SKKN Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_thi_nghiem_thuc_hanh_nham_phat_huy_tinh_tich_cu.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9
- SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 Có như thế khi GVCN đổi chỗ ngồi của HS cũng không ảnh hưởng đến sự phân chia nhóm hoặc dãy của GVBM. *Nhờ cán sự bộ môn hoặc tổ trưởng kiểm tra các yêu cầu của GV đối với học sinh. *Khi tiến hành thí nghiệm theo nhóm, giáo viên tổ chức để các HS trong nhóm lần lượt được làm thí nghiệm, tránh tình trạng chỉ có HS khá giỏi mới làm thí nghiệm. *Một số yêu cầu cơ bản đối với thí nghiệm nghiên cứu của HS: + Nội dung và phương pháp thí nghiệm phải đơn giản, học sinh thực hiện dễ thành công, dễ quan sát và nhận xét kết quả thí nghiệm, tốn ít thời gian trên lớp. + Sử dụng các dụng cụ gọn nhẹ, đơn giản, dùng với lượng nhỏ hóa chất. + Đảm bảo an toàn cho học sinh. 1.4. Minh họa cụ thể: 1.4.1. Bài 9 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI (Chọn phần I tính chất hóa học của muối) Bài này vì nhiều thí nghiệm , để đảm bảo thời gian nên chọn phương án dạy học ở mức độ tương đối tích cực, có sử dụng thí nghiệm đối chứng để phát huy trí lực HS, khắc sâu kiến thức. Từ đó giúp HS phát hiện được điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và khắc sâu được kiến thức về tính chất hóa học của muối. Mục tiêu: Học sinh biết được: Tính chất hoá học của muối (tác dụng với kim loại, Axit; dd bazo; dd muối khác; bị phân hủy ở nhiệt độ cao). Điều kiện để phản ứng đó xảy ra. Chuẩn bị: + Hoá chất : dd AgNO3 3%; dd H2SO4 5% ; dd BaCl2 5%; dd NaCl 5%; dd Na2CO3 5%; dd Ba(OH)2 ; dd Ca(OH)2; Cu; Fe. + Dụng cụ : Giá ống nghiệm ,8 ống nghiệm có dán nhãn sẵn ,kẹp gỗ, ống nhỏ giọt hoá chất , đèn cồn, diêm cây, giá đỡ thí nghiệm Tiến hành: Thực hiện song song 2 thí nghiệm một lần (kèm thí nghiệm đối chứng để HS dễ so sánh, nhận xét nhanh hơn, phát huy được trí lực của HS) Nội dung phiếu học tập: Các nhóm tiến hành theo nội dung sau: Hoạt động của giáo viên Hoạt động cuả học sinh 1/ Muối tác dụng với kim loại -TN1: Cho dây Cu vào ÔN5 có chứa dd AgNO3. - Trang 9
- SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 -TNĐC:Cho dây Ag vào ÔN6 có chứa dd CuSO4. - =>Quan sát, nhận xét hiện tượng của 2 ống nghiệm, viết PTPU xảy ra. -Rút ra kết luận điều kiện để phản ứng xảy ra 2/ Muối tác dụng với muối -TN2: Cho dd AgNO3 vào ÔN3 có chứa dd NaCl - -TNĐC:Cho dd KNO3 vào ÔN4 có chứa dd NaCl - =>Quan sát, nhận xét hiện tượng của 2 ống nghiệm, viết PTPU xảy ra. -Rút ra kết luận điều kiện để phản ứng xảy ra 3/ Muối tác dụng với bazơ -TN3: Cho dd CuSO4 vào ÔN2 có chứa dd NaOH - -TNĐC:Cho dd BaCl2 vào ÔN1 có chứa dd NaOH - . =>Quan sát, nhận xét hiện tượng của 2 ống nghiệm, viết PTPU xảy ra. -Rút ra kết luận điều kiện để phản ứng xảy ra 4/ Muối tác dụng với axit -TN4: Cho dd BaCl2 vào ÔN7 có chứa dd H2SO4. - -TNĐC:Cho dd KNO3 vào ÔN 8 có chứa dd H2SO4. - =>Quan sát, nhận xét hiện tượng của 2 ống nghiệm, viết PTPU xảy ra. -Rút ra kết luận điều kiện để phản ứng xảy ra 1.4.2. Bài 18 NHÔM (Chọn phần II mục 2. Nhôm có tính chất hóa học nào khác?) Phần này được sử dụng phương án dạy học ở mức độ tích cực Hoạt động của giáo viên Hoạt động cuả học sinh -Nêu vấn đề: Nhôm có đầy đủ TCHH chung của kim loại, ngoài ra nhôm còn có tính chất gì đặc biệt? -Ta hãy nghiên cứu thí nghiệm Al tác dụng với dd NaOH -Nhóm HS làm thí nghiệm: Thả dây nhôm vào ÔN dựng sẵn dd NaOH. -Quan sát hiện tượng: Có khí không màu thoát ra -Gợi ý: Phản ứng này có mâu thuẫn -HS nêu vấn đề: Phản ứng của Al với với những điều đã học không? dd NaOH có mâu thuẫn với tính chất -Giải quyết mâu thuẫn: Điều này của kim loại đã học không? Hay thí không sai và không mâu thuẫn. Đó là nghiệm sai? Trang 10
- SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 do Nhôm là kim loại lưỡng tính – Có tác dụng được với dd kiềm (và hợp chất của nhôm có tính chất đặc biệt ta sẽ học ở lớp trên) Đặc biệt có những bài nghiên cứu kiến thức mới được sử dụng phương án dạy học ở mức độ rất tích cực, những thí nghiệm của HS tiến hành cần có thời gian nên GV cần lập kế hoạch trước và giao nhiệm vụ cụ thể cho HS. Ví dụ: Bài 21 SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI Ảnh: Học sinh thực hiện thí nghiệm trước 1 tuần ở nhà Qua 2 bài kiểm tra 1 tiết tôi đã so sánh thống kê lại, để rút kinh nghiệm thêm cụ thể như sau: 2. Kiểu bài thực hành: 2.1 Biện pháp: - Đối với giáo viên: + Ngay từ đầu năm học GV phân chia lớp thành 8 nhóm, để tạo điều kiện cho các em được rèn kỹ năng thực hành hơn (Tùy theo điều kiện của từng trường GV cũng có thể chia lớp thành 4 nhóm) + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ - hóa chất phục vụ cho buổi thực hành (Đảm bảo độ an toàn khi thí nghiệm) Trang 11
- SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 - Đối với học sinh: * Đọc trước nội dung của bài thực hành ở sách giáo khoa. 2.2. Giải pháp: 2.2.1 Xác định loại bài: Với chương trình SGK lớp 9 có 7 bài thực hành. Tất cả đều được sử dụng dạy học ở mức độ rất tích cực. Tự tay học sinh tiến hành thí nghiệm dưới sự chỉ đạo, quan sát theo dõi, uốn nắn thường xuyên của GVBM. 2.2.2 Thiết kế các hoạt động của giáo viên và học sinh: - Hoạt động của GV: + Giao nhiệm vụ cho từng HS trên phiếu học tập + Chuẩn bị dụng cụ - hóa chất đầy đủ. + Chú ý rèn kỹ năng cho từng HS khi tiến hành thí nghiệm + Rút kinh nghiệm, tuyên dương những nhóm HS tiến hành thí nghiệm đúng thao tác, thành công, đảm bảo thời gian - Hoạt động của học sinh: + Chuẩn bị trước nội dung bài thực hành trong SGK + Kẻ trước bảng tường trình thí nghiệm theo mẫu sau: Tên thí nghiệm Dụng cụ - Hóa chất Tiến hành Hiện tượng – Giải thích – Viết PTHH 1.Thí nghiệm1: 2.Thí nghiệm2: + Giải quyết vấn đề: Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GVBM. + Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng tường trình cá nhân 2.2.3 Chuẩn bị dụng cụ - hóa chất: - Qua nội dung bài thực hành, thiết kế bài soạn, GV chọn dụng cụ sao cho phù hợp với thực tế cuả trường mình, đồng thời cũng tiện cho HS trong việc rèn kỹ năng thực hành. + Ví dụ: Trong SGK hướng dẫn dùng ống nghiệm để tiến hành, những với số lượng thí nghiệm nhiều và phải đủ cho 8 nhóm nên ta có thể thay thế ống nghiệm bằng đế sứ, mỗi hõm nhỏ dùng cho 1 thí nghiệm. - Hóa chất được cho vào các lọ riêng biệt với một lượng nhỏ vừa đủ, có ghi nhãn rõ ràng. + Ví dụ: Để đảm bảo số lượng cho các nhóm, ta có thể cho HS sưu tầm các lọ thuốc nhỏ mắt, rửa sạch, cho hóa chất lỏng vào (Nếu phù hợp) và các hộp kem Plan hay lọ sữa chua nhựa để phân chia hóa chất rắn, có dán nhãn Trang 12
- SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 đầy đủ, sẽ giảm bớt khâu sử dụng ống nhỏ giọt, thực hiện nhanh hơn, an toàn trong thực hành. Muỗng xúc hóa chất rắn thì dùng giấy bìa cứng hoặc giấy fim cắt thành máng để sử dụng. - Các thí nghiệm GV nên tiến hành thử trước khi lên lớp để kiểm tra độ an toàn của hóa chất và dự kiến trước tình huống có thể xảy ra khi tiến hành thí nghiệm. 2.3. Tiến hành: Việc thực hiện kế hoạch trên lớp: - Giáo viên: + Ổn định lớp và thông báo thang điểm của buổi thực hành như sau: * Trật tự: 1 điểm * Vệ sinh: 1 điểm * Thao tác kỹ thuật: 3 điểm * Kết quả: 3 điểm * Viết bảng tường trình đúng, đầy đủ: 2 điểm. + Phân các khay và giới thiệu dụng cụ hóa chất trong khay cho các nhóm kiểm tra. + Hướng dẫn trình tự các bước tiến hành của mỗi thí nghiệm. + Theo dõi trật tự, thao tác, kết quả thí nghiệm của các nhóm. + Đánh gía kết quả và rút kinh nghiệm cho từng nhóm. - Học sinh: - Ngồi đúng vị trí theo nhóm đã sắp xếp đầu năm. - Kiểm tra dụng cụ hóa chất trong khay, báo kết quả kiểm tra. - Nêu dụng cụ hóa chất và cách tiến hành của từng thí nghiệm - Tiến hành thí nghiệm theo thứ tự hướng dẫn của giáo viên (Chú ý không tập trung ở một em trong nhóm) - Báo cáo kết quả và theo dõi, nhận xét, bổ sung kết quả của nhóm bạn. - Viết bảng tường trình cá nhân. - Rửa dụng cụ, vệ sinh phòng bộ môn. 2.4. Minh họa cụ thể: BÀI 49 : THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA RƯỢU VÀ AXIT -Tổ chức cho HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm thực hành (Sử dụng ở mức độ dạy học rất tích cực) - Giáo viên thông qua mục tiêu của buổi thực hành: + Kiến thức: Thí nghiệm thể hiện tính axit của axit axetic. Thí nghiệm tạo este Etyl axetat + Kỹ năng: Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ axit axetic có những tính chất chung của một axit. Điều chế este Etyl axetat. Quan sát thí Trang 13
- SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng. Viết PT minh họa các thí nghiệm. + Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, kiên trì. Tiết kiệm hóa chất khi làm thí nghiệm. Giữ vệ sinh môi trường. * Hoạt động 1: Axit axetic thể hiện tính axit Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Yêu cầu đại diện các nhóm + HS1. Nêu mục đích của thí nghiệm 1 báo cáo mục đích và kiểm tra + HS2. Nêu dụng cụ hóa chất cần thiết cho dụng cụ, hóa chất cần cho thí thí nghiệm 1 nghiệm 1. 2. Yêu cầu đại diện nhóm nêu + HS4. Nêu cách tiến hành thí nghiệm1 cách tiến hành thí nghiệm 1 * Cho axit axetic tác dụng: + HS1. Cho mẫu quì tím vào hõm số 1, -Với chất chỉ thị màu mãnh kẽm vào hõm số 2 của đế sứ. -Với kim loại + HS2. Dùng máng cho mẫu đá vôi vào -Với muối cacbonat hõm số 3 và ít bột CuO vào hõm số 4 của đế -Với Oxit bazơ sứ. + HS3. Cho vào mỗi hõm 4-5 giọt axit axetic. Quan sát hiện tượng – Viết PTPU xảy ra *Yêu cầu HS các nhóm nêu + HS4. Báo cáo kết quả ở hõm 1 và 2 hiện tượng. Gọi nhóm khác + HS5. Báo cáo kết quả ở hõm 3 và 4 nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh. Hõm 1: QT hóa đỏ *GV nhận xét, đánh giá kết quả Hõm 2: Có khí không màu thoát ra, kẽm tan thí nghiệm của các nhóm dần. Hõm 3: Có sủi bọt khí Hõm 4: Dung dịch màu xanh xuất hiện, bột CuO tan dần. * Hoạt động 2: Phản ứng của rượu etylic và axit axetic 1.Yêu cầu đại diện các nhóm + HS5. Nêu mục đích của thí nghiệm báo cáo mục đích và kiểm tra + HS4. Nêu dụng cụ hóa chất cần thiết cho dụng cụ, hóa chất cần cho TN2 thí nghiệm 2 2.Yêu cầu đại diện nhóm nêu + HS3. Nêu cách tiến hành thí nghiệm cách tiến hành thí nghiệm 2 3. Dán hình 5.5 SGK (TN của +HS2. Lắp dụng cụ vào giá sắt theo hình Trang 14
- SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 rượu êtylic tác dụng với dd Axit 5.5 axetic) lên bảng và hướng dẫn cụ thể. 4. Kiểm tra cách lắp dụng cụ -Thí nghiệm gồm 2 bước nhỏ: của HS + HS1. Cho 2 ml rượu etylic khan vào ÔN 1 5. Theo dõi cách tiến hành và cho tiếp 2 ml dd axit axetic vào +HS3. Nhỏ thêm 1 ml có H2SO4(đ/n),lắc đều +HS4. Hơ đều ÔN sau đó hơ tập trung chỗ có chất lỏng . *Yêu cầu HS các nhóm nêu HS5. Báo cáo kết quả thí nghiệm hiện tượng , giải thích, viết + Có chất lỏng ở ống nghiệm ngâm trong PTPU xảy ra. Rút ra nhận xét cốc nước lạnh. Mùi thơm xuất hiện. + Tạo thành lớp chất lỏng không màu, có *Gọi nhóm khác nhận xét, bổ mùi thơm, nổi lên trên mặt nước. sung, hoàn chỉnh. C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 0 *GV nhận xét, chốt lại câu trả + H2O (H2SO4 đ; t ) lời hoàn chỉnh. Etyl axetat có mùi thơm(Este) Ảnh: Nhóm học sinh đang thực hiện phản ứng este hóa 3. Kiểu bài thực hành dạy công nghệ thông tin: Trang 15
- SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 -Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, nên trong quá trình giảng dạy giáo viên sử dụng CNTT phải đúng mục đích, không quá lạm dụng CNTT mà quên đi phần thực nghiệm, rèn kỹ năng cho HS. Nhưng GV chúng ta cũng cần phát huy việc sử dụng CNTT trong giảng dạy, nó rất đa dạng, cung cấp được nhiều thông tin trong tiết học. Tạo được sự hứng thú, say mê ,ham thích bộ môn hơn. Kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. 3.1.Chuẩn bị: - Giáo viên: + Cần thu thập trên mạng Internet, phần tư liệu hóa học. + Xây dựng các thí nghiệm ảo + Tạo kho dữ liệu trên máy. + Xây dựng các dạng bài tập trắc nghiệm đa dạng bằng nhiều hình thức khác nhau. - Học sinh: + Quan sát theo dõi,thu thập thông tin. + Rút ra nhận xét, kết quả hiện tượng, giải thích hiện tượng đó + Trực quan sinh động nên cũng giúp cho HS nhớ kiến thức được lâu hơn. 3.2 Xác định loại bài cần sử dụng CNTT trong thí nghiệm thực hành: - Hầu hết các bài lý thuyết giới thiệu kiến thức mới ở SGK đều có thể sử dụng CNTT để dạy, nhưng điều quan trọng là GV chúng ta phải biết tích hợp các phương pháp, khai thác tối đa năng lực thiết bị dạy học, sử dụng CNTT như một phương tiện để hỗ trợ cho quá trình dạy học. Đặc biệt có những bài cần sử dụng những đoạn video để thay thế cho thí nghiệm thực hành vì tính độc hại, minh họa quá trình sản xuất, những thí nghiệm khó thực hiện taị lớp, các TN ảo như: Chương Bài Tên bài Đơn vị kiến thức chọn 1 2 Một số oxit quan trọng Sản xuất canxi oxit 1 4 Một số axit quan trọng Qui trình sản xuất axit sunfuric 3 25 Tính chất của phi kim Khí hidro cháy trong khí Clo 3 26 Clo Clo tác dụng với nước 4 36 Mêtan Mêtan tác dụng với khí Clo 4 44 Rượu etylic Quá trình lên men rượu 5 51 Glucozo - Saccarozo Sản xuất đường saccarozo từ mía - Những bài nghiên cứu kiến thức mới, GV có thể sử dụng CNTT dưới những hình thức khác nhau, đa dạng nhưng phù hợp với đặc trưng bộ môn. 3.3. Minh họa cụ thể: Trang 16
- SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 Bài RƯỢU ETYLIC (Phần điều chế rượu etylic) - Quá trình điều chế rượu etylic từ tinh bột hoặc bằng phương pháp lên men: Với HS thành phố nếu ta giới thiệu như vậy chắc chắn có rất nhiều HS phải học thuộc lòng và đến những bài sau HS phải viết đầy đủ các PT của quá trình lên men, nhưng HS không thể hình dung quá trình này diễn ra như thế nào? Thực tế ra sao? - Với những tình huống thế này, thông qua bài giảng trình chiếu power point sẽ cho các em hiểu rõ trình tự của quá trình điều chế rượu etylic từ tinh bột, có như thế HS mới cảm thấy hứng thú trong học tập, không phải chỉ lời nói suông của GV mà thấy được qui trình lên men tại lớp. Từ đó phát huy được tính tích cực của HS trong học tập. Qua đó các em viết được các PTPU xảy ra và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và bảo vệ môi trường. Bài GLUCOZO – SACCAROZO Tương tự, phần sản xuất rượu nho, phần sản xuất đường mía GV cũng chiếu đoạn video cho các em xem. Từ đó các em sẽ hình dung được quá trình sản xuất diễn ra như thế nào và vận dụng kiến thức đã học vào viết dãy chuyển hóa. Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy tôi còn sử dụng thêm các trò chơi ô chữ, hay trò chơi ghép hình phần nào cũng góp phần kích thích tư duy sáng tạo, tính tích cực của HS trong học tập. Đồng thời cũng khắc sâu được kiến thức cho các em trong quá trình học tập. Qua học kỳ 2, tôi lại sử dụng thêm các thí nghiệm trong những dạng bài tập mang tính chất thực nghiệm kết hợp CNTT, tôi giới thiệu các sơ đồ của bài tập thực nghiệm với các ẩn số, rồi cho các em thảo luận nhóm đặt đề bài cho sơ đồ trên, và tiến hành thí nghiệm thực nghiệm cho đáp án đó. Ví dụ: Bài tập1/ Quan sát sơ đồ sau em hãy thảo luận nhóm đôi thực hiện nội dung sau: 1. Cho biết ý nghĩa của các ẩn số: 1,2,3,4 và hiện tượng 1, hiện tượng 2 ? 2. Đặt đề bài cho sơ đồ đó 3. Trình bày cách giải đề bài đó? Trang 17
- SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 Sau khi học sinh trả lời hoàn chỉnh, GV chiếu thí nghiệm ảo cho HS xem để khắc sâu kiến thức. Bài tập 2/ Với bài tập 2 GV cũng yêu cầu tương tự nhưng lại thay thí nghiệm ảo là cho HS trực tiếp tiến hành thí nghiệm theo nhóm học tập. Qua đó, tôi nhận thấy những lớp mà thường xuyên được sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy bộ môn, kết quả chất lượng các bài kiểm tra đều tăng lên rõ rệt, thậm chí không khí lớp học khác hẳn, sôi nổi và rất sinh động hào hứng học tập, học sinh có cảm giác gần gủi với thực tế nhiều. Cụ thể tỉ lệ HS phát biểu cũng tăng lên khoảng 90% . Kết quả điểm bài thực hành của 3 năm liền kề (từ năm 2011 đến nay) cũng tăng lên rõ rệt. Đặc biệt năm học 2013-2014 tôi đã so sánh thống kê lại như sau: *Thống kê điểm bài thực hành ở học kỳ 1 năm học 2013-2014: Lớp TSHS Giỏi Khá Tr. bình Yếu Kém Trên TB SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 9/1 39 10 25,6 10 25,6 14 35,9 5 12,8 / 34 87,2 9/2 39 9 23,1 13 33,3 10 25,6 7 18,0 32 82,0 9/4 38 10 26,3 10 26,3 15 39,5 3 7,9 35 92,1 TC 116 29 25,0 33 28,5 39 33,6 15 12,9 101 87,1 *Thống kê điểm bài thực hành ở học kỳ 2 năm học 2013-2014: Lớp TSHS Giỏi Khá Tr. bình Yếu Kém Trên TB SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 9/1 39 15 38,5 16 41,0 7 17,9 1 2,6 / 38 97,4 9/2 39 16 41,0 15 38,5 7 17,9 1 2,6 / 38 97,4 9/4 38 18 47,4 16 42,1 4 10,5 / / 38 100 TC 116 49 42,2 47 40,6 18 15,5 2 1,7 114 98,3 6. Kết quả nghiên cứu: Với phương pháp này qua nhiều năm áp dụng tôi nhận thấy kết quả học tập được nâng lên rõ rệt, cụ thể: Trang 18
- SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 -Đến năm học 2013-2014, tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế hơn, nên kết quả học kỳ 1 có phần khả quan hơn nhiều so với những năm học trước, cụ thể như: *Thống kê kết quả bài kiểm tra số 3 so với kết quả học kỳ 1 thấy dấu hiệu rất khả quan. Cụ thể bài kiểm tra 1 tiết số 3 như sau : Qua đó, chất lượng học sinh giải các bài tập định tính, bài tập thực nghiệm học sinh làm rất tốt, nên tỉ lệ học sinh giỏi bộ môn cũng ngày càng được nâng lên . Cụ thể: - Đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 (Lý thuyết) của năm học này đạt tỉ lệ rất cao, cụ thể: Cấp Thành phố: Đạt giải đồng đội (Tất cả 9 em đi thi đều đạt giải, trong đó có 1 giải nhất ) - Đội tuyển được chọn đi thi cấp tỉnh 3/6 em đạt tỉ lệ 50% trong thành phố. Kết quả: 1 giải nhì; 1 giải ba; 1 giải khuyến khích. - Tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp Tỉnh của Thành phố nhiều năm liền đạt kết quả cao. Riêng năm học 2013-2014 này đạt giải nhất toàn đoàn. Đi 6 em về 6 giải (Trong đó: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba và 1 giải khuyến khích) - 3 năm gần đây trường chưa có học sinh đi thi TNTH cấp tỉnh, nhưng năm học 2012-2013 đã có 2 em đạt giải TNTH cấp thành phố (1Giải nhì và 1giải ba). - Năm học 2013-2014 đã có 2 em đạt giải TNTH cấp thành phố (1Giải nhì và 1giải khuyến khích) và được 1/2 em đi thi TNTH cấp tỉnh và đạt giải Khuyến khích. Thật sự đây cũng có thể là bước ngoặc mở đường cho học sinh giỏi TNTH của trường ta. Trang 19
- SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 Ngoài ra, qua TNTH còn giúp cho HS ham thích học môn Hóa và yêu thích bộ môn, tạo được niềm tin vào khoa học. *Rút kinh nghiệm: Qua các phương pháp Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực cho HS sau thời gian thực hiện tôi rút ra được những kinh nghiệm sau: - Giáo viên: + Xác định loại bài hóa học, chọn đơn vị kiến thức phù hợp với loại bài + Thiết kế logic các hoạt động của GV và HS + Rèn được kỹ năng thao tác thực hành cơ bản cho HS + Phân bố thời gian thí nghiệm thực hành cho hợp lí + Hướng dẫn nội dung về nhà cho HS chu đáo, cụ thể. + Soạn giảng đúng chuẩn kiến thức kỹ năng + Thường xuyên tuyên dương những HS hoạt động nhiều , đặc biệt là HS yếu kém có tham gia phát biểu. + Nên có điểm thưởng cho HS hoạt động nhiều . + Giáo dục cho HS ý thức tự học, cẩn thận, vệ sinh môi trường. - Học sinh: +Chuẩn bị nội dung phiếu học tập rõ, gọn dễ hiểu. + Học bài và làm bài tập đầy đủ. 7. Kết luận: Trên đây là một số giải pháp mà tôi tích lũy được trong quá trình giảng dạy bộ môn Hóa học ở Trường THCS, cùng với việc nghiên cứu tài liệu Trang 20
- SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 , tiếp thu các chuyên đề, dự giờ thăm lớp , tham gia các buổi bồi dưỡng chuyên môn , trao đổi kinh nghiệm Tất cả những giải pháp trên đều được thực hiện nhằm giúp HS phát huy trí lực trong học tập, nâng cao chất lượng bộ môn. Chắc chắn phần trình bày của tôi sẽ còn những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình của đồng nghiệp và các cấp để việc giảng dạy ngày càng được nâng cao hơn. 8. Đề nghị: Để có được những kết quả cao trong dạy học theo tôi : Phía nhà trường: Xây dựng hệ thống để xử lí hóa chất thải sau khi làm thí nghiệm. Nên lắp thêm hệ thống đèn chiếu tại phòng bộ môn để GV giảng dạy những tiết thực hành có sử dụng kèm CNTT. Phía Phòng GD-ĐT: Bổ sung cán bộ thiết bị, phụ trách trung tâm thí nghiệm thực hành tại trường THCS Lý Tự Trọng Phía Giáo viên: Nhắc nhỡ HS khi thực hành nên chú ý tiết kiệm hóa chất. Bảo quản cơ sở vật chất của phòng bộ môn. 9. Phụ lục: 1. Bảng tường trình của học sinh 2. Phiếu học tập 3. Hình ảnh các đoạn video minh họa các quá trình sản xuất Saccarozơ 4. Ảnh Bồi dưỡng học sinh giỏi thí nghiệm thực hành 10. Tài liệu tham khảo: Phương pháp giảng dạy bộ môn Hóa học theo chương trình mới Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS (TG: Nguyễn Hải Châu) Tạp chí giáo dục thời đại Sách giáo viên Hóa học 9. 11.Mục lục: Trang 1. Tên đề tài 1 2. Đặt vấn đề 1 3. Cơ sở lí luận 1 4. Cơ sở thực tiễn . 2 5. Nội dung nghiên cứu 3 6. Kết quả nghiên cứu 22 7. Kết luận . 25 Trang 21
- SKKN: Sử dụng thí nghiệm thực hành nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng học tập trong bộ môn Hóa học 9 8. Đề nghị 25 9. Phụ lục 25 10.Tài liệu tham khảo 25 Tam Kỳ, ngày 5 tháng 4 năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Thị Thu Phong . Trang 22