SKKN Sử dụng cách dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chuyên đề thắng lợi quân sự trong kháng chiến chống Mỹ 1954-1973

doc 30 trang thulinhhd34 4934
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng cách dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chuyên đề thắng lợi quân sự trong kháng chiến chống Mỹ 1954-1973", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_cach_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_lu.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng cách dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chuyên đề thắng lợi quân sự trong kháng chiến chống Mỹ 1954-1973

  1. các huyện lân cận. Riồng Trôm, Ba Tri, Thạnh Phú, Châu Thành Từ các huyện lân cận đó phong trào đã lan ra toàn tỉnh Bến Tre. - Từ Bến Tre, đồng khởi như nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ. + Kết quả: - Tính đến cuối 1960 tại Nam Bộ, cách mạng đã làm chủ 600 trên tổng số 1298 xã trong đó có 116 xã được hoàn toàn giải phóng. - Tại Trung Trung Bộ, cách mạng đã làm chủ 904 trên tổng số 3.829 thôn; tại Tây Nguyên cách mạng đã làm chủ 3200 trên tổng số 5721 thôn. Vùng giải phóng được mở rộng -> mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960). + Ý nghĩa: - Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ làm lung lay chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ và đưa đến sự khủng hoảng triền miên. - Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. - Buộc Mĩ phải chuyển từ hình thức thực dân mới sang chiến tranh xâm lược thực dân. Câu 2: Những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Gợi ý trả lời - Trong những năm 1961- 1962, Quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch, tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của chúng. - Ngày 2/1/1963, quân dân miền Nam giành thắng lợi mở đầu vang dội ở Ấp Bắc (Mĩ Tho). Với số quân ít hơn địch 10 lần, quân gải phóng cùng nhân dân đập tan cuộc hành quân càn quét của hơn 2.000 quân Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy. → Ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc: + Đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam. + Bước đầu đánh bại các chiến thuật mới “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận” của địch, đánh sụp lòng tin của quân đôi Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ. + Chiến thắng Ấp Bắc chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, làm dấy lên phong trào “ Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” khắp miền Nam. - Trong đông - xuân 1964 – 1965 quân dân ta mở chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ với trận thắng lợi lớn ở Bình Giã (Bà Rịa) ngày 2 - 12 - 1964, tiêu diệt 1.700 tên địch, phá hoại nhiều phương tiện chiến tranh của địch, đánh thắng các chiến thuật “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận” của địch. “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản. - Trong xuân – hè 1965, quân dân miền Nam tiếp tục giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước). → Những thắng lợi của ta trên mặt trận quân sự đã đẩy quân đội Sài Gòn – “công cụ” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” không còn đủ sức đương đầu với những cuộc tiến công quy mô lớn của Quân giải phóng và đứng trước nguy cơ tan rã. “Chiến tranh đặc biệt” thất bại hoàn toàn vào giữa năm 1965. 21
  2. Câu 3. Thắng lợi của quân dân miền Nam trong việc chống chiến tranh cục bộ của đế quốc Mĩ (1965-1968). a. Chiến lược chiến tranh cục bộ. - Bối cảnh: Sau thất bại của mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt Mĩ chuyển sang chiến lược chiến tranh mới ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, đó là chiến tranh cục bộ. - Chiến tranh cục bộ là một loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ được sử dụng chính là quân Mĩ có sự hỗ trợ của chư hầu và nguỵ dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ dựa vào các phương tiện chiến tranh hiện đại của Mĩ. - Âm mưu: Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hoả lực dể có thể áp đảo quân chủ lực của ta giành thế chủ động trên chiến trường, đẩy quân ta vào thế bị động nhanh chóng kết thúc chiến tranh. - Thủ đoạn của Mĩ: + Ồ ạt đưa quân Mĩ và quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam, quân Mĩ lúc cao nhất vào năm 1967 là khoảng 537 nghìn quân. + Mở ngay cuộc hành quân tìm diệt vào căn cứ quân giải phóng ở thôn Vạn Tường tỉnh Quảng Ngãi. + Mở liền 2 cuộc phản công chiến lược: Mùa khô 1 (1965-1966), mùa khô 2 (1966- 1967) bằng 1 loạt các cuộc “tìm diệt” và “bình định”. + Mở rộng đánh phá miền Bắc lần 1 để ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. b. Thắng lợi của quân dân miền Nam trong việc chống lại chiến tranh cục bộ. * Thắng lợi về mặt quân sự: + Thắng lợi ở Vạn Tường Quảng Ngãi (18/8/1965). - Mờ sáng 18/8/1965 với 9000 quân, nhiều xe tăng, xe bọc thép, máy bay, tàu chiến Mĩ đã ập vào thôn Vạn Tường nhằm tiêu diệt 1 đợt vị quân chủ lực của ta ở đây. - Sau 1 ngày chiến đấu dũng cảm 1 trung đoàn Chủ lực của ta + quân du kích và nhân dân địa phương đã đẩy lùi cuộc tìm diệt của địch loại khỏi vòng chiến 900 tên địch và phá huỷ các phương tiện chiến tranh của chúng. - Sau thắng lợi Vạn Tường, Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam. + Thắng lợi mùa khô 1 (1965-1966). - Về phía địch với 72 vạn quân (22 vạn quân Mĩ và đồng minh). Mĩ mở 450 cuộc hành quân trong đó có 5 cuộc hành quân tìm diệt lớn nhằm vào 2 hướng chiến lược Đông Nam Bộ và liên khu V với mục tiêu đánh bại quân chủ lực của ta. - Về phía ta sau 4 tháng chiến đấu chủ động đã loại khỏi vòng chiến 104 nghìn quân địch trong đó có 42 nghìn quân Mỹ. Phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh, bắn rơi 1430 máy bay. + Thắng lợi mùa khô 2 (1966-1967). - Về phía địch: với 98 vạn quân ( 44 vạn quân Mĩ và đồng minh) đã mở 895 cuộc hành quân tìm diệt trong đó có 3 cuộc hành quân tìm diệt và bình định lớn, lớn nhất là cuộc hành quân Giôn xon xi ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta. 22
  3. - Về phía ta: chiến đấu rất dũng cảm, đánh bại tất cả các cuộc hành quân tìm diệt của Mĩ Nguỵ loại khỏi vòng chiến 151000 tên địch trong đó có 68000 quân Mĩ, bắn rơi 1231 máy bay. + Tổng tấn công tết Mậu thân 1968.(buộc Mĩ phải tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh xâm lược Việt Nam). - Năm 1968, lợi dụng mâu thuẫn của Mĩ trong cuộc bầu cử tổng thống và nhận thấy so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta nhất là sau 2 mùa khô vì vậy ta đã chủ trương mở cuộc tổng tấn công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là tấn công vào các đô thị lớn. - Mục tiêu nhằm tiêu diệt 1 bộ phận lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh đánh đòn mạnh vào chính quyền Sài Gòn buộc Mĩ phải đàm phán và rút hết quân về nước. - Cuộc tổng tấn công bắt đầu vào đêm 30 rạng sáng ngày 31/01/1968 và chia làm 3 đợt: ở đợt 1 từ t1-t9/1968 quân ta đồng loạt tấn công 37/44 tỉnh, 4/6 đô thị lớn đặc biệt tấn công vào các vị trí đầu não của địch ở Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến 147000 quân địch trong đó có 43000 quân Mĩ và phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh. Ở đợt 2 và đợt 3 do Mĩ phản công quân ta bị tổn thất mục tiêu không đạt được, tạm thời rút lui khỏi các vị trí đã chiếm đóng trước đây. - Mặc dù có tổn thất nhưng tổng tấn công chính là bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ vì nó làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải thừa nhận sự thất bại trong chiến tranh cục bộ, chấm dứt vô điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc và chịu đi đến bàn đàm phán Pari với ta. Câu 4: Những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 - 1973). Gợi ý trả lời - Từ 30 - 4 đến 30 - 6 - 1970, quân giải phóng miền Nam phối hợp với quân dân Camphuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Camphuchia của 10 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 tên địch, giải phóng vùng đất đai rộng lớn với 4,5 triệu dân. - Từ 12 - 2 đến 23 - 3 - 1971, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn - 719” của 4,5 vạn Mĩ và quân đội Sài Gòn, tiêu diệt 22 000 tên, giải phóng Đường 9 – Nam Lào. - Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972: + Trên cơ sở những thắng lợi giành được, ngày 30/3/1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam. + Đến cuối tháng 6 – 1972, ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn quân Sài Gòn, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn và đông dân. + Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân ta ở miền Nam đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. 4.2. Một số câu hỏi thông hiểu;(12 câu). Câu 1. Trong thời gian từ 1959- 1960 phong trào đấu tranh nào của quân dân miền Nam đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? Tại sao khẳng định như vậy? 23
  4. Các cách hỏi khác.( Cách trả lời như nhau ). 1. Bằng các sự kiện lịch sử, hãy chứng minh phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? 2. Thắng lợi đầu tiên nào của cách mạng miền Nam ( 1954- 1960 chứng tỏ ý Đảng lòng dân gặp nhau? 3. Trình bày 1 phong trào đấu tranh của quân dân miền nam chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ, mở ra thời kì khủng hoảng triền miên? 4. Thắng lợi nào của quân dân miền nam đã buộc Mĩ phải chuyển từ hình thức thực dân mới sang chế độ xâm lược thực dân mới? 5. Trong thời kì 1954 - 1975, phong trào đấu tranh nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công ? Trình bày nguyên nhân ,diễn biến ,kết quả và ý nghĩa lịch sử của phong trào đó. ) 6. Làm rõ hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả của thắng lợi quân sự có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của quân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) Gợi ý trả lời. a. Hoàn cảnh lịch sử - Trong những năm 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, thử thách. Chính quyền Ngô Đình Diệm tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân: ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật (5 – 1957), ra Luật 10/59 Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách. - Cách mạng miền Nam tuy gặp phải khó khăn, tổn thất khá nặng nề nhưng tinh thần quần chúng vẫn được giữ vững, cơ sở cách mạng miền Nam vẫn được bảo toàn, lực lượng cách mạng vẫn được giữ gìn và phát triển qua thực tiễn đấu tranh chính trị, hoà bình, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, tiến lên dùng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới. - Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1 - 1959) khẳng định con đường cách mạng bạo lực; xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên. b. Diễn biến: - Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở các địa phương như ở Vĩnh Thạch (Bình Định), Bắc Ái (Ninh Thuận) tháng 2 - 1959, ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8 - 1959, đã lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre. - Ngày 17 - 1 - 1960, cuộc “Đồng khởi” diễn ra ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó, nhanh chóng lan rộng ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn bộ máy chính quyền địch. - Từ giữa năm 1960, “Đồng khởi” lan ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và một số vùng miền Trung Trung Bộ. c. Kết quả: - Tính đến cuối 1960, ta đã làm chủ 600 xã ở Nam Bộ, 904 thôn ở vùng núi các tỉnh Trung Trung Bộ và 3200 thôn ở Tây Nguyên. 24
  5. - Từ trong phong trào “Đồng khởi”, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20 - 12 - 1960) chủ trương đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống Mĩ và tay sai, thành lập chính quyền cách mạng dưới hình thức những ủy ban nhân dân tự quản. d. Ý nghĩa: - Phong trào Đồng Khởi giáng một đòn nặng nề vào chính sach thực dân mới của Mỹ ở miền Nam đồng thời làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, phá vỡ từng mảng hệ thống chính quyền địch ở nông thôn. Đồng Khởi của nhân dân miền Nam chấm dứt thời kỳ ổn định của chính quyền địch, mở ra thời kỳ khủng hoảng triền miên của chế độ Mỹ Diệm ở Sài Gòn - Đồng Khởi là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của cách mạng miền Nam Việt Nam, là thất bại có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của Mĩ-Diệm. Thắng lợi này chứng tỏ chủ trương đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang của Đảng đưa ra là hết sức đúng đắn, phù hợp, cần tiếp tục phát huy. - Đồng khởi là thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền nam Việt Nam chuyển cách mạng miền nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công bằng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. - Đk thắng lợi buộc Mĩ phải chuyển từ hình thức thực dân mới sang chiến tranh xâm lược thực dân mới 4.3. Câu hỏi vận dụng thấp, cao. (4 câu Giáo viên định hướng cách làm cho học sinh) Câu 1. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, chứng minh cách mạng miền Nam giai đoạn 1954-1975, đi từ Đồng khởi tiến lên kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, xen kẽ những bước nhảy vọt trong quá trình phát triển, cuối cùng kết hợp tổng tiến công và nổi dậy, giành thắng lợi hoàn toàn. + Chiến tranh đơn phương: - Hoàn cảnh ra đời và âm mưu của Mỹ trong chiến lược chiến tranh đơn phương - Chủ trương đường lối của Đảng, đặc biệt là nghị quyết 15 của TƯĐ - Thắng lợi của quân và dân miền Nam cuộc Đồng khởi 1960 - Ý nghĩa của phong trào đồng khởi + Chiến tranh đặc biệt": - Hoàn cảnh ra đời và âm mưu của Mỹ trong chiến tranh đặc biệt - Những thắng lợi về quân sự và chính trị của quân và dân MN, sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự trong giai đoạn này - Từ đó rút ra bước phát triển của giai đoạn này so với giai đoạn trước. + Chiến tranh cục bộ: - Thắng lợi của quân và dân MN trong chiến dịch Vạn Tường, 2mùa khô - Phong trào Đồng khởi chuyển từ đấu tranh chính trị sang vũ trang, thắng lợi trong chiến tranh đặc biệt làm thất bại âm mưư dùng người Việt trị người Việt của Mỹ, kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, chiến dịch Mậu thân 1968 đã kết hợp tổng tiến công và nổi dậy, phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân, cùng với thắng lợi của nhân dân MB, buộc Mỹ phải tuyên bố "phi Mỹ hoá" chiến tranh + Việt Nam hoá chiến tranh: - Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược VN hoá chiến tranh 25
  6. - Thắng lợi của quân và dân MN - Chủ trương của Đảng trong thời kỳ này phù hợp đúng đắn: tạo ra một mặt trận liên hoàn thống nhất trên toàn Đông Dương chống kẻ thù chung. - Kết hợp nghệ thuật quân sự: 3 mũi giáp công, 3 vùng chiến lược - Mở cuộc tiến công chiến lược 1972 - Kết hợp đấu tranh trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao - Từng bước tạo thời cơ để tiến tới tổng tiến công mùa xuân 1975 giành thắng lợi hoàn toàn. Như vậy, sau mỗi một chiến thắng của nhân dân MN thể hiện sự phat triển của CMMN, thực hiện đúng đường lối của Đảng, Sau mỗi một thắng lợi ta lại rút ra những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn sau. PHẦN KẾT LUẬN. I. Kết quả triển khai chuyên đề tại đơn vị . -Sau khi áp dụng chuyên đề trên trong quá trình giảng dạy ở lớp12a9 khóa 2013- 2014,và 12 a8 khóa học 2014-2015, 12a7 năm 2018-2019, tôi thu được kết quả rất đáng tự hào. + Đa số các em trong lớp đều nắm được những kiến thức cơ bản về các chiến lược chiến tranh mà đế quốc Mĩ đã thi hành ở Miền Nam Việt Nam,nắm rõ những thắng lợi quân sự và những thắng lơi quân sự tiêu biểu nhất làm phá sản,phá sản hoàn toàn các chiến lược chiến tranh đó, + Các em đều vận dụng được kiến thức để làm những dạng câu hỏi từ nhận biết đến vận dụng thấp,cao. + Các em đi thi học sinh giỏi cũng như đi thi THPT Quốc gia đều được điểm từ khá trở lên có em Nguyễn thị thùy Dung đạt số điểm 28,75 trong đó điểm sử là 9,0. Em Nguyễn thị Bình đạt 27.0 trong đó điểm sử đạt 9,25 hiện đang theo học tại học Viện An Ninh nhân dân - Hiện nay tôi vẫn áp dụng chuyên đề trên để tiếp tục ôn luyện cho các em học sinh khóa sau, giúp các em có lượng kiến thức nhất định để tham dự kì thi THPT quốc gia. - Trên đây là một vài chia sẻ nhỏ của cá nhân tôi, chuyên đề của tôi còn rất nhiều thiếu sót mong các đồng chí đóng góp ý kiến để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. II. Những bài học kinh nghiệm. - Làm công việc giảng dạy và bồi dưỡng học sinh ôn thi THPT Quốc gia phải có tâm huyết, nhiệt tình, yêu học sinh, có tinh thần trách nhiệm, chịu khó tìm tòi sáng tạo trong công tác chuyên môn. - Có kế hoạch phù hợp với từng đối tượng học sinh để đề ra những phương pháp dạy học phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất. - Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. - Tạo sự đoàn kết yêu thương nhau giữa các em học sinh. - Có kế hoạch kiểm tra sơ kết tổng kết khen thưởng động viên kịp thời. - Kịp thời phát hiện các em học sinh yếu và học sinh có năng khiếu để có biện pháp phù hợp. 26
  7. III. Ý nghĩa của chuyên đề. - Chất lượng giáo dục có vai trò quan trọng vì nó phản ánh trình độ dân trí,hiểu biết của người dân một nước, là nền tảng cho chiến lược phát triển con người.Bác Hồ đã dặn chúng ta: “Dù có khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”.Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy học ôn thi THPT Quốc gia là rất cần thiết,nó qóp phần quan trọng trong việc trang bị kiến thức chắc chắn cho các em- thế hệ tương lai-tạo cho các em sự tự tn vững chắc bướ tiếp con đường học vấn và tích lũy kỹ năng sống, có bản lĩnh, có trình độ, có đạo đức, có kiến thức để tham gia lao động sáng tạo đạt hiệu quả cao nhất về sau. - Bản thân tôi đã học được từ bài học làm việc nghiêm túc, nỗ lực hết mình để góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà. IV. Khả năng ứng dụng, triển khai chuyên đề. - Có khả năng ứng dụng cho việc dạy bồi dưỡng học sinh thi THPT Quốc gia. - Không tốn kém tiền của. - Dễ triển khai và ứng dụng rộng rãi đến các đối tượng học sinh ôn thi THPT Quốc gia. V. Những kiến nghị, đề xuất. - Các cấp lãnh đạo cần quan tâm sâu sát hơn nữa công tác bồi dưỡng ôn thi THPT Quốc gia, tạo điều kiện tốt nhất cho các giáo viên đảm nhiệm trọng trách này về cả vật chất và tinh thần. - Phổ biến chuyên đề này cho tất cả các giáo viên nhằm học tập, trao đổi thảo luận thống nhất nhằm tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của chuyên đề qua đó khắc phục và phát huy để chuyên đề hoàn thiện tốt nhất và trở thành nguồn tài liệu chung cho công tác ôn thi THPT Quốc gia. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Kiến nghị - Đối với lãnh đạo cấp cơ sở: Cần quan tâm, sát sao trước những vấn đề đổi mới của ngành giáo dục; trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học để giáo viên tích cực lĩnh hội và áp dụng những đổi mới cả về hình thức và nội dung dạy học. - Đối với giáo viên: Trước hết giáo viên cần phải nắm vững nội dung chương trình; các đơn vị kiến thức Lịch sử cơ bản, nâng cao và phần liên hệ thực tế, liên môn. Chủ động tìm hiểu và lĩnh hội những vấn đề mới nhằm đáp ứng yêu cầu về giáo dục trong tình hình mới của đất nước. Đồng thời để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động, giáo viên phải có trình độ tin học nhất định. - Đối với học sinh: Trong quá trình học tập, học sinh phải tham gia vào các hoạt động mà giáo viên tổ chức, đồng thời tự lực thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra thể hiện tính sáng tạo và năng lực tư duy của bản thân. Ngoài ra học sinh cần có sự kết hợp giữa nắm vững kiến thức lí thuyết với việc thực hành, liên hệ thực tế để có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 10. Đánh giá lợi ích thu được: Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi cho rằng những phương pháp này giúp: - Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn. 27
  8. - Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học. - Giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó. - Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn. - Làm cho học sinh hiểu bài hơn, yêu thích môn học hơn. - Thành công đề tài đã giúp nâng cao về chất lượng giáo dục của lớp, của trường. Tóm lại, qua việc giảng dạy Lịch sử trong năm học 2018 – 2019, chúng tôi đã thu được kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng công tác bồi dưỡng HSG cũng được nâng cao. Trong giờ học, chúng tôi luôn chú trọng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường THPT. Sau khi đề tài này được hoàn thành đã đạt được một số thành công đạt giải cấp tỉnh và cấp bộ. Với kết quả đạt được trong năm học vừa qua, bản thân tôi sẽ tiếp tục phát huy SKKN này. Rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng để SKKN đạt hiệu quả tốt hơn. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT nhân áp dụng sáng kiến 1 Lớp 12A1 Trường THPT Ngô Gia Tự Môn Lịch sử 2 Lớp 12A2 Trường THPT Ngô Gia Tự Môn Lịch sử Lập Thạch, ngày tháng 2 năm 2020 Vĩnh Phúc, ngày 10 tháng 2 năm 2020 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Lương Thị Cúc 28
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa lớp 12 môn Lịch sử nhà xuất bản giáo dục (Chương trình chuẩn) 2. Sách giáo khoa lớp 12 môn Lịch sử nhà xuất bản giáo dục (Chương trình nâng cao) 3. Sách giáo viên lớp 12 môn Lịch sử nhà xuất bản giáo dục ( Chương trình chuẩn) 4. Sách giáo viên lớp 12 môn Lịch sử nhà xuất bản giáo dục ( Chương trình nâng cao ). 5. Hướng dẫn ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Lịch sử nhà xuất bản Đại học sư phạm.(Trịnh Đình Tùng chủ biên). 6. Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 7. Luật giáo dục. 8. Kế hoạch năm học 2019-2020 của tổ Sử- Địa- Giáo dục công dân. 9. Kế hoạch hoạt động chuyên môn của Trường THPT năm học 2019-2020. 10. Kế hoạch dạy chuyên đề của môn Lịch sử trường THPT. 11. Một số đề thi Đại học các năm 2012, 2013, 2014, 2016, 2017, 2018. 12. Bài tập lịch sử lớp 12-Trần Bá Đệ(Chủ biên)-NXB Giáo dục-2008 13. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn Lịch sử- NXB Giáo dục của Bộ giáo dục đào tạo-vụ giáo dục phổ thông. 14. Câu lạc bộ sử học trẻ - Châu Tiến Lộc . 15. Phim ảnh , tranh tư liệu trên các trang mạng. 29