SKKN Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tạo hứng thú và nâng cao chất lượng môn Lịch sử ở trường THPT

docx 67 trang Giang Anh 26/09/2024 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tạo hứng thú và nâng cao chất lượng môn Lịch sử ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_mot_so_ky_thuat_day_hoc_tao_hung_thu_va_nang_ca.docx
  • pdfHồ Thị Thủy - Hồ Thị Thành - Nguyễn Bá Bỉnh - THPT Hoàng Mai - Lịch Sử.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tạo hứng thú và nâng cao chất lượng môn Lịch sử ở trường THPT

  1. + Sau khi xem xét chủ tọa quyết định: Nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm cho việc nước ta trở thành thuộc địa của td Pháp 1883-1884. 5. Chủ tọa tuyên bố người thắng kiện, tuyên bố kết thúc phiên tòa. 5. Bài đưa tin về nước Nhật từ đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868 Vũ Hường: Xin chào tất cả các bạn, chúng tôi là Vũ Hường, Đình Vương, Thùy Linh phóng viên thường trú của đài truyền hình Việt Nam tại Nhật Bản. Hôm nay chúng tôi sẽ đưa tin về nước Nhật trong những ngày tháng trước năm 1868. Vũ Hường: Như các bạn đã biết, đến giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến, đứng đầu là Thiên hoàng nhưng quyền lực lại thuộc về dòng họ Sô gun dòng họ Tô-ku-ga-oa (Mạc phủ). Tuy nhiên, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc Phủ lâm vào khủng hoảng suy yếu trầm trọng. Đình Vương: Ở các thành thị, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển nhanh chóng, các công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Song nền kinh tế chính của Nhật Bản vẫn là nền nông nghiệp. Các bạn nhìn thấy xung quanh tôi đây, ruộng đồng bỏ hoang, mất mùa, đói kém liên miên. Ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của những người dân Nhật Bản. Sau đây nhóm phóng viên chúng tôi sẽ cập nhật tình hình xã hội Nhật bản, xin mời Thùy Linh. Thùy Linh: Xin chào các bạn, bây giờ đã là giữa thế kỷ XIX nhưng Nhật Bản vẫn duy trì chế độ đẳng cấp (thuộc thời kỳ chiến hữu nô lệ). Bên phải của tôi đây là tầng lớp Daimyo: những quý tộc lớn, có nhiều lãnh địa, có quyền lực tối cao, có cuộc sống giàu sang, sung sướng. Còn đây là tầng lớp Samurai: Họ là những quý tộc hạng trung và nhỏ, đã chuyển hướng kinh doanh TBCN nên cũng muốn chống lại chế độ phong kiến. Và đây là những người nông dân. Đây là ngôi nhà của họ nhưng là những túp lều thì đúng hơn. Cuộc sống của họ đối lập hoàn toàn với các Daimio. Đình Vương: Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp gay gắt thì các nước tư bản Âu- Mĩ dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải mở cửa. Điều đó đặt Nhật Bản trước sự lựa chọn: Hoặc là chấp nhận bị xâm lược hoặc là tiến hành duy tân đất nước. 6. Kịch bản Ngày này năm xưa (Cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế) Phóng viên Vũ Hường: Hôm nay, nhân kỷ niệm 147 năm ngày thất thủ kinh thành Huế (5/7/1885). Tôi phóng viên Vũ Hường cùng với phóng viên Thùy Linh của đài truyền hình VTC10 xin gửi tới quý vị ký ức lịch sử của ngày này năm xưa. Thưa các quý vị, sau hiệp ước Hác măng (1883) và Phatơnôt (1884). Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam, chúng tiến hành thiết lập bộ máy cai trị ở Bắc- Trung kì. Quần nhân dân nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi khiến cho Pháp ăn không ngon, ngủ không yên. Điều này đã khích lệ phe chủ chiến (Tôn Thất Thuyết) mạnh tay hành động, chuẩn bị tấn công Pháp. 57
  2. Để trả đũa triều đình nhà Nguyễn, tháng 7/1884, khâm sứ Pháp: Giâyna cho 2300 quân lính chiếm đóng đồn Mang Cá để o ép triều Nguyễn. Trước tình hình gay go và ác liệt đêm 4- rạng sáng 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá. Tình hình ngay lúc này tại kinh thành Huế như thế nào, xin mời phóng viên Thùy Linh đang tác nghiệp tại Huế. Phóng viên Thùy Linh: Tình hình lúc này tại Huế đang rất căng thẳng. Tối nay (4/7/1885) quân Pháp đang tổ chức yến tiệc khao quân mừng thắng lợi. Đúng 1 giờ sáng Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn cho bắn 1 phát đại bác làm hiệu lệnh. Đồng thời, cánh quân của Tôn Thất Lệ ở bên kia sông cũng đồng loạt tấn công vào tòa Khân Sứ. Đại bác của quân Nguyễn đã đánh sập mái nhà chiếm tòa Khâm sứ. Đồn Mang cá thì bị phóng hỏa, quân Pháp chết quá nhiều. Mờ sáng ngày 5/7/1885 quân Pháp tập trung lực lượng phản công, họ chở súng lên đài, mũi thuyền bắn qua, hạ độc quân triều đình, chiếm các vị trí then chốt. Kinh thành Huế bị chiếm đóng. Cảnh chết chóc tàn bạo chưa từng có diễn ra, hơn 1 nghìn dân và binh lính triều đình đã ngã xuống đêm hôm ấy do trúng đạn của Pháp hoặc dẫm đạp lên nhau mà chết. Gia đình nào cũng cố người chết. 58
  3. PHỤ LỤC 3. Một số tranh ảnh hoạt động của học sinh. Khăn trải bàn Sơ đồ tư duy 59
  4. PHỤ LỤC 4. Đề và đáp án luyện tập bằng phần mềm AZota Câu hỏi Câu 1. Người đại diện phe chủ chiến trong triều đình Huế là A. Tôn Thất Thiệp B. Tôn Thất Thuyết. C. Phan thanh Giản D. Trương Quang Ngọc Câu 2. Dưới sự chỉ huy của Tôn thất Thuyết quân nổi dậy đã tấn công vào địa điểm nào của kinh thành Huế. A. Tòa Khâm Sứ và bến Kim Long B. Tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá C. Tòa Khâm sứ và Chợ Đông Ba. D. Tòa Khâm Sứ và đồn cây cá. Câu 3. Điểm khác nhau cơ bản của phong trào Cần vương từ năm 1888-1896 so với giai đoạn 1885-1888 là A. phát triển mạnh B. lan rộng khắp Bắc kỳ và Trung kỳ C. lãnh đạo chủ yếu là văn thân và sĩ phu D. không diễn ra với sự lãnh đạo của triều đình. Câu 4. Từ năm 1885-1888, phong trào Cần vương nổ ra ở đâu? A. Chủ yếu ở Bắc kỳ. B. Bắc kì và Trung kì. C. Trung kì và Nam kì. D. Trên phạm vi cả nước. Câu 5. Nội dung chủ yếu được thảo trong chiếu Cần Vương là A. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước ủng hộ kháng chiến. B. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến. C. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước vì vua mà kháng chiến. D. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước tập hợp về Tân Sở kháng chiến. Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào Cần vương? A. Nhanh chóng thổi bùng ngọn lữa yêu nước trong nhân dân ta. B. Gây khó khăn cho thực dân Pháp trong việc bình định nước ta. C. Buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ phong trào đấu tranh của quần chúng. D. Tạo thành phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục, kéo dài. Câu 7. Phong trào Cần vương mang tính chất là A. một cuộc khởi nghĩa nông dân bình thường. B. phong trào yêu nước dưới ngọn cờ phong kiến. C. phong trào khởi nghĩa mang tính tự giác cao. 60
  5. D. một cuộc đấu tranh chính trị, biểu tình ang tính tự phát. Câu 8. Phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX thất bại vì lý do chủ yếu nào? A. Chưa xác định rõ mục tiêu khởi nghĩa. B. Chưa có sự tập hợp đoàn kết thống nhất đấu tranh. C. Người lãnh đạo phong trào còn bộc lộ nhiều hạn chế. D. Ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời. Hết Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA B B D D C C B D 61
  6. PHỤ LỤC 5. Đề kiểm tra KHDH thực nghiệm 15 phút Câu hỏi Câu 1. Sau khi cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam, việc làm đầu tiên của thực dân Pháp là A. bắt bớ, giam cầm những sĩ phu yêu nước thuộc phái chủ chiến B. thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân ở ba kì. C. thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân ở Bắc, Trung kì. D. tấn công vào vùng căn cứ các cuộc khởi nghĩa, đàn áp trả thù nhân dân. Câu 2. Tôn Thất Thuyết đã đưa ông vua yêu nước nào lên ngôi? A. Ưng Thị B. Ưng Lịch C. Bửu Lân D.Vĩnh San Câu 3. Trước những hành động của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp đã không thực hiện việc làm nào sau đây? A. Siết chặt bộ máy kìm kẹp triều đình. B. Chủ động thương lượng với phe chủ chiến. C. Tăng cường thêm lực lượng quân sự tại Huế. D. Tìm mọi cách loại phe chủ chiến ra khỏi triều đình. Câu 4. Sự kiện lịch sử nào diễn ra đêm 4 rạng sáng ngày 5/7/1885? A. Vua Ưng Lịch làm lễ lên ngôi. B. Toàn quyền Pháp là Cuốc-xi đến Huế. C. Phái chủ chiến nổi dậy ở kinh thành Huế. D. Quân Pháp tấn công phái chủ chiến tại Huế. Câu 5. Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương ở đâu? A. Kinh đô Huế B. Sơn phòng Tân Sở C. Căn cứ Ba Đình D. Đồn Mang Cá Câu 6. Nội dung chủ yếu được thảo trong chiếu Cần Vương là A. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước ủng hộ kháng chiến. B. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến. C. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước vì vua mà kháng chiến. D. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước tập hợp về Tân Sở kháng chiến. Câu 7. Từ năm 1885-1888, phong trào Cần Vương nổ ra ở đâu? A.Vùng căn cứ Tân Sở ở Quảng Trị. 62
  7. B.Vùng rừng núi phía tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. C. Vùng rừng núi phía tây 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. D. Vùng rừng núi phía tây 2 tỉnh Quảng Bình và Nghệ An. Câu 8. Vua Hàm Nghi bị rơi vào tay Pháp vì A. lực lượng bảo vệ vua mỏng B. tên Trương Quang Ngọc chỉ điểm C. Thái hậu giúp Pháp đưa vua về Pháp. D. quân khởi nghĩa gặp khó khăn về lương thực. Câu 9. Điểm khác nhau cơ bản của phong trào Cần vương từ năm 1888-1896 so với giai đoạn 1885-1888 là A. phát triển mạnh B. lan rộng khắp Bắc kỳ và Trung kỳ C. lực lượng chủ yếu là quần chúng nhân dân D. không diễn ra dưới sự chỉ đạo của triều đình. Câu 10. Phong trào Cần vương kết thúc vào năm 1896 sau sự kiện nào? A. căn cứ Vụ Quang (Hương Khê- Hà Tĩnh) thất thủ. B. căn cứ Cồn Chùa (Hương Khê- Hà Tĩnh) thất thủ. C. căn cứ Trùng Khê (Hương Khê- Hà Tĩnh) thất thủ. D. căn cứ Thượng Bồng (Hương Khê- Hà Tĩnh) thất thủ. Câu 11. Địa bàn chính cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy? A. Thái Bình B. Hưng yên C. Hải Phòng D. Nam Định Câu 12. Một trong những nét độc đáo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương là A. phong trào có sự tham gia của đông đảo nhân dân. B. cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra quết liệt. C. nhiều cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt tại tại vùng căn cứ. D. buộc thực dân Pháp phải giảng hòa với nghĩa quân. Câu 13. Phong trào Cần vương mang tính chất là A. một cuộc khởi nghĩa nông dân bình thường. B. phong trào yêu nước dưới ngọn cờ phong kiến. C. phong trào khởi nghĩa mang tính tự giác cao. 63
  8. D. một cuộc đấu tranh chính trị, biểu tình ang tính tự phát. Câu 14. Mục tiêu của phong trào Cần Vương là A. đánh Pháp thiết lập chế độ dân chủ tư sản. B. Đánh đuổi Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến. C. lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển. D. lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời, xây sựng nhà nước phong kiến mới. Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào Cần vương? A. Nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân ta. B.Gây khó khăn cho Pháp trong việc bình định nước ta. C. Buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ phong trào đấu tranh của quần chúng. D. Tạo thành phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục, kéo dài. Đáp án 1.C 2.B 3.B 4.C 5.B 6.C 7.A 8.B 9.D 10.A 11.B 12.D 13.B 14.B 15.C 64