SKKN Thiết kế chủ đề truy vấn dữ liệu - Tin học 12, nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận Stem

doc 27 trang Hoàng Trang 15/05/2023 3290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế chủ đề truy vấn dữ liệu - Tin học 12, nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận Stem", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_chu_de_truy_van_du_lieu_tin_hoc_12_nham_phat_t.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Thiết kế chủ đề truy vấn dữ liệu - Tin học 12, nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận Stem

  1. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục tích hợp STEM là phương pháp đổi mới giáo dục dựa trên tính liên môn tích hợp khoa học - công nghệ - kĩ thuật – toán, trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở các môn liên quan. Dạy học các môn khoa học theo phương thức giáo dục STEM là định hướng được sở GD-ĐT Nghệ An ưu tiên thực hiện trong nhiêm vụ năm học 2019-2020. Trong đó dạy học theo dự án là phương pháp ứng dụng thích hợp, có hiệu quả trong môi trường giáo dục trường học. Trên tinh thần đó, bản thân tôi cùng với các giáo viên trong nhóm tin học, trường THPT Quỳnh Lưu 4. Đã tiến hành nghiên cứu, thiết kế, dạy học chủ đề: Truy vấn dữ liệu – tin học 12, nhằm phát triển năng lực cho học sinh theo định hướng STEM. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài giúp giáo viên có thêm phương pháp giáo dục mới, nhằm phát triển năng lực của học sinh. Từ những bài tập dự án, giúp học sinh có được kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng thuyết trình. 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu: Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án, học sinh hoạt động trong và ngoài giờ học. 3.2 Phạm vi nghiên cứu. Đề tài được nghiên cứu trong quá trình dạy học tại trường THPT Quỳnh Lưu 4. 4. Đối tượng nghiên cứu - Sách giáo khoa tin học 12. - Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tin học trung học phổ thông _ NXB Giáo dục. - Tài liệu tập huấn về giáo dục STEM sở GD-ĐT Nghệ An năm 2019-2020. - Tài liệu tập huấn về dạy học theo chương trình mới. - Học sinh khối 12, năm học 2019-2020. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp sưu tầm, tổng hợp: Tổng hợp, tham khảo từ các tài liệu về giáo dục STEM. - Phương pháp thực nghiệm: dạy học đề khảo sát kiểm chứng. 1
  2. PHẦN II. NỘI DUNG 1. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN Hiện nay, có nhiều phương pháp đổi mới giờ dạy được triển khai thực hiện ở các cấp học như: Đổi mới SHCM theo Nghiên cứu bài học, xây dựng các chủ đề dạy học những giải pháp đổi mới đã khắc phục tình trạng dạy học mang tính hàn lâm, thụ động trước đây. Tuy nhiên, các phương pháp trên vẫn còn hạn chế trong việc phát huy năng lực sáng tạo và trải nghiệm nghiên cứu khoa học của học sinh. Phương pháp dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM là chủ đề tích hợp liên môn. Với phương pháp này, học sinh sẽ có thời gian để hình thành các kỹ năng giải quyết vấn đề và liên hệ thực tế, vì thời gian thực hiện dự án không chỉ là trong tiết học mà còn thực hiện cả ngoài tiết học. 2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 2.1 Tìm hiểu về quy trình kỹ thuật, tiêu chí xây dựng bài học STEM 2.1.1 Kế hoạch bài học STEM B1. Tên chủ đề; B2. Mô tả chủ đề; B3. Mục tiêu: Kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực; B4. Thiết bị; B5. Tiến trình dạy học ( Gồm 5 hoạt động). Hoạt động 1: Xác định vấn đề + Mục đích; + Nội dung; + Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh; + Cách thức tổ chức hoạt động. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp + Mục đích; + Nội dung; + Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh; + Cách thức tổ chức hoạt động. Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp. Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá. Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh 2
  3. 2.1.2 Sự phù hợp của tiến trình tổ chức các hoạt động học của học sinh trong các bài học STEM với phương pháp dạy học tích cực Mô hình Phương pháp THM Giáo dục STEM dạy học tích cực (VNEN) Xác định vấn đề/ HĐ1: Tiêu chí Gắn kết Khởi động dụng cụ/thiết bị cần nhu cầu thực tiễn chế tạo Hình Khám phá thành kiến thức Nghiên cứu kiến thức mới cần sử dụng HĐ2: Học kiến Giải thích Luyện tập thức mới + Đề xuất các giải pháp/Bản thiết kế Đề xuất các giải pháp/ Bản thiết kế Lựa chọn 1 giải pháp/ HĐ3: Trình bày/bảo vệ/lựa chọn giải Bản thiết kế pháp/thiết kế Mở rộng Vận dụng Chế tạo mẫu hoặc/và HĐ4: Chọn dung mở rộng cụ, Chế tạo và thử Thử nghiệm – Đánh giá nghiệm Chia sẻ và thảo luận HĐ5: Trình bày sản phẩm + Đánh giá Đánh giá Điều chỉnh thiết kế 2.1.3 Tiêu chí xây dựng bài học STEM Tiêu chí 1:Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề của thực tiễn. Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kĩ thuật. 3
  4. Tiêu chí 3: Phương pháp dạy học bài học STEM đưa hs vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm. Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức bài học STEM lôi cuốn hs vào hoạt động nhóm kiến tạo. Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và toán mà HS đã và đang học. Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự thất bại như là một phần cần thiết trong học tập. 2.2 Thiết kế kế hoạch dạy học theo chủ đề STEM, chủ đề: Truy vấn dữ liệu – tin học 12 2.2.1 Lựa chọn chủ đề, nội dung bài dạy học Chủ đề: Truy vấn trong CSDL 2.2.2 Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức + Biết khái niệm mẫu hỏi, vai trò của mẫu hỏi. + Biết sử dụng các phép toán, biểu thức, các hàm số học chuẩn trong mẫu hỏi. + Biết các bước chính để tạo mẫu hỏi. 2. Kỹ năng + Sử dụng các biểu thức toán học trong thiết lập mẫu hỏi. + Viết đúng biểu thức điều kiện khi thiết lập mẫu hỏi. 3. Thái độ + Tự giác, tích cực và chủ động trong các hoạt động tập thể. 4. Năng lực + Phát triển năng lực chung: phát hiện giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm. + Phát triển năng lực đặc thù: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông, Hợp tác trong môi trường số. 4
  5. 2.2.3 Xác định phương pháp, đồ dùng dạy học - Phương pháp: Thuyết trình, hoạt động giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi. - Phương tiện dạy học: + Giáo viên: Máy chiếu, phiếu học tập, hình ảnh minh họa trên slide. + Học sinh: Sách giáo khoa, bảng phụ. 2.2.4 Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt Loại câu Thông Vận dụng Vận dụng Nội dung hỏi/bài Nhận biết hiểu thấp cao tập HS chỉ ra HS thiết lập HS xác định và giải được các được ý thích được biểu thức, Câu nghĩa của các phép các điều hỏi/bài tập mẫu hỏi, tính toán, kiện tương định tính xác định các các biểu ứng với các biểu thức thức điều dạng câu toán học kiện hỏi. 1.Các Chỉ ra cấu khái niệm trúc, xác HS vận dụng HS biết định các các biểu thức Bài tập được cách thành phần tính toán và định tính giá trị trong biểu điều kiện để lượng các biểu thức số học mô tả bài thức. và biểu toán mới thức lôgic Bài tập thực hành HS hiểu HS mô tả được ý Câu các bước nghĩa của hỏi/bài tập 2. Tạo thiết kế mẫu các bước định tính mẫu hỏi. thiết kế hỏi mẫu hỏi. Bài tập HS biết cơ HS hiểu cơ HS viết HS viết được định chế hoạt chế hoạt được cấu cấu trúc mẫu 5
  6. lượng động của động của trúc mẫu hỏi, thực mẫu hỏi mẫu hỏi hỏi, thực hiện trong hiện trong một tình một tình huống mới. huống quen thuộc. HS vận HS vận dụng dụng mẫu mẫu hỏi, hỏi, cùng cùng với các HS sửa lỗi với các đối đối tượng mẫu hỏi tượng khác khác để làm Bài tập trong tình để làm được được yêu thực hành huống yêu cầu cầu hoàn quen thuộc hoàn chỉnh chỉnh giải có lỗi. giải quyết quyết vấn đề vấn đề trong trong tình tình huống huống mới. quen thuộc. 2.2.5 Câu hỏi và bài tập. - Nhận biết : CH1: Cho biết khái niệm và lợi ích của mẫu hỏi trong CSDL? CH2: Nêu các phép toán số học? CH3: Nêu các phép toán quan hệ, lôgic? CH4: Nêu các toán hạng: các trường, hằng số, hằng văn bản? CH5: Nêu các hàm số học chuẩn? CH6: Nêu các bước chính để thiết lập mẫu hỏi? CH7: Nêu các thao tác thiết lập mẫu hỏi? - Thông hiểu. CH1: Cho biết ý nghĩa của các thành phần tham gia trong biểu thức mẫu hỏi? CH2: Cách biễu diễn các trường, các hằng văn bản? CH3: Ý nghĩa của các thuộc tính mô tả điều kiện trong mẫu hỏi? - Vận dụng CH1: Viết các biểu thức điều kiện với tình huống quen thuộc? - Vận dụng cao 6
  7. CH2: Viết biểu thức điều kiện trong một số tình huống phát sinh? 2.2.6 Thiết kế hoạt động chủ đề. Người thực Thời lượng Thiết bị DH, Nội dung Thời điểm Ghi chú hiện (tiết) học liệu Máy chiếu, 1.Các khái Hồ Đình Tuần 13, 1 tiết phiếu học niệm Thường lớp 12A1 tập, bảng phụ Máy chiếu, 2. Tạo mẫu Hồ Đình Tuần 13, 1 tiết phiếu học hỏi Thường lớp 12A1 tập, bảng phụ 2.3 Thiết kế tiến trình dạy học theo dự án STEM, chủ đề: Truy vấn dữ liệu – tin học 12 2.3.1 Xác định vấn đề hoặc nhu cầu thực tiễn * Mục đích : Giúp các em hiểu một số truy vấn trên CSDL thực tiễn, phầm mềm quản lí điểm, từ đó thiết lập được truy vấn trên CSDL đơn giản được tạo trên Access . * Nội dung : - Hoạt động 1 : Tìm hiểu truy vấn từ phần mềm quản lí điểm Giáo viên trình chiếu bảng tổng kết năm học được trích xuất từ phần mềm quản lí điểm. Giáo viên đưa ra các lập luận cho bảng dữ liệu với các câu hỏi sau: CH1 : Điểm tb các môn được tổng hợp như thế nào? CH2 : Điểm TK được tính như thế nào? CH3 : Xếp loại học lực dựa vào dữ liệu nào và điều kiện gì? Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 7
  8. Hình 1: Bảng điểm tổng kết năm học Giáo viên trình chiếu tiếp bảng Thống kê tỉ lệ xếp loại học lực (Hình 2). Yêu cầu học sinh đặt các câu hỏi lấy dữ liệu cho bảng thống kê? Hình 2: Thống kê tỉ lệ học lực phần mềm quản lí điểm Dự kiến sản phẩm học sinh: CH1: Dữ liệu học sinh nữ của từng lớp được lấy như thế nào? CH2: Tỉ lệ học lực từng lớp được thống kê từ những dữ liệu nào? Cách thống kê như thế nào ? * Hoạt động 2: Hoạt động nhóm thiết lập các truy vấn từ CSDL đã cho. Giáo viên trình chiếu bảng Học sinh CSDL quản lí học sinh (Hình 3), phân lớp thành 4 nhóm yêu cầu thiết lập ít nhất 4 câu hỏi yêu cầu khai thác dữ liệu dữ liệu : 8
  9. Hình 3 : Bảng HOC_SINH CSDL Quản lí học sinh Dự kiến sản phẩm của học sinh: CH1: Tính điểm trung bình các môn? CH2: Đưa ra học sinh có điểm trung bình cao nhất? CH3: Sắp xếp theo tổ từ nhỏ đến lớn? CH4: Đưa ra điểm trung bình từng môn theo tổ? CH5: Đưa ra điểm cao nhất, thấp nhất từng môn? - Hoạt động 3: Phân nhóm giao nhiệm vụ thực hiện dự án. Giáo viên trình chiếu CSDL Quản lí học sinh (Hình 3), phân dự án cho 4 nhóm trong lớp. Yêu cầu từ CSDL Quản lí học sinh: Nhóm 1: Thiết kế mẫu hỏi đưa ra điểm trung bình các môn theo công thức: DiemTB= ((Toán + Văn)x2+lí+hóa+ sử+địa+tin)/9 Nhóm 2: Thiết kế mẫu hỏi đưa ra danh sách các bạn nam, sắp xếp theo thứ tự tăng dần theo tổ? Nhóm 3: Thiết kế mẫu hỏi đưa ra danh sách học sinh có điểm văn >7.0 và toán <9.5? Nhóm 4: Thiết kế mẫu hỏi gộp nhóm theo tổ điểm trung bình các môn? * Hình thức tổ chức hoạt động: Thuyết trình kết hợp vấn đáp học sinh (Hoạt động 1). Hoạt động nhóm (Hoạt động 2) 2.3.2 Xác định kiến thức nền và đề xuất giải pháp * Mục đích: Giúp học sinh tìm hiểu kiến thức liên quan để giải quyết dự án. * Nội dung 9
  10. - Hoạt động 4: Phân nhóm tìm hiểu kiến thức liên quan Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu nghiên cứu sách giáo khoa trang 63, 64 thực hiện yêu cầu: Nhóm 1: Trình bày các phép toán sử dụng trong biểu thức mẫu hỏi. Nhóm 2: Trình bày các toán hạng trong biểu thức mẫu hỏi. Nhóm 3: Trình bày biểu thức số học, biểu thức logic. Nhóm 4: Trình bày các hàm trong biểu thức mẫu hỏi. Các nhóm hoạt động trình bày trên bảng phụ, cử đại diện nhóm lên thuyết trình, trả lời phản biện. Dự kiến sản phẩm của học sinh: Nhóm 1: - Các phép toán + Phép toán số học: +, – , * , / + Phép toán so sánh: , =, =, : Ví dụ : DTB:([Dtoan]+[Dli]+[Dtin]+[Dvan]+[Dhoa]+[Dsinh])/6 - Biểu thức điều kiện sẽ là: [TOAN] >=9 Nhóm 4: SUM: Tính tổng 10
  11. AVG: Tính giá trị trung bình Min: Tìm giá trị nhỏ nhất Max: Giá trị lớn nhất COUNT: Đếm số giá trị khác trống. 2.3.3 Lựa chọn giải pháp. * Mục đích: Học sinh trong nhóm sẽ lựa chọn giải pháp tối ưu để thực hiện các sản phầm * Nội dung: - Hoạt động 5: Từ các kiến thức tìm hiểu được, học sinh đề xuất các giải pháp nhóm thảo luận thống nhất giải pháp thực hiện nhiệm vụ giáo viên phân công. Phân công người thuyết trình bảo vệ sản phẩm. Nội dung thực hiện ngoài tiết học. * Dự kiến sản phẩm học sinh: Nhóm 1: B1: Chọn đối tượng Queries, nháy đúp vào Create Query by Design view; B2: Chọn nguồn dữ liệu : Chọn bảng học sinh; B3: Mô tả các điều kiện mẫu hỏi: - Field: Mahs, Ho ten, Ngay sinh, Gioi tinh, To, Toan, Li, Hoa, Van, Su, Dia,Tin. - Nháy vào trường trống gõ công thức: diem TB: (([Toan]+[Van])*2+[Li]+[Hoa]+[Su]+[Dia]+[Tin])/9; B4: Nháy lệnh Run để xem kết quả, vào File save đặt tên mẫu hỏi. Nhóm 2: B1: Chọn đối tượng Queries, nháy đúp vào Create Query by Design view; B2: Chọn nguồn dữ liệu: Chọn bảng học sinh; B3: Mô tả các điều kiện mẫu hỏi: - Field: Mahs, Ho ten, Ngay sinh, Gioi tinh, To - Sort: Tương ứng trường tổ chọn Ascending - Criteria: Tương ứng trường Gioi tinh chọn “Nam”; B4: Nháy lệnh Run để xem kết quả, vào File save đặt tên mẫu hỏi. Nhóm 3: B1: Chọn đối tượng Queries, nháy đúp vào Create Query by Design view; 11
  12. B2: Chọn nguồn dữ liệu: Chọn bảng học sinh; B3: Mô tả các điều kiện mẫu hỏi: - Field: Mahs, Ho ten, Ngay sinh, Gioi tinh, To, Toan, Van - Criteria: Tương ứng trường Toan chọn >9.5; trường Van chọn >7 B4: Nháy lệnh Run để xem kết quả, vào File save đặt tên mẫu hỏi. Nhóm 4: B1: Chọn đối tượng Queries, nháy đúp vào Create Query by Design view; B2: Chọn nguồn dữ liệu: Chọn bảng học sinh; B3: Mô tả các điều kiện mẫu hỏi: - Field: To, Toan, Li, Hoa, Van, Su, Dia,Tin. B4: Nháy nút Totals trên thanh công cụ chuẩn, trong trường Total tương ứng với các thuộc tính điểm chọn hàm AVG; B5: Nháy lệnh Run để xem kết quả, vào File save đặt tên mẫu hỏi. 2.3.4 Chế tạo mẫu thử nghiệm và đánh giá * Mục đích: Từ những phương án đã lựa chọn học sinh sử dụng máy tính để tạo các mẫu hỏi truy vấn giải quyết vấn đề, kiểm nghiệm trên máy tính. * Nội dung: - Hoạt động 6: Học sinh hoạt động theo nhóm được phân công, thời gian hoạt động ngoài tiết học. * Dự kiến sản phẩm của học sinh: Nhóm 1: 12
  13. Nhóm 2: Nhóm 3: Nhóm 4: 2.3.5 Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh. * Mục đích: Học sinh thuyết trình sản phẩm của nhóm mình trước lớp, các thành viên nhóm khác tham gia phản biện và chủ động tiếp thu kiến thức. * Nội dung: - Hoạt động 7: Các nhóm chuẩn bị sản phẩm, nội dung trình bày thời gian ngoài giờ. Giáo viên yêu cầu đại diện mỗi nhóm 2 thành viên, 1 thành viên vai trò thuyết trình các bước thực hiện, thành viên còn lại thực hiện trực tiếp trên CSDL Quản lí học sinh. - Hoạt động 8: Tổ chức trò chơi Hỏi xoáy – đáp xoay: trò chơi gồm 2 người chơi một người hỏi, một người trả lời. Các bạn còn lại trong đội chơi được biết câu trả lời và trợ giúp người chơi bằng biểu cảm hành động. * Cách thức tổ chức hoạt động: 13
  14. Mỗi nhóm cử 2 thành viên đại diện lần lượt lên trình bày. Một bạn trình bày các bước thực hiện, bạn còn lại thực hiện các bước đó trên máy tính. 2.4 Áp dụng dạy học thực nghiệm. Chủ đề Truy vấn dữ liệu được thực hiện 2 tiết trên lớp: Tiết 1: gồm các hoạt động phần xác định nhu cầu thực tiễn và phần tìm hiểu kiến thức nền đề xuất giải pháp. Gồm 4 hoạt động: Hoạt động 1, hoạt động 2, hoạt động 3, hoạt động 4. Tiết 2: Trình bày, thảo luận, điều chỉnh sản phẩm. Gồm các hoạt động: Hoạt động 7, hoạt động 8. Thời gian các nhóm thực hiện lựa chọn giải pháp, chế tạo mẫu thử nghiệm được tiến hành ngoài giờ lên lớp. Học sinh tham gia hoạt động nhóm, thực hiện yêu cầu hoạt động 2 14
  15. Học sinh tham gia hoạt động nhóm, thực hiện yêu cầu hoạt động 2 Giáo viên hiệu chỉnh sản phẩm các nhóm sau hoạt động 2 15
  16. Giáo viên giao dự án cho các nhóm (hoạt động 3) Hoạt động nhóm : thảo luận yêu cầu hoạt động 4 16
  17. Học sinh đại diện nhóm 1 lên thuyết trình Học sinh đại diện nhóm 2 lên thuyết trình 17
  18. Học sinh phát biểu phản biện Giáo viên chuẩn hóa sản phẩm hoạt động 4 Hoạt động 5, hoạt động 6 học sinh làm việc ngoài giờ lên lớp theo nhóm được phân công. 18
  19. Tiết 2 : Học sinh thuyết trình sản phẩm hoạt động 7. Đại diện học sinh nhóm 1 thuyết trình Đại diện học sinh nhóm 1 thực hiện sản phẩm 19
  20. Đại diện học sinh nhóm 4 thuyết trình và thực hiện sản phẩm Học sinh phát biểu phản biện 20
  21. Giáo viên chuẩn hóa kiến thức, đánh giá nhận xét sản phẩm các nhóm Học sinh tham gia trò chơi : hỏi xoáy – đáp xoay 3. KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 21
  22. Sau khi áp dụng giảng dạy chủ đề cho 2 lớp 12A1,12A7. Tôi đã tiến hành khảo sát mức độ học tập của các em theo 4 nội dung mỗi nội dung có 3 mức độ đánh giá. Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng tổng hợp sau : Số h/s Hoàn Không Ký hiệu Tên nội dung khảo sát được toàn Đồng ý đồng ý khảo sát đồng ý Hướng dẫn cho học sinh tự nghiên cứu, tìm tòi ND1 73 49 20 4 kiến thức để giải quyết vấn đề Kích thích học sinh tham ND2 gia tích cực vào các hoạt 73 42 26 5 động Học sinh được trình bày, thuyết trình sản phẩm của nhóm mình, được phép phản biện và trả lời phản ND3 73 48 22 3 biện, đánh giá lẫn nhau. Được hiệu chỉnh, đánh giá của giáo viên qua mỗi hoạt động Nội dung học gắn với liên ND4 73 35 35 3 hệ thực tiễn Biểu đồ thể hiện tỉ lệ khảo sát tương ứng từng nội dung 50 45 Hoàn toàn đồng ý 40 Đồng ý 35 Không đồng ý 30 25 20 15 10 5 0 ND1 ND2 ND3 ND4 22
  23. Qua bảng tổng hợp và biểu đồ khảo sát trên cho thấy, với ND1, ND2, ND3 là các nội đánh giá về phương pháp dạy học. Chứng tỏ phương pháp dạy theo dự án tạo ra cho các em không khí học tập sôi nổi, các em được tham gia vào các hoạt động một cách chủ động, sáng tạo, được chia sẻ, bảo vệ những sản phẩm của mình làm ra. Về nội dung (ND4), do các em chưa tiếp xúc nhiều với các phần mềm ứng dụng quản lí, nên khó liên hệ thực tiễn. Tuy nhiên, trong tiết dạy tôi đã lấy phần mềm quản lí điểm vnedu.vn làm ví dụ và tập trung vào đáp ứng yêu cầu khai thác thông tin. Phương pháp này tạo được sự đồng thuận cao, thể hiện qua mức đánh giá học sinh. PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Một số kết luận Từ kiết quả trên cho thấy vai trò và ứng dụng thực tiễn của phương pháp dạy học theo dự án là phương pháp đổi mới dạy học định hướng phát triển năng lực theo hướng tiếp cận STEM. Do đó, tôi khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài đặt ra đã được hoàn tất. Đề tài đã đưa vào thử nghiệm thành công và nhận được những phản hồi tích từ giáo viên và học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4. Đề tài của tôi mới khai thác một phần ứng dụng của việc dạy học STEM. Trong đó, tập trung phân tích xuất phát từ nhu cầu thực tiễn để đưa tới các dự án giao cho học sinh làm việc, tạo hứng thú ban đầu, hướng dẫn học sinh tự khám phá kiến thức nền để lựa chọn thiết kế sản phẩm của nhóm mình. Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp thu ý kiến phản hồi từ các đồng nghiệp trong và ngoài trường, để cải thiện hoàn chỉnh đề tài của mình. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân, tôi đã áp dụng, chia sẻ và thu được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là phương pháp tối ưu, xin đưa ra để đồng nghiệp tham khảo. Rất mong đồng nghiệp đóng góp ý kiến, bổ sung để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn và có kết quả tốt hơn. 2. Một số kiến nghị Từ kết quả thu được, tôi nghĩ nên triển khai rộng rãi để các giáo viên học tập áp dụng xây dựng chủ đề cho bộ môn của mình. 23
  24. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Nội dung, chuẩn kiến thức và kĩ năng chương trình Tin học 12. - Sách giáo khoa Tin học 12, sách giáo viên Tin học 12. - Tài liệu tập huấn về giáo dục STEM sở GD-ĐT Nghệ An năm 2019-2020. - Tài liệu tập huấn về dạy học theo chương trình mới. 24
  25. MỤC LỤC Trang PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 1 3 Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 1 4 Đối tượng nghiên cứu 1 5 Phương pháp nghiên cứu 1 PHẦN II: NỘI DUNG 1 Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp sáng kiến 2 2 Nội dung, phương pháp thực hiện sáng kiến 2 2.1 Tìm hiểu về quy trình kỹ thuật, tiêu chí xây dựng bài học STEM 2 2.1.1 Kế hoạch bài học STEM 2 2.1.2 Sự phù hợp tiến trình tổ chức bài học STEM với phương pháp dạy học tích cực 3 2.1.3 Tiêu chí xây dựng bài học STEM 3 2.2 Thiết kế kế hoạch dạy học theo chủ đề STEM chủ đề: Truy vấn dữ liệu – tin học 12 4 2.2.1 Lựa chọn chủ đề, nội dung bài dạy học 4 2.2.2 Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ 4 2.2.3 Xác định phương pháp, đồ dùng dạy học 5 2.2.4 Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt 5 2.2.5 Câu hỏi và bài tập 6 2.2.6 Thiết kế hoạt động chủ đề 7 25
  26. 2.3 Thiết kế tiến trình dạy học theo dự án STEM chủ đề: Truy vấn dữ liệu – tin học 12 7 2.3.1 Xác định vấn đề hoặc nhu cầu thực tiễn 7 2.3.2 Xác định kiến thức nền và đề xuất giải pháp 9 2.3.3 Lựa chọn giải pháp 11 2.3.4 Chế tạo mẫu thử nghiệm và đánh giá 12 2.3.5 Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh 13 2.4 Áp dụng dạy học thực nghiệm 14 3 Kết quả sau khi thực hiện sáng kiến 22 PHẦN III: KẾT LUẬN 1 Một số kết luận: 23 2 Một số kiến nghị: 23 Tài liệu tham khảo: 24 26