SKKN Sử dụng một số phương pháp tích cực dạy học trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả Bài 10 "Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX" - Lịch sử 12 tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng một số phương pháp tích cực dạy học trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả Bài 10 "Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX" - Lịch sử 12 tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_mot_so_phuong_phap_tich_cuc_day_hoc_truc_tuyen.docx
- Cao Thị Thu Trang - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ , Hưng Nguyên- Lĩnh vực Lịch sử.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng một số phương pháp tích cực dạy học trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả Bài 10 "Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX" - Lịch sử 12 tại trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên
- Bảng 1: Danh sách trường, giáo viên, lớp tham gia thực nghiệm sư phạm năm học 2020-2021 Lớp thực Lớp thực Lớp đối Lớp đối chứng Tổng Thời nghiệm nghiệm chứng số học gian Số học Số học Số học Số học Lớp Lớp Lớp Lớp sinh sinh sinh sinh sinh Lớp 12 12C 41 12A1 40 12B1 41 12B2 42 164 4.2.3. Nội dung, phương pháp thực nghiệm - Đối với nhóm thực nghiệm: Sử dụng một số phương pháp tích cực dạy học trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả Bài 10 “Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX” - Lịch sử 12 đã tạo sự hứng thú học tập của học sinh, học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Từ đó hình thành, nâng cao kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực. Đối với nhóm đối chứng: Thực hiện việc dạy học theo cách thông thường, không áp dụng các cách thức dạy học trên. - Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi đã tổ chức cho học sinh nhóm đối chứng làm bài kiểm tra 1 tiết để đánh giá kết quả học tập. - Sau khi tiến hành thực nghiệm các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực, và tích hợp kiến thức kĩ năng của nhiều lĩnh vực, môn học có liên môn trong dạy học môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực đối với nhóm thực nghiệm, chúng tôi cho hai nhóm làm bài kiểm tra để đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của học sinh. Qua đó, phân tích, so sánh, đánh giá sự khác biệt giữa việc áp dụng các phương pháp dạy học như trên và việc không áp dụng các phương pháp nói đó. - Các kết quả thực nghiệm và đối chứng được xử lí và phân tích bằng các phần mềm thống kê Excel nhằm đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác. 4.2.4. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm Bảng 2. Bảng điểm bài kiểm tra trước thực nghiệm Khá - Giỏi Trung bình Yếu - Kém Năm Lớp (6,5 - 10 điểm) (5 - 6,4 điểm) (dưới 5 điểm) học Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % Khối Thực nghiệm 19 23,17 38 46,34 25 30,49 12 Đối chứng 24 29,27 40 48,78 18 21,95 42
- Bảng thống kê 2 cho thấy, kết quả đánh giá các năng lực của các nhóm đối chứng và thực nghiệm ở các lớp, tôi nhận thấy, tất cả các lớp đều có mức trung bình và khá đều trên 57%. Cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có học sinh đạt mức học lực yếu và không hứng thú học tập môn Lịch sử. Về cơ bản, tỉ lệ học sinh khá giỏi, trung bình và yếu ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều không chênh lệch nhau nhiều. Sau khi tiến hành thực nghiệm các lớp được phân công giảng dạy tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên, tôi đã thống kê, đánh giá chất lượng của học sinh đại trà qua bảng sau: Bảng 3. Bảng điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm Khá - Giỏi Trung bình Yếu - Kém Năm Lớp (6,5 - 10 điểm) (5 - 6,4 điểm) (dưới 5 điểm) học Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ % Khối Thực nghiệm 65 79,27 17 20,73 0 0 12 Đối chứng 30 36,59 38 46,34 14 17,07 Bảng 3 cho thấy, kết quả năng lực của học sinh sau thực nghiệm đã có sự thay đổi so với trước thực nghiệm. Ở cả 2 nhóm, phân phối tần suất và tỉ lệ điểm khá - giỏi của lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng, chứng tỏ học sinh ở các lớp thực nghiệm làm bài kiểm tra tốt hơn học sinh ở các lớp đối chứng. Tỉ lệ học sinh đạt mức khá và giỏi ở các lớp thực nghiệm tăng rõ rệt và cao hơn ở lớp đối chứng. Nếu trước khi áp dụng giải pháp, tỉ lệ khá giỏi năm học 2020 - 2021 là dưới 50% thì sau khi áp dụng giải pháp, cả hai nhóm đều tăng lên trên 70%. Đáng chú ý, ở tất cả các lớp thực nghiệm, chỉ cơ bản không còn học sinh có kết quả yếu và điều đặc biệt học sinh rất thích thú với môn Lịch sử trong điều kiện học tập trực tuyến trong khi đó ở các lớp đối chứng vẫn còn một tỉ lệ khá lớn học sinh có kết quả yếu. Điều đó, chứng tỏ, phương pháp dạy học mà tôi thực hiện trong quá trình thực nghiệm đã có những tác động tích cực đến kết quả học tập của học sinh các lớp tham gia thực nghiệm. 4.3. Nhận xét của giáo viên và học sinh 4.3.1. Nhận xét của giáo viên Thiết kế Một số phương pháp tích cực dạy học trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả Bài 10 “Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX” - Lịch sử 12 tôi đã tiến hành dạy học tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ và cụm Hưng Nguyên các đồng nghiệp đã có những phản hồi tích cực: - Các phương pháp đề xuất có hiệu quả. 43
- - Có sự tìm tòi, đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong soạn giáo án. - Linh hoạt trong lựa chọn phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học. - Có kĩ năng hỗ trợ, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập. - Hoạt động thực hành, trải nghiệm được tăng cường. 4.3.2. Nhận xét của học sinh - Các hoạt động học tập được học sinh thực hiện tích cực, chủ động, hào hứng. Các học sinh tham gia chuẩn bị tình huống học tập một cách hiệu quả. - Hoạt động thảo luận theo cặp đôi hoặc theo nhóm: các em đã chia sẻ và thực hiện nhiệm vụ một cách nghiêm túc. Trí tuệ của cả tập thể được huy động để giải quyết vấn đề đặt ra từ các tình huống học tập. - Khi thực hiện các dự án học tập tại nhà, các nhóm đã biết cách lập kế hoạch thực hiện, đánh giá, điều chỉnh trong quá trình thực hiện để tạo ra sản phẩm tốt nhất. - Học sinh thích thú học trực tuyến đối với môn Lịch sử. 4.4. Kết quả đạt được Học sinh tích cực, chủ động tham gia vào cac hoạt động học tập, hình thành ở các em tư duy sáng tạo, tự học, học sinh háo hức, phấn khởi sắp được thể hiện mình của các em học sinh, sau mỗi tiết học các em thấy vui vẻ, hứng thú. 44
- Phần III: KẾT LUẬN 1. Kết luận Từ thực tiễn vận dụng Một số phương pháp tích cực dạy học trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả Bài 10 “Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX” - Lịch sử 12 tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên. Tôi nhận thấy vận dụng phương pháp dạy học tích cực phụ hợp với đối tượng học sinh sẽ làm tiết học động, tăng cường khả năng tự học, rèn luyện một số năng lực cho học sinh là một trong những yêu cầu thường xuyên trong các giờ học Lịch sử tại trường trung học phổ thông. Qua cách Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên học sinh đã tự tin, mạnh dạn sáng tạo hơn nhiều, học sinh tự biết xây dựng một chương trình hoàn chỉnh, biết tìm hiểu, chọn lọc thông tin, biết khai thác các phương tiện hiện đại và đặc biệt tạo ra một số sản phẩm có ý nghĩa. Thông qua đó học sinh hiểu hơn về tinh thần hợp tác, tính tập thể, rèn luyện tính chủ động và giải quyết tình huống. Qua cách học này các em được trải nghiệm, được làm những việc các em tưởng chừng như không thể được, hiểu thêm giá trị cuộc sống. 2. Kiến nghị Để sử dụng một phương pháp dạy học tích cực để dạy học trực có hiệu quả tôi xin có một số kiến nghị sau: 2.1 Đối với giáo viên - Để áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần phải trải qua quá trình đào tạo mới có thể dễ dàng thích nghi với những thay đổi về chức năng cũng như nhiệm vụ giảng dạy của mình. Bên cạnh đó, thầy cô còn phải nhiệt tình, sẵn sàng tiếp nhận các thay đổi mới của nền giáo dục, sẵn sang tiếp nhận những điều kiện hoàn cảnh dạy học đặc biệt trong tình hình dịch covid. - Giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy phải là những người nắm vững về kiến thức chuyên môn, có kỹ năng sư phạm, khéo léo trong cách ứng xử, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để ứng dụng vào việc giảng dạy, biết cách định hướng học sinh theo đúng mục tiêu giáo dục đã đề ra. Tuy nhiên cũng cần phải đảm bảo được sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức. 2.2 Đối với học sinh Học sinh phải dần xây dựng các phẩm chất và khả năng thích nghi với phương pháp dạy tích cực như xác định được mục tiêu của việc học, tạo tính tự giác học tập, có trách nhiệm với việc học của mình và việc học chung của cả lớp, tự giác học tập ở bất kì hoàn cảnh hay điều kiện nào, Học sinh cần phát huy tính tự giác học tập mọi lúc mọi nơi 2.3. Đối với nhà trường - Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính về việc áp dụng phương pháp dạy học 45
- tích cực cho toàn trường. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của phương pháp dạy học trong điều kiện dạy học trực tuyến. - Đảm bảo trang thiết bị dạy học ở mức độ tối thiểu phục vụ công tác dạy và học trực tuyến Tuy nhiên, cần phải đảm bảo về nguyên tắc sử dụng, bảo quản theo từng hoàn cảnh cụ thể nhằm giúp học sinh và giáo viên có thể sử dụng ở mức tối đa. 46
- Phần IV: PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH ĐỂ TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Phiếu khảo sát dành cho học sinh Họ và tên: Lớp (Cảm ơn em bởi sự hợp tác điền thông tin vào phiếu khảo sát) Câu 1: Thầy (cô) có thực hiện hoạt động khởi động trong tiết học trực tuyến không? Có Không Câu 2: Khi học trực tuyến các em đã tham gia các trò chơi học tập không? Có Không Câu 4: Khi học trực tuyến các em đã tham gia dự án học tập không? Có Không Câu 5: Khi học trực tuyến các em đã tham hoạt động thảo luận nhóm không? Có Không Câu 6: Khi học trực tuyến các em có được trình bày suy nghĩ của mình về nội dung bài học không? Có Không Câu 7: Mức độ thu hút và hiệu quả khi học trực tuyến như thế nào? Cao Thấp Trung bình 47
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam. 2. Sách giáo viên Lịch Sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng Giáo dục công dân Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Lý luận về phương pháp dạy học. 6. Quốc hội (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 7. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. 48