SKKN Sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, Lớp 12 THPT (Chương trình chuẩn)

doc 21 trang thulinhhd34 4601
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, Lớp 12 THPT (Chương trình chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_van_kien_dang_ket_hop_voi_do_dung_truc_quan_tro.doc
  • docBÌA SÁNG KIẾN.doc
  • docĐơn.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, Lớp 12 THPT (Chương trình chuẩn)

  1. Ví dụ, khi dạy bài 16: “Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945)”, phần III. “Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền”, mục 1: “Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến tháng 8/ 1945)” và phần 2: “Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa” [22, tr 112, 113], giáo viên sử dụng: “Lược đồ Khu giải phóng Việt Bắc” [22; tr 114] như sau: “Trước hết, giới thiệu về vị trí không gian “Khu giải phóng” bao gồm vùng giải phóng thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và một số ngoại vi thuộc các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Yên Bái. Tiếp đó, giáo viên nêu câu hỏi: “Tại sao có sự ra đời của khu giải phóng Việt Bắc?”, dựa vào văn kiện Đảng, giáo viên gợi ý cho học sinh trả lời theo các hướng sau: - Sau khi có bản chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. “Khởi nghĩa từng phần diễn ra giành thắng lợi chủ yếu ở những nơi nào?” - “Hội nghị quân sự Bắc kì hợp nhất các lực lượng vũ trang toàn quốc. Điều đó liên quan gì đến sự ra đời của Khu giải phóng Việt Bắc”? - “Vì sao Hồ Chí Minh quyết định thành lập Khu giải phóng?” Việc sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với bản đồ như vậy giúp cho học sinh nhận thấy các vị trí không gian, nơi diễn ra khởi nghĩa từng phần giành thắng lợi, thấy rõ nơi ra đời của Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Cứu quốc quân và nơi hợp nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân (Định Biên – Định Hóa – Thái Nguyên). Chính điều đó làm cho lực lượng vũ trang phát triển mạnh, vùng giải phóng được mở rộng, căn cứ địa ngày càng được củng cố và mở rộng . Trong bối cảnh đó, tháng 5/1945, Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng trong toàn quốc. Tại đây, vùng giải phóng được mở rộng tạo nên giải liên hoàn giữa các tỉnh, Người chỉ thị “Thành lập khu giải phóng Việt Bắc”. Theo tinh thần đó khu giải phóng Việt Bắc đac ra đời tháng 6/1945 – đó là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cùng với những bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa, giáo viên có thể chỉ thêm những tài liệu trực quan để kết hợp văn kiện Đảng và các tài liệu khác trong dạy học lịch sử. Chẳng hạn, phân tích cuộc đảo chính Nhật – Pháp trên nội dung bản chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” kết hợp với bản đồ khu vực Đông Nam Á học sinh ghi nhận và củng cố kiến thức lịch sử tốt hơn . Nội dung bản chỉ thi đó là: “1. Hai con chó đế quốc không thể ăn chung một miếng mồi béo bở như Đông Dương 2. Tàu, Mĩ sắp đánh vào Đông Dương, Nhật phải hạ Pháp để trừ cái họa bị Pháp đánh sau lưng khi đồng minh đổ bộ. 3. Sống chết Nhật phải giữ lấy cái cầu trên con đường bộ nối liến các thuộc địa Miền Nam Dương với Nhật vì sau khi Philuậttân bị Mĩ chiếm đường thủy của Nhật bị cắt đứt” [6; tr 364] Cũng từ đây cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc diễn ra ở Đông Dương thể hiện trên các mặt: “1. Hai quân cướp nước cắn xé nhau chí tử 2. Chính quyền Pháp tan rã 3. Chính quyền của Nhật chưa ổn. 4. Các tầng lớp đứng giữa hoang mang. 5. Quần chúng nhân dân muốn hành động” [6; tr 365] Thông qua văn kiện này cùng với bản đồ Đông Nam Á, học sinh sẽ nhận thấy rõ tình hình khu vực khiến Nhật phải tiến hành đảo chính Pháp và Đảng ta đã phân tích tình hình đúng đắn để đưa ra chỉ thị phù hợp. Từ việc quan sát bản đồ đó học sinh sẽ ghi nhớ được nội dung chỉ thị của Đảng. 14
  2. 7.2.3.3 Sử dụng văn kiện Đảng kết hợp niên biểu. Niên biểu là bảng hệ thống hóa các sự kiện quan trọng và có tác dụng rất lớn trong giúp học sinh khái quát kiến thức và ghi nhớ kiến thức theo mối liên hệ, liên quan giữa chúng. Có thể sử dụng văn kiện Đảng để lập niên biểu so sánh. Chẳng hạn, khi dạy bài 15: “Phong trào dân tộc dân chủ 1936 – 1939” và bài 16: “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời” [22; tr 98, 102], giáo viên có thể hướng dẫn học sinh dựa vào đoạn trích văn kiện sau để lập bảng so sánh Mặt trận dân chủ Đông Dương với Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương: “Khác với mặt trận dân chủ chỉ là sự liên hiệp các giai cấp có ít nhiều tiến bộ, các đảng phái cách mệnh với Đảng phái cải lương để đòi cải cách tiến bộ, các mặt trận dân tộc, các giai cấp, các Đảng phái, các phần tử cơ tính chất phản đế. Nếu mặt trận dân chủ chưa là liệt bại các xu hướng cải lương, đề huề, thì mặt trận, T.N.D.T.P.Đ là một mặt trận kịch liệt chống đối các Đảng phái, các xu hướng cải lương đề huề, làm liệt bại chúng nó hoàn toàn trong phong trào giải phóng dân tộc” [5; tr 357 - 358] “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế là sự liên minh giữa các lực lượng cách mạng phản đế, không phân biệt giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, mục đích là thực hiện thống nhất hành động giữa các lực lượng ấy đặng đấu tranh tiến lên vũ trang bạo động đánh đổ đế quốc Pháp, Nhật và các thể lực phản động ngoại xâm, diệt trừ phong kiến và các hạng phản bội quyền lợi dân tộc, làm cho Đông Dương được hoàn toàn giải phóng Vô sản giai cấp phải mật thiết liên lạc với bần nông, liên minh với trung nông, tiểu tư sản thành thị, bắt tay tư sản bản xứ và địa chủ phản đế liên hiệp với Hoa kiều kháng Nhật và những người Pháp chống phát xít, chống đầu hàng và có những xu hướng dân chủ, tán thành cho Đông Dương độc lập [6, tr 77] Không phải giai cấp vô sản ở Đông Dương bỏ mất điền địa đi đâu, cũng không phải đi lùi một bước, mà chỉ đi lùi một bước ngắn hơn để có sức mà bước dài hơn” [6, tr 119] Bảng so sánh: Nội dung Mặt trận dân chủ Đông Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Dương Đông Dương Hoàn cảnh Mục tiêu Lực lượng tham gia → Từ bảng so sánh đó học sinh có thể rút ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai mặt trận và lí giải tại sao có sự khác nhau như vậy. Có thể xây dựng niên biểu bài tập trên cơ sở các văn kiện Đảng. Ví dụ, khi học xong hết chương giáo viên có thể ra cho học sinh một số bài tập dạng niên biểu trên cơ sở các văn kiện Đảng tiêu biểu của ba văn kiện Đảng tiêu biểu nhất trong ba giai đoạn. Tìm nội dung văn kiện Đảng điền vào ô sau sao cho phù hợp. 1930 – 1931 1936 - 1939 1939 - 1945 Kẻ thù . Nhiệm vụ . Phương pháp đấu . tranh 15
  3. Hoặc một niên biểu bài tập khác giúp học sinh ghi nhớ được thời gian, nội dung các văn kiện qua các thời kì mà không bị nhầm lẫn. Ví dụ bài tập sau: Sắp xếp lại tài liệu ở hai cột dưới đây cho phù hợp với nhau về nội dung: Nội dung văn kiện Đảng Xuất xứ 1. “Ta phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn a. “Chính cương vắn tắt” (2/1930) sàng, nhằm vào cơ hội thuận lợi hơn cả mà đánh lại b. “Sách lược vắn tắt” (2/1930) quân thù ” c. “Luận cương chính trị” (10/1930) 2. “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” d. Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (3/1945) 3. “Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chính nhưng e. Nghị quyết hội nghị Trung ương VI ( vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới 11/1939) thắng lợi được”. g. Nghị quyết hội nghị Trung ương VII 4. “Hai quân cướp nước cắn xé nhau chí tử (11/1940) Chính quyền Pháp tan rã h. Nghị quyết hội nghị Trung ương VIII (5/1941) Chính quyền Nhật chưa ổn i. Bản quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi Các tầng lớp đứng giữa hoang mang nghĩa (8/1945) Quần chúng nhân dân muốn hành động” k. Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa của Chủ 5. “Giờ quyết định vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn tịch Hồ Chí Minh quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta” 6. “Chúng ta phải hành động cho nhanh với tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng” 7.3. Thực nghiệm sư phạm. 7.3.1 Mục đích thực nghiệm. Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm, chứng minh hiệu quả của việc sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, lớp 12 THPT. Kết quả của thực nghiệm sẽ chứng tỏ tính khả thi của phần lí luận đã nêu trên và là cơ sở cho chúng tôi vận dụng vào quá trình giảng dạy sau này. 7.3.2 Đối tượng và thời gian thực nghiệm. Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT Đồng Đậu - Yên Lạc - Vĩnh Phúc. Được sự giúp đỡ của các thầy cô nhóm bộ môn lịch sử, tôi đã tiến hành thực nghiệm tại 2 lớp: 12A1 và 12A2. 7.3.3 Tiến trình thực nghiệm. * Chuẩn bị cho thực nghiệm Để tiến hành thực nghiệm tôi tiến hành các hoạt động sau: - Xây dựng hai kiểu giáo án cho hai lớp Giáo án thứ nhất: Dạy theo phương pháp truyền thống, chủ yếu là thuyết trình và sử dụng kiến thức và hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. Giáo án này được thực hiện tại lớp 12A1- lớp đối chứng. 16
  4. Giáo án thứ hai: Sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với đồ dùng trực quan nhằm mục đích tăng hứng thú cho người học. Giáo án này được dạy tại lớp 12A2- lớp thực nghiệm - Chuẩn bị cho giờ dạy Gặp gỡ học sinh 2 lớp Phiếu điều tra sau giờ thực nghiệm * Tiến trình thực nghiệm Tiến trình giờ học đối chứng: Dạy học đối chứng được tiến hành tại lớp 12A1. Các phương pháp giáo viên tiến hành trong giờ học là: thuyết trình, vấn đáp. Trong giờ học giáo viên đã sử dụng tư liệu sách giáo khoa là chủ yếu. Tiến trình giờ học thực nghiệm: Dạy học thực nghiệm được tiến hành tại lớp 12A2. Các phương pháp giáo viên tiến hành trong giờ học là: thuyết trình, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với đồ dùng trực quan. 7.3.4 Kết quả thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm sư phạm được thể hiện trên 2 tiêu chí: - Ý kiến đánh giá của giáo viên sau khi quan sát giờ học - Mức độ đạt mục tiêu bài học và không khí, thái độ học tập của học sinh. Đánh giá của giáo viên sau khi quan sát giờ học Tiết học có sự tham gia của giáo viên lớp 12A2, giáo viên đánh giá cao việc sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Với việc sử dụng việc sử dụng phương pháp này vừa đảm bảo kiến thức chung vừa kích thích tư duy, hứng thú học tập của học sinh khá giỏi. Về mức độ đạt mục tiêu kiến thức bài học Điều này thể hiện trong bài kiểm tra 10 phút, học sinh làm cuối 2 tiết học. Đề kiểm tra ở hai lớp là giống nhau để việc so sánh được khách quan. Học sinh làm bài kiểm tra một cách nghiêm túc và đúng thời gian. Kết quả thu được như sau: Bảng thống kê kết quả điều tra lớp 12A1 và lớp 12A2 Điểm số Lớp đối chứng 12A1 Lớp thực nghiệm 12A2 (45 học sinh) (46 học sinh) Số học sinh Tỷ lệ (%) Số học sinh Tỷ lệ (%) Giỏi (9-10) 1 2.2 5 10.9 Khá (7-8) 20 44.4 30 65.2 Trung bình (5-6) 19 42.2 11 23.9 Yếu, kém (<4) 5 11.2 0 0 Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy: Kết quả điểm của lớp đối chứng lớp 12A1 có 1 học sinh đạt điểm giỏi chiếm 2.2% trong khi đó lớp 12A2 có 5 em đạt điểm giỏi chiếm 10.9% tổng số học sinh trong lớp. Trong 5 em đạt điểm giỏi có 2 em đạt điểm tối đa là 10 điểm. Về điểm yếu tại lớp đối chứng 11.2% học sinh đạt điểm yếu trong khi lớp thực nghiệm không có học sinh nào đạt điểm yếu. Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá tại lớp đối chứng thấp hơn lớp thực nghiệm 20.8%. Điểm trung bình của lớp đối chứng cao hơn lớp thực nghiệm 18.3%. 17
  5. Tất cả những con số đó cho thấy chất lượng giờ dạy thực nghiệm tốt hơn hẳn so với lớp đối chứng. Học sinh tiếp thu bài nhanh và hiệu quả. Hơn nữa, một số học sinh học kém trong lớp cũng tham gia phát biểu xây dựng ý kiến. Giờ học thực nghiệm đã đạt được mục tiêu đề ra. Bầu không khí lớp học Tại lớp thực nghiệm 12A2 có 17% HS chọn phương án hơi trầm; 56,5% học sinh chọn phương án lớp học sôi nổi; 26.5% học sinh chọn phương án lớp học bình thường. Còn tại lớp đối chứng 12A1 có 22.2% HS chọn phương án hơi trầm; 33.3% chọn phương án lớp học sôi nổi và 55.5% chọn không khí lớp học bình thường Kết quả cho thấy trong giờ học thực nghiệm giáo viên đã cuốn hút được học sinh tham gia vào bài học nên không khí lớp học vì thế sôi nổi hơn nhiều so với giờ học tại lớp đối chứng. 7.4. Kết luận. Lịch sử là một môn học hết sức quan trọng trong chương trình đào tạo thế hệ trẻ của mỗi quốc gia. G.Tsecnưsépxki đã viết rằng: “Có thể không biết, có thể không cảm thấy say mê học tập môn Toán, tiếng Hy Lạp, La tinh, Hóa học, có thể không biết đến hàng nghìn môn học khác nhưng dù sao đã là người có giáo dục mà không yêu thích môn lịch sử thì chỉ có con người không phát triển về trí tuệ”. Bản thân lịch sử rất sinh động và hấp dẫn nhưng sự truyền đạt của giáo viên không tốt thì sẽ biến bài lịch sử thành trình bày một sự kiện rời rạc, khô khan, thiếu sinh động và sức hấp dẫn của nó giảm đi rất nhiều. Để khắc phục tình trạng này thì việc đầu tiên của người giáo viên lịch sử là phải hiểu sâu sắc sự kiện lịch sử, dựa trên những cơ sở tài liệu, sự kiện sinh động, chân thực và cụ thể để truyền đạt cho học sinh một cách có hồn để học sinh cảm tưởng như mình vừa chứng kiến sự việc xảy ra, học sinh có thái độ, tình cảm đúng đắn với sự kiện, hiện tượng lịch sử. Khác các môn học khác lịch sử không thể tái tạo hay biểu diễn thí nghiệm như một số môn khoa học khác. Lịch sử chỉ diễn ra một lần và không bao giờ lặp lại. Bởi vậy chỉ nhận thức lịch sử như nó vốn là điều rất khó nhưng lại rất càn thiết trong dạy học lịch sử. Người giáo viên phải biết mức độ nhận thức của học sinh để truyền đạt kiến thức và đẻ giúp học sinh nhìn nhận sự kiện, hiện tượng trong quá khứ không chỉ đơn thuần bằng lời nói mà giáo viên còn phải kết hợp cả cử chỉ, điệu bộ và phải thực sự có xúc cảm khi tường thuật hay miêu tả một sự kiện hay nhân vật nào đó, một điều không thể thiếu là giáo viên phải biết sử dụng các loại tài liệu lịch sử để minh họa, cụ thể hóa kiến thức cho bài giảng, làm cho bài giảng sinh động hơn, hấp dẫn hơn đối với học sinh. Những năm gần đây, ngành giáo dục nước ta đã có nhiều cố gắng, song hiệu quả còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu giáo dục đề ra. Đảng ta đã từng chỉ rõ tình trạng yếu kém là do “Chậm đổi mới về cơ cấu, hệ thống, mục tiêu, nội dung và phương pháp, chưa làm tốt chức năng tham mưu và trách nhiệm quản lí của nhà nước” [8]. Bản thân ngàng giáo dục cũng có nhiều yếu kém, thiếu sót, mà “yếu kém chủ yếu nhất của giáo dục hiện nay là chậm chuyển biến để thích ứng với nền kinh tế đang đổi mới. Tình trạng của lạc hậu của giáo dục thể hiện từ cơ cấu, hệ thống đến mục tiêu, chương trình và nội dung phương pháp” [18]. Vì vậy, sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với đồ dùng trực quan một cách hợp lí sẽ góp phần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong điều kiện lịch sử hiện nay. Thông thường có rất nhiều loại tài liệu tham khảo khác nhau, mỗi loại tài liệu có vị trí và tầm quan trọng khác nhau như tài liệu gốc, tài liệu kinh điển, tài liệu văn học, tài liệu văn kiện Đảng Nhưng tựu chung lại ta thấy rằng các loại tài liệu này có tác dụng giáo dưỡng và phát triển toàn diện cho học sinh. Tài liệu văn kiện Đảng có ưu điểm về sự trung thực và chính xác, vì nó là “tiếng nói của Đảng” tôn trọng sự thật, đáng tin cậy nhất. Đó là sự thể hiện chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh cào trong thực tiễn nước ta. Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử là một phương tiện dạy học đóng vai trò là một nguồn kiến thức “cửa sổ mở ra cho thấy hoạt động lịch sử”, chứa đựng tài liệu phong phú cho 18
  6. việc nhận thức lịch sử, góp phần khôi phục lại bứa tranh quá khứ một cách sinh động, chân thực, giúp cho quá trình nhận thức lịch sử trở nên hoàn thiện hơn. Chính vì vậy việc kết hợp văn kiện Đảng và đồ dùng trựa quan trong dạy học lịch sử sẽ góp phần phát huy ưu thế của cả văn kiện Đảng lẫn đồ dùng trực quan; kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi của học sinh, làm cho học sinh có hứng thú học tập, bởi vì giờ học đó sinh động, phong phú. Song thực tế ở trường phổ thông ngày nay việc sử dụng văn kiện Đản kết hợp với đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử còn chưa phổ biến. Muốn sử dụng tài liệu văn kiện Đảng kết hợp đồ dùng trực quan đạt kết quả cao không phải là điều đơn giản, nó đòi hỏi không được sử dụng một cách tùy tiện mà phải tuân thủ theo những nguyên tắc yêu cầu lí luận bộ môn đã quy định. Biết kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp sử dụng, các hình thức trình bày để từ đó có những biện pháp thích hợp. 8. Những thông tin cần được bảo mật. Không có thông tin nào trong sáng kiến cần được bảo mật 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. - Về phía nhà trường: Trang bị phòng học bộ môn có đầy đủ máy chiếu và đồ dùng trực quan. - Về phía giáo viên: Sưu tầm tài liệu văn kiện Đảng liên quan đến bài học, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giảng. - Về phía học sinh: Sưu tầm tài liệu văn kiện Đảng và đồ dùng trực quan, có tính tự giác và chủ động trong học tập, nghiên cứu. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử theo các nội dung sau. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Về mức độ đạt mục tiêu kiến thức bài học Điều này thể hiện trong bài kiểm tra 10 phút, học sinh làm cuối 2 tiết học. Đề kiểm tra ở hai lớp là giống nhau để việc so sánh được khách quan. Học sinh làm bài kiểm tra một cách nghiêm túc và đúng thời gian. Kết quả thu được như sau: Bảng thống kê kết quả điều tra lớp 12A1 và lớp 12A2 Điểm số Lớp đối chứng 12A1 Lớp thực nghiệm 12A2 (45 học sinh) (46 học sinh) Số học sinh Tỷ lệ (%) Số học sinh Tỷ lệ (%) Giỏi (9-10) 1 2.2 5 10.9 Khá (7-8) 20 44.4 30 65.2 Trung bình (5-6) 19 42.2 11 23.9 Yếu, kém (<4) 5 11.2 0 0 19
  7. Tất cả những con số đó cho thấy chất lượng giờ dạy thực nghiệm tốt hơn hẳn so với lớp đối chứng. Học sinh tiếp thu bài nhanh và hiệu quả. Hơn nữa, một số học sinh học kém trong lớp cũng tham gia phát biểu xây dựng ý kiến. Giờ học thực nghiệm đã đạt được mục tiêu đề ra. - Bầu không khí lớp học Tại lớp thực nghiệm 12A2 có 17% HS chọn phương án hơi trầm; 56,5% học sinh chọn phương án lớp học sôi nổi; 26.5% học sinh chọn phương án lớp học bình thường. Còn tại lớp đối chứng 12A1 có 22.2% HS chọn phương án hơi trầm; 33.3% chọn phương án lớp học sôi nổi và 55.5% chọn không khí lớp học bình thường Kết quả cho thấy trong giờ học thực nghiệm giáo viên đã cuốn hút được học sinh tham gia vào bài học nên không khí lớp học vì thế sôi nổi hơn nhiều so với giờ học tại lớp đối chứng. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Sáng kiến hiện mới chỉ áp dụng theo ý kiến của tác giả, chưa áp dụng theo ý kiến của cá nhân hoặc tổ chức nào. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp TT dụng sáng kiến 1 Hoàng Thị Duyên Trung Nguyên - Yên Lạc - Phương pháp giảng dạy Vĩnh Phúc môn lịch sử 2 Lê Thị Cúc Tam Hồng - Yên Lạc -Vĩnh Phương pháp giảng dạy Phúc môn lịch sử , ngày tháng năm , ngày tháng năm Yên Lạc, ngày 17 tháng 2 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Nguyễn Quang Kê 20
  8. MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu 1 2. Tên sáng kiến 2 3. Tác giả sáng kiến: 2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 2 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 2 7.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử THPT. 2 7.1.1 Cơ sở lí luận 2 7.1.1.1 Văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử ở trường THPT 2 7.1.1.2 Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường THPT. 4 7.1.1.3 Ý nghĩa của việc sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường THPT 5 7.1.2 Cơ sở thực tiễn 6 7.1.2.1 Về phía giáo viên 6 7.1.2.2 Về phía học sinh 6 7.1.2.3 Nguyên nhân của hiện trạng trên 7 7.2 Các biện pháp sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 trong chương trình lớp 12 ban cơ bản 8 7.2.1. Nội dung cơ bản của khóa trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ở lớp 12 THPT ban cơ bản 8 7.2.2 Một số yêu cầu chung trong sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử. 9 7.2.3 Biện pháp cụ thể 10 7.2.3.1 Sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với tranh ảnh lịch sử 10 7.2.3.2 Sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với bản đồ, lược đồ 13 7.2.3.3 Sử dụng văn kiện Đảng kết hợp niên biểu. 15 7.3. Thực nghiệm sư phạm 16 7.3.1 Mục đích thực nghiệm. 16 7.3.2 Đối tượng và thời gian thực nghiệm. 16 7.3.3 Tiến trình thực nghiệm 17 7.3.4 Kết quả thực nghiệm 17 7.4. Kết luận 18 8. Những thông tin cần được bảo mật: 19 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 19 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử theo các nội dung sau: 19 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 19 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 20 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: 20 21