thích thú, tích cực tham gia, có nhiều hình thức thay đổi cách tổ chức, tạo ra nhiều sản phẩm để kích thích óc sáng tạo của trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về cả 5 mặt: Thể chất - nhận thức - ngôn ngữ - thẫm mỹ - tình cảm xã hội. Hoạt động “Thổi bong bóng” đã đáp ứng được những yếu tố trên và bước đầu mang lại những kết quả tốt. 5