SKKN Vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử - Tiết 20, Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1 - Lịch sử 12 ban cơ bản)

docx 34 trang thulinhhd34 8404
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử - Tiết 20, Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1 - Lịch sử 12 ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_hieu_qua_phuong_phap_tich_hop_kien_thuc_lien_m.docx
  • docx7.san pham cua hoc sinh.docx
  • docxDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT (1).docx
  • docxĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SKKN CẤP CƠ SỞ_NGA (1).docx
  • docxHÌNH ẢNH MINH HỌA CHO GIỜ HỌC THỰC NGHIỆM.docx
  • docxMẪU 2 - PHIẾU ĐĂNG KÝ VIẾT SKKN_NGA.docx
  • docxMỤC LỤC.docx
  • docxPHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (1).docx
  • docxTrang bìa ngoài_nga.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử - Tiết 20, Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1 - Lịch sử 12 ban cơ bản)

  1. + Giai cấp công nhân: Nhiều công nhân bị thất nghiệp, những người có việc làm thì đồng lương ít ỏi. + Các tầng lớp lao động khác: gặp nhiều khó khăn. - Thực dân Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp, làm tăng thêm tình trạng bất ổn trong xã hội Việt Nam. - Bước 3: GV hỏi: Em có nhận xét gì về xã hội Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế? => Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, với HS: tìm hiểu, trả lời. GV bổ sung, chốt ý. hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến bùng nổ các cuộc đấu tranh. II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930- 1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH 1. Phong trào cách mạng 1930-1931 a. Nguyên nhân Hoạt động 3: Tìm hiểu về nguyên nhân phong trào cách mạng 1930-1931 Hình thức: cá nhân – cả lớp - GV hỏi: Vì sao lại bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931? HS: trả lời. GV nhận xét, chốt ý: - Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế làm đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt hơn. - Chính sách đàn áp, khủng bố dã man của thực dân Pháp. - Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời và kịp thời tổ chức, lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng công – nông rộng khắp cả nước. Hoạt động 4: Tìm hiểu về diễn biến phong b. Diễn biến: trào cách mạng 1930-1931 b.1. Phong trào đấu tranh trên quy mô cả Hình thức: nhóm - cả lớp nước 20
  2. GV chia lớp thành 6 nhóm và phát phiếu học tập số 1 cho nhóm. Yêu cầu HS theo dõi lược đồ, hình ảnh và tư liệu về diễn biến của phong trào cách mạng trên cả nước. Sau đó hoàn thiện mục 1: diễn biến phong trào cách mạng trên cả nước. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Hoàn thiện bảng niên biểu sau về diễn biến phong trào cách mạng 1930-1931 trong cả nước: Thời gian Nội dung Kết quả sự kiện (Nếu có) 2,3,4/1930 5/1930 6,7,8/1930 9,10/1930 - GV sử dụng tư liệu, hình ảnh, lược đồ và tích hợp Văn học, Địa lí, Toán học trình bày diễn biến. - HS theo dõi để hoàn thiện mục 1 phiếu học tập. - Từ tháng 2 – 4/1930: nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân đã nổ ra đòi mục tiêu kinh tế và có các khẩu hiệu chính trị. GV dùng hình ảnh, lược đồ mô tả cuộc đấu tranh của nhân dân trong ngày 1/5/1930 nhân kỉ niệm ngày Quốc tế lao động. Số cuộc đấu tranh trong tháng 5/1930 Bắc kì 21 Trung kì 21 Nam kì 12 Tổng 54 (16 cuộc của nông dân, 34 cuộc của công nhân, 4 cuộc của trí thức tiểu tư sản). 21
  3. - Ngày Quốc tế lao động 1/5/1930 và trong tháng 5, trên khắp cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tình đoàn kết với nhân dân lao động trên thế giới. - Trong tháng 6,7,8/1930: phong trào đấu tranh tiếp tục diễn ra sôi nổi trên phạm vi cả nước với 121 cuộc đấu tranh. Số cuộc đấu tranh trong tháng 6,7,8/1930 Bắc kì 17 Trung kì 82 Nam kì 22 Tổng 121 (22 cuộc của nông dân, 95 cuộc của công nhân, 4 cuộc của trí thức tiểu tư sản). - 9/1930: phong trào lên đến đỉnh cao, đặc biệt ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Số cuộc đấu tranh trong tháng 9,10/1930 Bắc kì 29 Trung kì 316 Nam kì 17 Tổng 362 (hơn 20 cuộc của nông dân, hơn 300 cuộc của công nhân, hơn 10 cuộc của trí thức tiểu tư sản). Sau khi tìm hiểu xong về diễn biến, GV yêu cầu HS hoàn thành mục 2 của Phiếu học tập số 1. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 22
  4. 2. Nhận xét về phong trào CM 1930-1931 trong cả nước theo bảng sau: Tiêu chí Phong trào CM 1930-1931 trong cả nước Mục tiêu Quy mô Lực lượng Hình thức đấu tranh Sau khi HS hoàn thiện phiếu học tập số 1, GV thu phiếu và đưa ra Bảng niên biểu và bảng nhận xét về phong trào cách mạng 1930-1931 trong cả nước đã được chuẩn bị sẵn (PHỤ LỤC). Hoạt động 5: Tìm hiểu phong trào ở Nghệ b.2. Phong trào ở Nghệ An, Hà Tĩnh An và Hà Tĩnh Tích hợp Lịch sử - Địa lí GV hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức môn Địa lí – Bài 23 – Lớp 9: Vùng Bắc Trung Bộ và lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ để nắm được điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. GV cho HS quan sát tư liệu: Nghệ An và Hà Tĩnh là hai tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, diện tích khoảng hơn 22 000km 2. Lãnh thổ hẹp ngang, địa hình chủ yếu là vùng đồi núi, với diện tích hơn 80% đất tự nhiên. Đây là vùng đất nghèo, thường gặp thiên tai: hạn hán, úng lụt, lại bị thực dân, phong kiến đàn áp, bóc lột tàn bạo. Nghệ - Tĩnh cũng là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Tại đây có khu công nghiệp Vinh – Bến Thủy tập trung đông công nhân (trên 6000 người), có 1 đảng bộ mạnh với 2.011 đảng viên và các tổ chức quần chúng phát triển (công hội, nông hội, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản). 23
  5. GV hỏi: Vận dụng kiến thức Địa lí – Lịch sử lí giải vì sao phong trào diễn ra sôi nổi nhất ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh? HS: trả lời. GV: nhận xét, chốt ý: - Nguyên nhân phong trào phát triển mạnh mẽ ở Nghệ An và Hà Tĩnh: + Vùng đất nghèo, lại phải chịu ách áp bức bóc lột nặng nề. + Giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. + Các tổ chức cộng sản hoạt động mạnh. Hoạt động 6: Tìm hiểu diễn biến phong trào * Diễn biến: cách mạng ở Nghệ An và Hà Tĩnh. GV phát Phiếu học tập số 2 cho 6 nhóm HS. Yêu cầu HS theo dõi Lược đồ, Video, bức tranh về phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh để hoàn thành mục 1 của phiếu học tập số 2. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Hoàn thiện bảng niên biểu sau về diễn biến phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ - Tĩnh: Thời gian Nội dung Kết quả sự kiện (Nếu có) Từ 9/1930 12/9/1930 GV sử dụng lược đồ lược thuật diễn biến của phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh. GV tích hợp văn học để nói về phong trào ở Nghệ - Tĩnh từ đầu năm 1930: Bài thơ: Xô viết Nghệ - Tĩnh (Nguyễn Duy Xuân) nói về phong trào ở Nghệ - Tĩnh: “Thế rồi một ngày tháng chín Trời rung đất chuyển Những con người đói khổ Oằn mình đứng lên Ào ào như nước vỡ bờ”. 24
  6. A - Từ tháng 9/1930, phong trào phát triển mạnh mẽ, quyết liệt với những cuộc biểu tình của nông dân có vũ trang tự vệ, được sự ủng hộ của công nhân Vinh – Bến Thủy. GV giới thiệu Video về sự kiện 12/9 và bức tranh về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. GV tích hợp Văn học để HS thấy được tinh thần chiến đấu của nhân dân ở các địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh. “Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi Trên gió cả cờ đào phất thẳng Dưới đất bằng giấy trắng tung ra Giữa thành một trận xông pha Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng”. (Trích “Bài ca cách mạng” – Đặng Chánh Kỷ) - Tiêu biểu nhất là cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 của hơn 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên có vũ trang tự vệ và được sự hưởng ứng của công nhân Vinh – Bến Thủy. - GV tích hợp Văn học để làm rõ sự tàn bạo của thực dân Pháp trong cuộc đàn áp đoàn người biểu tình trong ngày 12/9. Đồng thời, cũng cho thấy sự dũng cảm, chiến đấu quyết liệt của nhân dân Nghệ - Tĩnh chống Pháp và tay sai phản động: “Súng nổ. Bom rền. Mặc! Cứ tiến lên 217 con người vô tội Phút chốc òa vào cát bụi Hồn vẫn mơ thế giới đại đồng ” (Trích “Xô viết Nghệ - Tĩnh” – Nguyễn Duy Xuân) 25
  7. - Thực dân Pháp đã đàn áp dã man, ném bom vào đoàn biểu tình, song cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục. Nhân dân kéo đến huyện lị, phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính khố xanh GV tích hợp Âm nhạc: GV: Khí thế hào hùng, tinh thần dũng cảm chiến đấu của nhân dân Nghệ - Tĩnh được thể hiện qua ca khúc nào? HS tìm hiểu, trả lời. GV nhận xét: bài hát “Cùng nhau đi hồng binh” (Đinh Nhu) ra đời chính trong hoàn cảnh phong trào đang tiếp diễn quyết liệt ở Nghệ - Tĩnh cổ vũ và ca ngợi tinh thần chiến đấu của nhân dân nơi đây. GV cho HS trải nghiệm cảm xúc, cho HS nghe bài hát. GV hỏi: Kết quả của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh? HS: trả lời. GV: nhận xét, chốt ý. - Kết quả: + Hệ thống chính quyền thực dân – phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã. Nhiều tri huyện, lí trưởng bỏ trốn, đầu hàng. + Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn, xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thành lập các Xô viết. Sau khi tìm hiểu xong về diễn, HS hoàn thành mục 2 của Phiếu học tập số 2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 2. Nhận xét về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ An, Hà Tĩnh theo bảng sau: Tiêu chí Phong trào 1930-1931 ở Nghệ - Tĩnh Mục tiêu 26
  8. Quy mô Lực lượng Hình thức đấu tranh Sau khi học sinh hoàn thiện phiếu học tập số 2, GV thu phiếu và đưa ra Bảng niên biểu và bảng nhận xét về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã được chuẩn bị sẵn (PHỤ LỤC). Hoạt động 7: Tìm hiểu sự thành lập và hoạt 2. Xô viết Nghệ - Tĩnh động của chính quyền Xô viết Nghệ-Tĩnh Hình thức: nhóm – cả lớp GV giải thích “Xô viết”: Các cán bộ cách mạng Việt Nam tiếp thu qua sách, báo, tài liệu tập huấn của Đảng, đã thành lập chính quyền Xô viết ở Nghệ - Tĩnh. GV trình bày thời gian ra đời của các Xô viết cho HS nắm được. * Sự thành lập: Từ tháng 9/1930 đến đầu 1931, các Xô viết được thành lập ở các xã thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. GV sử dụng đoạn Video về “Thành tựu của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh”. HS theo dõi, kết hợp kiến thức SGK để trả lời câu hỏi: GV hỏi: Sau khi ra đời, chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã có những hoạt động gì? HS: trả lời GV: nhận xét, bổ sung, chốt ý: giới thiệu hình ảnh về hoạt động của Xô viết: * Hoạt động của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh: - Về chính trị: quần chúng được tự do tham gia trong các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập. 27
  9. - Về kinh tế: chia ruộng đất cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế muối; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức nông dân - Về văn hóa – xã hội: mở lớp dạy chữ Quốc ngữ; xóa bỏ các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc; trật tự an ninh được giữ vững. GV hỏi: Em có nhận xét gì về những chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh? HS: trả lời. GV: nhận xét, chốt ý. => Nhận xét: Tuy chỉ tồn tại trong vòng 4 đến 5 tháng nhưng các chính sách của Xô viết đã đem lại lợi ích cho nhân dân, chứng tỏ bản chất ưu việt (của dân, do dân, vì dân) Là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931. GV hỏi: Vì sao Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931? HS: suy nghĩ, trả lời. GV: nhận xét, chốt ý và nhấn mạnh đến kết quả của phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh. GV tích hợp văn học: những câu thơ nói về tình đoàn kết công nhân – nông dân ở nơi đây – một tình cảm gắn bó, thắm thiết của những con người cùng cảnh ngộ, bị bần cùng hóa: “Đất này đất Xô viêt Đảng mở hội cờ hồng Tự tuổi vàng đá biết Mãi mặn tình công nông ” (Gửi bạn Người Nghệ Tĩnh – Huy Cận). Hoạt động 8: Tìm hiểu kết quả của phong c. Kết quả của phong trào cách mạng trào cách mạng 1930-1931 và nguyên nhân 1930-1931 thất bại của phong trào này. GV trình bày sự tan rã của Xô viết Nghệ - Tĩnh. 28
  10. - Thực dân Pháp đàn áp, khủng bố phong trào, từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng lắng xuống. GV dùng sơ đồ mô tả tiến trình phong trào cách mạng 1930-1931 cho HS quan sát. GV hỏi: Vì sao phong trào cách mạng 19930-1931 cuối cùng bị thất bại? HS: tìm hiểu SGK, trả lời GV nhận xét, chốt ý và nhấn mạnh về sự lãnh đạo, lực lượng và sự liên kết các phong trào. GV giới thiệu hình ảnh tượng đài Xô viết Nghệ - Tĩnh. Hoạt động 9: Thảo luận Tích hợp Lịch sử - Giáo dục công dân GV: Qua tìm hiểu về phong trào cách mạng 1930-1931, em có thể rút ra bài học gì cho bản thân? Em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy những thành quả cách mạng, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc? HS: trả lời. GV: chốt ý, nhấn mạnh: - Yêu quê hương, đất nước, trân trọng biết ơn sự dũng cảm hi sinh vì độc lập, dân chủ của các thế hệ cha ông đi trước. - Yêu hòa bình, tự do, độc lập, ghét chiến tranh nhưng cũng sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. - Bài học về sự đoàn kết giữa các giai cấp, tầng lớp nhân dân. Niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. - Phấn đấu học tập, làm việc thật tốt để gìn giữ và phát huy truyền thống hào hùng của dân tộc, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh trong thời bình. d. Sơ kết bài học Phong trào cách mạng 1930-1931 đã nổ ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, Pháp tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân ta làm kinh tế nước ta suy sụp, xã hội bất ổn. Phong trào thể hiện rõ tinh thần đoàn kết công - nông chống Đế quốc, tay sai dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Xô viết Nghệ - Tĩnh cũng được coi là cầu nối của cách mạng Việt Nam với cách mạng quốc tế, đồng thời, phong trào cũng là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng trong việc tổ chức, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa 29
  11. tháng Tám sau này đi đến thắng lợi. Vì vậy, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã trở thành niềm tự hào không chỉ của nhân dân Nghệ - Tĩnh mà của cả dân tộc Việt Nam anh hùng. e. Câu hỏi củng cố bài học (Phiếu học tập – Phụ lục) - Yêu cầu về nhà: HS đọc trước phần II.3,4. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Tiết 20 - Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1 - Lịch sử 12 ban cơ bản)” có thể dùng trong các bài học lịch sử khác, các chương học khác, thậm chí trong cả các môn học khác trong trường THPT. Một minh chứng rất cụ thể, tôi đã áp dụng nội dung sáng kiến vàp dạy học thực nghiệm sư phạm trong tiết 20, Bài 14: “Phong trào cách mạng 1930 – 1935” tại lớp học 12G của trường THPT Quang Hà, giờ học nhận được sự ủng hộ, đồng tình của các đồng nghiệp và sự hứng thú đối với học sinh. Hơn nữa, sáng kiến còn có thể áp dụng rộng rãi trong các nhà trường ở cấp THCS, các trung tâm giáo dục thường xuyên. Nội dung sáng kiến là phương pháp dạy học tích cực, giúp ích cho các đồng nghiệp có thể vận dụng trong công tác giảng dạy của mình, đồng thời nội dung tích hợp cũng phù hợp với năng lực tư duy và tâm lý lứa tuổi học sinh cấp THCS, THPT và người học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên. Như vậy, có thể khẳng định, nội dung sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng đại trà trong toàn ngành giáo dục, được người sử dụng vận dụng vào công việc của mình đạt kết quả cao. 8. Những thông tin cần được bảo mật (không có) 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 9.1. Về trình độ chuyên môn Để có thể áp dụng sáng kiến “Vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử: Tiết 20 - Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1 - Lịch sử 12 ban cơ bản)”, yêu cầu người áp dụng phải có cơ sở lí luận về phương dạy học tích hợp, về kiến thức cơ bản của nhiều môn khoa học, nhiều lĩnh vực như: Lịch sử, Văn học, Địa lí, Âm nhạc, Hội họa, Giáo dục công dân, Toán học thống kê, Tin học để có thể khai thác những kiến thức sử dụng cho phù hợp với nội dung dạy học. 9.2. Về cơ sở vật chất Ngoài những sự chuẩn bị của giáo viên về thiết bị: Giáo án, máy vi tính, máy chiếu, máy ảnh, máy quay, đĩa CD và học sinh thì cần một số thiết bị hỗ trợ áp dụng sáng kiến như: lớp học đủ rộng để các hoạt động dạy – học diễn ra thuận lợi, phòng học có máy chiếu để trình chiếu bài giảng điện tử (powerpoint) trong giờ dạy – học; Loa để phát bài hát, phim tư liệu trong bài dạy. 9.3. Về phía cán bộ quản lí giáo dục, lãnh đạo nhà trường Các cán bộ quản lí giáo dục và các lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về mặt tâm lý, tinh thần và cơ sở vật chất giúp giáo viên có thể sáng tạo hơn nữa và tiến hành được nhiều bài dạy có sử dụng phương pháp tích hợp liên môn. Được sử ủng hộ, khuyến khích của cán bộ quản lí giáo dục và Ban lãnh đạo nhà trường, chắc chắn giáo viên sẽ có thể phát huy đến mức tối đa năng lực nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy. 30
  12. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 10.1.1. Kết quả thực nghiệm Những lợi ích thu được của sáng kiến kinh nghiệm thể hiện rõ ràng thông qua kết quả kiểm tra đánh giá ở tại lớp thực nghiệm và trên tổng số 5 lớp 12 (162 học sinh) như sau: Tại lớp thực nghiệm: trên tổng số 30 học sinh: Số học sinh Điểm (tổng điểm là 10) Tỉ lệ (%) 4 9.5 – 10 13.3 7 8.5 – 9 23.3 9 7.5 – 8 30 8 6.5 – 7 26.7 2 5.5 – 6 6.7 0 5 0 0 <5 0 (Bảng số liệu kết quả kiểm tra cuối giờ của 30 HS) Dựa vào kết quả kiểm tra đánh giá cuối giờ tại lớp thực nghiệm đã cho thấy: tỉ lệ học sinh đạt kết quả từ 8.5 đến điểm 10 chiếm 36.6%, một tỉ lệ khá cao. Trong đó không có học sinh nào được điểm ≤ 5. Phần lớn các em tỏ ra hứng thú, say sưa với bài học và sôi nổi trong giờ học. Khả năng lĩnh hội kiến thức lịch sử tăng rõ rệt so với phương pháp dạy học không vận dụng tích hợp liên môn. Khi đánh giá về giờ dạy học thực nghiệm, giáo viên N.T.M.P – bộ môn Lịch sử đã nhận xét: “phương pháp tích hợp liên môn này thực sự đem lại hiệu quả cao về chất lượng dạy học, sự tích cực học tập của học sinh, sự chú tâm trong từng nội dung học và sự say sưa trong làm việc nhóm, trong khi thảo luận ” đều chứng tỏ được ưu điểm của phương pháp tích hợp liên môn này. Dưới đây là kết quả kiểm tra cuối giờ trên tổng số học sinh là 162 HS của 5 lớp 12 học chương trình lịch sử 12 cơ bản có vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong giờ dạy học, cụ thể như sau: Số học sinh Điểm (tổng điểm là 10) Tỉ lệ (%) 9 9.5 – 10 5.6 31 8.5 – 9 19.1 54 7.5 – 8 33.3 48 6.5 – 7 29.6 11 5.5 – 6 6.8 31
  13. 9 5 5.6 0 <5 0 (Bảng số liệu kết quả kiểm tra cuối giờ của 162 HS) Phần lớn các em học sinh đạt điểm khá – giỏi với điểm từ 6.5 – 10 chiếm 87.6%, chỉ có 12.4% học sinh đạt điểm trung bình từ 5 – 6 và không có học sinh nào có điểm dưới 5. 100% học sinh trình bày được các kiến thức liên môn theo yêu cầu dự án đề ra về vận dụng kiến thức môn Địa lý, Văn học, Âm nhạc, Giáo dục công dân. 10.1.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến Qua kết quả thực nghiệm sư phạm và qua quá trình vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong quá trình dạy học từ năm học 2017-2018 đến thời điểm hiện tại, tôi thấy rõ những hiệu quả của phương pháp dạy học mới trong từng giờ học lịch sử. Học sinh luôn thể hiện sự tích cực, chủ động trong lĩnh hội kiến thức lịch sử, kết quả học tập lịch sử cao hơn so với dạy học không vận dụng phương pháp tích hợp liên môn. Hơn nữa, sáng kiến kinh nghiệm không chỉ đề cập đến liên môn với 1 hoặc 2 môn học mà là sự tổng hợp, tích hợp kiến thức của nhiều môn khoa học, nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này sẽ giúp học sinh say mê, hứng thú hơn với giờ học lịch sử vì thông qua lịch sử các em có được thêm kiến thức của nhiều lĩnh vực khác. Đặc biệt, thông qua vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn, học sinh hình thành được những phẩm chất, năng lực thực tiễn để giải quyết được các vấn đề của cuộc sống hiện đại ngày nay. Khi áp dụng sáng kiến này vào thực tiễn sẽ giúp người dạy tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức không chỉ về chuyên môn mà còn là kiến thức liên môn. Nâng cao năng lực và phẩm chất của người dạy. Và có thể khẳng định, đây là một phương pháp dạy học khiến cả người dạy và người học đều trở nên tích cực hơn trong thực hiện nhiệm vụ của mình. Đây là một ưu điểm, một lợi thế của phương pháp dạy học tích hợp liên môn đem lại cho ngành giáo dục nói chung, cho môn học lịch sử nói riêng. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của tổ chức, cá nhân Khi được phỏng vấn “Em có cảm nhận gì về giờ học lịch sử theo phương pháp mới này?”, học sinh Trần Thị B.N (12G) đã chia sẻ: “Không chỉ có riêng em mà em nhận thấy sự hào hứng, yêu thích giờ học của cả lớp. Em đã thích học Lịch sử hơn ạ”. 100% học sinh lớp áp dụng thực nghiệm đều khẳng định giờ học lịch sử theo phương pháp tích hợp liên môn tạo cho các em hứng thú hơn với môn học, các em dễ lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ kiến thức lịch sử tốt hơn. 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến lần đầu Số Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ Phạm vi/ lĩnh vực áp TT dụng sáng kiến 1 12C THPT Quang Hà Môn Lịch sử 32
  14. 2 12D THPT Quang Hà Môn Lịch sử 3 12E THPT Quang Hà Môn Lịch sử 4 12G THPT Quang Hà Môn Lịch sử 5 12H THPT Quang Hà Môn Lịch sử Bình Xuyên, ngày tháng năm Bình Xuyên, ngày tháng năm PHÓ HIỆU TRƯỞNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Viết Ngọc Trương Thị Nguyệt Nga TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo dục công dân lớp 6, 7, 9. Nxb Giáodục – Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 3. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử. 33
  15. 4. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Phương pháp dạy học lịch sử. 5. Lịch sử lớp 12. Nxb Giáo dục. 6. Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12. 7. Tài liệu tập huấn: Dạy học tích hợp ở trường THCS, THPT – Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8. Thơ ca cách mạng Việt Bắc (1936-1945). 9. Hồi kí Võ Nguyên Giáp, Những năm tháng không thể nào quên. 10. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo một số bài viết trên tạp chí, các sáng kiến kinh nghiệm trên Internet. 34