SKKN Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường THPT để phát triển năng lực tư duy phản biện

docx 41 trang Giang Anh 26/09/2024 1020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường THPT để phát triển năng lực tư duy phản biện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_tranh_biem_hoa_trong_day_hoc_lich_su_o_truong_t.docx
  • pdfTRẦN THỊ THANH HƯƠNG - THPT QUỲ HỢP 3 - LỊCH SỬ.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường THPT để phát triển năng lực tư duy phản biện

  1. sôi nổi đồng thời khắc sâu được diễn biến và kết quả của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. 3.3. Kết quả thực nghiệm Quá trình giảng dạy trong năm học 2020-2021, tôi đã sử dụng tranh biếm họa vào dạy học lịch sử ở lớp 12, đặc biệt là ở chương III. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Lịch sử lớp 12 cơ bản). Tôi sử dụng tranh biếm họa kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác nhằm thu hút sự chú ý và giúp các em khắc sâu được kiến thức bài học, hình thành các phẩm chất, năng lực. Kết quả đạt được trongnăm qua là rất khả quan. Cụ thể, sau khi dạy Chương III ở 3 lớp 12 có lựa chọn Tổ hợp Khoa học Xã hội để xét Tốt nghiệp là 12A3,12A4, 12C1 tôi đã cho các lớp làm 1 bài kiểm tra trắc nghiệm nhanh (10 phút) ( Phụ lục 2) và thu được kết quả như sau: Tổng số học Tổng số điểm của học sinh sau kiểm tra sinh Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu (12A3, (9-10 điểm) (7-8 điểm) (5-6 điểm) (< 5 điểm) Số Số Số 12A4,C1) Số học 93 học Tỉ lệ học Tỉ lệ học Tỉ lệ sinh sinh sinh sinh 11 11.9% 41 44.1% 29 31.1% 12.9% Như vậy là so với năm học trước đó, tỉ lệ học sinh đạt trên điểm trung bình và khá, giỏi đã tăng lên đáng kể. Có nhiều nguyên nhân để có thể đạt được kết quả trên, nhưng tôi chắc chắn có phần đóng góp của mình khi đã mạnh dạn đưa tranh biếm họa vào dạy học để kích thích hứng thú, phát triển tư duy phản biện cho các em, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Đặc biệt, trong kì thi Tốt nghiệp trung học phổ thông vừa qua, cả 3 lớp tôi giảng dạy, điểm số môn lịch sử rất khả quan, có 9 em đạt điểm giỏi (8- 9), cả 3 lớp đều đạt điểm trung bình trên mức toàn quốc và có 2 lớp trên mức toàn tỉnh. Đó là một nguồn động viên rất lớn để tôi tiếp tục các giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử. Sau khi dạy xong chương trình lịch sử lớp 12, cuối năm học 2020 -2021, tôi đã tiến hành khảo sát (Phụ lục 3) nhằm thăm dò phản ứng của học sinh đối với việc đưa tranh biếm họa vào giảng dạy lịch sử. Khảo sát này được tiến hành ở 5/9 lớp khối 12 với tổng số học sinh tham gia khảo sát là 156 học sinh. Qua khảo sát cho thấy phần lớn các em học sinh đều cho rằng việc sử dụng tranh biếm họa trong các bài lịch sử là cần thiết, giúp các em hào hứng hơn với bài học, nó kích thích tính sáng tạo, phát triển tư duy phản biện và giúp các em ghi nhớ bài học lâu bền hơn. Đồng thời tôi cũng nhận thấy sự chuyển biến trong 28
  2. phong cách học tập của học sinh khi các em tiếp nhận một sự trải nghiệm đầy thú vị trong chính lớp học của mình.Việc đưa tranh biếm họa vào dạy học lịch sử đã mang lại kết quả và phản ứng tích cực từ phía học sinh, điều này hứa hẹn khả năng ứng dụng rộng rãi hơn nữa công cụ dạy học trực quan này vào các khối học sinh trong trường trung học phổ thông. C - KẾT LUẬN Qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã xây dựng được một cơ sở lí luận ban đầu cho việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Sáng kiến đã phân tích một cách khách quan và cụ thể những thuận lợi và khó khăn đối với việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay. Tôi cũng đã làm rõ cách khai thác và sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Đồng thời sáng kiến đã đưa ra một số tranh biếm họa cụ thể và phù hợp đối với nội dung chương trình lịch sử lớp 12 (Chương III. Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954) và một số giải pháp để giải mã bức tranh đó nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh. Đây cũng là một nguồn tài liệu tham khảo tốt giành cho giáo viên lịch sử khi giảng dạy. Theo tôi, sáng kiến đã đề cập tới một vấn đề có giá trị thực tiễn cao và tương đối mới mẽ, góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu hạn chế và khó khăn về nguồn tài liệu đồng thời đây cũng là một đề tài tương đối mới mẻ nên tôi vẫn chưa xây dựng được một cơ sở lí luận chặt chẽ và có hệ thống, nguồn tranh chưa thật phong phú. Đề tài cũng chỉ giới hạn trong chương III. Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 của Lịch sử lớp 12 cơ bản. Hi vọng trong thời gian giảng dạy sắp tới, tôi sẽ có điều kiện để tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh đề tài này cho cả 3 khối lớp ở bậc trung học phổ thông. Theo tôi, để tăng cường sử dụng tranh biếm họa trong điều kiện dạy và học hiện nay ở các trường trung học phổ thông, các nhà giáo dục nên lựa chọn và thẩm định một hệ thống tranh biếm họa phục vụ tốt cho các mục đích giáo dục nói chung và phát triển tư duy phản biện cho học sinh nói riêng để đưa vào chương trình và sách giáo khoa. Giáo viên cần chú trọng xây dựng một không gian sôi nổi hào hứng trong lớp học để học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức thay vì việc chú trọng truyền đạt tri thức. Đồng thời giáo viên phải tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa các phương tiện dạy học nhằm đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học lịch sử.Việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử và nâng cao hiệu quả dạy học chỉ có ý nghĩa và đạt được thành công khi đội ngũ giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, khắc phục mọi khó khăn, tích cực tìm tòi và sáng tạo. 29
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Thị Mai hương, Lê Thị Dung (2020), Phát triển kĩ năng tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1919-1975) ở trường THPT. 1.Nhiều tác giả(2011), Lịch sử 10, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 2.Nhiều tác giả(2011), Lịch sử 11, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 3.Nhiều tác giả(2011), Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 4. Nguyễn Mạnh Hưởng (2016), Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực người học, Tạp chí Giáo dục, số 337, trang 30,36,37,38. 5. Nguyễn Văn Ninh(Chủ biên,2019), Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 6. Nguyễn Lan Phương (2015), Đánh giá năng lực người học, Báo cáo khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tháng 01- 2015. 7. Trịnh Chí Thâm (2016), Tầm quan trọng của việc phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT ở Việt Nam. Trang web 1.Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam đầu tiên có tranh biếm họa đăng báo . Nguồn: dau-tien-co-tranh-biem-hoa-dang-bao-4074 2.Những bức tranh cổ động vô giá tại mặt trận Điện Biên Phủ. Nguồn: tranh-co-dong-vo-gia-tai-mat-tran-dien-bien-phu -544147 3.Họa sĩ biếm họa có cơ hội đua tài. Nguồn: ọa-si-biếm-họa-co- co-hội -dua-tai-hạn-chot- 1422008/ 4. Báo Dân trí: Phương pháp phát triển tư duy phản biện trong dạy học lịch duy-phan-bien-trong-day-hoc-lich-su-1402110182.htm 30
  4. PHỤ LỤC 1 Những bức tranh sử dụng trong đề tài 1.Bức tranh “Đức tấn công Liên Xô”. 2.Bức tranh “Mau lên du hành”. I
  5. 3.Bức tranh “Tên giết ngƣời Ních xơn”. 4.Bức tranh “Truyền thống ƣa nặng của các ngài Tổng thống Hoa Kì”. 5. Bức tranh “ Thuyết Domino của Mĩ”. II
  6. 6. Bức tranh “ Đánh giặc giữ làng”. 7. Bức tranh “ Lính của Sac –tông (Charton)”. III
  7. 8. Bức tranh “thua cay cắn quan”. 9. Bức tranh “How about sending them a flag ?”. IV
  8. 10. Bức tranh “ Pháp xin hàng”. Tranh: Tuyên truyền cổ động độc lập Ảnh: Chiếc bánh “gato” Trung Quốc V
  9. Tranh: Thuế máu Tranh: Việt Nam độc lập thổi kèn hoa VI
  10. PHỤ LỤC 2 ĐỀ KIỂM TRA 10 PHÚT Câu 1. Trong những năm 1953 -1954, để can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, Mĩ đã A. kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. B. tăng cường viện trợ cho Pháp thực hiện kế hoạch Na-va. C. viện trợ cho Pháp triển khai kế hoạch Rơ- ve. D. công nhận Chính phủ Bảo Đại do Pháp dựng nên. Câu 2. Nha Bình dân học vụ được thành lập theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (8/9/1945) là cơ quan chuyên trách về A. xóa nạn mù chữ. B. giáo dục phổ thông. C. bổ túc văn hóa. D. chống nạn thất học. Câu 3. Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 là A. nạn đói. B. nạn dốt C. tài chính. D. giặc ngoại xâm. Câu 4. Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947, Pháp đã tăng cường thực hiện chính sách A. lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. B. đánh nhanh, thắng nhanh. C. xin chi viện, tập trung lực lượng tấn công ta. D. rút về thành thị để lập phòng tuyến vững chắc. Câu 5. Tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở A. chiến dịch Việt Bắc. B. chiến dịch Biên giới. C. chiến dịch Hòa Bình. D. chiến dịch Trung du. Câu 6. Trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, ta tấn công Đông Khê nhằm A. chia cắt Cao Bằng và Thất Khê. B. cắt nguồn viện trợ của Pháp lên Cao Bằng. C. kiểm soát biên giới Việt - Trung. D. tạo yếu tố bất ngờ cho Pháp. Câu 7.Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954? A.Thượng Lào năm 1954 B.Điện Biên Phủ năm 1954. C. Việt Bắc thu- đông 1947. D. Biên giới thu- đông 1950. Câu 8. Khó khăn lớn nhất của Pháp sau 8 năm xâm lược Việt Nam (1953) là A. bị loại khỏi vòng chiến đấu 39 vạn quân. B. tiêu tốn hết 2000 tỉ phrăng. C. ngày càng lâm vào thế bị động trên chiến trường. D. nhân dân Pháp phản đối chiến tranh ở Việt Nam. VII
  11. Câu 9. Chiến thắng quân sự lớn nhất của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là A. cuộc chiến ở các đô thị bắc vĩ tuyến 16. B. chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947. C. chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950. D. chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 10.Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 đã mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954 vì A. đã giải phóng được một vùng đất đai rộng lớn, đông dân. B. bộ đội chủ lực giành được thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ. C.bộ đội chủ lực trưởng thành, khai thông được biên giới Việt- Trung. D.đã làm phá sản kế hoạch Rơve của thực dân Pháp có sự can thiệp của Mĩ. VIII
  12. PHỤ LỤC 3 Bảng khảo sát ý kiến của học sinh Số học sinh trả Câu hỏi khảo sát Tỉ lệ lời 1. Sau tiết học có sử a. Rất thích 27/156 17.3 % dụng tranh biếm họa, b. Thích 98/156 62.8 % em cảm thấy thế nào? c. Không thích lắm 21/156 13.5 % d. Không thích 10/156 6.4 % 2. Sau tiết học có sử a. Rất vui vẻ. 23/156 14.7 % dụng tranh biếm họa, b. Vui vẻ 95/156 60.9 % em cảm thấy không khí lớp học như thế nào? c. Bình thường. 27/156 17.3 % d. Nhàm chán 11/156 7.1 % 3.Khả năng tiếp thu a. Cao 55/156 35.3 % kiến thức mà tranh b. Khá cao 76/156 48.7 % biếm họa mang lại cho em ở mức độ nào? c. Trung bình 18/156 11.5 % d.Không có ý nghĩa 7/156 4.5 % 4. Em có mong muốn a. Rất muốn 34/156 21.8 % trong các tiết học lịch b.Có mong muốn 87/156 55.7 % sử giáo viên sẽ sử dụng tranh biếm họa. c.Tùy vào giáo viên 26/156 16.7 % d.Không mong muốn 9/156 5.8 % IX