SKKN Sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy Lịch sử cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) THPT - Chương trình chuẩn

docx 84 trang thulinhhd34 12595
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy Lịch sử cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) THPT - Chương trình chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_tu_lieu_goc_de_phat_trien_ki_nang_tu_duy_lich_s.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy Lịch sử cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) THPT - Chương trình chuẩn

  1. 2.4.1. Mục đích thực nghiệm Để kiểm chứng tính hiệu quả của các bài học sử dụng tư liệu gốc nhằm phát triển tư duy lịch sử cho học sinh, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm. Thông qua thực tiễn thực nghiệm sư phạm sẽ khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng các biện pháp đã đề xuất. Kết quả thực nghiệm chứng tỏ sự đúng đắn của lý luận và thực tiễn việc sử dụng TLG để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho HS trong DHLS, là cơ sở góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT. 2.4.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm * Nội dung thực nghiệm: Chúng tôi thực hiện giảng dạy thực nghiệm nội dung bài: “Phan Thanh Giản và việc mất ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ vào tay Pháp(1876)”(tiết 2), lớp 11 THPT (Chương trình chuẩn). Giao bài tập phát triển nhận thức về nhà cho học sinh. Đề bài: “Đóng vai một người dân Nam Kỳ chứng kiến hành động nộp thành Vĩnh Long của Phan Thanh Giản, em hãy viết một bức thư gửi đến Phan Thanh Giản. Trong thư em hãy thể hiện quan điểm về hành đồng nộp thành của ông, sử dựng các bằng chứng để bảo vệ quan điểm của mình.” * Phương pháp thực nghiệm: Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi lựa chọn 1 lớp với mức độ học tập và nhận thức đều thuộc lớp không chuyên ban. Bài thực nghiệm được soạn chi tiết, sử dụng các TLG vào bài giảng cho HS khai thác để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho HS, kết hợp linh hoạt các biện pháp sư phạm nhằm thực hiện mục tiêu của khóa luận đề ra. 2.4.3 Phân tích kết quả thực nghiệm Trên cơ sở đọc và đánh giá các bài kiểm tra học sinh. Chúng tôi tiến hành phân tích và rút ra một số KN TDLS mà học sinh đạt được sau bài học:  Thứ nhất, học sinh có kĩ năng tư duy về “bối cảnh lịch sử” Kĩ năng tư duy về bối cảnh lịch sử là khả năng đặt các sự kiện lịch sử trong một bối cảnh cụ thể của quá khứ. Việc đánh giá các sự kiện phải căn cứ vào quan điểm, nhận thức, hệ tư tưởng thời đại Trong bài kiểm tra, rất nhiều học sinh chọn hóa thân vào những nhân vật sống dưới thời Phan Thanh Giản để bày tỏ ý kiến của mình. Một số hóa thân thành “người nông dân” sống trong thành Vĩnh Long; hay “tướng sĩ” dưới trướng của Phan Thanh Giản; bạn học; cận vệ; con trai Phan Liêm; vợ của Phan Thanh Giản; một vị khách nước ngoài đến từ châu Phi; vợ quan trấn thủ tỉnh An Giang; bạn học; sĩ quan người Pháp Việc nhập vai vào nhiều nhân vật lịch sử giúp học sinh nhìn nhận sự kiện dưới nhiều góc độ, quan điểm của con người lúc bấy giờ. Dựa trên sự hiểu biết của các nhân vật mà học sinh đóng vai, từ đó học sinh đưa ra 68
  2. quan điểm của bản thân. Ngoài ra, nhiều học sinh còn liên hệ tới thực tiễn lịch sử lúc bấy giờ để đưa ra quan điểm của mình. Ví dụ, em Chu Thị Mai viết: “ đất nước ta đang trong cảnh lầm than, kinh tế thì suy giảm, quân đội thì lạc hậu thì làm sao có thể thắng được một quân đội Pháp mạnh như vậy ”.  Thứ hai, học sinh có kĩ năng lập luận và đưa ra quan điểm Trong bài kiểm tra, mỗi học sinh đều đưa ra quan điểm riêng của mình và tiến hành lập luận để minh chứng cho quan điểm của mình. Về quan điểm tán thành hành động nộp thành của Phan Thanh Giản các em lập luận như sau: - Em Nguyễn Thị Quỳnh Anh: “ Pháp có đến 16 chiếc thuyền trở đầy 1800 thủy quân, trang bị những khẩu đại bác rất to với sức công phá lớn lại còn có súng ngắn. Trong khi dân ta chỉ là những nông dân tay cầm cuốc, cầm liềm đứng lên kháng chiến. Thử hỏi ta phản công kiểu gì ” . “ Mỗi người yêu nước theo cách riêng của mình. Bình Tây Đại Nguyên Soái, ông kháng chiến chống Pháp bảo vệ nhân dân. Nhưng cách yêu nước của Trương Định chưa phù hợp? Xem xét vị thế quân ta chắc chắn thua. Phải chăng Trương Định như ngài, dùng kế hoãn binh giao nộp thành thì nhân dân Đông Nam Kì không mất mạng, đổ máu, tang thương ”. - Em Chu Thị Mai: “ Nếu chiến tranh diễn ra thì ắt hẳn sự hi sinh của nhiều binh sĩ kia là vô ích, sự đổ máu kia là không cần thiết. Nếu ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị mất, Pháp không tốn một viên đạn thì bù lại không có sự thiệt thời của binh sĩ thì điều đó hoàn toàn xứng đáng ”. - Em Trần Ngọc Lê: “ Yêu nước không chỉ là yêu đất đai mà còn là yêu nhân dân. Sinh mạng con người là quan trọng nhất. Bảo toàn mạng sống, lực lượng, sau đó rèn luyện tăng cường sức mạnh quân đội, chờ đợi thời cơ đánh giặc, đó mới là đúng đắn ”. Về quan điểm phản đối hành động nộp thành của Phan Thanh Giản, các em lập luận như sau: - Em Dương Hải Linh: “ Khi mà ông nộp thành, không biết trong đầu ông có hiện ra những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta không, vẫn luôn ở thế yếu nhưng chúng ta cũng đâu có thua. Chẳng hạn quân dân nhà Trần mặc cho binh lính và vũ khí ít ỏi, đã xây dựng chiến lược khôn khéo “vườn không nhà trống”, lấy ít địch nhiều, để rồi giành chiến thắng vang dội ”. 69
  3. - Em Nguyễn Thị Thu Trang: “ trong hầu hết các trận chiến trước đây trong lịch sử thì được mấy trận quân ta đông hơn quân địch. Nếu đã vậy, nếu không dựa vào ý chí, dựa vào tinh thần, dựa vào sự đồng lòng, can đảm, thông tuệ của quân ta thì ta sao có thể thắng địch được đây? Nhờ vào tinh thần dân tộc, không phải Ngô Quyền đã lấy ít địch nhiều, dùng vài vạn quân ta đấu hàng vạn quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng hay sao? Chẳng phải quân nhà Trần đã đồng tâm hiệp lực dùng vài vạn dân binh chống lại hơn hai mươi vạn quân Nguyên – Mông chỉ bằng “vường không nhà trống” hay sao? ” “ Và ngài có biết rằng, việc ngài giao thành không những không bảo vệ được con dân của ngài mà còn mở đường “dẫn địch vào nhà hay không ”?” - Em Nguyễn Thị Thu Giang: “ Nhưng ngài thử suy nghĩ mà xem, nhân dân nước Việt chúng ta có truyền thống yêu nước từ lâu, từ thời các vua Hùng đến thời vua Đinh, Lí, Trần, bao đời gây nền độc lập, dù gặp bất cứ kẻ địch nào, dân ta vẫn kiên cường chiến đấu giữ vững nền độc lập. Nay ngài lại thấy kẻ địch quá mạnh mà đã nộp thành phải chăng đã quá vội vàng? Nhớ khi xưa Hưng Đạo Đại Vương đã đánh tan 50 vạn quân Mông Nguyên. Đó chẳng phải là bằng chứng về việc lấy tiểu thắng đại, lấy ít thắng nhiều hay sao? ” Và cũng có cả những học sinh có ý kiến trung lập về hành động của Phan Thanh Giản, cụ thể: - Em Lưu Thị Minh Hương: “ tôi cho rằng, đây không hẳn là một quyết định quá sai lầm, nó sai ở sự bồng bột, thiếu suy nghĩ của ông. Tôi tin rằng, nếu ông suy nghĩ kĩ hơn, thấu đáo thì nhất định sẽ có cách giải quyết, hai bên cùng có lợi mà không cần phải dùng đến vũ lực ”. - Em Nguyễn Hoàng Linh: “ Tôi thấy đây là quyết định nửa đúng, nửa sai. Nhưng phần lớn là đúng vì nếu đánh lúc đó, quân ta sẽ thua trận và tổn thất rất lớn. Nhưng ngài thấy đấy “trốn chạy” không phải truyền thống của nhân dân ta ”.  Thứ ba, học sinh có kĩ năng tư duy về tính xác thực Kĩ năng đòi hỏi học sinh khi lập luận luôn đưa ra dẫn chứng là những tư liệu lịch sử để chứng minh cho quan điểm của mình. Nói cách khác, học sinh luôn phải đưa ra bằng chứng khi muốn khẳng định một luận điểm. Trong bài kiểm tra, rất nhiều học sinh đã đưa ra dẫn chứng trong khi lập luận, cụ thể: - Em Nghiêm Thu Trang khi phản đối hành động nộp thành của Phan Thanh Giản đã dẫn ra nhưng lời oan thán của nhân dân “Phan, Lâm mãi quốc, triều đình khí dân” để minh chứng cho lập luận của mình. 70
  4. - Em Nguyễn Thị Huyền khi ủng hộ và cảm thông trước hành động của Phan Thanh Giản đã dẫn ra câu nói của ông: “Tôi không bao giờ chịu sống trong thành mà trên nóc có lá cờ tam tài”. Hay “Tuy nhiên, nếu tôi nghe theo mệnh trời để tránh những tại họa lớn lao giáng xuống đầu trăm họ, tôi đã phản bội lại Hoàng thượng khi giao thành trì của Người(cho giặc) mà không kháng cự gì ”. - Em Nguyễn Thu Trang khi nhắc đến thái độ nhu nhược của Phan Thanh Giản có dẫn ra câu nói của ông: “Chúng ta ở thế yếu khi chống lại họ Người Pháp có những thuyền chiến khổng lồ, chờ đầy binh sĩ và trang bị những khẩu đại bác rất to, không ai có thể kháng cự lại họ ”. - Em Nguyễn Thị Hạnh cho rằng Phan Thanh Giản là một người dũng cảm chứ không phải hèn nhát như người đời bàn tán đã dẫn ra câu nói của ông: “Họ chỉ đáng sợ trong lúc chiến đấu mà thôi, nhưng cờ của họ không được tung bay trên một chiến lũy nơi Phan Thanh Giản còn sống”. Những kết quả thu được chứng tỏ học sinh đã học được những KN TDLS nhất định. Việc xây dựng và giảng dạy loại bài học trên sẽ giúp học sinh tư duy như một nhà sử học, có kĩ năng tư duy độc lập và năng lực giải quyết vấn đề. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Trong chương này, chúng tôi trình bày tầm quan trọng, vị trí của nội dung lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1918. Đây là một nội dung quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam, đặc biệt giai đoạn này có nhiều ưu thế trong việc phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho học sinh. Ngoài ra, những yêu cầu về việc sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho học sinh cũng được đề cập, theo đó để phát huy tối đa hiệu quả của tư liệu gốc phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản. Chúng tôi xây dựng hai mô hình giáo án Điều tra và Đồng thuận nhằm phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho học sinh. Trong từng mô hình, chúng tôi đã miêu tả các bước cũng như yêu cầu của từng bước giúp học viên xây dựng được mô hình bài học này đạt hiệu quả tốt nhất. Kết quả thực nghiệm cho thấy học sinh bước đầu đạt được một số kĩ năng tư duy lịch sử. Điều đó chứng tỏ hiệu quả của những phương pháp mà chúng tôi đề xuất. 71
  5. KẾT LUẬN Lịch sử là môn học có lợi thế để phát triển tư duy cho HS, đặc biệt là tư duy lịch sử. Để phát triển tư duy lịch sử, TLG là một nguyên liệu không thể thiếu trong tiết học lịch sử. Nhưng làm thế nào để khai thác tốt các tư liệu và giúp phát triển tư duy lịch sử cho HS là một vấn đề khó. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về TLG, KN TDLS cũng như thực tiễn sử dụng ở trường THPT, chúng tôi đề xuất hai loại bài học giúp phát triển KN TDLS cho HS. Bài học Điều tra giúp HS làm việc như một nhà sử học. Ở đó, HS được GV cung cấp các TLG cùng các câu hỏi sử dụng KN TDLS để điều tra tư liệu, nhằm trả lời một câu hỏi lịch sử trung tâm. Thông qua quá trình thu thập thông tin, sắp xếp bằng chứng HS được rèn luyện về tư duy, luôn đặt dấu hỏi trước mọi vấn đề, có kĩ năng đặt câu hỏi để khai thác tối đa thông tin mà tư liệu chứa đựng. Quan trọng hơn, HS được thực hành đưa ra quan điểm cá nhân của mình bằng cách thiết lập các diễn giải lịch sử có sử dụng bằng chứng hỗ trợ. Bài học Điều tra giống như một chu trình làm việc của nhà sử học nhí, hình thành cho HS khả năng tư duy độc lập và năng lực giải quyết vấn đề. Bài học Đồng thuận giống bài học Điều tra ở chỗ HS cũng nghiên cứu tư liệu bằng cách sử dụng KN TDLS nhằm thu thập để bảo vệ cho quan điểm của đội mình. Điểm khác của bài học Đồng thuận là HS được thảo luận, trao đổi quan điểm của mình. Một kĩ năng quan trong của bài học Đồng thuận là kĩ năng lập luận và lắng nghe. Kĩ năng lập luận được phát huy khi các đội thuyết phục đội bạn tin theo quan điểm của đội mình. Kĩ năng lắng nghe được phát huy khi các đội phải chú ý lắng nghe và phải nhắc lại quan điểm của đội vừa trình bày cho đến khi đội trình bày đồng ý. Ngoài ra, kĩ năng làm việc nhóm và kĩ năng trình bày cũng được phát triển ở loại bài học này. Sau khi thực nghiệm, chúng tôi cho rằng bài học Điều tra và bài học Đồng thuận có nhiều lợi ích để phát triển KN TDLS cho HS. Giúp cho việc học lịch sử trở nên hứng thú và đem lại giá trị là phát triển tư duy người học. 72
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Duyên (2001), Thiết kế và sử dụng câu hỏi trong dạy học lịch sử ở trường THPT (qua ví dụ lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ở lớp 12), Luận án thạc sĩ khoa học sư phạm – tâm lý, Bộ giáo dục và đào tạo – trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Hội Giáo dục Lịch sử (thuộc Hội khoa học lịch sử Việt Nam) (1996), Đổi mới việc dạy, học Lịch sử lấy “học sinh làm trung tâm”, Đại học Quốc Gia – Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội. 3. Kathleen W. Craver(1999), Using Internet Primary Sources to Teaching Critical Thinking Skills in History, Greenwood Press, London.2 4. Phan Ngọc Liên (cb) (2001), Phương pháp luận sử học (in lần thứ ba), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 5. Phan Ngọc Liên (cb) (2010), Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông,, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Phan Ngọc Liên(Cb)(2013), Lịch sử 11(Tái bản lần thứ sáu), Nxb Giáo dục Việt Nam. 7. Vũ Huy Phúc (cb)(2003), Lịch sử Việt Nam (1858 – 1986), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. Trịnh Đình Tùng (cb) (2014), Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.2 9. Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lý học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. Nguyễn Quốc Vương(2017), Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản, Nxb Phụ Nữ. 11. Nguyễn Quốc Vương (2013), “Thử phát triển nhận thức khoa học và “phẩm chất công dân” cho HS lớp 8 qua thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cán bộ trẻ khoa Lịch sử, trường ĐHSP Hà Nội.9 12. Lê Thị Hoài Vân (1995), Sử dụng tài liệu văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1939 – 1945, lớp 12 THPT, Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Lịch sử, Khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 13. Rudich P.A (cb) (1986), Tâm lý học, Nxb Mir và NXB Thông tin, Hà Nội. 73
  7. 14. 15. 16. 17. 21.html 18. PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA Phụ lục 1a: Phiếu điều tra Giáo viên THỰC TIỄN VIỆC SỬ DỤNG TƯ LIỆU GỐC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HS TRONG DHLS Ở TRƯỜNG THPT (Dành cho giáo viên dạy lịch sử) Họ và tên: . Giáo viên trường: Tỉnh (thành phố): Sử dụng tư liệu gốc trong dạy học lịch sử (DHLS) ở trường THPT là một vấn đề quan trọng, cần thiết và là hướng khai thác mới trong DHLS. Để tìm ra phương pháp sử dụng tư liệu gốc tốt, góp phần nâng cao dạy học bộ môn, chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, cộng tác của các thầy, cô. Xin Thầy/Cô cho biết thực tế việc sử dụng tư liệu gốc trong DHLS ở trường công tác như thế nào? Nếu đồng ý, đánh dấu (X) vào ô vuông tương ứng hoặc cho ý kiến khác vào chỗ ( ) thích hợp. 1. Theo Thầy/Cô tư liệu gốc là gì? Là những văn kiện, tư liệu có liên quan đến sự kiện. Là tư liệu mang những thông tin đầu tiên về sự kiện lịch sử được phản ánh, ra đời cùng thời gian và không gian của sự kiện lịch sử đó Là những nhận xét, đánh giá của người đương thời về sự kiện, hiện tượng lịch sử được phản ánh. Là những tư liệu liên quan đến sự kiện, hiện tượng lịch sử do người đời sau viết lại 74
  8. 2. Theo Thầy/Cô có cần thiết sử dụng tư liệu gốc trong DHLS ở trường THPT không? Cần thiết Bình thường Không cần thiết 3. Việc sử dụng tư liệu gốc của thầy (cô) như thế nào trong quá trình dạy họ? Thường xuyên. Thỉnh thoảng. Chưa bao giờ. Lí do: 4. Việc sử dụng tư liệu gốc có vai trò, ý nghĩa như thế nào? Khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ . Là một nguồn kiến thức quan trọng ngoài SGK. Khắc phục việc “hiện đại hóa” lịch sử . Là căn cứ để đánh giá, nhận xét lịch sử. Ý kiến khác: 5. Theo Thầy/Cô chúng ta có thể sử dụng tư liệu gốc như thế nào cho hiệu quả? Sử dụng làm minh họa, dẫn chứng cho bài học. Hướng dẫn HS phát hiện kiến thức mới thông qua tư liệu gốc. Hướng dẫn HS điều tra tư liệu để giải quyết một vấn đề lịch sử Ý kiến khác: 6. Theo Thầy/Cô việc sử dụng tư liệu lịch sử gốc sẽ phát triển những năng lực gì cho học sinh? 75
  9. Năng lực phân tích Năng lực tư duy lịch sử Năng lực tổng hợp 7. Theo thầy (cô) có những biện pháp sư phạm nào khi sử dụng tư liệu gốc để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS? Sử dụng tư liệu gốc để xây dựng nội dung bài học nhằm giúp học sinh điều tra để trả lời cho một câu hỏi lịch sử Sử dụng tư liệu gốc kết hợp các câu hỏi gợi mở nhằm giúp học sinh thu thập thông tin. Sử dụng tư liệu gốc để xây dựng nội dung bài học tranh luận nhằm phát kĩ năng lập luận Phương pháp khác: Theo Thầy/Cô khó khăn của việc sử dụng tư liệu gốc trong DHLS để phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS là gì? Tiếp cận và chọn lựa tư liệu gốc phù hợp với nội dung bài học và trình độ nhận thức của HS. Do khối lượng kiến thức cần truyền đạt và thời gian trên lớp có hạn, khó tổ chức các hoạt động để HS làm việc trực tiếp với TLG. Không phải nội dung kiến thức nào cũng có thể sử dụng TLG để xây dựng vấn đề học tập. Ý kiến khác: Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các thầy, cô! 76
  10. Phụ lục 1b: Phiếu điều tra học sinh PHIẾU ĐIỀU TRA VIỆC SỬ DỤNG TƯ LIỆU GỐC TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT (dành cho học sinh) Họ và tên: Lớp: Trường: . Tỉnh: . . Tư liệu gốc là những văn kiện, tư liệu (các hiện vật, văn tự cổ, các Hiệp ước, Điều ước, Tuyên ngôn, lời phát biểu, tranh, ảnh ) có liên quan trực tiếp đến sự kiện, ra đời vào thời gian và không gian xảy ra các sự kiện. Nó mang những thông tin đầu tiên về sự kiện lịch sử. Các em vui lòng cho biết thực tế việc sử dụng tư liệu gốc của Thầy (cô) dạy lịch sử của các em ở trên lớp như thế nào và em có nguyện vọng gì để việc học tập bộ môn lịch sử tốt hơn. Nếu đồng ý đánh dấu (X) vào ô vuông tương ứng ( ) hoặc là trình bày ý kiến của em vào chỗ ( ) thích hợp. 1. Em có thích học môn lịch sử không? Rất thích Thích Bình thường Không thích 2. Trong tiết học, thầy (cô) có cung cấp các tài liệu, tư liệu gốc và hướng dẫn các em điều tra tư liệu không? Có Ít khi Không có 3. Em thấy, thầy (cô) sử dụng tư liệu gốc trong dạy học lịch sử để nhằm mục đích gì? Sử dụng TLG đưa ra nhiệm vụ học tập. Minh họa cho bài học, cụ thể hóa, làm phong phú nội dung kiến thức SGK Cung cấp cơ sở để các em nhận thức, khai thác thông tin tìm ra bản chất, đánh giá sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử. Tất cả các ý trên. Mục đích khác: 77
  11. Sau khi học tiết học thầy (cô) sử dụng tư liệu gốc và hướng dẫn các em khai thác, sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ học tập (câu hỏi) lịch sử em thấy bài học như thế nào? Cụ thể và sinh động. Dễ hiểu, nhớ nhanh và lâu hơn các sự kiện lịch sử. Thú vị và thuyết phục hơn. Không có gì khác. 4. Theo em, việc sử dụng tư liệu gốc trong dạy và học lịch sử có cần thiết hay không? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Em có đề nghị gì để việc sử dụng tư liệu gốc trong dạy học lịch sử được tốt hơn? Xin cảm ơn em và chúc em học tập tốt! 78
  12. PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TIỄN VIỆC SỬ DỤNG TLG ĐỂ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TƯ DUY LỊCH SỬ CHO HS TRONG DHLS Ở TRƯỜNG THPT Phụ lục 2a. Nhận thức của GV về TLG và việc sử dụng TLG trong DHLS Số lượng / tỷ lệ GV Số Tỷ lệ Câu hỏi và mức độ lượng (%) GV 5. Theo Thầy/Cô tư liệu gốc là gì? Là những văn kiện, tư liệu có liên quan đến sự kiện. 3 30 Là tư liệu mang những thông tin đầu tiên về sự kiện lịch sử được phản ánh, ra đời cùng thời gian và không gian của sự 5 50 kiện lịch sử đó Là những nhận xét, đánh giá của người đương thời về sự kiện, hiện tượng lịch sử được phản ánh. 1 10 Là những tư liệu liên quan đến sự kiện, hiện tượng lịch sử do người đời sau viết lại 1 10 6. Theo Thầy/Cô có cần thiết sử dụng tư liệu gốc trong DHLS ở trường THPT không? Cần thiết Bình thường 6 60 Không cần thiết 2 20 2 20 7. Việc sử dụng tư liệu gốc của thầy (cô) như thế nào trong quá trình dạy học? Thường xuyên. Thỉnh thoảng. 1 10 Chưa bao giờ 7 70 2 20 79
  13. 8. Việc sử dụng tư liệu gốc có vai trò, ý nghĩa như thế nào? 1 10 Khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ. Là một nguồn kiến thức quan trọng ngoài SGK. 6 60 Khắc phục việc “hiện đại hóa” lịch sử. 2 20 Là căn cứ để đánh giá, nhận xét lịch sử. 1 10 Phụ lục 2b. Kết quả điều tra về mục đích và phương pháp sử dụng TLG trong DHLS ở trường THPT Số lượng / tỷ lệ GV Tỷ lệ Câu hỏi và mức độ Đồng (%) ý 4. Theo Thầy/Cô chúng ta có thể sử dụng tư liệu gốc như thế nào cho hiệu quả? Sử dụng để bổ sung kiến thức ngoài sách giáo khoa cho học sinh. 6 60 Sử dụng làm minh họa, dẫn chứng cho bài học. Hướng dẫn HS điều tra tư liệu để giải quyết một vấn đề lịch sử 2 20 2 20 5. Theo Thầy/Cô việc sử dụng tư liệu lịch sử gốc sẽ phát triển những năng lực gì cho học sinh? Năng lực phân tích Năng lực tư duy lịch sử 3 30 Năng lực tổng hợp 1 10 6 60 6. Theo thầy (cô) có những biện pháp sư phạm nào khi sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho HS? Sử dụng tư liệu gốc để xây dựng nội dung bài học nhằm giúp học sinh điều tra để trả lời cho một câu hỏi lịch sử 3 30 Sử dụng tư liệu gốc kết hợp các câu hỏi gợi mở nhằm giúp 80
  14. học sinh thu thập thông tin. 5 50 Sử dụng tư liệu gốc để xây dựng nội dung bài học tranh luận nhằm phát kĩ năng lập luận 2 20 - Về khả năng áp dụng của sáng kiến: + Đối với giáo viên, việc áp dụng sáng kiến này khiến cho người giáo viên say mê tìm tòi và sáng tạo hơn, hiệu quả dạy học cũng cao hơn. + Học sinh học tập tích cực, chủ động và sáng tạo để có thể phát huy hết tất cả những năng lực, phẩm chất cá nhân, trở thành những công dân có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT: Không 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: - Các giờ học chính khóa. - Máy chiếu. 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ VÀ THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU - Đối với học sinh THPT trên cả nước nói chung, học sinh trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch – Vĩnh Phúc nói riêng, nếu đề tài được triển khai một cách nghiêm túc kết quả học tập của học sinh sẽ được nâng cao, giúp HS tiếp thu kiến thức nhanh, dễ hiểu, phát huy được các năng lực của HS. Từ đó có những hiểu biết sâu sắc cụ thể về chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 11. 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU: Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Lớp 11A5 Trường THPT Ngô Gia Giờ học lý thuyết chính khóa Tự- Lập Thạch- Vĩnh Phúc 81
  15. Lập Thạch, ngày tháng năm 2020 Lập Thạch, ngày tháng năm 2020 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Nhật Tuấn Phạm Thị Thu Hằng 82