SKKN Vận dụng kĩ thuật “5 xin” và 321 trong giảng dạy bài 16 – Lịch sử 12, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực

docx 40 trang Giang Anh 26/09/2024 2290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kĩ thuật “5 xin” và 321 trong giảng dạy bài 16 – Lịch sử 12, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_ki_thuat_5_xin_va_321_trong_giang_day_bai_16_l.docx
  • pdfNGUYỄN THỊ HƯƠNG - TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1- LỊCH SỬ.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Vận dụng kĩ thuật “5 xin” và 321 trong giảng dạy bài 16 – Lịch sử 12, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực

  1. B. Nhận định điều kiện tổng khởi nghĩa đã chín muồi, cần chuyển qua hình thức Tổng khởi nghĩa C. Xác định phát xít Nhật trở thành kể thù chính của nhân dân ta D. Nhận định cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc Câu 11: Nguyên nhân trực tiếp của sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) là A. Phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật nhiều khó khăn B. Tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít C. Thất bại gần kề của Nhật trong chiến tranh thế giới thứ thứ hai D. Mâu thuẫn Pháp - Nhật ngày càng gay gắt Câu 12: Yếu tố nào không phản ánh đúng tình hình quân Pháp khi quân Nhật tiến vào Đông Dương A. Pháp phục tùng và tuyên truyền cho sức mạnh của Nhật Bản B. Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương C. Pháp tiến hành xuất cảng các nguyên liệu chiến lược sang Nhật D. Pháp cấu kết với Nhật, cùng thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương Câu 13: Sự áp bức, bóc lột dã man của Nhật - Pháp đã dẫn đến hậu quả A. Mâu thuẫn giừa toàn thể nhân dân Việt Nam, với phát xít Nhật sâu sắc. B. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp sâu sắc. C. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật - Pháp sâu sắc. D. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc. Câu 14: Sau khi nhảy vào Đông Dương (9.1940), phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp vì A. Nhật chưa thể đánh bại hoàn toàn Pháp. B. Nhật không muốn làm xáo trộn tình hình Đông Dương. C. Nhật muốn dùng nó để phục vụ cho mình. D. Nhật muốn hoà hoãn với Pháp ở Đông Dương Câu 15: Sự kiện đánh dấu sự khai sinh của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa A. Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (28-8-1945) B. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc (6-1945), hình ảnh nước Việt Nam mới C. Hồ Chí Minh soạn thảo tuyên ngôn độc lập, chuẩn bị chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân D. Ngày 2-9-1945 Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập. c. Sản phẩm 1-D 2-C 3-D 4-A 5-D 6-B 7-D 8-A 11-B 12-D 13-A 14-C 13-C 14-C 15-D d. Cách thức thực hiện Học sinh hoạt động cá nhân, trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc cô giáo.
  2. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG. a. Mục đích Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn - Vai trò của quần chúng nhân dân. - Bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. - Ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám với lịch sử dân tộc. b. Nội dung 1. Từ nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, rút ra vai trò của quần chúng nhân dân với lịch sử dân tộc? 2.Từ bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 hãy chỉ ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? 3. Viết bài luận khoảng 100 từ về ý nghĩa của Cách mạng tháng tám năm 1945? Học sinh thảo luận tại lớp hoặc làm bài tập về nhà. c. Sản phẩm 1. Quần chúng nhân dân có vai trò quyết định trong tiến trình lịch sử dân tộc. 2. Bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay - Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay không chỉ là trách nhiệm của Đảng và nhà nước mà là trách nhiệm và quyền lợi của tất cả công dân. - Nêu trách nhiệm của bản thân. 3. Gợi ý bài luận - Việt Nam trước năm 1945 là nước thuộc địa, người dân là nô lệ. - Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã làm thay đổi đất nước, con người Việt Nam: nước độc lập, người dân làm chủ vận mệnh. - Khẳng định niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam. d. Cách thức thực hiện Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (học sinh có thể làm bài tập ở nhà). CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 3.1 Kết quả định tính Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào dạy học, tôi đạt được rất nhiều kết quả: - Hình thành được cho học sinh nhiều năng lực cần thiết và quan trọng: xác định vấn đề, giải quyết vấn đề; sử dụng ngôn ngữ; hợp tác; làm việc cá nhân; thuyết
  3. trình; chất vấn; phản biện; nhận xét đánh giá và rút ra bài học; vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử để giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Nâng cao khả năng tư duy của học sinh. - Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh. Học sinh hăng hái, sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ, tích cực hơn trong mỗi tiết học. Dưới sự hướng dân của giáo viên, các vấn đề được học sinh diễn đạt chính xác, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định. - Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận. - Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết, khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu dạy học các nội dung cụ thể đã xác định. Tổ chức tiến trình dạy học như vậy, lớp học có thể được chia thành từng nhóm nhỏ. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Như vậy có thể thấy việc vận dụng kĩ thuật 5xin 321vào dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với từng loại bài giảng thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học Lịch sử và học sinh sẽ thực sự yêu thích môn học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, một điều chắc chắn là nếu thực hiện có hiệu quả sẽ nâng cao việc giáo dục lòng yêu nước đối với học sinh từ đó học sinh sẽ xác định được nhiệm vụ quan trọng và cụ thể của những chủ nhân tương lai của đất nước. 3.2. Kết quả định lượng: Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra 15’: - Kết quả thực nghiệm từ chấm bài kiểm tra học 15 phút của học sinh: Số Kết quả Lớp lượng Giỏi Khá Trung Yếu Kém bình
  4. SL % SL % SL % SL % SL % 12C(Lớp 40 17 42,5 21 52,5 2 4,5 0 0 0 thực nghiệm) 12D(Lớp 38 3 7,9 16 42,1 15 39,4 4 10,5 0 0 đối chứng)
  5. Như vậy, việc sử dụng kĩ thuật 5 xin và 321 trong dạy học lịch sử, đã góp Lớp 12C (Lớp thực nghiệm) Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém một phần quan trọng trong việc nâng cao kết quả - năng lực học tập và tăng mức độ Lớp 12D (Lớp đối chứng) Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém hứng thú, yêu thích của học sinh trong học tập và nghiên cứu lịch sử. CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận: Kĩ thuật dạy học 5 xin và 321 mà tôi trình bày ở trên, trên thực tế tôi áp dụng cho công tác giảng dạy tại lớp đã mang lại hiệu quả rất tốt, học sinh rất
  6. thích thú và làm việc nhóm rất tích cực, sáng tạo. Cũng với những kĩ thuật dạy học đó tôi áp dụng vào công tác giảng dạy thực chất cũng không phải là hoàn toàn mới, có rất nhiều giáo viên cũng đã thực hiện tuy nhiên cũng chưa nắm hết về các kĩ thuật này nên hiệu quả thực sự chưa cao. Cách thức mà tôi vận dụng đã được nhiều thầy cô khác trong nhóm, đặc biệt là những giáo viên trẻ rất say mê tìm hiểu và thực hiện đối với quá trình giảng dạy. Và đa số các thầy cô đều rất ủng hộ sáng kiến kinh nghiệm của tôi bởi tính khả thi của nó. Mặt khác có thể thấy với việc vận dụng mang tính mở rộng của các kĩ thuật 5 xin và 321 vào dạy học nó còn thể hiện tính dân chủ đối với học sinh chủ nhiệm vì tất cả các quy định của giáo viên đưa ra đều dựa trên nguyện vọng của học sinh, điều này góp phần to lớn cho việc phát triển năng lực cho học sinh. Như vậy: các kĩ thuật dạy học 5 xin và 321 được trình bày ở trên có tính ứng dụng rất cao trong các hoạt đông, nó không chỉ bó hẹp trong hoạt đông dạy và hoc mà có thể ứng dụng trong công tác chủ nhiệm lớp, công tác ngoại khóa, hoặc các hoạt động nhóm của học sinh. 4.2. Kiến nghị: Tuy nhiên ở một trường có đầu vào chất lượng chưa cao như trường THPT Tương Dương 1 thì việc hướng dẫn học sinh tự học, tự nhận thức là vấn đề khó khăn. Một số em học sinh còn chưa hứng thú trong việc học bộ môn lịch sử, một bộ phận phu huynh học sinh vẫn coi môn Lịch sử là môn phụ. Để nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử, đáp ứng tốt các yêu cầu mà thực tiễn cuộc sống đang không ngừng đòi hỏi và đặt ra, bản thân tôi xin phép được kiến nghị những vấn đề sau: - Đối với nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường đã có nhiều biện pháp thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, bộ môn Lịch sử nói riêng; khuyến khích giáo viên vận dụng các kĩ thuật mới vào dạy và học nhằm đẩy mạnh công tác đổi mới kiểm tra đánh giá và phát huy năng lực học tập của học sinh. Đối với Sở giáo dục và Đào tạo: mong Sở giáo dục và Đào tạo Nghệ An tổ chức nhiều buổi tập huấn, nhiều tiết dạy mẫu về việc vận dụng các kĩ thuật dạy học, giúp giáo viên các trường có điều kiện giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hơn nữa năng lực dạy và học.
  7. PHỤ LỤC Bảng kiểm mục phân chia công việc của nhóm Tên thành viên/ Công việc Tìm và khai thác tài liệu Tổng hợp và hoàn thành Thuyết trình, truyền (ý tưởng, nội dung) sản phẩm (thiết kế, nội Thông trên lớp dung báo) Bảng tự đánh giá làm việc của các thành viên trong nhóm Nhóm: Họ và tên Tiêu chí Điểm số (10) 1. Đầu tư tìm và khai thác tài liệu 2. Sáng tạo trong việc thiết kế nội dung trang báo 3. Tích cực thảo luận nhóm đưa ý tưởng, giúp đỡ các thành viên khác 4. Góp ý cho bài cả nhóm
  8. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Mạnh Hưởng (2004), Thiết kế và trình diễn trực quan bài giảng Microsoft Powerpoint trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên. 2. Nguyễn Mạnh Hưởng(2018), Phương pháp – kĩ thuật tổ chức dạy học tích cực và đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường phổ thông, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 3. Phan Ngọc Liên (2009), Phương pháp dạy học lich sử, tập 1,Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 4. Phan Ngọc Liên (2009), Phương pháp dạy học lich sử, tập 2,Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.